CHÓ NHÀ HÀNG XÓM.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
- Đọc phân biệt giọng lời kể vàgiọng đối thoại. (HS khá, giỏi.)
2. Kỹ năng:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
- Đọc đúng: Cún, nhảy nhót, vẫy đuôi.
- Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
- Đọc phân biệt giọng lời kể vàgiọng đối thoại. (HS khá, giỏi.)
TUẦN 16: Ngày dạy: Thứ TẬP ĐỌC. CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài. Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.) Đọc phân biệt giọng lời kể vàgiọng đối thoại. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài. Đọc đúng: Cún, nhảy nhót, vẫy đuôi. Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.) Đọc phân biệt giọng lời kể vàgiọng đối thoại. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng việt. II. Chuẩn bị: GV: Tranh, bảng phụ ghi các từ ngữ, câu văn hướng dẫn cách đọc. Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN. III. Lên lớp: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Bé Hoa. Gọi HS đọc bài + TLCH. Nhận xét: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Yêu cầu HS mở SGK trang 127 và đọc tên chủ điểm. Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết bạn trong nhà là những gì? Chó, mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tình cảm giữa một em bé và một chú Cún con. Nội dung: Hoạt động 1: Luyện đọc. GV đọc mẫu. * Đọc nối tếp câu lần 1. Luyện đọc từ khó: Cún, nhảy nhót, vẫy đuôi. * Đọc nối tiếp câu lần 2. GV chia đoạn, đọc đoạn– HD giải nghĩa từ: Đọc đoạn - HD đọc ngắt giọng một số câu: Đoạn 1: Bé rất thích chó / nhưng nhà bé không nuôi con nào. // Đoạn 2: Một hôm, / mải chạy theo Cún, / Bé vấp phải một khúc gỗ / và ngã đau, / không đứng dậy được. // Đoạn 3: Con muốn mẹ giúp gì nào? (Cao giọng ở cuối câu). Con nhớ Cún, / mẹ ạ! // (Giọng tha thiết). Đoạn 4: Nhưng con vật thông minh hiểu rằng / chưa đến lúc chạy đi chơi được. // Luyện đọc nhóm: Thi đọc giữa các nhóm. TIẾT 2: Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài: HS đọc mẫu: HS đọc đoạn 1 Bạn của Bé ở nhà là ai? (Bạn ở nhà của Bé là Cún Bông. Cún Bông là con chó của bác hàng xóm.) HS đọc đoạn 2: Chuyện gì xảy ra khi bé mải chạy theo Cún? (Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được.) Lúc đó, Cún Bông đã giúp Bé thế nào? (Cún đã chạy đi tìm người giúp Bé.) HS đọc đoạn 3: Những ai đến thăm Bé? (Vì sao Bé vẫn buồn? Bạn bè thay nhau đến thăm Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún mà chưa được gặp Cún.) HS đọc đoạn 4: Cún đã làm cho Bé vui như thế nào? (Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê Cún luôn ở bên chơi với Bé.) Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Bé vui, Cún cũng vui. (Đó là hình ảnh Bé cười Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít.) HS đọc đoạn 5: Cho HS thảo luận: Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai? (Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với Bé.) Hoạt động 3: Luyện đọc lại: Các nhóm HS thi đọc. Nhận xét. 4. Củng cố: Câu chuyện này cho em thấy điều gì? (Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với Bé.) GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thời gian biểu. HS: SGK, vở. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ CHÍNH TẢ (tập chép). CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Làm được các BT2 , BT (3) b. Làm được BT(3) a. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Chép lại chính xác đoạn văn tóm tắt câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm. Làm được các BT2 , BT (3) b. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt vần ui/uy và thanh hỏi / thanh ngã. Làm được BT(3) a, phân biệt ch/tr. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: GDHS chăm viết bài để ít sai lỗi chính tả hơn, viết đúng nhanh, rèn viết nắn nót. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chép. Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. III. Lên lớp: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Bé Hoa. Viết các từ ngữ: chim bay, nước chảy. Nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: Trong giờ chính tả này, các em sẽ nhìn bảng chép lại đoạn văn tóm tắt câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. Sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ui/uy; thanh hỏi/ thanh ngã. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn. GV đọc bài. 1 – 2 HS đọc. Đoạn văn kể lại câu chuyện gì? (Câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.) b) Hướng dẫn trình bày. Vì sao Bé trong bài phải viết hoa? Ngoài tên riêng chúng ta phải viết hoa những chữ nào? Trong câu Bé là một cô bé yêu loài vật từ bé nào là tên riêng, từ nào không phải là tên riêng? (Bé đứng đầu câu là tên riêng, từ bé trong cô bé không phải là tên riêng.) c) Hướng dẫn viết từ khó. Từ khó: nuôi, quấn quýt, giường. d/ HD viết chính tả vào vở. GV đọc bài + HS lắng nghe. GV đọc bài + HS chép bài vào vở. GV đọc bài + HS soát lỗi. GV đọc cho HS chữa lỗi. GV chấm bài. Hoạt động 2: HD luyện tập. Bài tập 2: HS làm bài vào vở. Bài tập 3: HS TLN. Lời giải: ui: núi, túi, chui lủi, chúi (ngã chúi xuống), múi bưởi, mùi thơm, xui, xúi giục, vui vẻ, phanh phui, phủi bụi, bùi tai, búi tóc, tủi thân, ay: Nhảy nhót, chạy nhảy, vẫy đuôi, tàu thủy, lũy tre, lụy, nhụy. 4. Củng cố: GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Trâu ơi! HS: SGK, vở, bảng. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ KỂ CHUYỆN. CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện. Kể được toàn bộ câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. (HS khá, giỏi.) Biết nghe và nhận xét lời bạn kể. 2. Kỹ năng: Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện. Kể được toàn bộ câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. (HS khá, giỏi.) Biết nghe và nhận xét lời bạn kể. 3. Thái độ: GDHS yêu thích học môn Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa câu chuyện. * Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN. III. Lên lớp: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Hai anh em. Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Hai anh em. Nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Yêu cầu HS nêu tên bài tập đọc đầu tuần. Bài Con chó nhà hàng xóm. Câu chuyện kể về điều gì? Kể về tình bạn giữa Bé và Cún Bông. Tình bạn đó ntn? Tình bạn đó rất đẹp, rất gần gũi và thân thiết. Trong giờ Kể chuyện này, các em sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện. Bước 1: Kể trong nhóm. Chia nhóm và yêu cầu HS kể trong nhóm. 5 HS tạo thành 1 nhóm. Lần lượt từng em kể 1 đoạn trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa cho nhau. Bước 2: Kể trước lớp. Tổ chức thi kể giữa các nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi em chỉ kể 1 đoạn truyện. Theo dõi và giúp đỡ HS kể bằng cách đặt câu hỏi gợi ý khi thấy các em lúng túng. Ví dụ: Tranh 1: Tranh vẽ ai? (Tranh vẽ Cún Bông và Bé) Cún Bông và Bé đang làm gì? (Cún Bông và Bé đang đi chơi với nhau trong vườn.) Tranh 2: Chuyện gì xảy ra khi Bé và Cún đang chơi? (Bé bị vấp vào một khúc gỗ và ngã rất đau.) Lúc đấy Cún làm gì? (Cún chạy đi tìm người giúp đỡ.) Tranh 3: Khi bé bị ốm ai đã đến thăm Bé?( Các bạn đến thăm Bé rất đông, các bạn còn cho Bé nhiều quà) Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì?( Bé mong muốn được gặp Cún Bông vì Bé rất nhớ Cún Bông) Tranh 4: Lúc Bé bó bột nằm bất động. Cún đã giúp Bé làm những gì? (Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, lúc thì cái bút chì. Cún cứ quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu.) Tranh 5: Bé và Cún đang làm gì? (Khi Bé khỏi bệnh, Bé và Cún lại chơi đùa với nhau rất là thân thiết.) Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì? (Bác sĩ hiểu rằng chính nhờ Cún mà Bé khỏi bệnh.) Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. Tổ chức cho HS thi kể. Nhận xét. 4. Củng cố: GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Tìm ngọc. HS: SGK, vở. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ TẬP ĐỌC. THỜI GIAN BIỂU. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cột, dòng. Hiểu tác dụng của thời gian biểu là giúp cho chúng ta làm việc có kế hoạch. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.) Biết cách lập thời gian biểu cho hoạt động của mình. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Đọc đúng rõ ràng toàn bài, biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cột dòng. Đọc đúng các từ: vệ sinh, sắp xếp, rửa mặt. Hiểu tác dụng của thời gian biểu là giúp cho chúng ta làm việc có kế hoạch. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.) Biết cách lập thời gian biểu cho hoạt động của mình. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: GDHS yêu thích học môn Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết sẵn các câu văn bản hướng dẫn đọc. * Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, TLN. III. Lên lớp: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Con chó nhà hàng ... iểu biết của các em về vật nuôi trong nhà. Hãy chú ý để đánh dấu cho đúng. HS cả lớp đọc đồng thanh tên con vật đó. Nhận xét. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu: Ai thế nào? HS: SGK, vở. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ TẬP VIẾT. CHỮ HOA: O. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa O (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Ong (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn. (03 lần). HS viết chữ đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Viết đúng chữ hoa O (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Ong (01 dòng cỡ vừa, 01 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn. (03 lần). HS viết chữ đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: GDHS viết chữ cẩn thận, tỉ mĩ, sạch, đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Chữ mẫu O. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. * Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, trực quan, TLN. III. Lên lớp: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Chữ hoa:N. Kiểm tra vở viết. Lớp viết chữ: N (cở vừa). Lớp viết chữ: N (cở nhỏ). Lớp viết tiếng: Nghĩ (cở nhỏ). GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: Chữ hoa: O. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Gắn mẫu chữ O. Đây là chữ gì ? (Chữ hoa O) Chữ hoa: O cao mấy ôli? (5 ôli) Gồm mấy đường kẻ ngang? (6 đường kẻ ngang.) Chữ hoa: O viết bởi mấy nét? Gồm 1 nét cong kín. GV chỉ vào chữ O và miêu tả: GV hướng dẫn cách viết: Đặt bút trên đường kẽ 6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ. Dừng bút ở phía trên đường kẽ 4. GV viết bảng lớp chữ hoa O cở vừa (vừa viết ,vừa nhắc cách viết.) GV yêu cầu HS viết chữ O (cở vừa). GV nhận xét uốn nắn. GV viết bảng lớp chữ hoa O cở nhỏ (vừa viết ,vừa nhắc cách viết.) GV yêu cầu HS viết chữ O (cở nhỏ). GV nhận xét uốn nắn. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết tiếng. GV viết tiếng : Ong (cở vừa, cở nhỏ.) Đây là tiếng gì ? Tiếng Ong gồm mấy con chữ ? Con chữ nào cao (5 hoặc 2,5 ) dòng ly? Vừa viết vừa nói: Nét 1: ĐB GV yêu cầu HS viết tiếng: Ong (cở vừa, cở nhỏ.) GV nhận xét uốn nắn. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Treo bảng phụ: Ong bay bướm lượn. Giải nghĩa cụm từ : Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa, rất đẹp và thanh bình. Cụm từ gồm mấy tiếng? Tiếng nào có chứa chữ hoa mới học? Có con chữ nào chúng ta mới học? Các tiếng Gồm có con chữ nào ghép với vần nào và thanh gì? Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. O: 5 ô li. g, b, y, l: 2,5 ô li. n, a, ư, ơ, m: 1 ô li. Thanh sắc (/) trên ơ. Thanh nặng (.) dưới ơ. Khoảng cách tiếng cách tiếng bằng con chữ o. • Hướng dẫn viết bảng: Ong bay. Vừa viết vừa nói Cách viết liền nét, khoảng cách giữa các tiếng. Viết từ Giơ bảng con trước lớp. Hoạt động 5: Hướng dẫn viết tập. GV yêu cầu học sinh viết theo ký hiệu. Chấm 5-7 tập. Nhận xét. 4. Củng cố: Chữ hoa O cấu tạo mấy nét ? GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Chữ hoa : Ô, Ơ. HS: SGK, vở. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ CHÍNH TẢ. TRÂU ƠI ! I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Nghe và viết lại chính xác bài CT, Trình bày đúng bài ca dao Trâu ơi! Thuộc thể thơ lục bát. Làm được các BT2 , BT (3) b. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au, thanh hỏi/thanh ngã. Làm được BT(3) a. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Nghe và viết lại chính xác bài CT, Trình bày đúng bài ca dao Trâu ơi! Thuộc thể thơ lục bát. Làm được các BT2 , BT (3) b. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au, thanh hỏi/thanh ngã. Làm được BT(3) a. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: GDHS chăm viết bài để ít sai lỗi chính tả hơn, viết đúng nhanh, rèn viết nắn nót. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3. Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. III. Lên lớp: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Con chó nhà hàng xóm. GV đọc cho HS viết lại các từ ngữ: võng, nhảy nhót, vẫy đuôi. Nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: Trong giờ chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại chính xác bài ca dao Trâu ơi! Sau đó làm các bài tập chính tả phân biệt ao/au, thanh hỏi/thanh ngã. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. a/ Ghi nhớ nội dung bài viết. GV đọc bài. 2 HS đọc lại: Đây là lời của ai nói với ai? (Là lời của người nông dân nói với con trâu của mình.) Người nông dân nói gì với con trâu? (Người nông dân bảo trâu ra đồng cày ruộng, và hứa hẹn làm việc chăm chỉ, cây lúa còn bông thì trâu cũng còn cỏ để ăn.) Tình cảm của người nông dân đối với trâu ntn?( Tâm tình như nói với 1 người bạn thân thiết.) b/ Hướng dẫn trình bày. Bài ca dao viết theo thể thơ nào? (Thơ lục bát, dòng 6 chữ, dòng 8 chữ xen kẽ nhau.) Hãy nêu cách trình bày thể thơ này. (Dòng 6 viết lùi vào 2 ô, dòng 8 viết lùi 1 ô.) Các chữ đầu dòng thơ viết ntn? (Các chữ đầu dòng thơ viết hoa các chữ cái đầu.) c/ Hướng dẫn viết từ khó. Từ khó: trâu, ruộng, nghiệp nông gia . . . d/ HD viết chính tả vào vở. GV đọc bài + HS lắng nghe. GV đọc bài + HS chép bài vào vở. GV đọc bài + HS soát lỗi. GV đọc cho HS chữa lỗi. GV chấm bài. Hoạt động 2: HD luyện tập. Bài 2: Tổ chức thi tìm tiếng giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều hơn là tổ thắng cuộc. Có thể tìm được 1 số tiếng sau: cao/cau, lao/lau, trao/trau nhao/nhau, phao/phau, ngao/ngau mao/mau, thao/thau, cháo/cháu máo/máu, bảo/bảu, đao/đau, sáo/sáu, rao/rau, cáo/cáu Bài 3: HS làm bài vào vở bài tập. Yêu cầu nhận xét bài bạn trên bảng. Lời giải: a) cây tre/ che nắng, buổi trưa/ chưa ăn, ông trăng/ chăng dây, con trâu/ châu báu, nước trong/ chong chóng. b) mở cửa/ thịt mỡ, ngả mũ/ ngã ba, nghỉ ngơi/ suy nghĩ, đổ rác/ đỗ xanh, vẩy cá/ vẫy tay. 4. Củng cố: GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Tìm ngọc. HS: SGK, vở, bảng. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: Thứ TẬP LÀM VĂN. KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT. LẬP THỜI GIAN BIỂU. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen ngợi. (BT1) Kể được vài câu về một vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2). Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3). HS viết đúng ngữ pháp câu. (HS khá, giỏi.) 2. Kỹ năng: Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen ngợi. (BT1) Kể được vài câu về một vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2). Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3). HS viết đúng ngữ pháp câu. (HS khá, giỏi.) 3. Thái độ: GDHS viết các câu theo đúng ngữ pháp. Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa các con vật nuôi trong nhà. Hình thức tổ chức: Trực quan, hỏi đáp, thực hành, TLN. III. Lên lớp: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Chia vui, kể về anh chị em. Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu từng em đọc bài viết của mình về anh chị em ruột hoặc anh chị em họ. Nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: Trong giờ Tập làm văn các em sẽ học cách nói lời khen ngợi, thực hành kể vài câu về một vật nuôi trong nhà mà em biết và viết thời gian biểu cho buổi tối hằng ngày. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: HS làm miệng. Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao! Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà?( Nói: Đàn gà đẹp quá!/ Đàn gà thật là đẹp!) Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài. Chú Cường khỏe quá!/ Chú Cường mới khỏe làm sao!/ Chú Cường thật là khỏe!/ Lớp mình hôm nay sạch quá!/ Lớp mình hôm nay thật là sạch!/ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!/ Bạn Nam học giỏi thật!/ Bạn Nam hocï giỏi quá!/ Bạn Nam học mới giỏi làm sao!/ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu HS đọc lại các câu đúng đã ghi bảng. Bài 2: HS TLN. + Yêu cầu một số em nêu tên con vật mình sẽ kể. Có thể có hoặc không có trong bức tranh minh họa. Gọi 1 HS đọc mẫu: Có thể đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể: Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngoan không, có hay ăn chóng lớn hay không? Em có hay chơi với nó không? Em có quý mến nó không? Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em thế nào? Yêu cầu HS kể trong nhóm.( 3 HS lập thành 1 nhóm kể cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau. Gọi một số đại diện trình bày và cho điểm. VD: Nhà em nuôi một chú mèo tên là Ngheo Ngheo. Chú ở nhà em đã được 3 tháng rồi. Ngheo Ngheo rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em rất quý Ngheo Ngheo và thường chơi với chú những lúc rảnh rỗi. Ngheo Ngheo cũng rất quý em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em, Bài 3: HS làm bài vào vở. 1 HS đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo. 4. Củng cố: GDTT: Nhận xét. 5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà quan sát và kể thêm về các vật nuôi trong nhà. Chuẩn bị bài: Ngạc nhiên, thích thú. Lập TGB. HS: SGK, vở. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: