Giáo án Tiếng việt 2 tuần 9, 10 - Trường TH Ngô Thất Sơn

Giáo án Tiếng việt 2 tuần 9, 10 - Trường TH Ngô Thất Sơn

Tập đọc.

 ÔN TẬP (Tiết 1).

I. Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- HS đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / 1phút).

- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 02 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.

- Bước đầu thuộc lòng bảng chữ cái (BT2).

- Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3), (BT4).

- Thuộc bảng chữ cái (HS khá giỏi).

 

doc 29 trang Người đăng duongtran Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt 2 tuần 9, 10 - Trường TH Ngô Thất Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
Ngày dạy: Thứ	
	Tập đọc.
	ÔN TẬP (Tiết 1).
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
HS đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / 1phút). 
Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 02 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
Bước đầu thuộc lòng bảng chữ cái (BT2).
Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3), (BT4).
Thuộc bảng chữ cái (HS khá giỏi).
2. Kỹ năng:
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Phát âm đúng những tiếng khó.
Hiểu ND chính của từng đoạn, trả lời được các câu hỏi trong SGK. Đọc thuộc lòng từ 01 – 02 khổ thơ.
Tìm được từ chỉ sự vật: từ chỉ cây cối, từ chỉ người, từ chỉ đồ vật, từ chỉ con vật.
Đọc thuộc bảng chữ cái (HS khá giỏi).
3. Thái độ:
GDHS siêng năng học tập.
II. Chuẩn bị: 
Phiếu ghi tên sẵn các bài TĐ và HTL đã học. Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi BT3, 4.
Hình thức tổ chức:
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN (5)
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Bài mới: 
Giới thiệu: Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn luyện TĐ và HTL.
Cho HS lên bốc thăm bài TĐ và HTL.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
GV ghi điểm trực tiếp từng HS.
*Chú ý: Đọc đúng tiếng, đúng từ: 7 điểm.
Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc đúng yêu cầu:1 điểm.
Đạt tốc độ đọc: 1 điểm.
Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm.
Những HS không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện đọc lại và kiểm tra trong tiết học sau.
Hoạt động 2: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
Gọi 1 HS khá đọc thuộc.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái. ( 3 HS đọc nối tiếp từ đầu đến hết bảng chữ cái)
Gọi 2 HS đọc lại.
Hoạt động 3: Oân tập về từ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 4 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm vào giấy nháp.(4 nhóm cùng hoạt động, tìm thêm các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối vào đúng cột.)
Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia nhóm và phát giấy có sẵn bảng như BT3 cho từng nhóm.
Gọi từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung từ của nhóm bạn.
Tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực.
*Ví dụ:
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Bạn bè, Hùng, bố, mẹ, anh, chị
Bàn, xe đạp, ghế, sách vở
Thỏ, mèo, chó, gà, ..
Chuối, mít, cây chanh, ..
4. Củng cố:
– GDTT:
Nhận xét.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Oân tập (tiết 02).
HS: SGK, vở.
ÔN TẬP (Tiết 2).
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
HS đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / 1phút). 
Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 02 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
Biết đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì? (BT2).
Biết xếp tên riêng người theo đúng thứ tự bảng chữ cái (BT3).
2. Kỹ năng:
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Phát âm đúng những tiếng khó.
Hiểu ND chính của từng đoạn, trả lời được các câu hỏi trong SGK. Đọc thuộc lòng từ 01 – 02 khổ thơ.
Biết đặt câu có cụm từ “Ai là gì?”.
Biết viết tên riêng chỉ người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
3. Thái độ:
GDHS siêng năng học tập, chăm đọc bài, nói và viết phải thành câu.
II. Chuẩn bị:
Phiếu ghi tên các bài TĐ. Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT2.
Hình thức tổ chức:
– Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu : Nêu mục tiêu tiết học.
Nội dung :
Hoạt động 1: Ôn luyện TĐ và HTL.
Cho HS lên bốc thăm bài TĐ và HTL.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
GV ghi điểm trực tiếp từng HS.
*Chú ý: Đọc đúng tiếng, đúng từ: 7 điểm.
Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc đúng yêu cầu:1 điểm.
Đạt tốc độ đọc: 1 điểm.
Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm.
Những HS không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện đọc lại và kiểm tra trong tiết học sau.
Hoạt động 2: Ôn luyện đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?
Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT3.
Treo bảng phụ ghi sẵn BT2.
Gọi 2 HS khá đặt câu theo mẫu.
Gọi 2 –3 HS dưới lớp nói câu của mình. Chỉnh sửa cho các em.
Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
Hoạt động 3: Ôn tập về xếp tên người theo bảng chữ cái.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT3.
01 HS đọc tên bài tập đọc của tuần 7 vàbài tập đọc tuần 8 (kèm số trang).
GV yêu cầu HS thảo luận (6).
Mời nhóm trình bày kết quả TLN.
GV ghi lên bảng: Dũng, Khánh (Tuần 7). Minh, Nam, An.
Tổ chức cho HS thi xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.
Các nhóm thi đua với nhau, sau 03 phút GV và các thư kí thu kết quả, nhóm nào có nhiều bạn làm đúng hơn là nhóm thắng cuộc.
An, Dũng - Khánh, Minh, Nam.
* GV chốt ý đúng.
4. Củng cố:
•GDTT:
Nhận xét:
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 3).
HS: SGK, vở.
* Rút kinh nghiệm :	
Ngày dạy: Thứ	
Kể chuyện.
ÔN TẬP (Tiết 3).
I. Yêu cầu: 
1. Kiến thức:
HS đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / 1phút). 
Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 02 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
Biết tìm từ chỉ hoạt động của người và vật và đặt câu nói về sự vật (BT2, BT3).
2. Kỹ năng:
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Phát âm đúng những tiếng khó.
Hiểu ND chính của từng đoạn, trả lời được các câu hỏi trong SGK. Đọc thuộc lòng từ 01 – 02 khổ thơ.
Đọc bài TĐ “Làm việc thật là vui” tìm được từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người (Trang 16).
3. Thái độ:
– GDHS siêng năng học tập, chăm đọc bài, biết yêu thương con vật.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập đọc “Làm việc thật là vui”.
Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
* Hình thức tổ chức:
– Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN.
III Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Bài mới : 
Giới thiệu: Nêu yêu cầu tiết học.
Nội dung:
Hoạt động 1: Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Cho HS lên bốc thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
GV ghi điểm từng HS.
* Chú ý:
Đọc đúng tiếng, đúng từ: 7 điểm.
Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc đúng yêu cầu:1 điểm.
Đạt tốc độ đọc: 1 điểm.
TLCH đúng: 1 điểm.
Với những HS không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện lại và kiểm tra trong tiết học sau.
Hoạt động 2: Oân luyện từ về chỉ hoạt động của người và vật.
Bài 2: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài Làm việc thật là vui. (HS TLN).
Treo bảng phụ có chép sẵn bài Làm việc thật là vui.
Từ chỉ sự vật, chỉ người.
Từ chỉ hoạt động.
- Đồng hồ
- Gà trống.
- Tu hú
- Chim.
- Cành đào.
- Bé.
Báo phút, báo giờ.
Gáy vang òóo, báo trời sáng
Kêu tu hú, tu hú, báo mùa vải chín
Bắt sâu, bảo vệ mùa màng.
Nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ.
Đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
GV ghi điểm HS.
Hoạt động 3: Oân tập về đặt câu kể về một con vật, đồ vật, cây cối.
Bài 3:
HS đọc yêu cầu bài tập. (Làm vào vở).
 HS 1: Con chó nhà em trông nhà rất tốt.
 HS 2: Bóng đèn chiếu sáng suốt đêm.
 HS 3: Cây mít đang nở hoa.
 HS 4: Bông hoa cúc bắt đầu tàn.
Gọi HS đọc câu của mình. (HS nối tiếp nhau trình bày).
4. Củng cố:
– GDHS:
Nhận xét:
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Tiết 4.
HS: Vở, sgk.
* Rút kinh nghiệm : 	
Ngày dạy: Thứ	
CHÍNH TẢ.
ÔN TẬP (Tiết 4).
I. Yêu cầu: 
1. Kiến thức:
HS đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / 1phút). 
Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về ND bài tập đọc. Thuộc khoảng 02 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài CT Cân voi (BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ / 15 phút.
Tìm được từ mới: Thuyền. Viết đúng tên riêng chỉ người. (HS khá, giỏi)
2. Kỹ năng:
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Phát âm đúng những tiếng khó.
Hiểu ND chính của từng đoạn, trả lời được các câu hỏi trong SGK. Đọc thuộc lòng từ 01 – 02 khổ thơ.
HS cần viết đúng: Trung Hoa, Lương, xuống thuyền, mức.
HS hiểu nghĩa từ ngữ mới. Viết đúng tên riêng chỉ người. (HS khá, giỏi)
3. Thái độ:
– GDHS siêng năng học tập, chăm đọc bài, viết bài nhiều để không sai lỗi chính tả.
II. Chuẩn bị:
GV: Phiếu ghi tên các bài TĐ. Bảng phụ chép sẵn đoạn văn Cân voi.
* Hình thức tổ chức:
– Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu: Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
Nội dung:
Hoạt động 1: Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Cho HS lên bốc thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
GV ghi điểm trực tiếp từng HS.
* Chú ý:
Đọc đúng tiếng, đ ... u thiếp cho người thân vào sinh nhật, ngày lễ, Như vậy tình cảm giữa mọi người sẽ gắn bó thân thiết.
Chuẩn bị bài: Bà cháu.
HS: Sgk, vở.
Rút kinh nghiệm:	
Ngày dạy: Thứ	
	Luyện từ và câu.
	TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT1, BT2); xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào 02 nhóm họ nội, họ ngoại (BT3).
Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT4).
Biết được ông nội, bà nội là người đã sinh ra bố. Ông ngoại, bà ngoại là người đã sinh ra mẹ. (HS khá, giỏi.)
2. Kỹ năng:
Nói, viết được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT1, BT2); xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào 02 nhóm họ nội, họ ngoại (BT3).
Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT4).
Biết được ông nội, bà nội là người đã sinh ra bố. Ông ngoại, bà ngoại là người đã sinh ra mẹ. (HS khá, giỏi.)
3. Thái độ:
GDHS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
GV: Giấy khổ to: 04 tờ, bút dạ (hoặc có thể chia bảng làm 4 phần bằng nhau), bảng phụ ghi nội dung bài tập 4.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập.
HS nêu theo mẫu câu: Ai (con gì, cái gì) là gì?
Tìm từ chỉ hoạt động của HS.
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Trong giờ học luyện từ và câu tuần này các em sẽ được củng cố, mở rộng và hệ thống hoá các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. Sau đó, rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài. (HS làm việc theo nhóm)
Yêu cầu HS mở sách, bài tập đọc Sáng kiến của bé Hà, đọc thầm và gạch chân các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. 
Nêu các tư: Bố, con, ông, bà, mẹ, cô, chú, cụ già, con cháu, cháu.
GV ghi bảng và cho HS đọc lại các từ này.
Bài 2: Gọi HS nêu miệng.
HS nối tiếp nhau kể, mỗi HS chỉ cần nói 1 từ.
Các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng: Thím, cậu, bác, dì, mợ, con dâu, con rể, chắt, chút, chít
Bài 3: HS làm bài vào vở.
Họ nội là những người có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ?)
Họ ngoại là những người có quan hệ ruột thịt với bố hay với mẹ?)
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó một số em đọc bài làm của mình. 
Họ ngoại
Họ nội
Oâng ngoại, bà ngoại, dì, cậu, mợ, bác
Oâng nội, bà nội, cô, chú, thím, bác,
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
Dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu? (Cuối câu hỏi)
Dấu chấm thường đặt ở đâu? (Đặt dấu chấm khi hết ý trong câu.)
Yêu cầu HS thảo luận, 1 HS làm trên bảng phụ.
4. Củng cố: 
– GDTT:
Nhận xét.
5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Từ ngữ về đồ dùng vàcông việt trong nhà.
HS: Sgk, vở.
Rút kinh nghiệm:	
Ngày dạy: Thứ	
	Tập viết.
	CHỮ HOA H.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
Viết đúng chữ hoa H (01 dòng cỡ vừa và nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (03 lần).
Chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. (HS khá, giỏi.)
2. Kỹ năng:
Viết đúng chữ hoa H (01 dòng cỡ vừa và nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (03 lần). HS viết tương đối đúng mẫu, đều nét.
Chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định, viết sạch, đẹp. (HS khá, giỏi.)
3. Thái độ:
GDHS rèn luyện tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
GV: Chữ mẫu H . Bảng phụ viết cỡ chữ vừa, cỡ chữ nhỏ.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở viết.
Lớp viết chữ : G (cở vừa), G (cở nhỏ)
Lớp viết tiếng : Góp sức(cở nhỏ).
Nhận xét:
3. Bài mới: 
Giới thiệu: Chữ hoa : H
Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa.
+ Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Gắn mẫu chữ H
Đây là chữ hoa gì ? (Chữ hoa H).
Chữ H cao mấy ôli? (5 ôli)
Gồm mấy đường kẻ ngang?( 6 đường kẻ ngang).
Viết bởi mấy nét? (3 nét).
Chữ hoa H gồm 3 nét:
Nét 1: kết hợp 2 nét - cong trái và lượn ngang.
Nét 2: kết hợp 3 nét - khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải.
Nét 3: nét thẳng đứng ( nằm giữa đoạn nối của 2 nét khuyết ).
+ HS viết bảng con chữ hoa H cở vừa, cỡ nhỏ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết tiếng.
+ HS viết tiếng Hai (cỡ chữ vừa, cỡ chữ nhỏ). 
Đây là tiếng gì ?
Tiếng Hai gồm mấy con chữ?
Con chữ nào cao 2,5 dòng ly?
Dấu sắc đặt ở con chữ nào?
GV viết tiếng, vừa viết vừa nói : Nét 1: ĐB
GV yêu cầu HS viết tiếng vào bảng con.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
+ GV treo bảng phụ ghi cụm từ: Hai sương một nắng.
Đây là cụm từ gì ?
Giải nghĩa cụm từ: Cụm từ nói về sự vất vả, đức tính chịu khó, chăm chỉ của người lao động.
Cụm từ gồm mấy tiếng?
Tiếng nào có chứa chữ hoa mới học?
Có con chữ nào chúng ta mới học?
Các tiếng Gồm có con chữ nào ghép với vần nào và thanh gì?
Nêu độ cao các con chữ cái: H, g : 2,5 li
Các con chữ: t cao1,5 ôli.
Các con chữ: s cao 1,25 ôli.
Các con chữ: a, i, n, m, ô, ă, ư, ơ cao 1 ôli.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? (Khoảng chữ cái o).
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở.
GV yêu cầu học sinh viết theo ký hiệu.
Chấm 5-7 tập. 
4. Củng cố:
– GDTT:
Chuẩn bị bài: Chữ hoa I.
HS: Sgk, vở.
Rút kinh nghiệm:	
Ngày dạy: Thứ	
CHÍNH TẢ.
ÔNG VÀ CHÁU.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
Nghe và viết lại chính xác bài thơ Oâng và cháu, trình bày đúng hai khổ thơ.
Làm được BT2, BT3 (a).
HS làm BT3 (b). (HS khá, giỏi)
2. Kỹ năng:
Nghe và viết lại chính xác bài thơ Oâng và cháu. Trình bày đúng hình thức thơ 5 chữ.
Luyện viết dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Làm đúng các BT chính tả phân biệt c/k, l/n
Phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã BT3 (b). (HS khá, giỏi)
3. Thái độ:
GDHS rèn luyện tính cẩn thận. HS rèn chữ, viết sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng ghi nội dung BT3. Bảng phụ, bút dạ.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm bài cũ: Ngày lễ.
Nhận xét:
3. Bài mới: 
Giới thiệu: GV nêu mục tiêu của giờ học và ghi đề bài lên bảng.
Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
Giới thiệu 02 khổ thơ cần viết.
GV đọc 02 khổ thơ 01 lần.
 1 - 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
Khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai là người thắng cuộc? 
Quan sát, nhận xét.
Bài thơ có mấy khổ thơ ? (Có hai khổ thơ).
Mỗi dòng thơ có mấy chữ? (Mỗi dòng có 5 chữ).
Dấu hai chấm được đặt ở câu thơ nào?
Đặt cuối các câu: Cháu vỗ tay hoan hô:
 Bế cháu, ông thủ thỉ:
Dấu ngoặc kép có ở các câu thơ nào?
Câu: “Ông thua cháu, ông nhỉ!”
 “Cháu khoẻ  rạng sáng”.
Lời nói của ông bà và cháu đều được đặt trong ngoặc kép.
Viết chính tả.
HD viết vào vở.
Để viết, trình bày đẹp, các em cần viết bài thơ vào giữa trang giấy, nghĩa là lùi vào khoảng 3 ôli so với lề vở.
GV đọc bài, mỗi dòng thơ đọc 3 lần.
HS soát lỗi.
GV đọc lại toàn bài. HS chữa lỗi.
Hoạt động 2: HD luyện tập.
Bài 2: HS TLN.
VD: càng, căng, cũng, củng, cảng, cá, co, con, cò, công, cống, cam, cảm,  ke, kẻ, kẽ, ken, kèn, kén, kém, kiếm, kí, kiếng, kiểng, 
Bài 3: (a) / 85. HS làm vào vở.
4. Củng cố: 
Nhận xét.
HS về nhà viết lại các lỗi sai, chú ý các trường hợp chính tả cần phân biệt.
Chuẩn bị bài: Bà cháu.
HS: Sgk, vở.
Rút kinh nghiệm:	
Ngày dạy: Thứ	
TẬP LÀM VĂN.
KỂ VỀ NGƯỜI THÂN.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
Viết được một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
2. Kỹ năng:
Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
Viết được một đoạn văn ngắn từ 3 à 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
3. Thái độ:
GDHS rèn luyện tính cẩn thận. HS nói và viết phải thành câu. Yêu quý và kính trọng ông bà.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng ghi các câu hỏi BT1.
* Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập.
Nói vài câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác.
Nói theo mẫu câu: Khẳng định, phủ định.
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu: GV nêu yêu cầu bài học.
Nội dung:
Hoạt động 1: Kể về ông bà, người thân.
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Gọi 1 HS làm bài mẫu. GV hỏi từng câu cho HS trả lời.
Trả lời. ï: Ông của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ông rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học hành.
Yêu cầu HS làm việc theo cặp. ( Từng cặp HS hỏi – đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.)
Gọi HS trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em. (Một số HS trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.)
Hoạt động 2: Viết về ông bà, người thân.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS viết vào Vở. Chú ý HS viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm, chữ cái đầu câu viết hoa.
4. Củng cố:
GDTT:
Nhận xét:
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Chia buồn , an ủi.
HS: Sgk, vở.
* Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docT. 09.T10.doc