Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25, Bài 13+14: Tiếng chổi tre - Cỏ non biết cười

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25, Bài 13+14: Tiếng chổi tre - Cỏ non biết cười

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng

 - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn bài Cỏ non cười rồi

- Biết trình bày đúng đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên bài đọc và đầu các câu văn

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt chính tả ng/ngh, tr/ch

2. Năng lực

- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.

 

docx 19 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 25, Bài 13+14: Tiếng chổi tre - Cỏ non biết cười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 
Tiếng Việt
Tiết 241+242: BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (TIẾT 1+2)
 	 ĐỌC: TIẾNG CHỔI TRE
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng rõ ràng bài thơ tiếng chổi tre, biết ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
- Nhận biết được thời gian, địa điểm được miêu tả trong bài thơ, hiểu được công việc thầm lặng, vất vả nhưng đầy ý nghĩa của chị lao công, từ đó có thái độ trân trọng, giữ gìn môi trường xung quanh mình.
2. Năng lực
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3. Phẩm chất
-Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương người lao động. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...
+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB thơ. 
2. Học sinh: 
+ SHS, vở Tập viết 2 tập 2, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.vÔn và khởi động
-GV cho HS nghe bài hát “ Bé quét nhà”
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
- GV cho HS đọc thuộc lòng một đoạn tự chọn
- GV hướng dẫn và tổ chức cho các em quan sát 2 tranh minh hoạ và làm việc theo nhóm đôi với câu hỏi và yêu cầu định hướng như sau: 
+ Hai bức tranh miêu tả thời điểm nào trong ngày? 
+ Quang cảnh con đường trong 2 bức tranh có gì khác nhau?
+Có những nhân vật nào trong 2 bức tranh?
+Vì sao con đường trong bức tranh thứ 2 lại trở nên sách sẽ như vậy?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
-GV nhận xét, chốt ý
* Giới thiệu bài
- GV cho HS xem tranh/ ảnh minh hoạ 2 bức tranh và giới thiệu về bài đọc: Hai bức tranh này thể hiện 2 thời điểm khác nhau trong ngày. Sự khác nhau của đường phố trong 2 bức tranh là do có sự đóng góp của chị lao công. Mặc dù ở bức tranh thứ 2, chị lao công không xuất hiện, nhưng người ta vẫn có thể thấy sự cống hiến âm thầm của chị qua hình ảnh đường phố đã trở nên sạch đẹp hơn.
+Em có bao giờ nhìn thấy một người lao công đang làm viêc chưa?
+Em nhìn thấy ở đâu?
+Họ thường làm những việc gì?
+Em nghĩ gì về công việc của họ? 
-GV nhận xét, khen HS đã chia sẻ ý kiến
*Nhà thơ Tố Hữu đã có những suy nghĩ và cảm nhận về chị lao công như thế nào chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
- GV ghi đề bài: Tiếng chổi tre?
2. Đọc văn bản
* Đọc mẫu
- GV đọc mẫu bài thơ bằng giọng điệu tâm tình, tha thiết để diễn tả lòng biết ơn với chị lao công. Ngắt giọng, nhấn giọng ở những chỗ bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, biết ơn của nhân vật trữ tình.
a. Đọc nối tiếp câu
- GV gọi HS đọc nối tiếp 1dòng thơ lần 1
- Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó.
- GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
b. Đọc đoạn
- Bài được chia làm mấy khổ thơ ?
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó
c. Đọc trong nhóm 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 2
d. Thi đọc
- GV gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt
e. Đọc toàn bài
- Y/C cả lớp đọc đồng thanh
- GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS hát và vận động theo bài hát Bé quét nhà.
- HS nhắc lại tên bài học trước: Bờ tre đón khách
- 1-2 HS đọc thuộc lòng
- HS quan sát tranh minh hoạ theo nhóm cùng nhau chỉ vào tranh trong SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi. 
-Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe.
-Lần lượt HS chia sẻ ý kiến
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
- HS lắng nghe và theo dõi.
- HS đọc nối tiếp 1 dòng thơ lần 1
- HS tìm và đọc từ khó: Trần Phú, chổi tre, xao xác, lặng ngắt. 
- HS theo dõi
- 3 khổ thơ
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- HS giải nghĩa từ: xao xác, lao công
- HS đọc nhóm 2
- Các nhóm thi đọc
 - HS bình chọn nhóm đọc tốt
-HS đọc đồng thanh
- 1, 2 HS đọc toàn bài
TIẾT 2
*Khởi động 
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Chị lao công làm việc vào những thời gian nào?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 cùng trao đổi trả lời câu hỏi
- Gọi HS đại diện trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng, khen ngợi HS.
Câu 2:Đoạn thứ 2 cho biết công việc của chị lao công vất vả như thế nào?
- Gọi 2 HS đọc lại khổ thơ 2
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án đúng: Công việc của chị lao công phải làm việc vào lúc đêm khuya, không khí lạnh giá, con đường vắng tanh,
Câu 3: Những câu thơ sau nói lên điều gì?
Những đêm hè
 Đêm đông gió rét
 Tiếng chổi tre
 Sớm tối
 Đi về
sự chăm chỉ của chị lao công
niềm tự hào của chị lao công
sự thay đổi của thời tiết đêm hè và đêm đông
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
- Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, khen ngợi và chốt đáp án đúng là câu a.
Câu 4: Tác giả nhắn nhủ em điều gì qua 3 câu thơ cuối?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi HS, thống nhất câu trả lời:Qua 3 câu thơ cuối, tác giả muốn nhắn nhủ em giữ gìn đường phố sạch đẹp
? Trong cuộc sống, em đã bao giờ nhìn thấy một người lao công chưa?Họ làm những công việc gì?ở đâu?Họ giúp gì cho em và cho những người xung quanh?Em cảm thấy thế nào khi chứng kiến công việc của họ?Em nên làm gì khi gặp họ?
- GV chốt “Các em ạ !công việc của những người lao công tuy bình thường, thầm lặng nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Vì vậy cần có thái độ trân trọng, biết ơn những người lao động bình thường đó.Trong cuộc sống hằng ngày, em nên vứt rác đúng nơi quy định, nhắc nhở các bạn và mọi người xung quanh chung tay, góp sức để bảo vệ môi trường”
4. Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc cả bài trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Trong đoạn thơ thứ nhất, từ nào miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre?
- GV khen ngợi HS
Câu 2: Thay tác giả, nói lời cảm ơn đối với chị lao công
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi 2-3 nhóm thể hiện
6. Củng cố:
- Gọi 1, 2 HS đọc lại bài
- Để ngôi trường em học luôn sạch, đẹp em phải làm những việc gì ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
- Dặn HS về đọc lại bài thơ cho người thân nghe.
- HS chơi trò chơi “Tôi muốn”
- 1 HS đọc lại câu hỏi
- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi: Chị lao công làm việc vào đêm hè và đêm đông?
- HS đại diện trả lời câu hỏi
-1HS đọc câu hỏi
- 2HS đọc
-HS trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
-1HS đọc câu hỏi
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi
- Các nhóm trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi
- HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý kiến trong nhóm
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nối tiếp chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe
- 2, 3 HS đọc
- HS suy nghĩ và nêu câu trả lời
- Từ ngữ miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre là: xao xác.
- HS thảo luận nhóm đôi đóng vai chị lao công và tác giả
- Đại diện các nhóm thể hiện
- 2 HS đọc lại bài
- HS chia sẻ ý kiến.
- HS lắng nghe và thục hiện
Tiếng Việt
Tiết 243: BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (TIẾT 3)
VIẾT: CHỮ HOA X
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Viết chữ hoa X cỡ vừa và cỡ nhỏ
- Viết câu ứng dụng Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.
2. Năng lực
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa X.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe nhạc
- GV giới thiệu bài: 
- GV ghi bảng tên bài.
2. Viết
HĐ 1: Viết chữ hoa X
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa X và hướng dẫn HS: 
+ Quan sát mẫu chữ X: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa X. 
+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.
+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ X hoa (nếu có).
- GV cho HS tập viết chữ hoa X trên bảng con (hoặc nháp).
- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T2.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
HĐ 2: Viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.. 
- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? 
+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?. 
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Những chữ cái nào cao 1 li? 
+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. 
+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu? 
- Cho HS viết vở
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS nêu lại ND đã học.
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- HS hát tập thể bài hát Bảng chữ cái Tiếng Việt.
- HS lấy vở TV2/T2.
- HS quan sát chữ viết mẫu:
+ Quan sát chữ viết hoa X: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa X. 
• Độ cao: 5 li. 
• Chữ X gồm có một nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản : 2 nét móc hai đầu và 1 nét xiên.
- HS quan sát và lắng nghe.
 - HS quan sát GV viết mẫu.
• Đặt bút trên đường kẻ 5. Viết nét móc hai đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét thẳng xiên lượn ở hai đầu. Hướng nét từ trái sang phải, lên phía trên. Rê bút xiên chéo giữa thân chữ.Di chuyển tới đường kẻ 6 thì chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc hai đầu phải(từ trên xuống). Cuối nét lượn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 2
 - HS tập viết chữ viết hoa X. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn. 
- HS nêu lại tư thế ngồi viết.
- HS viết chữ viết hoa X (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập hai. 
- HS góp ý cho nhau theo cặp. 
- HS đọc câu ứng dụng: Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.
- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). 
+ Viết chữ viết hoa X đầu câu. 
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. 
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o. 
+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa X,h, y, b,g cao 2,5 li (chữ g, y cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ đ cao 2 li; các chữ còn lại cao 1 li. 
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu huyền đặt trên ê (về) ,tr ... i tập 2
Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông
- GV nêu bài tập.
- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài. 
-Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2
-Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Buổi sớm, muôn nghìn giọt sương đọng trên những ngọn cỏ, long lánh như ngọc.
* Hoạt động 3. Làm bài tập 3
Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông
- GV nêu bài tập.
- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài. 
-Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 2
-Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Đồng làng vương chút heo may/ Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim/ Hạt mưa mải miết trốn tìm/ Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
3.Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
* Lớp hát và vận động theo bài hát Bảng chữ cái Tiếng Việt.
- HS nghe 
+ 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe - viết.
+ Suốt đêm, cả đàn đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ: không giẫm chân lên cỏ!”, rồi đặt trên bãi cỏ.
+ Những chữ đầu câu viết hoa.
- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.
VD: suốt,giẫm, trên  
- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.
+ Cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên. 
- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.
- HS nghe và soát lỗi:
+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).
+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS xác định yêu cầu bài
- HS làm bài theo nhóm 2
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. 
- HS và GV nhận xét. 
- Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. 
- HS xác định yêu cầu bài
- HS làm bài theo nhóm 2
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. 
- HS nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS
-HS trả lời
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
Tiết 248: BÀI 14: CỎ NON BIẾT CƯỜI (T4)
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
- Phát triển vốn từ về bảo vệ môi trường
- Biết sử dụng dấu phẩy trong câu
2. Năng lực
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập). Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.
2. Học sinh: HS: SHS; VBTTV, nháp, vở Tập viết 2 tập 2, bảng con, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.
- GV hỏi: Không xả rác bừa bãi sẽ đem lại những lợi ý gì?
- GV kết nối vào bài mới.
2.Các hoạt động
* Hoạt động 1. Làm bài tập 1
Tìm từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây.
- GV tổ chức cho HS làm việc N2.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. 
GV và HS thống nhất đáp án đúng: từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây là: tưới cây, tỉa lá, vun gốc, bắt sâu
Hoạt động 2. Làm bài tập 2 
Chọn từ ngữ phù hợp thay cho ô vuông
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 2, thảo luận để chọn từ ngữ thích hợp với mỗi ô vuông
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. 
- GV và HS thống nhất đáp án: các từ ngữ thay cho ô vuông trong đoạn văn theo thứ tự: nhìn thấy, giơ tay hái, đừng hái
Hoạt động 3. Làm bài tập 3
Cần đặt dấu phẩy vào những vị trí nào trong mỗi câu sau?
- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 để tìm đúng vị trí đặt dấu phẩy vào phiếu bài tập đã ghi sẵn các câu
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, thống nhất đáp án đúng: Các bạn học sinh đang tưới nước, bắt sâu cho cây;Mọi người không được hái hoa, bẻ cành, Én nâu, cỏ non đều đáng yêu
- Gọi HS đọc to các câu đã được điền dấu phẩy
3. Củng cố
- GV tổng kết, đánh giá.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát và vận động theo bài hát: Không xả rác.
- HS trả lời: làm cho trường sạch mát, đường đến trường đẹp hơn
- HS ghi bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
- HS thảo luận để tìm đúng từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ, chăm sóc cây
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS xác định yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm (nhóm 2), thảo luận để chọn từ ngữ thích hợp với mỗi ô vuông
- Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS nhận xét, góp ý.
- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. 
 - HS làm việc nhóm 4 
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS và GV nhận xét. 
- HS đọc
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
Tiết 249: BÀI 14: CỎ NON BIẾT CƯỜI (T5)
 LUYỆN TẬP: VIẾT LỜI XUN LỖI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Biết viết lời xin lỗi
2. Năng lực
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).
2. Học sinh: SHS; VBT; vở Tập viết 2 tập 2, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe câu chuyện Bài học đầu tiên của Gấu con
+ Gấu mẹ dặn Gấu con điều gì?
- Nhận xét
- Giới thiệu dẫn dắt vào bài học
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1. Nói lời xin lỗi
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Nếu em là cô bé trong câu chuyện Cho hoa khoe sắc em sẽ nói lời xin lỗi bông hồng như thế nào? 
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 thảo luận về việc nên nói lời xin lỗi bông hồng như thế nào nếu mình là cô bé trong câu chuyện trên
- Gọi 1 số nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét, thống nhất đáp án đúng
+ Nếu em là một bạn nhỏ trong câu chuyện Cỏ non cười rồi, khi nghe thấy cỏ non khóc, em sẽ nói gì với cỏ non? 
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 thảo luận về việc nên nói lời xin lỗi bông hồng như thế nào nếu mình là cô bé trong câu chuyện trên
- Gọi 1 số nhóm trình bày kết quả
- GV yêu cầu 2 - 3 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án đúng
* Hoạt động 2. 
Viết lời xin lỗi trong tình huống sau:
Em làm việc riêng trong giờ học, bị cô giáo nhắc nhở.
- GV đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4: từng em đóng vai HS nói lời xin lỗi cô giáo
- Dựa vào kết quả trao đổi, GV hướng dẫn HS viết vào vở. 
- GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn. 
- GV mời 2 - 3 HS đọc lại phần viết của mình. 
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
3. Củng cố
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Dặn dò: Tìm đọc các bài viết về các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường
- HS lắng nghe
- Mẹ dặn Gấu con nói lời cảm ơn và xin lỗi
- HS nghe
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS làm việc nhóm 2 đóng vai cô bé nói lời xin lỗi bông hồng. 
- 1 số nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS làm việc nhóm 2 đóng vai bạn nhỏ nói lời xin lỗi cỏ non. 
- 2 - 3 nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác có thể bổ sung hoặc trao đổi thêm. 
-1HS đọc yêu cầu
- HS làm việc nhóm 4: từng em đóng vai HS nói lời xin lỗi cô giáo.
- HS viết bài
- 2 - 3 HS đọc lại phần viết của mình.
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt
Tiết 250: BÀI 14: CỎ NON BIẾT CƯỜI (T6)
ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
2. Năng lực
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Hát vận động theo bài hát: Lí cây xanh
- Giới thiệu bài – ghi bảng
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1. Tìm đọc các bài viết về các hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường .
1. Tìm đọc một số bài viết về hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường
-GV yêu cầu HS tìm đọc một số bài viết về hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường 
-GV yêu cầu HS làm việc nhóm .Các em trao đổi với nhau về những nội dung sau: Nhan đề của bài viết về hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường? 
* Hoạt động 2. Chia sẻ với các bạn về những điều em đã đọc.
- Một số (2 – 3) HS chia sẻ trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường.
– GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi.
3. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 14, các em đã:
+ Hiểu về VB cỏ non cười rồi. 
+ Mở rộng vốn từ về bảo vệ môi trường, biết sử dụng dấu phẩy trong câu. 
+Biết viết lời xin lỗi
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- HS hát, vận động theo nhạc
- HS nghe – ghi vở
- 2-3 HS lên đọc. Nêu các hoạt giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường
- HS thảo luận trao đổi nhóm đôi
- Một số (2 – 3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường.
Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi. 
- HS nêu nội dung bài đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_25_bai_1314_tieng_choi_tre_co.docx