Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 17

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 17

Tập đọc

Tìm ngọc

I. Mục tiêu:

1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của chó, mèo.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo, .

- Hiểu ý nghĩa truyện: Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.

II. Chuẩn bị:

 

doc 35 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Tìm ngọc
I. Mục tiêu:
1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của chó, mèo.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu nghĩa các từ: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo,.
Hiểu ý nghĩa truyện: Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa trong SGK.
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động 35’:
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ (3’): Đàn gà mới nở
2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi ứng với nội dung vừa đọc.
GV nhận xét + chấm điểm.
3. Giới thiệu bài 1’: Tìm Ngọc
4. Phát triển các hoạt động 28’:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- PP: Luyện đọc, thực hành, trực quan, giảng giải..
- GV đọc mẫu toàn bài và lưu ý cách đọc bài: Giọng đọc nhẹ nhàng, khẩn trương, hồi hộp ở các đoạn 4, 5; nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó, Mèo với chủ.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó: nuốt, ngoạn, rắn, nước, Long Vương, đánh tráo, bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt.
- HS luyện đọc từ.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. Chú ý cách đọc các câu sau:
+ Xưa/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giế tcon rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.// Không ngờ/ con rắn ấy là con của Long Vương.//
+ Mèo liền nhảy tới/ ngoạm ngọc/ chạy biến.// (Giọng nhanh hồi hộp).
+ Nào ngờ,/ vừa đi một quãng thì có con quạ sà xuống/ đốp ngọc/ rồi bay lên cây cao.// (Giọng bất ngờ, ngạc nhiên).
- HS đọc những từ ngữ mới được chú giải sau bài đọc: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.
- GV giải nghĩa thêm một số từ khác:
+ Rắn nước: loài rắn lành, sống dưới nước, thân màu vàng nhạt, có đốm đen, ăn ếch nhái.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV tổ chức HS thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- PP: Đàm thoại.
- Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?
- Chàng cứu con rắn nước. Con rắn ấy là con của Long Vương. Long Vương tặng chàng viên ngọc quý.
- Ai đánh tráo viên ngọc?
- Một người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý, hiếm.
- Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc?
-> GV tách câu hỏi trên thành nhiều ý để HS trả lời.
+ Ở nhà người thợ kim hoàn, Mèo nghĩ ra kế gì để lấy lại viên ngọc?
- Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc, con chuột tìm được.
+ Khi ngọc bị cá đớp mất, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc?
- Mèo nằm phơi bụng vờ chết. Quạ sà xuống toan rỉa thịt, Mèo nhảy xổ lên vồ. Quạ van lạy, trả lại ngọc.
- Tìm trong bài những từ khen ngợi Mèo và Chó? 
- Thông minh, tình nghĩa.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- PP: Luyện đọ, thi đua.
- GV nói lại để HS nắm rõ hơn về cách đọc bài cho hay. 
- GV tổ chức cho HS các nhóm thi đua đọc theo lời các nhân vật.
- HS đọc -> Nhận xét.
5. Củng cố – dặn dò: 3’
- GV hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- Chó và Mèo là những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm và chuẩn bị kể lại câu chuyện Tìm Ngọc.
Toán
Ôn tập về phép cộng và phép trừ
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Củng cố về cộng, trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần.
Củng cố về giải bài toán dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
II. Chuẩn bị:
Vở bài tập toán, mặt đồng hồ.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Bài cũ (3’): Luyện tập chung
GV gắn mặt đồng hồ bìa + đồng hồ điện tử -> đặt câu hỏi để HS trả lời:
Chỉ vào đồng hồ ứng với mỗi câu sau:
+ Em tưới cây lúc 5 giờ chiều.
+ Em đang học ở trường lúc 8 giờ sáng.
+ Cả nhà ăn cơm lúc 6 giờ chiều.
-> HS nhận xét + GV nhận xét + chấm điểm.
3. Giới thiệu (1’): Em tập về phép cộng và phép trừ.
4. Phát triển các hoạt động: (27’)
* Hoạt động 1: Củng cố về cộng, trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính)
- Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bất cứ HS làm bài + chữa bài.
- Khi sửa bài -> GV hỏi lại HS về việc khi thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì kết quả vẫn không thay đổi nhằm khắc sâu kiến thức về tính giao hoán trong phép cộng.
- GV giúp HS nhận ra, trong phép cộng 9+7=16 (7+9=16), lấy tổng (16) trừ đi số hạng này sẽ tìm được số hạng kia.
* Hoạt động 2: Củng cố về cộng, trừ viết (có nhớ 1 lần)
- Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài và sửa bài.
- Khi HS sửa bài, GV yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính. Chẳng hạn:
 38
+ 42
 80
- 8 cộng 2 bằng 10, viết o, nhớ 1.
- 3 cộng 4 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài và sửa bài.
- Khi sửa bài, GV lưu ý để các em tự nhận ra được: 9+1+7 cũng giống như 9+8 (tương tự những bài còn lại)
* Hoạt động 3: Củng cố về giải bài toán dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị
- Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập.
 Bài 4:
- HS đọc đề toán.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt.
- HS làm bài và sửa bài.
	Số cây lớp 2B trồng được là:
	48 + 12 = 60 (cây)
	Đáp số: 60cây.
Bài 5: 
- Tổ chức cho 2 dãy thi đua điền nhanh số thích hợp vào ž
- Các em khác theo dõi, nhận xét.
-> GV giúp HS rút ra khái quát: Số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
5. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học.
Về nhà học thuộc các bảng cộng, trừ có nhớ.
CBB: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tt).
* Rút kinh nghiệm: 	
Kể chuyện
Tìm ngọc
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa câu chuyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Tìm ngọc” một cách tự nhiên, kết hợp với điệu bộ, nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chu theo dõi bạn kể, biết đánh giá lời kể của bạn.
3. Hiểu: Các con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện “Tìm ngọc” SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: (35’)
1. Ổn định 1’: hát
2. Bài cũ (4’): Con chó nhà hàng xóm
Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện Con chó nhà hàng xóm và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
3. Giới thiệu (1’): Tìm ngọc
4. Phát triển các hoạt động (28’):
* Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Gọi HS đọc yêu cầu 1.
- 1 HS đọc: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện đã học.
- Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh minh họa + nhớ lại nội dung từng đoạn truyện.
+ Tranh 1: Chàng trai cứu rắn và được vua Thủy tề tặng viên ngọc quý.
+ Tranh 2: Người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc.
+ Tranh 3: Mèo bắt chuột đi tìm ngọc.
 - Cho HS kể chuyện trong nhóm.
+ Tranh 4: Chó qua sông đánh rơi viên ngọc.
- Gọi đại diện các nhóm kể từng đoạn truyện trước lớp.
+ Tranh 5: Mèo giữ ngọc nhưng bị tha mất và tìm kế lấy lại.
+ Tranh 6: Mèo và Chó đã mang ngọc về đến nhà.
* Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- Gọi đại diện các nhóm kể lại trước lớp toàn bộ câu chuyện.
- HS các nhóm kể.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
- Cho HS bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất.
- HS bình chọn.
- Tuyên dương.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò (3’)
- Gọi đại diện HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Một HS kể.
- Nhận xét – tuyên dương.
- 1 HS kể.
5. Tổng kết: (2’)
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương HS kể tốt.
Về nhà đối xử thân ái với các con vật nuôi trong nhà.
Tự nhiên xã hội
Phòng tránh ngã khi ở trường
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
Kể tên các hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
II. Chuẩn bị:
Hình vẽ trong SGK trang 36, 37.
III. Các hoạt động (35’):
1. Khởi động (1’): 
2. Bài cũ 3’: Các thành viên trong nhà trường.
Gọi 2 HS kiểm tra bài.
Hỏi: Trong trường, bạn biết thành viên nào? Họ làm gì?
Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, bạn sẽ làm gì?
Nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài (1’):
Phòng tránh ngã khi ở trường.
4. Phát triển các hoạt động (27’):
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK để nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh
- Hỏi: Kể tên các hoạt động dễ gây nguy hiểmở trường.
- HS phát biểu.
- GV ghi ý kiến lên bảng.
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 36, 37 theo gợi ý sau:
- HS quan sát.
- Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình.
- Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm.
- HS thảo luận.
- Gọi một số HS trình bày. GV phân tích mức độ nguy hiểm và kết luận:
+ Chạy đuổi nhau.
+ Chạy xô đẩy nhau ở cầu thang.
+ Trèo cây.
+ Với cành cây qua cửa sổ trên lầu -> rất nguy hiểm.
* Hoạt động 2: Thảo luận: lựa chọn trò chơi bổ ích
- GV cho mỗi nhóm tự chọn trò chơi.
- HS tự chọn và tổ chức chơi theo nhóm. (HS có thể ra sân chơi 10’)
- GV cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Nhóm em ... âng trong vở HS để vẽ hình.
Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ (bài 1, bài 3), thước có vạch cm.
Học sinh: Vở bài tập; bảng Đ, S, thước có vạch cm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo)
HS sửa bài 3, 4/84.
GV cho HS nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ, cách tìm số trừ.
-> HS lớp nhận xét bằng cách giơ bảng Đ,S.
GV chấm một số vở và kiểm tra bài làm của cả lớp.
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới 1’: Ôn tập về hình học
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Củng cố, về nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học
- PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
- Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu.
- HS: Viết tên mỗi hình vào chỗ chấm.
- GV treo bảng phụ và tổ chức cho HS sửa bài.
- HS làm bài.
-> GV nhận xét.
-> Nhận xét.
- GV giao cho mỗi nhóm 1 hình, yêu cầu HS đặt tên vào hình và viết tên của hình đó.
- Các nhóm thi làm. Nhóm nào làm xong, dán lên bảng. -> HS đọc
-> Nhận xét.
-> GV nhận xét, lưu ý HS cách đọc.
-> GV nhận xét và kiểm tra bài của cả lớp.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 2: - Củng cố cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
	 - Xác định ba điểm thẳng hàng.
- PP: Thực hành, giảng giải.
- Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm, 12cm.
- GV gợi ý: 1dm = ?cm
- Bằng 10cm.
- Điểm đầu tiên trùng với số mấy trên thước?
- Số 0.
- HS thực hiện vẽ sau đó 2 HS vẽ trên bảng lớp. HS quan sát và nhận xét. 
Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS nêu.
- Thế nào là 3 điểm thẳng hàng.
- 3 điểm cùng nằm trên 1 đường thẳng.
- GV cho HS làm bài.
- Lớp làm bài.
- 2 HS thi đua sửa trên bảng phụ.
-> GV nhận xét, kiểm tra lớp.
-> Nhận xét.
- GV cho HS nêu tên 3 điểm thẳng hàng vừa nối.
- HS nêu: A, B, C; M, N, P; M, I, B; 
A, I, P
-> GV nhận xét. Chốt ý.
* Hoạt động 3: Xác định về vị trí các điểm trên lưới ô vuông trong vở HS.
- PP: Giảng giải, thực hành, quan sát.
Bài 4: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS: Vẽ hình theo mẫu rồi tô màu vào các hình đó.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình mẫu và lưu ý HS tô màu cho nổi các hình khác nhau.
- HS quan sát.
- GV cho HS tự làm.
- HS vẽ hình vào vở và tô màu.
- 1 HS vẽ bảng lớp.
-> GV nhận xét.
-> HS nhận xét.
- GV: hình vẽ có mấy hình tam giác? Mấy hình chữ nhật?
- 1 hình tam giác và 2 hình chữ nhật.
- HS lên chỉ vào hình.
-> Nhận xét, tuyên dương.
-> Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: (3’)
Củng cố: Thi tiếp sức giữa 2 dãy (mỗi dãy 4 HS) gắn tên vào đúng hình cho sẵn.
Về xem lại bài. Làm bài 1, 2/85.
Chuẩn bị bài: Ôn tập về đo lường.
* Rút kinh nghiệm: 	
Chính tả
Gà “tỉ tê” với gà
I. Mục tiêu:
Nghe - viết đúng đoạn: Khi gà mẹ thong thả mồi ngon lắm.
Củng cố quy tắc chính tả ao/au; et/ec; r/d/gi.
Viết đúng câu có dấu ngoặc kép.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi quy tắc chính tả ao/au; et/ec; r/d/gi
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: 
Gọi 2 HS lên bảng viết các từ khó do GV đọc, HS dưới lớp viết vào nháp.
- Viết theo lời GV đọc.
+ HS phía Bắc: rừng núi, dừng lại, mùi khét, phéc mơ tuya.
+ HS phía Nam: an ủi, vui lắm, thủy cung, chuột chũi.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Giới thiệu bài (1’): 
Trong giờ Chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài Gà “tỉ tê” với gà và ôn tập tiếp các quy tắc chính tả.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- Đoạn viết này nói về con vật nào?
- Gà mẹ và gà con.
- Đoạn văn nói đến điều gì?
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết: “Không có gì nguy hiểm”, “có mồi ngon, lại đây!”
- Đọc câu văn lời của gà mẹ nói với gà con?
- “Cúc  cúc  cúc”, “Không có gì nguy hiểm”; “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm!”
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- 4 câu.
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ?
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Những chữ nào cần viết hoa?
- Những chữ đầu câu.
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó và luyện đọc.
- Đọc các từ: thong thả, miệng, nguy hiểm lắm.
- Yêu cầu HS viết.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con.
* Hoạt động 2: Viết chính tả
- GV đọc bài cho HS viết.
- HS viết vào vở.
- Soát lỗi.
- Chấm bài.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Điền vào chỗ trống ao hay au?
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS tự làm.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào VBTTV2 – Tập 1.
- Nhận xét, đưa ra lời giải đúng.
- Sau, gạo, xao, rào, báo, mau, chào.
Bài 3a:
Tiến hành tương tự bài tập 2.
Lời giải: bánh rán, con gián, dán giấy, dành dụm, tranh giành, rành mạch.
Bài 3b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Đọc.
- Gọi HS hoạt động theo cặp.
- 2 HS hoạt động theo cặp.
+ HS 1: Từ chỉ một loại bánh để ăn Tết?
+ HS 2: Bánh tét.
+ HS 3: Từ chỉ tiếng kêu của lợn?
+ HS 4: Eng éc.
+ HS 5: Từ chỉ mùi cháy?
+ HS 6: Khét.
+ HS 7: Từ trái nghĩa với yêu?
+ HS 8: Ghét.
- Nhận xét HS nói.
 5. Củng cố, dặn dò: (2’)
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 vào vở.
Toán
Ôn tập về đo lường
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Xác định khối lượng (qua sử dụng cân).
Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ.
Xác định thời điểm (qua xem giờ đúng trên đồng hồ).
II. Chuẩn bị:
GV: Cân đồng hồ, tờ lịch của cả năm hoặc 1 vài tháng, đồng hồ để bàn, bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 4’: Ôn tập về hình học
GV HS bài 2/85.
GV chấm 1 số vở.
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài cũ 1’: Ôn tập về đo lường.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Xác định khối lượng
- PP: Thực hành, quan sát.
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS: Viết tiếp vào chỗ chấm.
- GV cho HS nhắc lại cách cân của từng loại cân.
- HS nhắc.
- HS làm bài.
- 3 HS sửa trên bảng phụ.
-> GV nhận xét và cho HS nêu lại kết quả (GV nên khuyến khích HS nêu thành câu).
-> Nhận xét.
* Hoạt động 2: Củng cố kỹ năng xem lịch tháng
Bài 2: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS: xem lịch và điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm 1 câu giống trong vở bài tập).
- HS làm bài.
- Từng nhóm HS lên trình bày.
- HS 2 dãy (mỗi dãy 4 em) thi đua sửa bài.
-> GV nhận xét. Chốt ý.
-> Nhận xét.
Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu.
- HS nêu.
- GV tổ chức cho HS sửa bài (1 HS đọc bài làm. Lớp giơ Đ, S.
- HS tự làm bài.
- HS giơ bảng Đ, S theo kết quả bạn đọc.
-> GV nhận xét, tuyên dương.
-> Nhận xét.
* Hoạt động 3: Xác định thời điểm
- PP: Thực hành
Bài 4: GV cho HS làm bài.
- HS làm bài.
-> 1 HS đọc bài làm.
-> GV nhận xét.
-> Nhận xét.
- GV tổ chức cho HS đóng vai: bạn Lan trong bài để HS củng cố kĩ năng xác định thời điểm.
-> Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: (3’)
Củng cố: GV cho HS sử dụng cân để cân 1 kg vở, cặp nặng bao nhiêu kg.
Về nhà xem lại bài, làm bài 3, 4/87.
Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán.
GV nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Tiết 17
I. Mục tiêu:
Biết nói câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
Nghe và nhận xét lời nói của bạn.
Biết cách lập thời gian biểu.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài tập 1 trong SGK.
Tờ giấy khổ to + bút dạ để HS hoạt động nhóm trong bài tập 3.
II. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 4’: 
- Gọi 4 HS lên bảng.
- 2 HS đọc bài viết về một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
- 2 HS đọc thời gian biểu buổi tối của em.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
- Khi thấy người khác vui hay buồn thái độ của em ra sao?
- Khi thấy người khác vui thì mình cũng vui, thấy người khác buồn thì mình nói lời an ủi và chia buồn.
- Khi người khác tặng em một món quà em sẽ thấy thế nào?
- Rất sung sướng.
- Bài học hôm nay các em sẽ biết cách thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú.
4. Phát triển các hoạt động 27’:
* Hoạt động 1: Bài 1
- Cho HS quan sát bức tranh.
- Quan sát.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lời nói của cậu bé.
- Ôi! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ!
- Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ yêu cầu.
- Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì?
- Ngạc nhiên và thích thú.
* Hoạt động 2: Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS đọc, cả lớp cùng suy nghĩ.
- Gọi nhiều HS nói câu của mình. Chú ý, sửa từng câu cho HS về nghĩa và từ.
- Ôi! Con cảm ơn bố! Con ốc biển đẹp quá./ Cảm ơn bố! Đây là món quà con rất thích./ Ôi! Con ốc đẹp quá! Con xin bố ạ!/
* Hoạt động 3: Bài tập 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Đọc đề bài.
- Phát giấy, bút dạ cho HS.
- HS hoạt động theo nhóm. Trong 5 phút mang tờ giấy có bài làm lên bảng dán.
6 giờ 30
ngủ dậy và tập thể dục
6 giờ 45
đánh răng, rửa mặt
7 giờ 00
ăn sáng
7 giờ 15
mặc quần áo
7 giờ 30
đến trường
10 giờ 00
về nhà ông bà
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà lập thời gian biểu ngày thứ hai của mình.
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_17.doc