Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học: 2010-2011

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học: 2010-2011

Tập đọc - Tiết: 34 + 35

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu tương sâu nặng của mẹ dành cho con.

- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.

- Học sinh: Vở, bút, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 18 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học: 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 23 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Tập trung toàn trường 
Tập đọc - Tiết: 34 + 35
Sự tích cây vú sữa
I. mục đích yêu cầu
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu tương sâu nặng của mẹ dành cho con.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
II. Đồ dung dạy học
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- Học sinh: Vở, bút, sách giáo khoa.
III. các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Cây xoài của ông em
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Luyện đọc.
a. GV đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ GV uốn nắn sửa sai cho HS khi đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp
+ Bài đã chia đoạn có đánh số theo thứ tự từng đoạn (riêng đoạn 2 cần tách làm hai: "không biết ... như mây" "hoa tànvỗ về".
+ GV hướng dẫn HS ngắt hơi các câu trên bảng phụ.
- 1 HS đọc lại
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Giải nghĩa từ
 Vùng vằng
- Có ý giận dỗi, cáu kỉnh
 Ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi gọi là gì ?
- La cà (1 HS đọc phần chú giải).
 Mỏi mắt chờ mong
- Chờ đợi mong mỏi quá lâu.
 Trổ ra
- Nhô ra, mọc ra
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 4.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
Tiết 2
3.3 Tìm hiểu bài
Câu 1: (1 HS đọc)
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ?
- Cậu bé ham chơi bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.
Câu 2: (1 HS đọc)
- HS đọc thầm phần đầu đoạn 2
- Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà ?
- Đi la cà khắp nơi cậu vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ mẹ và trở về nhà.
- Trở về nhà không thấy mẹ cậu đã làm gì ?
- Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
Câu 3: (1 HS đọc)
- HS đọc phần còn lại của đoạn 3
- Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ? 
- Từ các cành lá những cành hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây; rồi hoa rụng, quả xuất hiện
- Thấy quả ở cây này có gì lạ ?
- Lớn nhanh da căng mịn màu xanh óng ánhtự rơi vào lòng bé. Khi môi cạu vừa chạm vào bỗng xuất hiện một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ ?
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xoè xành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Câu 5: (1 HS đọc)
- Theo em nếu được gặp lại mẹ cậu bé sẽ nói gì ?
- Con đã biết lỗi xin mẹ tha thứ cho con
- Câu chuyện cho em biết điều gì ?
- Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
4. Luyện đọc lại
- Các nhóm thi đọc
- GV nhận xét, bình chọn
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho giờ kể chuyện.
Toán - Tiết: 56
Tìm số bị trừ
I. Mục tiêu
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b (với a, là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.
- làm được các bài tập: BT1 (a,b,d,e); BT2; BT3; BT4.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Băng giấy có 10 ô vuông (như SGK).
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Tìm x: Yêu cầu HS làm bảng con
- Mời 2 em lên bảng
x + 18 = 52
 x = 52 – 18
 x = 34
27 + x = 82
 x = 82 – 27
 x = 55
- Nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới
* Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết.
- Có 10 ô vuông (đưa băng giấy có 10 ô vuông), lấy đi 4 ô vuông. Hỏi còn bao nhiêu ô vuông ?
- Còn lại 6 ô vuông.
- Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông.
- Thực hiện phép trừ
10 – 4 = 6
- Hãy gọi tên các thành phần trong phép tính ?
 SBT ST Hiệu
- Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6.
- Đọc phép tính tương ứng còn lại ?
 x + 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
- x được gọi là gì ?
- x là số bị trừ chưa biết
- 6 được gọi là gì ?
- 6 là hiệu
- 4 được gọi là gì ?
- 4 là số trừ
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ
- Nhiều HS nêu lại
4. Thực hành
Bài 1: Tìm x
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm phần a
a) x – 4 = 8
 x = 8 + 4
 x = 12
- Giáo viên viết bảng. 
- 1 học sinh đọc phép tính.
- 1 học sinh nhắc lại đâu là số bị trừ chưa biết, đâu là số trừ đã biết và đâu là hiệu.
- 1 học sinh nêu cách thực hiện.
- Các phép tính b, d, e 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con theo tổ.
b)
x – 9 = 18
 x = 18 + 9
 x = 27
d)
x – 8 = 24
 x = 24 + 8
 x = 32 
- GV nhận xét, chữa bài.
e)
x – 7 = 21
 x = 21 + 7
 x = 28
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS nêu lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ sau đó yêu cầu HS tự làm.
- HS lên bảng làm bài.
- 5 HS lên bảng, lớp làm nháp
Số bị trừ
11
21
49
62
94
Số trừ
4
12
34
27
48
- Nhận xét chữa bài
Hiệu
7
9
15
35
46
Bài 3: Số
- Bài toán cho biết gì về các số cần điền ?
- Là số bị trừ trong phép trừ.
- 7 trừ 2 bằng 5 (điền 7)
- 10 trừ 4 bằng 6 (điền 10)
- 5 trừ 5 bằng 0 (điền 5)
Bài 4:
- Cho HS chấm 4 điểm và ghi tên (như SGK)
Học sinh Làm bài vào vở.
- Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD. Cắt nhau tại điểm 0. Ghi tên điểm 0.
- Nhận xét chữa bài.
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 23 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Toán - Tiết: 57
13 trừ đi một số 13 - 5 
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5, lập được bảng 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có giải bài toán có một phép rừ dạng 13 - 5.
- Làm dược các bài tập: BT1 (a); BT2; BT3; Bt4.
II. đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 1 bó 1 chục que tính và 13 que tính rời.
- Học sinh: Bảng con, phấn, bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp làm bảng con
-
32
-
42
8
18
24
24
- Nêu cách đặt tính rồi tính
- 2 HS nêu
- Nhận xét chữa bài
3. Bài mới
* Giới thiệu phép trừ 13 - 5
Bước 1: Nêu vấn đề
Có 13 que tính bớt đi 5 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ?
- Nghe phân tích đề toán
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào ?
- Thực hiện phép trừ
- Viết phép tính lên bảng 13 – 5
Bước 2: Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả.
- HS thao tác trên que tính.
- Yêu cầu HS nêu cách bớt.
- Đầu tiên bớt 3 que tính. Sau đó bớt đi 2 que tính nữa ( vì 3+2=5).
- Vậy 13 que tính bớt đi 5 que tính còn mấy que tính ?
- Còn 8 que tính 
- Viết 13 – 5 = 8
Bước 3: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu cả lớp đặt vào bảng con
-
13
5
8
- Nêu cách đặt tính và tính
- Viết 13 rồi viết 5 thẳng cột với 3. Viết dấu trừ kẻ vạch ngang.
- Nêu cách thực hiện 
- Từ phải sang trái
*Bảng công thức 13 trừ đi một số GV ghi bảng
- HS tìm kết quả trên que tính.
- Yêu cầu HS đọc thuộc các công thức
13 – 4 = 9
13 – 7 = 6
13 – 5 = 8
13 – 8 = 5
13 – 6 = 7
13 – 9 = 4
4. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- Cả lớp vào SGK
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả.
- Học sinh nêu miệng từng phép tính theo hình thức nối tiếp.
a)
9 + 4 = 13
8 + 5 = 13
4 + 9 = 13
5 + 8 = 13
13 – 9 = 4
13 – 8 = 5
13 – 4 = 9
13 – 5 = 8
Bài 2: Giáo viên gọi hs nêu yêu cầu bài.
- Gọi hs nêu cách thực hiện 1 phép tính
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS nêu
- 4 HS lên bảng, Lớp làm vào bảng con các phép tính còn lại.
-
13
-+
3
-
13
-
13
-+
13
 6
 9
 7
 4
 5
- Nhận xét 
7
4
6
9
8
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi HS xác định các thành phần.
-
13
-
13
-
13
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
 9
 6
 8
4
7
5
Bài 4:
- 1 HS đọc bài toán
- Bài toán cho ta biết gì ?
- Có 13 xe đạp, bán 6 xe đạp
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi cửa hàng còn mấy xe đạp.
- Muốn biết cửa hàng còn lại mấy xe đạp ta làm thế nào ?
- Ta thực hiện phép trừ.
- HS làm vào vở.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
Tóm tắt:
Có : 13 xe đạp
Đã bán: 6 xe đạp
Còn lại:  xe đạp
Bài giải:
- GV nhận xét chữa bài 
Cửa hàng còn lại số xe đạp là:
13 – 6 = 7 (xe đạp)
Đáp số: 7 xe đạp
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Chính tả: (Nghe - viết) - Tiết: 23
Sự tích cây vú sữa
I. Mục đích - yêu cầu
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được: Bài tập 2, bài tập 3 ý a.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ nội dung bài tập 2, bài tập 3 ý a.
- Học sinh: Phấn, bảng con.
III. hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu.
3.2 Hướng dẫn nghe viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc bài viết
- HS nghe
- 2 HS đọc lại
- Từ các cành lá những đài hoa xuất hiện như thế nào ?
- Trổ ra bé tí nở trắng như mây.
- Quả trên cây xuất hiện ra sao ?
- Lớn nhanh, da căng mịn xanh óng ánh rồi chín.
- Bài chính tả có mấy câu ?
- Có 4 câu
- Những câu nào có dấu phẩy, em hãy đọc lại câu đó ?
- HS đọc câu 1, 2, 4.
*Viết từ khó.
- GV đọc cho HS viết bảng con.
- HS viết bảng con.
Trổ ra, nở trắng
- Chỉnh sửa lỗi cho HS
b. HS chép bài vào vở:
- GV đọc cho HS viết
- HS viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở
c. Chấm chữa bài:
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
4. Hướng dần làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống ng/ngh
 - GV cho HS nhắc lại quy tắc chính tả 
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
- Người cha, con nghé, suy nghĩ ngon miệng.
- Nhận xét bài của HS
 - 2HS nhắc lại : ngh+i,ê,e ; ng+a,o ,ô,u,ư
Bài 3: a
- Bài yêu cầu gì ?
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Điền vào chỗ trống tr/ch:
- 1 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm nháp.
Con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát
- Nhận xét, chữa bài.
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Viết lại những chữ đã viết sai.
Ngày soạn: 23 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tập đọc - Tiết: 48
Mẹ
I. Mục đích yêu cầu
- Biết ngắt nghỉ đúng câu ...  phép tính lên bảng và yêu cầu học sinh nêu cách tính.
- Một học sinh nêu cách tinh
- 4 HS lên bảng làm 4 phép tính còn lại, lớp làm bảng con từng phép tính theo tổ.
- Nêu cách thực hiện 
-
63
-
23
-
53
-
73
 9
 6
 8
 4
54
18
45
69
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán yêu cầu gì ?
- Đặt tính rồi tính
- Biết số bị trừ và số trừ muốn tìm hiệu ta phải làm thế nào ?
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Yêu cầu 3 em lên bảng, lớp làm bảng con.
- 3 HS lên bnagr, lớp làm bảng con
-
43
-
93
-
33
 5
 9
 6
38
84
27
Bài 3: Tìm x
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
a)
x + 6 = 33
 x = 33 – 6
 x = 27
b)
8 + x = 43
 x = 43 – 8
 x = 35
- Nhận xét, chữa bài
c)
x – 5 = 53
 x = 53 + 5
 x = 58
Bài 4 : 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề toán.
- Yêu cầu HS suy nghĩ rồi làm bài nêu các cách vẽ khác nhau.
- Học sinh nêu
- 1 HS lên bảng vẽ.
- Nhận xét bài làm của học sinh 
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
Tập viết - Tiết: 12
Chữ hoa: K
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Biết viết các chữ K hoa theo cỡ vừa và nhỏ
- Biết viết ứng dụng cụm từ: Kề vai sát cánh viết đúng mẫu đều nét, nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu chữ cái viết hoa K. Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ li.
- Học sinh: Bảng con, vở tập viết.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết bảng con chữ: I
- Cả lớp viết bảng chữ: I
- Nhắc lại cụm từ: Ich nước lợi nhà
- 1 HS đọc
- Cả lớp viết: Ich
- Nhận xét tiết học.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu.
3.2 Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Chữ có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li
- Gồm mấy nét
- Cách viết ?
- Gồm 3 nét đầu giống nét 1 và nét 2 của chữ K. Nét 3 là nét kết hợp của 2 nét cơ bản, móc xuôi phải và móc ngược phải nối
- Nét 1 và nét 2 viết như chữ I.
- Nét 3 đặt bút trên đường kẻ 5 viết tiếp nét móc xuôi phải đến khoảng giữa thân chữ lượn vào trong tạo vòng xoắn.
- GV viết mẫu nhắc lại, quy trình viết.
3.3 Hướng dẫn viết bảng con
- HS viết bảng con
3.4 Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- 2 HS đọc: Kề vai sát cánh
- Cụm từ muốn nói lên điều gì ?
- GV viết mẫu cụm từ ứng dụng (bảng phụ)
- Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một việc.
b. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Những chữ cái nào cao 2, 5 li
- Chữ k, h
- Chữ nào cao 1,5 li ?
- Chữ t
- Chữ nào cao 1,25 li ?
- Chữ s
- Chữ cái còn lại cao mấy li ?
- Cao 1 li
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ ?
- Dấu huyền đặt trên ê trên chữ "kề", dấu sắc đặt trên chữ a ở chữ "sát" và chữ "cánh".
c. Hướng dẫn viết chữ: Kề
- HS tập viết chữ "Kề" vào bảng con
- GV nhận xét HS viết bảng con
4. HS viết vở tập viết vào vở
- HS viết vở
- 1 dòng chữ k cỡ nhỏ
- 1 dòng chữ k cỡ vừa
- GV theo dõi HS viết bài.
- 1 dòng chữ kề cỡ nhỏ.
* Chấm, chữa bài
- GV chấm một số bài nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò
- Về nhà luyện viết.
- Nhận xét chung tiết học.
Ngày soạn: 23 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010
Toán - Tiết: 59
53 - 15
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 - 15.
- Biết tìm số bị trừ dạng x - 18 = 9.
- Biết vẽ hình vuông theo mẫu, vẽ trên giấy ô ly.
- Làm được các bài tập: BT1 dòng 1, BT2,3,4.
II. đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời.
- Học sinh: Bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS làm bảng con
-
73
-
53
-
93
 6
 7
 8
67
46
85
- Nhận xét, chữa bài
3. Bài mới
* Giới thiệu phép trừ 53 - 15
Bước 1: Nêu bài toán
- Có 53 que tính bớt 15 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính ?
- HS phân tích và nêu lại đề toán.
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?
- Thực hiện phép trừ.
Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 3 que tính rời.
- HS sử dụng que tính tìm kết quả. 
- 53 que tính trừ 15 que tính còn bao nhiêu que tính ?
- Còn 38 que tính.
- Nêu cách làm
- Nhiều HS nêu các cách làm khác nhau.
- Vậy 53 trừ đi 15 bằng bao nhiêu ?
- 53 trừ đi 15 bằng 38
Bước 3: Đặt tính và tính
- Yêu cầu 1 HS lên bảng.
-
53
- Cả lớp làm bảng con
15
38
- Nêu cách đặt tính ?
- 1 HS nêu: Viết số 53 rồi viết 15 sao cho hàng đơn vị thẳng với đơn vị, hàng chục thẳng với hàng chục viết dấu trừ kẻ vạch ngang.
- Nêu cách thực hiện 
- Trừ từ phải sang trái
4. Thực hành
Bài 1: Tính 
- Viết phép tính thứ nhất lên bảng và gọi một học sinh nêu cách tính.
- Biết số bị trừ và số trừ muốn tìm hiệu ta làm thế nào ?
- 1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS nêu cách tính.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ
- 4 HS lên bảng làm 4 phép tính còn lại lớp làm bảng con từng phép tính theo tổ.
- Nhận xét, chữa bài.
-
73
-
43
-
93
-
63
27
28
54
36
46
15
39
27
Bài 2:
- Đặt tính rồi tính hiệu
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS xác định các thành phần trong phép trừ và cách thực hiện.
- 3 HS, lớp làm bảng con theo tổ
-
63
-
83
-
53
24
39
17
39
44
36
Bài 3: Tìm x
- 1HS nêu cách làm, Cả lớp làm vở
a)
x – 18 = 9
 x = 9 + 18 
 x = 27
b)
x + 26 = 73
 x = 73 – 26 
 x = 47
- Nhận xét
c)
35 + x = 83 
 x = 83 – 35 
 x = 48
Bài 4:
- Nhìn kĩ mẫu lần lượt chấm từng điểm vào vở dùng thước nối thành hình vuông
5. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 23 / 10 / 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Toán - Tiết 60
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 5; 53 - 15.
- Biết giải bài toán có một phép rừ dạng 53 - 15.
- Làm được các bài tập trong sách giáo khoa.
II. đồ dùngdạy học
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
- Học sinh: Bảng con, sách giáo khoa.
IiI. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
2 HS đọc bảng trừ 13 trừ đi một số
3. Bài mới
Bài 1: Tính nhẩm
- Củng cố 13 trừ đi một số
- Học sinh chơi trò trơi đố bạn từng phép tình cho tới hết bài.
13 – 4 = 9
12 – 7 = 6
13 – 5 = 8
12 – 8 = 5
- Nhận xét chữa bài.
13 – 6 = 7
12 – 9 = 4
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Nêu cách đặt tính rồi tính
- 1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS nêu.
- HS lên bảng làm mỗi ý 3 HS, Lớp làm vào bảng con theo tổ.
a)
-
63
-
73
-
33
 35
 29
 8
28
44
25
b)
-
93
-
83
-
43
 46
 27
 14
47
56
29
Bài 3: Tính
- HS nêu yêu cầu.
- Tính trừ từ trái sang phải
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
33 – 9 – 4 = 20
63 – 7 – 6 = 50
33 – 13 = 20
63 – 13 = 50
Bài 4: Cho HS đọc đề toán
- 1 HS đọc bài toán
- Nêu kế hoạch giải 
- 1 HS tóm tắt
- 1 em giải
- Giáo viên chữa bài.
- 1 HS nêu.
- 1 HS lên bảng viết tóm tắt, 1 HS lêm bảng làm bài giải, lớp làm vòa vở
Bài giải:
Cô giáo còn lại số quyển vở là:
63 – 48 = 15 (quyển vở)
Đáp số: 15 quyển vở
Bài 5: HS thực hiện phép tính
- 1 HS đọc yêu cầu
- Trừ, đối chiếu kết quả với từng câu trả lời, chọn ra câu trả lời đúng.
- HS thực hiện vào nháp rồi nêu miệng kết quả.
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
-
43
26
17
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Chính tả: (Tập chép) - Tiết: 24
Mẹ
I. Mục đích yêu cầu
- Chép chính xác bài chính tả; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2, bài tập 3 ý a.
II. đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng lớp viết bài chính tả. Bảng phụ bài tập 2
- Học sinh: Bảng con, vở chính tả.
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 2, 3 học sinh viết bảng lớp 
- Lớp viết bảng con
(Con nghé, suy nghĩ, con trai, cái chai).
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu.
3.2 Hướng dẫn tập chép:
- GV đọc bài tập chép (bảng phụ)
- 2 HS đọc
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ?
- Những ngôi sao trên bầu trời, ngọn gió mát.
- Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả.
- Bài thơ viết theo thể lục (6) bát (8) cứ một dòng 6 chữ tiếp một dòng 8 chữ.
- Nêu cách viết những chữ đầu mỗi dòng thơ ?
- Viết hoa chữ cái đầu. Chữ đầu dòng 6 viết lùi vào một ô so với chữ bắt đầu dòng 8 tiếng.
- Lời ru, quạt, bàn tay, ngoài kia, chẳng bằng, giấc tròn, ngọn gió, suốt đời.
- HS chép bài vào vở
- 6 tiếng (cách lề 2 ô)
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
- 8 tiếng ( cách lề 1 ô)
4. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu.
- 1HS nêu yêu cầu
- 1HS làm bảng phụ, lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét 
Lời giải:
Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. .Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con .
Bài 3: a) 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS nhìn bảng đọc.
- 2 HS bảng lớp 
- 1 HS đọc
Lời giải:
a) Những tiếng bắt đầu bằng gi
+ Gió, giấc
 Những tiếng bắt đầu bằng r
+ Rồi, ru
5. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Ghi nhớ quy tắc viết chính tả g/gh
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 12
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận xét ưu, nhược điểm của lớp.
- Nâng cao ý thức phê và tự phê giữa các tổ.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
II. Chuẩn bị
Nội dung sinh hoạt
III. Lên lớp
Lần lượt các tổ sinh hoạt, chỉ ra ưu, nhược điểm của tổ mình trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét chung
* Ưu điểm:
- Về đạo đức: Nhìn chung trong tuần qua các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện nghiêm túc giờ truy bài, các nội quy của trường, lớp.
- Trong tuần Mỹ Linh nghỉ học cả tuần do ốm.
- Về học tập: Các em có ý thức trong học tập, học bài và làm bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài.
* Tồn tại: Vẫn còn một số em lười học, chưa có ý thức tự giác trong học tập. 
3. Tuyên dương
 Quỳnh, Khánh Linh, Tuấn Anh (có ý thức học tập tốt).
Hiển, Vũ đã có nhiều cố gắng trong học tập.
4. Nhắc nhở
Chung, Hải chưa chú ý trong giờ học.
Hiếu, Hải thường xuyên mất trật tự trong giờ học.
5. Điểm 10: 6
6, Phương hướng tuần tới
- Duy trì tốt các nền nếp của lớp, các quy định của nhà trường.
- Thi đua đạt nhiều điểm cao trong học tập.
- Rèn chữ viết, giữ vở sạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_2_tuan_12_nam_hoc_2010_2011.doc