Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 28 đến 31 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 28 đến 31 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc rành mạch toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cumk từ rõ ý.

 - Hiểu câu chuyện Kho báu.

II. Khởi động:

Trò chơi “Trời nắng, trời mưa”.

Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.

III. Hoạt động cơ bản:

Hoạt động 1: Luyện đọc

 Việc 1: Nghe cô đọc câu chuyện Kho báu. (cả lớp)

 Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cặp đôi)

 Việc 3: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp)

+ Đọc từ ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, hão huyền

+ Đọc câu:

Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi mặt trời đã lặn.//

Hết mùa./ hai người con lại ra công đào bới / mà vẫn không tìm được gì. //

 Việc 4: Đọc nối tiếp câu cả lớp

Việc 5: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm

Việc 6: Thi đọc đoạn trước lớp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

 Việc 1: Đọc thầm bài và TLCH cá nhân trong SGK (tr.61)

 Việc 2: Chia sẻ trong nhóm

 Việc 3: Chia sẻ trả lời câu hỏi trước lớp

 

docx 30 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 2 - Tuần 28 đến 31 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
(Từ ngày 1/4 - 5/ 4 /2019)
Tập đọc:
Bài: KHO BÁU (2 tiết)
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc rành mạch toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cumk từ rõ ý.
 - Hiểu câu chuyện Kho báu.
II. Khởi động:
Trò chơi “Trời nắng, trời mưa”.
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Việc 1: Nghe cô đọc câu chuyện Kho báu. (cả lớp)
	Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cặp đôi)
	Việc 3: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp) 
+ Đọc từ ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, hão huyền
+ Đọc câu: 
Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi mặt trời đã lặn.//
Hết mùa./ hai người con lại ra công đào bới / mà vẫn không tìm được gì. //
	Việc 4: Đọc nối tiếp câu cả lớp 	
Việc 5: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
Việc 6: Thi đọc đoạn trước lớp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
	Việc 1: Đọc thầm bài và TLCH cá nhân trong SGK (tr.61) 
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
 Việc 3: Chia sẻ trả lời câu hỏi trước lớp
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
	Việc 1: Đọc đoạn, bài. (nhóm)
	Việc 2: Thi đọc đoạn, toàn bài trước lớp (cá nhân, nhóm)
IV. Hoạt động ứng dụng:
 + Luyện đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
Kể chuyện:
Bài: KHO BÁU 
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ya cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II. Khởi động:
Hát( tự chọn)
 Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Dựa theo các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu.
	Việc 1: Thực hiện cá nhân.
	Việc 2: Chia sẻ cùng bạn
Việc 3: Thi kể từng đoạn trước lớp 
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Việc 1: Thực hiện cá nhân
Việc 2: Thi kể trước lớp 
III. Hoạt động ứng dụng:
	Kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe.
Chính tả (Nghe - viết):
Bài: KHO BÁU 
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Viết đúng các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l / n ; các từ ngữ chứa tiếng có vần ua/ ươ, ên/ ênh.
II. Khởi động:
 Trò chơi: “Bàn tay kì diệu” 
 Em ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Nghe - viết đoạn văn
 Việc 1: Nghe GV đọc đoạn văn sẽ viết (cả lớp)
 Việc 2: Trả lời câu hỏi: (CN - N2 - cả lớp)
	+ Nội dung của đoạn văn là gì ?
	+ Những từ ngữ nào cho bạn thấy họ rất cần cù ?
 + Đoạn văn có mấy câu ? Trong đoạn văn hững dấu câu nào được sử dụng?
	+ Những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
 Việc 3: Nghe cô đọc viết vào bảng con từ khó: cuốc bẫm, trở về, gà gáy, gặt.
 Việc 4: Nghe cô đọc viết đoạn văn vào vở ô li
 Việc 5: Đổi chéo vở soát lỗi
Hoạt động 2: Làm bài tập 2, 3(a) tr.85
	Việc 1: Làm bài cá nhân.
 Việc 2: Chia sẻ cùng bạn trong nhóm
	Việc 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Làm bài 3(b) vào vở SGK tr.85. Viết lại những chữ em viết sai ở nhà.
Tập đọc:
Bài: CÂY DỪA
I. Mục tiêu:
 - Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
 - Đọc và hiểu bài Cây dừa.
II. Khởi động:
Trò chơi: “Chuyền thư” và ôn bài Đọc và trả lời câu hỏi bài Kho báu
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Việc 1: Nghe cô đọc bài Cây dừa. (cả lớp)
	Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cặp đôi)
	Việc 3: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp) 
+ Đọc từ ngữ: tỏa, bạc phếch, chiếc lược, hũ rượu, đủng đỉnh.
 	+ Đọc câu: 
 Cây dừa xanh / tỏa nhiều tàu, /
Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng.//
 Thân dừa / bạc phếch tháng năm,/
Quả dừa / - đàn lợi con nằm trên cao.//
	Việc 4: Đọc nối tiếp câu cả lớp 	(mỗi bạn đọc 1 dòng thơ)
Việc 5: Đọc nối tiếp 1 bạn 1 khổ thơ trong nhóm 
Việc 6: Đọc đoạn trước lớp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
	Việc 1: Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi cá nhân trong SGK (tr.88) 
	Việc 2: Chia sẻ trả lời câu hỏi trong nhóm
 Việc 3: Cùng cô chia sẻ trả lời câu hỏi trước lớp.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
	Việc 1: Đọc cá nhân
	Việc 2: Thi đọc toàn bài trước lớp 
IV. Hoạt động ứng dụng:
Đọc thuộc bài thơ cho người thân nghe.
Luyện từ và câu:
Bài: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI
	ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số từ ngữ về cây cối ( BT1) 
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ? ( BT2) 
- Điền đúng dấu chấm dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống. (BT 3)
II. Khởi động:
Trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng” - Nói với bạn về loài cây mình biết.
	+ Đó là cây gì ? 
+ Cây trồng ở đâu ? 
+ Cây có lợi ích gì ?
Ghi tên bài vào vở đọc và mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Bài tập 1. (tr.87) Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
	Việc 1: Chia lớp thành 7 nhóm. 
Việc 2: Các nhóm thi điền các loại cây mà mình biết theo bảng sau. nhóm nào đúng, nhanh nhiều từ là thắng cuộc.
Số thứ tự
Nhóm cây
Tên cây
1
Cây lương thực, thực phẩm
M: lúa, 
2
Cây ăn quả
M: cam, 
3
Cây lấy gỗ
M: xoài, 
4
Cây bóng mát
M: bàng, 
5
Cây hoa
M: cúc, 
Việc 3: Chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 2: (Bài 2 tr. 87) Dựa vào kế quả bài 1 thay nhau hỏi - đáp theo mẫu.
	M: Người ta trồng cây cam để làm gì ?
	 Người ta trồng cây cam để ăn quả.
	Việc 1: Làm bài cá nhân.
	Việc 2: Em cùng bạn bên cạnh thay nhau hỏi - đáp.
	Việc 3: Chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 2: (Bài 3 tr. 87) Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ?
	Việc 1: Làm bài cá nhân.
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.
	Việc 3: Chia sẻ trước lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
 Ghi lại tên các loại cây nhà em có hoặc thôn xóm em có. 
Tập viết:
Bài: CHỮ HOA Y
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa Y ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Vượt ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Vượt suối băng rừng ( 3 lần )
II. Khởi động:
Hát bài - Viết chữ hoa V vào bảng con.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Viết chữ hoa Y (cả lớp)
	Việc 1: Quan sát cô viết mẫu và nghe nêu quy trình viết chữ.
	Việc 2: Viết chữ hoa Y vào bảng con.
 Việc 3: Viết chữ Yêu vào bảng con.
Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng: Yêu lũy tre làng. (Cả lớp)
	Việc 1: Nghe cô giải thích câu Yêu lũy tre làng.
	Việc 2: Quan sát và nghe cô viết mẫu và nêu quy trình viết câu ứng dụng.
Hoạt động 3: Viết vào vở Tập viết 2 (Tập 2) (Cả lớp)
	Việc 1: Em viết vào vở Tập viết 2 (Tập 2)
	Việc 2: Bình chọn bài viết đẹp trong nhóm, cả lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Luyện viết thêm chữ hoa V, Y ở nhà.
Chính tả (Nghe - viết):
Bài: CÂY DỪA
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. Viết đúng các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s / x ; các từ chứa tiếng có vần in / inh.
II. Khởi động:
Trò chơi: “Cá nhảy” + Làm bài tập 3b tr.85
Viết tên bài vào vở - Đọc mục tiêu
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Nghe - viết đoạn thơ
	Việc 1: Nghe đọc đoạn thơ sẽ viết (cả lớp)
	Việc 2: Trả lời câu hỏi: (CN - N2 - cả lớp)
	+ Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa ? 
	+ Các bộ phận đó được so sánh với những gì ?
	+ Đoạn thơ có mấy dòng ? Dòng thứ nhất có mấy tiếng ?
	+ Dòng thứ hai có mấy tiếng ?
 Việc 3: Nghe cô đọc - viết vào bảng con từ khó: dang tay, bạc phếch,chải, hũ
 rượu
 Việc 4: Nghe cô đọc viết đoạn thơ vào vở ô li
 Việc 5: Đổi chéo vở soát lỗi
Hoạt động 2: Làm bài tập 2(b), 3 tr.89 
	Việc 1: Cá nhân thực hiện
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
	Việc 3: Chia sẻ bài trước lớp
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Làm bài 2(a) tr.89 ở nhà.
Tập làm văn:
Bài: ĐÁP LỜI CHIA VUI. TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
 - Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể ( BT1).
 - Đọc và trả lời các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2); viết được các câu trả lời cho một phần BT2 (BT3) .
II. Khởi động:
Trò chơi Thi kể những cây ăn quả mình biết. 
+ Tên cây là gì ? 
+ Quả màu gì ? 
+ Quả có mùi vị như thế nào ?
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu.
III. Hoạt động cơ bản: làm bài tr.66, 67
Hoạt động 1: Bài 1: Đóng vai Nói và đáp lời chia vui.
 	Việc 1: Làm việc cá nhân
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.
	Việc 3: Chia sẻ trước lớp
Hoạt động 2: Bài 2: Làm việc nhóm 6
 	Việc 1: Em làm bài cá nhân.
	Việc 2: Chia sẻ cùng bạn. 
	Việc 3: Chia sẻ trước lớp
Hoạt động 3: Bài 3: Em viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập 2).
Việc 1: Em làm bài cá nhân.
	Việc 2: Chia sẻ cùng bạn. 
	Việc 3: Chia sẻ trước lớp
 IV. Hoạt động ứng dụng:
	Đọc lại của trường, lớp em cho người thân nghe.
TUẦN 29
(Từ ngày 8/4/2019 - 12/4 /2019)
Tập đọc:
Bài: NHỮNG QUẢ ĐÀO (2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Đọc và hiểu câu chuyện Những quả đào.
II. Khởi động:
Trò chơi “Cá bơi, cá nhảy” - đọc thuộc lòng 8 dòng thơ đầu và trả lời câu hỏi bài Cây dừa
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Luyện đọc
Việc 1: Nghe cô đọc câu chuyện Những quả đào. (cả lớp)
Việc 2: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cặp đôi)
Việc 3: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp) 
+ Đọc từ ngữ: hài lòng, trồng, tiếc rẻ, khăn trải bàn, giường .
+ Đọc câu: 
	 - Đào có vị rất ngon / và có mùi thật là thơm. // Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò. // Chẳng bao lâu, / nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, / ông nhỉ ? //
Việc 4: Đọc nối tiếp câu cả lớp 	
Việc 5: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
Việc 6: Thi đọc đoạn trước lớp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Đọc thầm bài và TLCH cá nhân trong SGK (tr.92) 
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Việc 3: Chia sẻ trả lời câu hỏi trước lớp
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
	Việc 1: Đọc đoạn, bài. (nhóm)
	Việc 2: Thi đọc đoạn, toàn bài trước lớp (cá nhân, nhóm)
IV. Hoạt động ứng dụng:
 + Luyện đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
Kể chuyện:
Bài: NHỮNG QUẢ ĐÀO
I. Mục tiêu:
- Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc 1 câu (BT 1).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT 2)
II. Khởi động:
Trò chơi: “Bắt tên” - ôn bài kể lại câu chuyện Kho báu.
 Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Em tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện Những quả đào bằng một cụm từ hoặc một câu.
	Việc 1: Thực hiện cá nhân.
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Hoạt động 2: Em dựa vào kết quả bài tập 1, kể lại từng đoạn.
Việc 1: Chia đoạn
Việc 2: Mỗi em kể một đoạn, nối tiếp nhau đến hết câu chuy ... hứ hai có mấy tiếng ?
	+ Đoạn thơ thuộc thể thơ nào ? Khi viết cần chú ý điều gì ?
	+ Đoạn thơ có những chữ nào được viết hoa ? Vì sao ?
 Việc 3: Nghe cô đọc - viết vào bảng con từ khó: bâng khuâng, vầng chán, ngẩn ngơ.
 Việc 4: Nghe cô đọc viết bài thơ vào vở ô li
 Việc 5: Đổi chéo vở soát lỗi
Hoạt động 2: Làm bài tập 2 tr.106
	Việc 1: Cá nhân làm trong phiếu bài tập
	Việc 2: Chia sẻ bài trong nhóm
	Việc 3: Chia sẻ bài trước lớp
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Làm bài 3 tr.106 ở nhà.
Tập làm văn:
Bài: NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
 - Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở bài tập 1(BT 2)
II. Khởi động:
Thảo luận để trả lời những câu hỏi sau:
+ Ngày sinh của Bác Hồ là ngày nào ?
+ Hằng năm trường bạn có những hoạt động gì để kỉ niệm ngày sinh của Bác ?
+ Bạn sẽ làm gì để xứng đáng với tình cảm mà Bác Hồ dành cho thiếu nhi ?
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Bài 1 tr.106
 	Việc 1: Nghe cô kể chuyện Qua suối
Việc 2: Em trả lời câu hỏi tr.106
	Việc 3: Chia sẻ cùng bạn bên cạnh.
	Việc 4: Chia sẻ trước lớp
Hoạt động 2: Bài 2 Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1
 	Việc 1: Em viết câu trả lời câu d bài tập 1 vào vở ô li.
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
Việc 3: Chia sẻ trước lớp
 IV. Hoạt động ứng dụng:
	Cùng người thân sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ.
TUẦN 31
(Từ ngày 22/4/2019 - 26/4 /2019)
Tập đọc:
Bài: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (2 tiết)
I. Khởi động:
Hát bài “Cây đa Bác Hồ” - Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Cháu nhớ Bác Hồ.
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
II. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Đọc và hiểu câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Việc 1: Nghe cô đọc câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. (cả lớp)
	Việc 2: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cặp đôi)
	Việc 3: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp) 
+ Đọc từ ngữ: ngoằn ngoèo, thường lệ, chiếc rễ, vòng lá tròn .
+ Đọc câu: 
	 - Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//
	Việc 4: Đọc nối tiếp câu cả lớp 	
Việc 5: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
Việc 6: Thi đọc đoạn trước lớp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
	Việc 1: Đọc thầm bài và TLCH cá nhân trong SGK (tr.108) 
	Việc 2: Chia sẻ trong nhóm
 Việc 3: Chia sẻ trả lời câu hỏi trước lớp (cùng cô)
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
	Việc 1: Đọc đoạn, bài. (nhóm)
	Việc 2: Thi đọc đoạn, toàn bài trước lớp (cá nhân, nhóm)
IV. Hoạt động ứng dụng:
 + Hát cho người thân nghe bài hát về Bác Hồ.
Kể chuyện:
Bài: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I. Khởi động:
Cùng kể chuyện hoặc hát bài hát về Bác Hồ.
 Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
II. Mục tiêu:
- Sắp xếp đúng trình tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Sắp xếp lại trật tự các tranh dưới đây theo đúng diến biến trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
	Việc 1: Thực hiện cá nhân.
	Việc 2: Chia sẻ cùng bạn bên cạnh
	Việc 3: Chia sẻ trong nhóm
Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Việc 1: Thực hiện cá nhân.
Việc 2: Kể trong nhóm
Việc 3: Kể trước lớp 
Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Việc 1: Thực hiện cá nhân.
Việc 2: Kể trước lớp. 
III. Hoạt động ứng dụng:
	Kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe.
Chính tả (Nghe - viết):
Bài: VIỆT NAM CÓ BÁC
I. Khởi động
 Ôn bài: bạn viết bảng con: vệt nắng, kẻ lệch, đoàn kết, thô kệch, con ếch.
 Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
II. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác. Viết đúng các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi; hoặc các từ ngữ có dấu hỏi / dấu ngã.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Nghe - viết đoạn văn
	Việc 1: Nghe GV đọc đoạn văn sẽ viết (cả lớp)
	Việc 2: Trả lời câu hỏi: (CN - N2 - cả lớp)
	+ Bài thơ nói về nội dung gì ? 
	+ Tìm các tên riêng được viết hoa trong bài.
	Việc 3: Nghe cô đọc viết vào bảng con từ khó: non nước, Trường Sơn, 
chung đúc, lục bát.
	Việc 4: Nghe cô đọc viết đoạn văn vào vở ô li
 Việc 5: Đổi chéo vở soát lỗi
Hoạt động 2: Làm bài tập 2, 3(a) (tr.110) 
	Việc 1: Làm bài cá nhân.
 Việc 2: Chia sẻ cùng bạn trong nhóm
	Việc 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Làm bài 3 (b) vào vở SGK tr.110. Viết lại những chữ em viết sai ở nhà.
Tập đọc:
Bài: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. Khởi động:
Hát bài: “Nhớ Bác Hồ” và ôn bài đọc và trả lời câu hỏi bài Chiếc rễ đa tròn.
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu bài học.
II. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi ở các câu văn dài 
 - Đọc và hiểu bài Cây và hoa bên lăng Bác.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Luyện đọc
	Việc 1: Nghe cô đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác. (cả lớp)
	Việc 2: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cặp đôi)
	Việc 3: Nghe cô đọc mẫu rồi đọc theo. (cả lớp) 
+ Đọc từ ngữ: nở lứa đầu, vạn, tuế, khoẻ khoắn, vươn lên, non sông gấm vóc 	+ Đọc câu: 
  Trên bậc tam cấp,/ hoa dạ hương chưa đơm bông,/ nhưng hoa nhài trắng mịn,/ hoa mộc,/ hoa ngâu kết chùm/ đang toả hương ngào ngạt.// 
 Cây và hoa của non sông gấm vóc/ đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng / theo đoàn người vào lăng viếng Bác.//
Việc 4: Đọc nối tiếp câu cả lớp 	
Việc 5: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 
Việc 6: Đọc đoạn trước lớp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
	Việc 1: Em đọc thầm bài và trả lời câu hỏi trong SGK (tr.112) 
	Việc 2: Chia sẻ trả lời câu hỏi trong nhóm
 Việc 3: Cùng cô chia sẻ trả lời câu hỏi trước lớp.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
	Việc 1: Đọc cá nhân
	Việc 2: Thi đọc toàn bài trước lớp 
IV. Hoạt động ứng dụng:
Đọc lại bài cho người thân nghe.
Luyện từ và câu:
Bài: TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Khởi động:
Hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” - Ôn bài
- Tìm từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
- Tìm từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
Ghi tên bài vào vở đọc và mục tiêu bài học.
II. Mục tiêu:
 - Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn ( BT 1); Tìm được một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2).
	- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3)
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Bài tập 1. (tr.112) Thảo luận nhóm
	Việc 1: Thực hiện cá nhân. 
Việc 2: Chia sẻ trong nhóm.
Việc 2: Chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 2: (Bài 2 tr. 112) Trò chơi tiếp sức
	Việc 1: Thực hiện cá nhân.
	Việc 2: Thi tìm từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
	Việc 3: Bình chọn đội thắng.
Hoạt động 3: (Bài 3 tr. 112) 
	Việc 1: Thực hiện cá nhân.
	Việc 2: Chia sẻ cùng bên cạnh.
	Việc 3: Chia sẻ trước lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
 Hát cho người thân nghe bài hát về Bác Hồ. 
Tập viết:
Bài: CHỮ HOA 
I. Khởi động:
Hát bài - Viết chữ hoa vào bảng con.
II. Mục tiêu:
- Viết chữ hoa (cỡ vừa và nhỏ). Câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Viết chữ hoa (cả lớp)
	Việc 1: Quan sát cô viết mẫu và nghe nêu quy trình viết chữ.
	Việc 2: Viết chữ hoa vào bảng con.
 Việc 3: Viết chữ vào bảng con.
Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng: gười ta là hoa đất. (Cả lớp) 
	Việc 1: Nghe cô giải thích câu gười ta là hoa đất .
	Việc 2: Quan sát và nghe cô viết mẫu và nêu quy trình viết câu ứng dụng.
Hoạt động 3: Viết vào vở Tập viết 2 (Tập 2) (Cả lớp)
	Việc 1: Em viết vào vở Tập viết 2 (Tập 2)
	Việc 2: Bình chọn bài viết đẹp trong nhóm, cả lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Luyện viết thêm chữ hoa , ở nhà.
Chính tả (Nghe - viết):
Bài: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. Khởi động:
Nghe viết đúng các từ sau: bay lả, nước lã, tập võ, vỏ cây.
Viết tên bài vào vở - Đọc mục tiêu
II. Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Viết đúng các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi; hoặc các từ ngữ có dấu hỏi / dấu ngã.
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Nghe - viết bài văn
 Việc 1: Nghe đọc bài văn sẽ viết (cả lớp)
 Việc 2: Trả lời câu hỏi: (CN - N2 - cả lớp)
 + Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?
 + Những loài hoa nào được trồng ở đây?
 + Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm chung của chúng là gì ?
 Việc 3: Nghe cô đọc - viết vào bảng con từ khó: Sơn La, khoẻ khoắn, vươn 
lên, Nam Bộ, ngào ngạt, thiêng liêng
 Việc 4: Em cùng bạn trả lời các câu hỏi sau
	+ Bài viết có mấy đoạn, mấy câu?
	+ Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất, bạn hãy đọc to câu văn đó?
	+ Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào?
	+ Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào?
 Việc 5: Nghe cô đọc viết bài thơ vào vở ô li
 Việc 6: Đổi chéo vở soát lỗi
Hoạt động 2: Làm bài tập 2(a) tr.114
Trò chơi: Tìm từ
Chia lớp thành 2 nhóm. 2 trọng tài. 
Mỗi nhóm có một nhóm trưởng cầm cờ. 
Khi BHT đọc yêu cầu nhóm nào phất cờ trước sẽ được trả lời. 
Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm.
Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
IV. Hoạt động ứng dụng:
	Làm bài 2 (b) tr.114 ở nhà. Viết lại chữ viết sai.
Tập làm văn:
Bài: ĐÁP LỜI KHEN NGỢI. TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ
I. Khởi động:
Trò chơi Đi chợ: Kể lại câu chuyện Qua suối - trả lời câu hỏi 
+ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
Ghi tên bài vào vở rồi đọc mục tiêu.
II. Mục tiêu:
 - Đáp lại lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1); Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác (BT 2).
 - Viết được và câu ngắn về ảnh Bác Hồ (BT 3).
III. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Bài 1 tr.114
 	Việc 1: Thực hiện cá nhân
Việc 2: Chia sẻ cùng bạn bên cạnh
	Việc 3: Chia sẻ trước lớp
Hoạt động 2: Bài 2 
 	Việc 1: Em quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học và trả lời câu hỏi.
Việc 2: Chia sẻ cùng bạn bên cạnh
	Việc 3: Chia sẻ trong nhóm
	Việc 4: Chia sẻ trước lớp
Hoạt động 3: Bài 3 
 	Việc 1: Dựa vào câu trả lời ở bài 2 em viết đoạn văn 3 đến 5 câu về Bác Hồ.
Việc 2: Đọc bài viết của các bạn trong nhóm.
	Việc 3: Bình chọn bài hay nhất
	Việc 4: Nghe đọc các bài viết được bình chọn trước lớp.
 IV. Hoạt động ứng dụng:
	Em và người thân cùng làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_2_tuan_28_den_31_nam_hoc_2018_2019.docx