Giáo án Tiếng Việt lớp 2 tuần 23 đến 26

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 tuần 23 đến 26

MÔN: TẬP ĐỌC

BÀI: BÁC SĨ SÓI

 (Tiết 1)

 I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bày nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng,

- Hiểu nội dung của bài: Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.

 II Các kĩ năng cơ bản được GD

 Ra quyết định

 Ứng phó với căng thẳng

 

doc 122 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1240Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt lớp 2 tuần 23 đến 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:23 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: BÁC SĨ SÓI 
 	(Tiết 1)
 I. Mục tiêu
Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bày nghỉ hơi đúng chỗ.
Hiểu nghĩa các từ trong bài: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng,
Hiểu nội dung của bài: Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
 II Các kĩ năng cơ bản được GD 
	Ra quyết định
 Ứng phó với căng thẳng
 III.Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
 Trình bày ý kiến cá nhân
 Đặt câu hỏi
 Thảo luận cặp đôi chia sẻ
 IV Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).
HS: SGK.
 V. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt Bài cũ :Cò và Cuốc.
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cò và Cuốc.
-GV nhận xét và chấm điểm HS.
3.Dạy bài mới 
Khám phá
Yêu cầu HS mở sgk trang 40 và đọc tên chủ điểm của tuần.
Giới thiệu: Bác sĩ Sói.
vKết nối
 Luyện đọc bài 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc:
+ Giọng kể: vui vẻ, tinh nghịch.
+ Giọng Sói: giả nhân, giả nghĩa.
+ Giọng Ngựa: giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh.
b) Luyện phát âm
-Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
-Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
-Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Bài tập đọc gồm mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn?
-Trong bài tập đọc có lời của những ai?
-Giảng: Vậy chúng ta phải chú ý đọc để phân biệt lời của họ với nhau.
Mời 1 HS đọc đoạn 1.
Khoan thai có nghĩa là gì?
Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn thứ 3 của đoạn, sau khi HS nêu cách ngắt giọng, GV giảng chính xác lại cách đọc rồi viết lên bảng và cho cả lớp luyện đọc câu này.
-Đoạn văn này là lời của ai?
Để đọc hay đoạn văn này, các con cần đọc với giọng vui vẻ, tinh nghịch.
Mời HS đọc đoạn 2.
Yêu cầu HS đọc chú giải các từ: phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
đọc mẫu).
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
Mời HS đọc đoạn 3.
-Yêu cầu HS giải thích từ: cú đá trời giáng.
Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài và luyện đọc câu này.
-Gọi HS đọc lại đoạn 3.
Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ đầu cho đến hết bài.
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
v Thi đua đọc bài 
GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt.
d) Đọc đồng thanh
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn.
Chủ điểm Muông thú.
Theo dõi GV giới thiệu.
-Theo dõi GV đọc bài. 1 HS khá đọc mẫu lần 2.
-HS đọc bài.
-Từ: (toan, mũ, khoan thai, giở trò, giả giọng, chữa giúp, bác sĩ, rên rỉ, bật ngửa, cẳng, vỡ tan
-Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
-Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
-Bài tập đọc gồm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Thấy Ngựa đang ăn cỏ  tiến về phía Ngựa.
+ Đoạn 2: Sói đến gần  Phiền ông xem giúp.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
-Bài tập đọc có lời của người kể chuyện, lời của Sói, lời của Ngựa.
-1 HS khá đọc bài.
-Khoan thai có nghĩa là thong thả, không vội.
-Tìm cách và luyện ngắt giọng câu:
Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.//
-Đoạn văn này là lời của người kể chuyện.
HS đọc lại đoạn 1.
1 HS khá đọc bài.
1 HS đọc bài.
Theo dõi hướng dẫn của Gv
-1 HS khá đọc bài.
-Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc:
Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm,/ nó tung vó đá 1 cú trời giáng,/ làm Sói bật ngửa,/ bốn cẳng huơ giữa trời,/ kính vỡ tan,/ mũ văng ra//
3 HS đọc bài theo yêu cầu.
Luyện đọc theo nhóm 2.
-Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
Hs lắng nghe.
TUẦN:23 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: BÁC SĨ SÓI 
 	(Tiết 2)
 I Mục Tiêu 
 Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bày nghỉ hơi đúng chỗ.
Hiểu nghĩa các từ trong bài: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng,
Hiểu nội dung của bài: Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
 - TL được các câu hỏi trong SGK
 II Các kĩ năng cơ bản được GD 
	Ra quyết định
 Ứng phó với căng thẳng
 III.Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
 Trình bày ý kiến cá nhân
 Đặt câu hỏi
 Thảo luận cặp đôi chia sẻ
 IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ 
Bác sĩ Sói ( Tiết 1 )
3.Dạy Bài mới 
Khám phá
Bác sĩ Sói ( Tiết 2 )
v Kết nối : Tìm hiểu bài ( trình bày ý kiến cá nhân
GV đọc lại toàn bài một lần.
Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt, Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
-Ngựa đã bình tĩnh giả đau ntn?
Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa?
-Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho một cú trời giáng, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. (Hướng dẫn HS đọc kĩ hai câu cuối bài để tả lại cảnh này)
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3.
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, sau đó yêu cầu HS thảo luận với nhau để chọn tên gọi khác cho câu chuyện và giải thích vì sao lại chọn tên gọi đó.
-Qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa, câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
v Luyện đọc lại truyện
GV tổ chức cho HS đọc lại bài theo hình thức phân vai.
4. Củng cố 
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
-GV nhận xét tiết học.
5Dặn do:ø HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chuẩn bị: Nội quy Đảo Khỉ.
Hát
HS đọc bài.
-Theo dõi bài đọc của GV và đọc thầm theo.
-Đọc đoạn 1 và trả lời: Sói thèm rỏ dãi.
-Sói đã đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa.
-Khi phát hiện ra Sói đang đến gần. Ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ “bác sĩ Sói” khám cho cái chân sau đang bị đau.
-Sói định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.
-HS phát biểu ý kiến theo yêu cầu. Ví dụ: Nghe Ngựa rên rỉ kêu đau và nhờ khám bệnh, Sói tưởng đã lừa được Ngựa thì mừng lắm. Nó bèn mon men lại phía sau Ngựa định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa, chẳng ngờ đâu Ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng nên khi vừa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, Ngựa liền tung một cú đá trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
1 HS đọc bài.
-Thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. Ví dụ: 
+ Chọn tên là Sói và Ngựa vì đây là hai nhân vật chính của truyện.
+ Chọn tên là Lừa người lại bị người lừa vì tên này thể hiện nội dung chính của truyện.
+ Chọn tên là Chú Ngựa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa.
-Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
-Luyện đọc lại bài.
HS trả lời.
Bạn nhận xét.
Hs lắng nghe.
TUẦN:23 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
 MÔN: TẬP ĐỌC
 BÀI :NỘI QUY ĐẢO KHỈ 
 I. Mục tiêu
Biết nghỉ hơi đúng chỗ: đọc rõ ràng rành mạchđược từng điều trong bàn nội quy.
Đọc đúng các từ ngữ mới, từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Hiểu nghĩa các từ: du lịch, nội quy, bảo tồn, tham quan, quản lí, khoái chí,
Hiểu nội dung của bài: Nội quy là những điều quy định mà mọi người đều phải tuân theo.
 II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng ghisẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
HS: SGK.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ :Bác sĩ Sói.
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bác sĩ Sói.
Theo dõi HS đọc bài, trả lời câu hỏi và chấm điểm.
3.Dạy bài mới 
 Giới thiệu bài
-Gọi 1 HS mở sgk và đọc tên bài tập đọc sẽ học.
-Khi đến trường, các con đã được học bản nội quy nào?
Vậy con hiểu thế nào là nội quy?
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được học bài Nội quy Đảo Khỉ, qua đây chúng ta sẽ thêm hiểu về một bản nội quy.
v Luyện đọc
 a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ, tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm.
-Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến. Chú ý theo dõi các lỗi ngắt giọng.
c) Đọc cả bài
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài tr ... t đúng, đẹp đoạn từ Mỗi mùa hè  dát vàng trong bài Sông Hương.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/g; ưc/ưt.
Rèn viết sạch, đẹp.
 II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
HS: Vở.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1 Ổn định
2.Kt bài cũ 
Gọi 3 HS lên bảng tìm từ theo yêu cầu.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3.Dạy bài mới 
 Giới thiệu bài
Sông Hương là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế. Hôm nay lớp mình sẽ viết 1 đoạn trong bài Sông Hương và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/g; ưc/ưt. 
v Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
GV đọc bài lần 1 đoạn viết.
Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào?
Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV đọc các từ khó cho HS viết.
 d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
v Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 4 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
-Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu.
Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
4. Củng cố 
Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ưt.
Tuyên dương đội thắng cuộc.
Nhận xét tiết học.
5Dặn dò: HS ghi nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII
Hát
-3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào nháp.
-1 HS tìm 4 từ chứa tiếng có vần ưc/ưt.
Hs lắng nghe.
Theo dõi.
Sông Hương.
-Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống.
3 câu.
-Các từ đầu câu: Mỗi, Những.
Tên riêng: Hương Giang.
-HS viết các từ: phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh.
-Đọc đề bài.
-4 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
a) giải thưởng, rải rác, dải núi.
rành mạch, để dành, tranh giành.
b) sức khỏe, sứt mẻ cắt đứt, đạo đức.nức nở, nứt nẻ.
-2 HS đọc nối tiếp.
-HS tìm tiếng: dở, giấy, mực, bút.
HS thi đua tìm từ:
 Đội nào tìm nhiều từ đúng và nhanh nhất đội đó thắng cuộc.
Hs lắng nghe.
TUẦN:26	 ngày soạn:
	 Ngày dạy: 
TUẦN:26	 Ngày soạn:
	 Ngày dạy: 
	 MÔN: TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. TẢ NGẮN VỀ BIỂN. 
 I. Mục tiêu
Biết đáp lại lời nói của mình trong một số tình huống giao tiếp đồng ý.
Trả lời và viết được đoạn văn ngắn về biển.
Biết đánh giá, nhận xét lời của bạn.
 - Các KNS cơ bản được GD: giao tiếp ứng xử văn hóa.Lắng nghe tích cực. 
 - Các pp kt dạy học : 
 Hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống
 II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần. Các tình huống viết vào giấy. HS: Vở.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định
2.Kt bài cũ Đáp lời đồng ý. QST, TLCH:
Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau.
Tình huống 1
HS 1: Hỏi mượn bạn cái bút.
HS 2: Nói đồng ý.
HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.
Tình huống 2
HS 1: Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm.
HS 2: Nói đồng ý.
HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.
Gọi HS nhận xét.
Cho điểm từng HS. 
3. Dạy bài mới 
 Giới thiệu bài 
Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển. 
v Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 
GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại.
Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
v Thực hành Bài 2
Treo bức tranh.
Tranh vẽ cảnh gì?
Sóng biển ntn?
-Trên mặt biển có những gì?
Trên bầu trời có những gì?
-Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình.
-Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS.
Cho điểm những bài văn hay. 
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII.
Hát
-2 cặp HS lên bảng thực hành.
-HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
-HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
Hs lắng nghe.
- HS 1: Đọc tình huống.
 HS 2: Nói lời đáp lại.
Tình huống a.
 HS : Cháu cảm ơn bác ạ./ Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay./
Tình huống b
 HS : Cháu cảm ơn cô ạ./ May quá, cháu cảm ơn cô nhiều./ Cháu cảm ơn cô. Cô sang ngay nhé./
Tình huống c
HS : Hay quá. Cậu sang ngay nhé./ Nhanh lên nhé. Tớ chờ
-Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.
-Sóng biển xanh như dềnh lên./
Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. 
-Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn.
-Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng.
-HS tự viết trong 7 đến 10 phút.
-Nhiều HS đọc.
VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.
 Hs lắng nghe.
 TUẦN:25 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
MÔN: KỂ CHUYỆN
 BÀI: SƠN TINH THỦY TINH 
 I. Mục tiêu:
- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện
Dựa vào tranh kể từng đoạn và nội dung toàn bộ câu chuyện.
Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
Biết thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật.
 II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: SGK.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:(
2. KT bài cũ 
Gọi 3 HS lên bảng kể theo vai câu chuyện Bác sĩ Sói (vai người dẫn chuyện, vai cá sấu, vai khỉ).
Nhận xét chấm điểm từng HS.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu: 
Sơn Tinh Thủy Tinh. 
v Hoạt động 1:Sắp xếp lại nội dung tranh theo nội dung câu chuyện.
 - GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát, nhớ lại nội dung và sắp xếp lại các tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
Bước 1: Kể trong nhóm.
GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
Bước 2: Kể trước lớp.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu các nhóm có cùng nội dung nhận xét.
Chú ý: Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng.
4. Củng cố – Dặn dò 
Qua câu chuyện nói lên điều gì có thật?
-Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
Chuẩn bị bài sau: Tôm càng và cá con.
Hát
3 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hs nhắc lại
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV, bạn nhận xét.
-Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về 1 bức tranh. Khi 1 HS kể thì các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.
-1 HS trình bày 1 bức tranh.
-HS nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhân dân ta chiến đấu chống lũ lụt rất kiên cường từ nhiều năm nay.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
TUẦN:25 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
CHÍNH TẢ
	 BÉ NHÌN BIỂN 
 I. Mục tiêu:
HS nghe – viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu của bài thơ “Bé nhìn biển”
Làm các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu tr/ch; thanh hỏi/thanh ngã.
 II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, tranh ảnh một số loài cá
HS: Vở
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. KT bài cũ Sơn Tinh Thủy Tinh.
Yêu cầu HS viết các từ sau: lụt lội, lục đục, rụt rè, sút bóng, cụt.
GV nhận xét và chấm điểm HS. 
3. Bài mới :
a) Giới thiệu: 
GV giới thiệu cùng học sinh bài viết: Bé nhìn biển. 
b) Dạy bài mới
v HD9:: Hướng dẫn viết chính tả 
* Ghi nhớ nội dung đoạn viết
+ Gọi HS lần lượt đọc lại đoạn viết.
Đoạn thơ cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào?
* Hướng dẫn cách trình bày
Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ?
Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở
* Hướng dẫn viết từ khó
Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
 -GV yêu cầu học sinh tìm các từ khó
Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
* Viết chính tả
GV đọc bài, học sinh nghe- viết bài.
 * Soát lỗi 
* Chấm bài 
Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau. 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 1
Gọi HS đọc đề bài, sau đó tổ chức cho HS thi làm bài nhanh. HS tổ nào tìm được nhiều từ đúng được khen
Bài 3
GV treo bài tập 3 lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ và nêu đáp án
4. Củng cố – Dặn dò 
Cho HS thi đua tìm tiếng có dấu hỏi/ dấu ngã.
Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
Yêu cầu các HS viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng và sạch, đẹp bài.
Chuẩn bị: Vì sao cá không biết nói.
Hát
-4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp.
HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng.
 - Học sinh đọc tựa bài.
- HS lần lượt đọc bài.
Biển rất to lớn; có những hành động giống như con người.
Mỗi dong 2 thơ có 4 tiếng
Khi trình bày nên bắt đầu từ ô thứ 3-4 tính từ lề vở
Những chữ đầu dòng
-Bãi giằng,bễ, rung, gọng vó, khiêng.
Viết các từ khó, dễ lẫn.
HS nghe GV đọc, viết bài vào vở.
Hs đổi vở soát lỗi.
HS làm bài theo tổ.VD: Chim, chép, chuối chày, chạch, chuồn, chọi; Trắm trôi, trê, trích ,tràu, tra, trôi, 
Học sinh chú ý lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện.
a) Chú – trường – chân.
b) Dễ – cổ – mũi.
Học sinh thi tìm từ.
Học sinh chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan tuan 2326 kns lop2.doc