Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học: 2011-2012

Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học: 2011-2012

Tập đọc

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I. Mục tiêu:

- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu ND: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các CH trong SGK).

- KNS: Xác định giá trị; tư duy sáng tạo; thể hiện sự cảm thông; ra quyết định.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Khai thác tranh minh hoạ trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 24 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Khối 2 - Tuần thứ 10 - Năm học: 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 10:
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011
Chào cờ
TËp chung tr­íc cê
--------------------------------------------------------------
Tập đọc
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục tiêu:
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu ND: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các CH trong SGK).
- KNS: Xác định giá trị; tư duy sáng tạo; thể hiện sự cảm thông; ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Khai thác tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
- Trả bài kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
- Tiếp sau chủ điểm về nhà trường (Em là học sinh, Bạn bè, Trường học. Thầy cô), từ tuần 10, các em sẽ học chủ điểm nói về tình cảm gia đình: Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà (các con vật nuôi trong nhà). Bài đọc mở đầu chủ điểm Ông bà có tên gọi Sáng kiến của bé Hà kể về một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà. Các em hãy đọc truyện để xem bé Hà có sáng kiến gì nhé.
* Hoạt động 1: HD luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- Huớng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ HD đọc từ khó.
+Yêu cầu đọc nối tiếp câu.
- HD HS chia đoạn.
- HD đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Yêu cầu luyện đọc lại đoạn 1
- Yêu cầu đọc đoạn 2.
- Yêu cầu đọc đoạn 3.
- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn lần 2.
* Cho HS đọc thầm theo nhóm 3.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HDHS đọc thầm từng đoạn, bài kết hợp trả lời câu hỏi.
+ Bé Hà có sáng kiến gì?
+Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ cho ông bà?
+ Hai bố con Hà chọn ngày nào làm ngày ông bà vì sao?
+ Bé Hà còn băn khoăn điều gì?
+ Ai đã gỡ bí cho Hà?
+ Hà tặng ông bà món quà gì?
+ Qua câu chuyện này giúp con hiểu điều gì? Bé Hà là cô bé như thế nào?
* Hoạt động 3: HD luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HD HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. 3 HS nối tiếp đọc theo đoạn.
- Cho 3 HS thi đọc, mỗi em đọc 1 đoạn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hiện nay người ta lấy ngày 1/10 là ngày Quốc tế cho người cao tuổi.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: “Bưu thiếp”.
- Nhận bài kiểm tra, lắng nghe và điều chỉnh ((nếu có).
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Mỗi học sinh đọc một câu.
- Bài chia 3 đoạn, nêu các đoạn.
- 1 học sinh đọc đoạn 1.
+ Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “Ngày ông bà”/ vì khi trời rét,/ mọi người cần chăm lo sức khoẻ/ cho các cụ già.//
- 1 học sinh đọc đọan 2.
- 1 học sinh đọc đoạn 3.
+ Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười/ của cháu đấy.
- 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Luyện đọc nhóm 3.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc CN, ĐT theo nhóm.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Chọn ngày làm ngày lễ ông bà.
- Vì Hà có ngày tết thiếu nhi 1/6. Bố có ngày 1/5 . Mẹ có ngày 8/3. Còn ông bà thì chưa có.
- Chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà.
- Chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
- Bố thì thầm vào tai bé Hà mách nước, bé hứa sẽ làm theo lời bố.
- Chùm điểm mười của bé Hà là món quà ông bà thích nhất.
- Bé Hà là một cô bé ngoan nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Đọc thi nối tiếp 3 đoạn.
- Nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số)
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 4, Bài 5.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, bộ đồ dùng dạy học toán 2.
III. Các hoạt động dạy - hoc: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập và phát biểu quy tắc tìm số hạng chưa biết trong một tổng
* Tìm x: x + 8 = 19 ; x + 13 = 38 ; 41 + x = 75
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Tiết luyện tập hôm nay, cô sẽ củng cố lại cho các em về dạng toán tìm số hạng trong một tổng, và phép trừ trong phạm vi 10. Ghi tựa bài lên bảng.
* Hoạt động 1: HD luyện tập.
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Hỏi: Vì sao x = 10 - 8
- Nhận xét và chấm điểm HS.
Bài 2: HS làm bài miệng cột 1, 2. Khuyến khích HS khá giỏi thực hiện các cột còn lại.
- GV ghi các phép tính lên bảng và lần lượt gọi HS lên bảng thực hiện 3 cột tính.
- Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả 10 - 9 và 10 - 1 được không? Vì sao?
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Gọi 1 HS đọc bài của mình.
- GV hỏi và nhận xét đúng sai.
Bài 5:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nêu câu hỏi hệ thống lại nội dung bài.
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho tiết sau: “Số tròn chục trừ đi một số”.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe. 
- Tìm x.
- HS cả lớp làm bài; 3 HS lên bảng làm.
- Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng (10) trừ đi số hạng đã biết (8)
- Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 - 9 là 1 và 10 - 1 là 9. Vì 1 và 9 là hai số hạng trong phép cộng 9 + 1 = 10. Lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia.
- HS đọc đề bài.
- Cam và quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam.
- Hỏi số quýt.
- Dạng toán tìm số hạng chưa biết.
- HS làm bài, 2 HS ngồi canh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
- C. x = 10. 
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ thực hiện.
Đạo đức
CHĂM CHỈ HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
* HSKG: Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
- KNS: quản lý thời gian học tập của bản thân; hợp tác.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- Chăm chỉ học tập có lợi gì?
- Thế nào là chăm chỉ học tập?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Đóng vai.
- HD Mỗi dãy là 1 đội chơi, cử ra một đội trưởng điều hành dãy. GV sẽ là người đưa ra các câu là nguyên nhân hoặc kết quả của một hành động. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải tìm ra kết quả hoặc nguyên nhân của các hành động đó. Sau đó nêu cách khắc phục hậu quả.
- Tổ chức cho HS chơi mẫu.
+ Phần chuẩn bị của GV:
1. Nam không thuộc bài, bị cô giáo cho điểm kém.
2. Nga bị cô giáo phê bình vì luôn đến lớp muộn.
3. Bài tập Toán của Hải bị cô giáo cho điểm thấp.
4. Hoa được cô giáo khen vì đã đạt danh hiệu HS giỏi.
5. Bắc mải xem phim, quên không làm bài tập.
6. Hiệp, Toàn nói chuyện riêng trong lớp.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu: HS thảo luận cặp đôi, đưa ra cách xử lí tình huống và đóng vai.
+ Tình huống:
1. Sáng nay, mặc dù bị sốt cao, ngoài trời đang mưa nhưng Hải vẫn nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Bạn Hải làm như thế có phải là chăm chỉ học tập không? Nếu em là mẹ bạn Hải, em sẽ làm gì?
2. Giờ ra chơi, Lan ngồi làm hết các bài tập về nhà để có thời gian xem phim trên tivi. Em có đồng ý với cách làm của bạn Lan không? Vì sao?
+ Kết luận:
- Không phải lúc nào cũng học là học tập chăm chỉ. Phải học tập, nghỉ ngơi đúng lúc thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
* Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm.
- Yêu cầu: Một vài cá nhân HS kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
- GV nhận xét HS.
- GV khen những HS đã chăm chỉ học tập và nhắc nhở những HS chưa chăm chỉ cần noi gương các bạn trong lớp:
+ Kết luận:
- Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt mà các em cần học tập và rèn luyện.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV hệ thống lại nội dung chính bài học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Quan tâm giúp đỡ bạn”.
- HS nêu.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Cả lớp và GV sẽ cùng làm Ban giám khảo.
- Đội nào trả lời nhanh (Bằng cách giơ tay) và đúng sẽ là đội thắng cuộc trong trò chơi.
- Tổ chức cho cả lớp HS chơi.
+ Phần trả lời của HS. (Dự đoán)
1. Nam chưa học bài.
- Nam mải chơi, quên không học bài.
2. Nga đi học muộn.
	 Nga ngủ quên, dậy muộn.
	 Nga la cà trên đường đi học.
3. Hải không học bài.
	 Hải chưa làm bài.
4. Hoa chăm chỉ học tập.
	Hoa luôn thuộc bài, làm bài trước khi đến lớp.
5. Bắc sẽ bị cô giáo phê bình và cho 	điểm thấp.
6. Hiệp, Toàn sẽ không nghe được lời cô giảng, không làm được bài và kết quả học tập sẽ kém.
- Các cặp HS xử lí tình huống, đưa ra hướng giải quyết và chuẩn bị đóng vai. Chẳng hạn:
1. Mẹ bạn Hải sẽ không thể cho bạn đi học, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Bạn Hải làm như thế cũng không phải là chăm chỉ học tập.
2. Lan làm như thế chưa đúng, không phải chăm chỉ học tập. Vì giờ ra chơi là thời gian để Lan giải toả căng thẳng sau khi học tập vất vả.
- Đại diện một vài cặp HS trình bày kết quả thảo luận.
* HSKG: Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Một vài HS đại diện trình bày.
- Cả lớp nhận xét xem bạn đã thực hiện chăm chỉ học tập chưa và góp ý cho bạn những cách để thực hiện học tập chăm chỉ.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 25 tháng 10 năm 2011
Toán
SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 - trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ (số tròn chục trừ đi một số).
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bả ... hực hiện các thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui đã học ở tiết 1.
- Hệ thống lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui:
- Bước1: Gấp tạo mui thuyền.
- Bước 2: Gấp các nép gấp cách đều.
- Bước 3: Tạo thân và mũi thuyền.
- Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
- Cho HS thực hành gấp trên giấy thủ công.
- Cho HS trưng bày sản phẩm theo tổ trên bàn.
- Đánh giá, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV gọi 2 HS nêu lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Dặn HS về xem tiếp cách gấp các đồ vật tiếp theo và chuẩn bị bài sau: “Kiểm tra kỹ thuật gấp hình”.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Nhắc lại thao tác chuẩn bị thực hành trên giấy thủ công.
- Lắng nghe.
- Thực hành gấp thuyền
- Trưng bày sản phẩm.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Toán
51 - 15
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15.
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li)
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (a, b), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
+ HS 1. đặt tính rồi tính: 71 - 6; 41 - 5.
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính:
 71 - 6.
+ HS 2. Tìm x. x + 7 = 51.
- Nêu cách thực hiện phép tính. 51 - 7. 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Trong tiết toán hôm nay cô cùng các em học bài 51 - 15
- GV ghi mục bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 51 - 15. 
 - GV gài vào bảng gài 51 thẻ que tính
- Cô có bao nhiêu que tính?
- Nêu bài toán: có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
+ Bước 2: Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS lấy 5 que tính và 1 que tính rời.
- Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Có bao nhiêu que tính?
- Bớt bao nhiêu que tính?
- 15 que tính gồm mấy chục và mấy que tính?
- 51 que tính bớt 15 que tính còn lại bao nhiêu que tính?
- Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu.
+ Bước 3: Đặt tính và thực hiện tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- Em thực hiện tính như thế nào?
- Yêu cầu 1 số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
+ Bài 1: Bài toán yêu cầu gì?
- Cho HS làm bảng con. Gọi 2 HS lên bảng làm bài, và nêu cách tính.
- Gọi 2 HS lần lượt nhận xét bài của bạn.
+ Bài 2: (bỏ c) Bài toán yêu cầu gì?
- Phát phiếu cho HS làm bài trong phiếu
- Gọi 1 HS làm bài bảng phụ
- GV thu 1 số phiếu chấm và gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn.
+ Bài 4: Bài toán yêu cầu gì?
- GV vẽ mẫu lên bảng và hỏi mẫu vẽ hình gì?
- Muốn vẽ được hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau?
- Yêu cầu HS tự vẽ hình. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 51 - 15.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
 - HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhắc lại.
- Có 51 que tính
- Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ 51 - 15.
- Lấy que tính và nói có 51 que tính
- Thao tác với que tính và trả lời, còn 36 que tính.
- còn 36 que tính.
- Có 51 que tính.
- Bớt 15 que tính.
- Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
- Còn lại 36 que tính
- 51 trừ 15 bằng 36.
- 1 HS thực hiện.
- HS nêu.
- Nhắc lại theo yêu cầu.
- Tính.
- HS làm bảng con theo yêu cầu.
- HS nhận xét bài của bạn.
- Đặt tính rồi tính hiệu.
- HS làm bài vào phiếu bài tập.
- HS nhận xét đúng / sai và tự sửa bài.
- Vẽ hình theo mẫu.
- Vẽ hình tam giác.
- Nối 3 điểm với nhau.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau. 
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ và thực hiện.
--------------------------------------------------------------
Tập viết
 CHỮ HOA H
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Hai sΰΩg mŎ nắng (3lần ) 
* HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Chữ hoa H. Bảng lớp viết sẵn câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS viết bảng con: G
- Nhận xét - đánh giá.	
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: 
- Bài hôm nay các con tập viết chữ hoa H và câu ứng dụng.
* Hoạt động 1: HD viết chữ hoa.
* Quan sát mẫu:
- Chữ hoa H gồm mấy nét? 
- Con có nhận xét gì về độ cao các nét?
- Viết mẫu chữ hoa H, vừa viết vừa nêu cách viết.
+ Nét 1 là nét kết hợp 2 nét cong trái và lượn sang. Nét 2 kết hợp 3 nét cơ bản: Nét khuyết ngược, khuyết xuôi và nét móc phải. Nét 3 là nét thẳng đứng.
- Yêu cầu viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 2: HD viết câu ư/d:
- Mở phần bảng phụ viết câu ư/d
- Yêu cầu HS đọc câu;
 Mét n¾ng hai s­¬ng
- Em hiểu gì về nghĩa của câu này ?
- Nêu độ cao của các con chữ
- Vị trí dấu thanh được đặt ở đâu?
- Các con chữ cách nhau như thế nào?
* HD viết chữ “Hai” vào bảng con.
- Nhận xét- sửa sai.
- Viết mẫu chữ “Hai” trên dòng kẻ 
( Bên chữ mẫu).
* HD viết vở tập viết: 
- Quan sát uốn nắn.
- Chấm chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV nêu câu hỏi hệ thống lại nội dung bài học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Chữ hoa I”.
- 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
* Quan sát chữ mẫu.
- Chữ hoa H gồm 3 nét: 
- Cao 5 li (6 dòng kẻ).
- Viết bảng con 2 lần.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Hai sương một nắng.
- 2, 3 HS đọc câu ư/d.
- Nói về sự vất vả, đức tính chịu khó, chăm chỉ của người lao động. 
- Chữ cái: a, ô, ư, , n, i. cao 1 li.
- Chữ cái: g , h cao 2,5 li.
- Chữ cái: s cao 1,25 li.
- Dấu sắc đặt trên ă ở chữ nắng, dấu nặng dưới ô.
- Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Quan sát.
- Viết bảng con 2 lần.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
* HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------
Tập làm văn
KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý ( BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đên 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
- KNS: giao tiếp; thể hiện sự tự tin; tư duy sáng tạo; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên : Tranh minh họa Bài 1 trong SGK.
- Học sinh : Sách Tiếng việt, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
- Nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 1.
2. Bài mới:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Làm bài tập.
+ Bài 1: 
- Đề yêu cầu gì ?
- Gọi 1 em làm mẫu, hỏi từng câu.
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc.
- GV nhận xét chọn người kể tự nhiên hay nhất.
+ Bài 2:
- Bài yêu cầu gì ?
- Giáo viên nhắc nhở: Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong phải đọc lại bài, phát hiện và sửa sai.
- Nhận xét, chấm điểm
3. Củng cố - dặn dò: 
- Hôm nay học bài gì ?
- Dặn dò: Tập kể lại và biết viết thành bài văn viết ngắn gọn.
- Chuẩn bị bài sau: “Chia buồn, an ủi”.
- Nhận xét tiết học.
- Theo dõi.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Một số HS trả lời.
- 1 em giỏi kể mẫu trước lớp.
- HS kể trong nhóm
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
- Bà em năm nay đã 60 tuổi nhưng tóc bà vẫn còn đen. Trước khi nghỉ hưu bà là cô giáo dạy ở trường Tiểu học. Bà rất yêu nghề dạy học và yêu thương học sinh. Em rất yêu bà vì bà hiền hậu và rất chiều chuộng em. Có gì ngon bà cũng phần cho em. Em làm điều gì sai, bà không mắng mà bảo ban rất nhẹ nhàng.
- Nhận xét bạn kể.
- HS nêu
- Làm bài viết.
- Cả lớp làm bài viết.
- 1 em giỏi đọc lại bài viết của mình.
- Kể về người thân.
- Tập kể lại chuyện, tập viết bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
------------------------------------------------------
Thể dục
ĐIỂM SỐ 1-2; 1-2 THEO ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN
TRÒ CHƠI: BỎ KHĂN
I. Môc tiªu:
- Biết cách điÓm sè 1 - 2; 1 - 2; theo ®éi h×nh vßng trßn. Yªu cÇu biÕt vµ ®iÓm sè ®óng, râ rµng.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gai chơi được trò chơi.
II. §Þa ®iÓm vµ ph­¬ng tiÖn:
- S©n tr­êng, cßi, kh¨n ®Ó ch¬i trß ch¬i.
III. Néi dung vµ ph­¬ng ph¸p lªn líp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
* Hoạt động 1: Phần mở đầu.
- NhËn líp, phæ biÕn néi dung, yªu cÇu giê häc.
- §øng vç tay h¸t.
- Xoay c¸c khíp cæ ch©n, ®Çu gèi, h«ng.
- GiËm ch©n t¹i chç, ®Õm to theo nhÞp: 1 - 2.
- TËp bµi thÓ dôc, mçi ®éng t¸c 2 × 8 nhÞp
ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 U ÍÍÍÍÍÍÍÍ
ÍÍÍÍÍÍÍÍ
* Hoạt động 2: Phần cơ bản.
* §iÓm sè 1 - 2; 1 - 2; theo ®éi h×nh hµng ngang.
* §iÓm sè 1 - 2; 1 - 2; theo ®éi h×nh vßng trßn.
* Trß ch¬i: “Bá kh¨n”. 
- Gi¸o viªn nªu tªn trß ch¬i vµ võa gi¶i thÝch võa ®ãng vai ng­êi bá kh¨n b»ng c¸ch ®i chËm. Sau ®ã cho häc sinh ch¬i. KÕt thóc trß ch¬i cho häc sinh chuyÓn ®éi h×nh hµng däc.
Í Í Í Í Í Í Í
Í Í Í Í Í Í Í
Í Í Í Í Í Í Í
● ●
● ●
● GV ●
● ●
● ●
● ●
* Hoạt động 3: Phần kết thúc.
- §i ®Òu theo hµng däc vµ h¸t
- Cói ng­êi th¶ láng. 
- Nh¶y th¶ láng.
- Gi¸o viªn cïng HS hÖ thèng bµi.
- NhËn xÐt vµ giao bµi vÒ nhµ. 
ÍÍÍÍÍÍÍÍ
 U ÍÍÍÍÍÍÍÍ
ÍÍÍÍÍÍÍÍ
-------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
1. ¦u ®iÓm:
 - §i häc ®óng giê, ®¶m b¶o tØ lÖ chuyªn cÇn 
 - ChuÈn bÞ bµi vµ lµm bµi ë nhµ t­¬ng ®èi tèt.
 - Trong líp chó ý nghe gi¶ng. Cã ý thøc x©y dùng bµi. 
 - Trùc nhËt vÖ sinh líp häc vµ khu vùc s¹ch sÏ, tù gi¸c.
 - Thùc hiÖn tèt c¸c ho¹t ®éng ®Çu giê vµ ho¹t ®éng gi÷a giê.
 2. Tån t¹i
 - Ch­a tËp trung chó ý häc.
 3. KÕ ho¹ch tuÇn 3.
 - D¹y vµ häc ®óng theo thêi kho¸ biÓu.
 - Duy tr× mäi nÒn nÕp d¹y vµ häc .
 - VËn ®éng häc sinh ra líp ®Çy ®ñ .
 - Thùc hiÖn tèt c¸c ho¹t ®éng cña §éi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_khoi_2_tuan_thu_10_nam_hoc_2011_201.doc