Giáo án Khối 2 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023

Giáo án Khối 2 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Đọc mở rộng được bài thơ nói về ông và cháu

- Hiểu nội dung bài: Biết được tình yêu thương gần gũi, gắn bó của ông và cháu

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Biết yêu thương ông, bà người thân trong gia đình

- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, máy tính, bài giảng powerpoint.

- HS : SGK, vở, nháp, bút,

 

docx 24 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 16 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2022 
BUỔI SÁNG
Tiết 2
MÔN: TOÁN
BÀI 30: NGÀY – THÁNG (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày tròn tháng thông qua tờ lịch tháng.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học....
2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Năng lực tự chủ, tự học: Thực hiện được các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia trao đổi nhóm; chia sẻ bài; trình bày diễn đạt được nội dung ý tưởng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Trách nhiệm: Học tập nghiêm túc, biết lắng nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, máy tính, Bài giảng trên phương tiện powerpoint 
- HS : SGK, vở, nháp
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: TC bắn tên ôn giờ phút quay đồng hồ
2. Khám phá:
- GV hỏi về các ngày lễ đã diễn ra (HS nêu cả ngày tháng)
- GV cho HS quan sát tờ lịch tháng,GT cách đọc và tìm hiểu tờ lịch tháng.
VD: GV treo tờ lịch tháng 11 và hỏi:
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày?
- Ngày đầu tiên của tháng 11 là ngày nào?Đó là thứ mấy?
- Ngày Nhà giáo Việt nam 20 tháng 11 là ngày thứ mấy trong tuần?
- Trong lớp mình có bạn nào có ngày sinh trong tháng 11? Sinh hật của em là ngày nào?
-GV: kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng, cách xem lịch tháng.
3. Luyện tập
Bài 1: (Làm bài nhóm đôi)
- Gọi HS đọc YC bài.
GV HD HS cách làm
YC HS kể ngày sinh của các con vật theo thứ tự từ sớm đến muộn nhất
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2 ( Làm bài cá nhân)
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 (Làm nhóm 4)
- Chia HS làm 4 nhóm YC HS ghi ngày tháng năm sinh của từng bạn trong nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ sớm nhất đến muộn nhất
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì? 
- GV tóm tắt nội dung chính. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- 2-3 HS trả lời.
HS chia sẻ
- HS chia sẻ
- HS đọc yêu cầu – làm bài
Đại diện nhóm chia sẻ
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện
Đại diện nhóm chia sẻ
- HS nhắc lại tên bài. 
- HS lắng nghe
_________________________________________________ 
Tiết 3 + 4
MÔN: TIẾNG VIỆT
BÀI 29. ĐỌC: CÁNH CỦA NHỚ BÀ (T1 + 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Đọc đúng, rõ ràng văn bản thơ (Cánh cửa nhớ bà ) và hiểu nội dung bài Bước đầu biết đọc đúng ngắt nghỉ phù hợp nội dung đoạn thơ
- Hiểu nội dung bài: Cảm xúc về nỗi nhớ về người bà của mình
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Có tình cảm quý mến người thân, nỗi nhớ kỉ niệm về bà, khi bà không còn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, máy tính, Bài giảng trên phương tiện powerpoint,
 - HS : SGK, vở, nháp
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em thấy những ai trong bức tranh?
+ Hai bà cháu đang làm gì ở đâu?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
a. Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng chậm, thể hiện sự nhớ nhung tiếc nuối 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)theo 3 khổ thơ
+ Đoạn 1: Khổ thơ thứ nhất: lúc em còn nhỏ
+ Đoạn 2: Khổ thứ 2 mỗi năm em lớn lên
+ Đoạn 3: Còn lại. Lúc em trưởng thành
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: then, thấp bé, cắm cúi, ô trời, khôn nguôi
- Luyện đọc tách khổ thơ:
 Ngày /cháu còn/ thấp bé
Cánh cửa/ có hai then
Cháu /chỉ cài then dưới
Nhờ/ bà cài then trên
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ theo nhóm ba.
b. Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
Tiết 2
c. Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.124.
1-Ngày cháu còn nhỏ ai thường cài then trên của cánh cửa?
2-Vì sao khi cháu lớn bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
3-Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự của khổ thơ trong bài?
4-Câu thơ nào nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới?
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài tập 1,2 vào VBTTV/tr.64.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
d. Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.124
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào bài 3 VBTTV/tr.65.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.124.
- HDHS thực hiện nhóm 4.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào bài 4, 5 VBTTV/tr.65.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? Sau bài học em thấy mình cần làm gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Đáp án đúng: bà
C2: Cháu lớn thêm lên bà lại còng thấp xuống
C3: bức tranh 3 thể hiện nội dung khổ thơ 1-bức tranh 1 thể hiện nội dung khổ thơ 2-bức tranh 2 thể hiện nội dung khổ thơ 3
C4: Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, tìm từ chỉ hoạt động: cài, đẩy, về
- 4-5 nhóm lên bảng.
Nối tiếp đại diện các nhóm HS chia sẻ.
Các từ ngữ có tiếng cửa: đóng của, gõ cửa, lau cửa, mở cửa, làm cửa, tháo cửa, sơn cửa, bào cửa
_________________________________________________ 
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2022 
BUỔI SÁNG
Tiết 1
MÔN: TIẾNG VIỆT
VIẾT: CHỮ HOA Ô, Ơ (T3)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Biết viết chữ viết hoa Ô, Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Ông bà xum vầy cùng con cháu
- Phát triển năng lực thẩm mĩ.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức viết bài sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint.
 - HS : SGK, vở, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
a. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Ô,Ơ.
+ Chữ hoa Ô,Ơ gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Ô.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Tương tự với chữ hoa Ơ
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Ô.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
b. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
Ông bà xum vầy bên con cháu
+ Viết chữ hoa Ô đầu câu.
+ Cách nối từ Ô sang ng.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
c. Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Ô,Ơ và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
___________________________________
Tiết 2 	 
MÔN: TIẾNG VIỆT
NGHE VÀ NÓI: KỂ CHUYỆN BÀ CHÁU (T4)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về ước mơ gặp được cô Tiên thực hiện được điều ước gặp lại bà.
- Nói được kỉ niệm đáng nhớ của mình về ông, bà.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Có tình cảm quý mến người thân, nỗi nhớ kỉ niệm về bà 
- Trách nhiệm: có khả năng làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, máy tính, bài giảng powerpoint.
 - HS : SGK, vở, nháp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
a. Kể về bà cháu
- GV kể chuyện cho học sinh nghe-2 lượt-tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Cô tiên cho hai anh em cái gì?
+ Khi bà mất hai anh em đã làm gì? 
+ Vắng bà hai anh em cảm thấy như thế nào?
+Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Tổ chức cho HS kể về ông bà của mình với những kỉ niệm về những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
b. Cảm xúc của em khi nhớ về ông bà của mình
- YC HS nhớ lại những ngày vui vẻ hay khi được nghe ông bà kể chuyện
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Hát
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia s ... ______ 
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2022 
BUỔI SÁNG
Tiết 1
MÔN: TOÁN
BÀI 32. LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Hs nhận biết được ngày – tháng, ngày – giờ, giờ - phút; đọc được giờ đồng hồ trong các trường hợp đã học.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học....
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học có tinh thần tự học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, máy tính, bài giảng powerpoint 
- HS : SGK, vở, nháp, bút 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: TC bắn tên hs ôn giờ phút bằng cách quay đồng hồ
2. Luyện tập:
Bài 1: (Làm bài cá nhân)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV sử dụng mô hình đồng hồ: Để đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút:
? Đồng hồ chỉ mấy giờ.
- Gv quay tiếp kim dài chạy qua số 4, 5 đến số 6. 
? Vậy lúc này đồng hồ chỉ mấy giờ.
KT: Củng cố kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ.
- Mở rộng: 
Gv quay tiếp kim dài đến số 7, 8
GV yêu cầu Hs quay kim đồng hồ biểu diễn 4 giờ 30 phút.
Chốt: vậy từ 3 giờ 30 phút đến 4 giờ 30 phút thì 2 kim sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 2: (Làm bài nhóm đôi)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hãy đọc các địa danh mà Rô-bốt ghé thăm.
- GV yêu cầu HS đọc mẫu.
- Vì sao em biết Rô-bốt ghé thăm Tây Nguyên vào ngày 2 tháng 8? 
- Tương tự như vậy, Gv yêu cầu HS thực hiện nhóm
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Chốt: Kĩ năng đọc và xem tờ lịch tháng.
GV cho HS xem video để giới thiệu thêm về vẻ đẹp của các địa danh trong bài.
Bài 3: (Làm bài nhóm 4)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS chia sẻ:
Theo em những bạn nào sẽ được vào thăm viện bảo tàng.
Vì sao em biết điều đó?
Vậy tại sao bạn Rô-bốt không được vào thăm bảo tàng? 
- Chốt: Kĩ năng đọc giờ khi kim dài chỉ số 3 và số 6.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: (Làm bài nhóm đôi)
Gv yêu cầu hs đọc đề bài
- Trước giờ học bóng rổ, Rô-bốt học những môn nào? Vì sao em biết?
- Vậy môn nào được Rô-bốt thực hiện sau giờ học bóng rổ?
Chốt: Kĩ năng đọc giờ với kim dài chỉ số 3, 6 và nhận biết thời gian,
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- Đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút.
- Đồng hồ chỉ 3 giờ 30 phút.
- HS thực hành trên mô hình đồng hồ biểu diễn 3 giờ 30 phút
- HS đọc giờ
- HS thực hành 
- Khi kim dài quay đủ 1 vòng thì kim ngắn đi được 1 giờ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Dựa vào tờ lịch tháng tám trong bài ngày 2 tháng 8 có mũi tên màu đỏ gắn với ảnh chụp của Rô-bốt ở tây Nguyên.
- HS thực hiện nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày: Hỏi-đáp
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS chia sẻ trước lớp
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS đọc các môn học của Rô-bốt
- . Rô-bốt học hát và học vẽ
___________________________________________________ 
Tiết 3
MÔN: TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VIỆC ĐÃ LÀM CÙNG NGƯỜI THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Viết được 3-5 câu kể về việc em đã làm cùng người thân.
- Nêu và kể những việc mình đã làm cùng người thân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết đoạn văn kể về việc em đã làm cùng người thân 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ bài trước lớp.
3. Phẩm chất
-Nhân ái: Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ, câu chuyện
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop, máy chiếu, bài giảng powerpoint 
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Hát
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Bạn nhỏ và ông đang đi đâu? bạn thể hiện tình cảm với ông như thế nào?
+ Bạn gái đang làm gì cùng bố? ở đâu?
Bà và em bé đang cùng nhau làm gì? Có vui vẻ không?
Em bé và mẹ đang cùng nhau làm gì? ở đâu? Trước mặt có những gì?
- YC HS làm bài 5 vào VBT/ tr.67
- HDHS nói kể về những việc mình đã làm cùng người thân trong gia đình
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:Viết 3-5 câu kể về việc em đã làm cùng người thân
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra câu hỏi gợi ý:
*Em đã cùng người thân làm những việc gì? Khi nào?
*Em đã cùng người thân làm việc đó như thế nào?
*Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó cùng người thân
- YC HS thực hành viết vào bài 6 VBT tr.67
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
+ Nắm tay dắt ông đi
+ Trồng cây cùng bố.
+Bà đọc truyện cho bé nghe
Em giúp mẹ rủa bát đĩa
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- HS chia sẻ.
______________________________________________ 
Tiết 4
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP. BÀI 16: LỰA CHỌN TRANG PHỤC (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
 1. Năng lực đặc thù. 
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
* Hoạt động trải nghiệm:
- Giúp HS được trải nghiệm khi được tự mình tạo ra những bộ trang phục theo sở thích của mình; HS mạnh dạn, tự tin khi được tham gia trình diễn, tạo sự đoàn kết và nâng cao kĩ năng làm việc nhóm.
- Tích hợp Bình đẳng giới. 
- Tích hợp Giáo dục địa phương : Chủ đề 3: Trang phục truyền thống của các dân tộc ở Lai Châu
+ Nội dung tích hợp: Giới thiệu và tìm hiểu về các trang phục truyền thống ở Lai Châu
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
3. Phẩm chất.
+ Chăm chỉ: Có ý thức hợp tác, tự giác trong học tập
+ Trách nhiệm: Giữ gìn được vẻ bề ngoài sạch sẽ, chỉn chu khi ra đường và ở nhà; Biết lựa chọn trang phục phù hợp cho mỗi hoạt động và trong các tình huống khác nhau. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Các đồ dùng trong lớp.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
* Đánh giá kết quả cuối tuần. 
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Kế hoạch tuần tới. 
-GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- GV tổ chức HS trao đổi nhóm đôi: HS khoe đôi bàn tay với các ngón tay đã được cắt ngắn, sạch sẽ với bạn bên cạnh.
b. Hoạt động nhóm: 
- HD HS tham gia buổi trình diễn “Thời trang sáng tạo” cùng cả lớp. 
- GV chia HS làm 3 nhóm: Các nhóm bàn nhau phối đồ đã chuẩn bị và trình diễn thời trang 
- Tập trình diễn thời trang trong tổ.
- GV lần lượt giới thiệu các người mẫu nhí lên trình diễn thời trang trước lớp trong tiếng nhạc.
- GV tổ chức HS cùng bình chọn:
+ Bộ trang phục ấn tượng nhất – giải đồng đội.
+ Người mẫu vui vẻ, biểu diễn ấn tượng nhất – giải cá nhân.
- Trao thưởng cho các cá nhân và nhóm, tổ đoạt giải.
- Khen ngợi, đánh giá.
* Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát triển năng lực ngang nhau trong cộng đồng và được thụ hưởng như nhau về thành quả. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. Ví dụ: Nghề nghiệp người mẫu không có sự phân biệt giữa người nam và người nữ.
* Tích hợp Giáo dục địa phương
+ Nội dung tích hợp: Giới thiệu và tìm hiểu về các trang phục truyền thống ở Lai Châu.
- Tìm hiểu trang phục truyền thống của các dân tộc ở Lai Châu.
? Kể tên các trang phục truyền thống ở Lai Châu mà em biết?
a) Xem ảnh và mô tả đặc điểm trang phục truyền thống của các dân tộc ở Lai Châu (tr. 17, 18) 
b) Chia sẻ với bạn bè, người thân về trang phục truyền thống của một số dân tộc mà em biết. Gợi ý (trang 18)
3. Cam kết hành động.
- Về nhà em hãy cùng bố mẹ chuẩn bị một bộ quần áo độc đáo, hài hước từ quần áo cũ hoặc giấy báo, bao cũ để tham gia Lễ hội hóa trang của lớp, của trường.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
- HS thực hiện trao đổi nhóm đôi
- HS lắng nghe để thực hiện.
- HS kể tên một số trang phục của truyền thống của dân tộc mình.
- HS xem trang ảnh và một số trang phục dân tộc mang đến lớp.
- HS thực hiện
 _________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_2_tuan_16_nam_hoc_2022_2023.docx