I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học, HS:
* Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời thoại của các nhận vật (bố và Hường) trong bài Trò chơi của bố. Hiểu nội dung bài đọc: Thông qua trò chơi “ăn cỗ”mà bố và Hường chơi cùng nhau, bài đọc nói lên tình cảm giữa những người thân trong gia đình dành cho nhau, cách bố dạy Hường những điều cần biết trong nói năng và cư xử với người lớn tuổi.
- Biết thêm về một trò chơi miền Bắc ( “ăn cỗ” – đóng vai chơi đồ hàng)
* Phẩm chất, năng lực
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật trong bài văn); phát triển năng lực quan sát (thấy được những tình cảm bố mẹ dành cho con cái) có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. - Biết nói năng và có cử chỉ lễ phép với bố mẹ và người lớn tuổi; Biết trân trọng tình cảm gia đình, thêm yêu bố mẹ và có hành động đơn giản thể hiện tình cảm với bố mẹ.
TUẦN 15 Tiếng Việt CHỦ ĐỀ 4: MÁI ẤM GIA ĐÌNH Tiết 141+ 142: BÀI 27: MẸ (TIẾT 1 + 2) ĐỌC : MẸ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS: 1. Kiến thức, kĩ năng - Đọc đúng các từ khó, biết đọc bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh ( Ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp). Nhận biết được tình cảm yêu thương, sự quan tâm, săn sóc của mẹ dành cho con. - Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Sự tích cây vú sữa qua tranh minh họa; đoán được nội dung câu chuyện qua câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được 1 -2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện đã nghe); biết nói câu thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ. 2. Năng lực - Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ); phát triển năng lực quan sát (thấy được những công việc bố mẹ thường làm cho mình khi ở nhà) có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 3. Phẩm chất - Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình; II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + Cho HS hát bài hát “ Bàn tay mẹ” của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo + Qua bài hát, người mẹ đã chăm sóc con như thế nào? - GV đưa 1 số tranh thể hiện sự chăm sóc của người thân dành cho các bạn nhỏ. HS quan sát tranh khởi động, làm việc theo nhóm: +Nói những việc mà người thân đã làm để chăm sóc bạn nhỏ? + Nói thêm việc khác mà người thân đã làm để chăm sóc em?? + HS TLN: Kể cho các bạn nghe một việc mà mẹ hoặc người thaan đã làm để chăm sóc em? - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc ( Bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn HS với cái trống trường) 2. Đọc văn bản - GV hướng dẫn cả lớp + Quan sát tranh minh họa bài đọc, nêu nội dung tranh +GV đọc mẫu toàn VB, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng đúng những từ ngữ đưuọc xem là tín hiệu nghệ thuật. HDHS ngắt nhịp. Lời ru/ có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt/ mẹ đưa gió về Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng cần mẹ đã/ thức vì chúng con Đêm nay/ con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió/ của con suốt đời * Đọc câu + GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (cũng mệt, ạ ời, kẽo cà, gió về, giấc tròn.) *Đọc khổ thơ + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (SHS) *Đọc nhóm. - GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc , tuyên dương HS đọc tiến bộ. *Thi đọc. - GV nhận xét, tuyên dương - GV đọc diễn cảm bài thơ + HS đọc toàn VB và chuyển sang phần trả lời câu hỏi. TIẾT 2 3. Trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. 1. Trong đêm hè oi bức, mẹ đã làm gì để con ngủ ngon? 2. Những dòng thơ nào cho thấy mẹ đã thức rất nhiều vì con? 3. Theo em, câu thơ cuối bài muốn nói điều gì? 4. Nói một câu thể hiện lòng biết ơn của em đối với ba mẹ? - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV và HS thống nhất câu trả lời. * Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối: - GV cho HS thi đọc thuộc lòng hoặc sư dụng trò chơi để HS ghi nhớ và thuộc lòng 4. Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - GV nhận xét, tuyên dương HS. 5. Luyện tập theo văn bản đọc Câu 1. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài thơ. - GV cho HS làm nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung - GV và HS thống nhất câu trả lời. Câu 2. Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được. - GV tổ chức cho HS TLN chọn từ tìm được ở bài 1 và đặt câu với từ ngữ đó. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung - GV khuyến khích HS đặt nhiều câu khác nhau và ghi nhận những đáp án phù hợp. 6. Củng cố - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Chuẩn bị bài tiếp theo. - HS nhắc lại tên bài học trước. - HS hát + Mẹ bế con, mẹ chăm chúng con, mẹ nấu cơm, đun nước cho con, .. - HS quan sát tranh thảo luận nhóm. + Mẹ quàng khăn cho con; ông cùng cháu chơi đồ chơi; bà quạt cho cháu ngủ; bố dạy con học.. + Ông dạy tập đi xe, Bố tập bơi, bà kể chuyện cổ tích, mẹ nấu cơm + HS kể trong nhóm, đại diện nhóm chia sẻ trước lớp + Lắng nghe - Lắng nghe - HS đọc thầm theo. * HS đọc nối tiếp mỗi bạn 2 dòng thơ - HS đọc. * HS đọc nối tiếp mỗi bạn 1 khổ thơ - HS đọc. - HS lắng nghe - HS đọc theo cặp - Các nhóm thi đọc, bình chọn - HS lắng nghe - lắng nghe - HS trả lời câu hỏi. - HS TL nhóm trả lời câu hỏi. 1. Trong đêm hè oi bức, mẹ đã ngồi đưa võng, hát ru và quạt cho con để con ngủ ngon. 2. Hai dòng thơ cho thấy mẹ đã thức rất nhiều vì con: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng cần mẹ đã thức vì chúng con 3. Câu thơ cuối bài muốn nói: Mẹ là niềm hạnh phúc của cuộc đời con. 4. Con cảm ơn mẹ, ngày nào cũng đưa con tới lớp, Con cảm ơn mẹ, đêm qua mẹ đã trông con ốm; con cảm ơn bố, nhờ bố con đã biết đi xe đạp. - Đại diện một số nhóm trả lời. - HS nhận xét. - HS thực hiện - HS lắng nghe đọc thầm theo. - Các nhóm thi đọc - HS TLN và đại diện nhóm trả lời - ngồi, ru, quạt, đưa, thức, ngủ - HS TLN sau đó trình bày trước lớp, các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung. - HS thực hiện - HS nêu cảm nhận của bản thân. - HS nhận xét - HS lắng nghe. Tiếng Việt Tiết 143: BÀI 27: MẸ (TIẾT 3) VIẾT: CHỮ HOA O I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết viết chữ viết hoa O cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Ong chăm chỉ tìm hoa làm mật hoa làm mật”. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 2. Năng lực: - Hình thành và phát triển ở HS năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ, tự học thông qua các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình; II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ viết hoa O. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá kiến thức: * Hoạt động 1: Viết chữ hoa - GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa O và hướng dẫn HS: + Quan sát mẫu chữ viết hoa O: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa O. + Quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp. + GV viết mẫu chữ viết hoa O - GVHD HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. * Hoạt động 2: Viết ứng dụng - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Ong chăm chỉ tìm hoa làm mật. - GV giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Ong chăm chỉ tìm hoa làm mật - GV hướng dẫn HS: + Viết chữ hoa O đầu câu + Cách nối chữ hoa và chữ thường: + Độ cao của các chữ cái. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết một con chữ o. - GV cho HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học - Quan sát - Lắng nghe - HS quan sát - HS tập viết chữ hoa O trên bảng con, vở theo hướng dẫn - HS viết chữ hoa O ( cỡ chũ vừa và cỡ chữ nhỏ) vào vở tập viết 2, tập 1. - HS nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng - HS lắng nghe - HS theo dõi Ong chăm chỉ tìm hoa làm mât. - Cả lớp viết vào vở tập viết. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. - HS để vở lên bàn giáo viên nhận xét. - HS trả lời - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................. Tiếng Việt Tiết 143 : Bài 27: MẸ (TIẾT 4) NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết trao đổi về nội dung của VB và các chi tiết trong tranh. - Nghe hiểu câu chuyện Sự tích cây vú sữa; nhận biết các sự việc trong câu chuyện Sự tích cây vú sữa qua tranh minh hoạ - Biết dựa vào tranh kể lại được 1 – 2 đoạn (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể). 2. Năng lực: - Hình thành và phát triển năng lực văn học; có khả năng quan sát các sự vật xung quanh; biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh kể chuyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá kiến thức: * Hoạt động 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng t ... viết sai, - HS nghe – viết bài vào vở. - Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có). - Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có). - HS quan sát bài viết đẹp của bạn. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS xác định yêu cầu bài: Viết địa chỉ nhà mình - HS làm bài tập. - HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. - HS và GV nhận xét. - Cả lớp đọc thầm theo - HS làm bài tập - 1-2 HS lên bảng làm - HS nhận xét - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - HS làm bài tập theo cặp. - HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. - HS nhận xét. - HS nêu nội dung đã học. - HS lắng nghe. - HS nêu cảm nhận của mình. - HS lắng nghe. Tiếng Việt Tiết 148: BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ (TIẾT 4) LUYỆN TẬP: MRVT- TÌNH CẢM DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN, DẤU CHẤM HỎI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết phát triển vốn từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình, từ chỉ tính cách. - Biết sử dụng dấu câu ( dấu chấm, chấm than và dấu chấm hỏi) 2. Về năng lực: -Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật trong bài văn); phát triển năng lực quan sát (thấy được những tình cảm bố mẹ dành cho con cái) có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. - Biết sử dụng dấu câu phù hợp. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. - Biết nói năng và có cử chỉ lễ phép với bố mẹ và người lớn tuổi; Biết trân trọng tình cảm gia đình, thêm yêu bố mẹ và có hành động đơn giản thể hiện tình cảm với bố mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh , phiếu BT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát. - GV hỏi: Tình cảm của bạn nhỏ đối với bà như thế nào? - GV kết nối vào bài mới. 2. Khám phá kết nối: * Hoạt động 1. Làm bài tập 1 Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình - GV nêu bài tập. - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2. - GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV và HS thống nhất đáp án. (Các từ ngữ đó là: chăm sóc. Yêu thương, quan tâm, kính trọng). Sau khi đã hoàn thành bài tập, GV có thể cho HS chia sẻ trải nghiệm hoặc suy nghĩ của các em về các từ ngữ tìm được. - GV và HS nhận xét, bổ sung. - GV và cả lớp nhận xét. thống nhất kết quả. Hoạt động 2. Làm bài tập 2 Tìm từ ngữ bạn nhỏ nói về tính cách của bố mình. - GV nêu bài tập. - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS cùng nhau quan sát đoạn văn, thảo luận nhóm tìm những từ ngữ nói về tính cách của người bố. - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - GV và HS thống nhất đáp án. (Các từ ngữ đó là: kiên nhẫn, vui tính, nghiêm khắc và dễ tha thứ). - Nếu còn thời gian, GV có thể hỏi HS xem các em về tính cách của bố mình Hoạt động 3. Làm bài tập 3 Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than thay cho ô vuông. - GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập. - GV hướng dẫn HS làm mẫu: + Câu này người bố nói ra để làm gì? + Câu dùng dấu gì? - GV YCHS làm vào vở. - GV và HS nhận xét, chốt Bố:- Nam ơi!Con hãy đặt một câu có từ “ đường” nhé! Con:- Bố em đang uống cà phê. Bố:- Thế từ “ đường” đâu? Con:- Dạ, đường có ở trong cốc cà phê rồi ạ. 3. Củng cố - GV tổng kết, đánh giá. + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS. - HS hát và vận động theo bài hát: Cháu yêu bà lắm - HS trả lời: Cháu yêu bà - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - HS quan sát các từ ngữ trong SHS và thảo luận tìm các từ ngữ chỉ tình cảm. - Đại diện các nhóm trả lời. - HS xác định yêu cầu bài. - HS làm việc nhóm (nhóm 2), quan sát và tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong tính cách con người - Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp. - HS nhận xét, góp ý. - HS chia sẻ - HS làm mẫu trường hợp đàu tiên. + Câu này người bố nói ra để gọi Nam + Dấu chấm than. - HS làm VBT - 1-2 HS trình bày kết quả - Nhận xét - HS lắng nghe. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích). - HS lắng nghe. Tiếng Việt Tiết 149: BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ (TIẾT 5) LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ TÌNH CẢM CỦA MÌNH VỚI NGƯỜI THÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Phát triển vốn từ chỉ tình cảm. - Viết được một đoạn văn ngắn kể về tình cảm của mình với người thân. 2. Năng lực: - Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật trong bài văn); phát triển năng lực quan sát (thấy được những tình cảm bố mẹ dành cho con cái) có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 3. Phẩm chất: - Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. - Biết nói năng và có cử chỉ lễ phép với bố mẹ và người lớn tuổi; Biết trân trọng tình cảm gia đình, thêm yêu bố mẹ và có hành động đơn giản thể hiện tình cảm với bố mẹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Khởi động: - Gv cho HS hát múa vận động theo nhạc - GV nhận xét, giới thiệu và dẫn dắt bài mới 2. Khám phá kiến thức: * Hoạt động 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. - Cho HS đọc nối tiếp câu - HS làm việc nhóm đôi, tìm câu trả lời - GV và HS nhận xét, chốt a. Kể về mẹ b. Được ai khen, tôi nghĩ ngay đến mẹ; Tôi rất yêu mẹ tôi. c. Vì bạn nhỏ nhận ra tình cảm mà mẹ dành cho mình. * Hoạt động 2. Viết 3 -4 câu thể hiện tình cảm của em đối với người thân. - GV nêu bài tập. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2, trao đổi cho bạn bên cạnh dựa theo gợi ý. - GV quan sát giúp đõ HS yếu. - GV nhận xét, đánh giá và trưng bày một số bài viết mẫu. (VD: Em rất yêu và kính trọng bố vì bố em rất tuyệt vời; em rất yêu bà vì bà chăm sóc em, hay kể chuyện cho em nghe.vì đối với em bà là người gần gũi nhất. Em có thể nói chuyện với bà về những chuyện ở trường, ở lớp...) 3. Củng cố, dặn dò: + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - HS hát múa theo nhạc - Lắng nghe - HS đọc nối tiếp - HS trao đổi theo nhóm - Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp. - HS nhận xét, góp ý. - HS xác định yêu cầu bài: 3 -4 câu thể hiện tình cảm của em đối với người thân. - HS làm việc nhóm 2 - 2 HS lên trả lời trước lớp. - HS, GV nhận xét và chữa lỗi cho HS. - HS làm bài vào vở. - 2-3 HS đọc bài làm của mình trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS quan sát và lắng nghe. - HS nêu nội dung đã học. - HS lắng nghe. - HS nêu cảm nhận của mình. - HS lắng nghe. Tiếng Việt Tiết 150: BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ (TIẾT 6) ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Tự tìm đọc được một bài thơ hoặc câu chuyện về tình cảm của bố mẹ với các con; chia sẻ với mọi người về bài thơ, câu chuyện đó. - Đọc đúng, rõ ràng bài đọc mở rộng về trường học do GV hoặc HS chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. - Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh. - Cảm nhận được tình cảm của người thân trong gia đình 2. Về năng lực: - Hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ): - Tự tìm đọc một câu chuyện về tình cảm của bố mẹ với các con. - Chia sẻ với cô giáo, các bạn về một nhân vật trong câu chuyện mà em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin. 3. Phẩm chất: - Hình thành và phát triển phẩm chất: Chăm chỉ (Chăm học đọc sách) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi vận động - GV giới thiệu dẫn dắt bài mới 2. Khám phá kết nối: Hoạt động 1:Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện về tình cảm gia đình. Nói với các bạn tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả. (Trong buổi học trước, HS được giao nhiệm vụ tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp.) - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng. Hoạt động 2: Chia sẻ với các bạn cảm xúc của em về bài thơ, câu chuyện đó. - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng. - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính: + Đọc - hiểu nội dung bài Trò chơi của bố. + Luyện tập về từ ngữ chỉ đặc điểm ( từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình). + Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả. Viết đoạn văn nói về tình cảm với người thân. 3. Củng cố, dặn dò - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - HS chơi trò chơi Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về tình cảm gia đình. Nói với các bạn tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả. - HS đọc nội dung hoạt động mở rộng. - HS làm việc nhóm (nhóm 2) trao đổi về từng nội dung. + Nói tên bài thơ đã tìm được. + Nói tên tác giả bài thơ đó. - HS đọc nội dung hoạt động mở rộng. - HS làm việc nhóm (2 nhóm) đọc một số câu thơ mà em thích cho các bạn nghe. - HS nêu nội dung đã học. - HS lắng nghe. - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: