Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 09 - Năm học 2011-2012

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 09 - Năm học 2011-2012

TẬP ĐỌC:

ÔN TẬP TIẾT 1

I/Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).

-Hiểu ND chính của từng đoạn, ND của cả bài, trả lời được CH về nội dung của bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học.

-Bước đầu thuộc bảng chữ cái ( BT2 ).

-Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật ( BT3, BT4 )

II/Đồ dùng dạy học:

-Nội dung BT 3 được viết sẵn ở bảng phụ

III/Hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần thứ 09 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP TIẾT 1 
I/Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
-Hiểu ND chính của từng đoạn, ND của cả bài, trả lời được CH về nội dung của bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học.
-Bước đầu thuộc bảng chữ cái ( BT2 ).
-Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật ( BT3, BT4 ) 
II/Đồ dùng dạy học:
-Nội dung BT 3 được viết sẵn ở bảng phụ
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Giới thiệu bài : 
GV nêu MT.
2 Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
-Gọi 5,6 hs bốc thăm và đọc bài , trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét và ghi điểm.
3. Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
-Gọi 1 hs khá đọc thuộc.
-Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.
- Nhận xét
4.Ôn tập về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật.
*Bài 3: Nêu yêu cầu bài tập.
-GV phát bảng phụ cho 3 nhóm hoạt động theo yêu cầu của bài.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét.
*Bài 4: Trò chơi “ Tiếp sức ”
-GV phổ biến luật chơi
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 4 em tham gia trò chơi
-Bình chọn nhóm thắng cuộc
5. Củng cố -dặn dò :
-Về nhà tìm thêm những từ chỉ sự vật.HTL 
bảng chữ cái.Làm hoàn thành các bài tập. Nhận xét tiết học .Chuẩn bị ôn tập tiết 2
-HS nghe
-5,6 hs bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi. Học sinh chú ý lắng nghe.
- 1hs đọc thuộc bảng chữ cái.
-HS nối tiếp đọc bảng chữ cái.
-Nhận xét 
-2 HS nêu :Xếp các từ trong ngoặc đơn vào bảng.
- Các nhóm thảo luận 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
-Các nhóm nhận xét lẫn nhau
-Nghe luật chơi
-Tham gia chơi
 ChỉChỉ Chỉ Chỉ
người
 Chỉ đồ vật
 Chỉ con
 vật
Chỉ cây cối
bạn bè
Hùng
Học sinh
Giáo viên
 Công nhân
	..
 Bàn
 Xe đạp
 Quạt
 Đồng hồ
 Sách,vở
.
 xe đạp
 thỏ
 mèo
 gà
 chó
 thỏ
 chuối
 xoài
 ổi
 đu đủ
 cam
.
 -Nghe dặn 
ÔN TẬP TIẾT 2
I/Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
-Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT2)
-Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái (BT3) 
II/Đồ dùng dạy học:
-Nội dung bài tập 2 ghi sẵn ở bảng phụ, 3 bảng nhóm .
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài : GV nêu MT.
2.Hoạt động 2: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
-Gọi 5.6 hs bốc thăm và đọc bài , trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét và ghi điểm.
3. Hoạt động 3: Đặt câu theo mẫu: Ai ( Cái gì, con gì ) là gì?
-Yêu cầu hs đọc câu mẫu ở bảng phụ.
Hỏi: Bạn Lan trả lời cho câu hỏi gì?
-Là học sinh giỏi trả lời cho câu hỏi nào?
-Vậy câu :Bạn Lan là học sinh giỏi thuộc mẫu câu gì?
- HS suy nghĩ và tự đặt mỗi em 2 câu theo mẫu,2 em làm vào bảng nhóm đính kết quả lên bảng
-YC số hs nối tiếp nhau đọc câu của mình. Gv chỉnh sửa.
4. Hoạt động 4: Ôn luyện về xếp tên người theo bảng Chữ cái:
-Tên riêng của người viết như thế nào ?
-YC HS tìm những bài tập đọc trong tuần 7,8 có nhân vật mang tên riêng.
-GV ghi bảng
-YC HS đọc tên các nhân vật mang tên riêng ấy.
-YCHS đọc thuộc lòng bảng chữ cái
-HS xếp 5 tên riêng đó theo thứ tự bảng chữ cái 
-2HS làm bảng lớp.Cả lớp làm bảngcon
-Nhận xét
5.Hoạt động 5: Củng cố -dặn dò : 
-Dặn HS tiếp tục ôn các bài tập đọc và xem lại các tiết đã ôn tập để chuẩn bị thi
* Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài tiết sau :ôn tập tiết 3.
-HS nghe
- HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi. Học sinh còn lại chú ý lắng nghe.
-1hs đọc: Bạn Lan là học sinh giỏi
-Bạn Lan trả lời cho câu hỏi Ai ?
-Là HS giỏi trả lời cho câu hỏi là gì?
-Ai là gì ?
- HS thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét
-HS nối tiếp nhau nêu câu của mình.
-Cả lớp nhận xét
-HS trả lời : Tên riêng của người phải viết hoa.
-HS mở mục lục sách tìm tên các bài có nhân vật mang tên riêng và lần lượt trả lời miệng.
-Thầy giáo cũ ( Khánh, Dũng )Người mẹ hiền (Minh ,Nam ), Bàn tay dịu dàng ( An)
-Khánh,Dũng,Minh,Nam, An
-2HS đọc
HS làm bài theo yêu cầu
-Nhận xét bài làm của bạn.
-Đáp án: An, Dũng, Khánh, Minh, Nam.
- Nghe dặn 
TOÁN:
LÍT ( S/41, 42 )
I/Mục tiêu: Biết sử dụng chai một lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu ...
-Biết ca 1 lít, chai 1 lít.
-Biết lít là đơn vị đo dung tích.
-Biết đọc viết tên gọi và ký hiệu của lít.
-Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.
-Giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
*Bài tập cần làm 1,2 (cột 1,2) và 4. HS khá,giỏi làm thêm bài tập 3 .
II/Đồ dùng dạy học:
-Chai, ca 1 lít , 2l ,5l ,1 cốc thủy tinh to, 1 cốc thủy tinh nhỏ ,bình 
-Nội dung các bài tập 1 ghi sẵn ở bảng phụ ; 3 bảng nhóm
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS lên bảng :
-Tính nhẩm: 60 + 40 ; 80 + 20;
+
+
HS2: Tính: 99 75
 1 25
- Chấm VBT 2 em
- GV nhận xét , ghi điểm .
-Nhận xét phần bài cũ
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : Nêu MĐYC
2/ Làm quen với biểu tượng dung tích.
- GV lấy 2 cốc thuỷ tinh to nhỏ khác nhau. Lấy nước rót đầy 2 cốc
- Cốc nào chứa được nhiều nước hơn
- Cốc nào chứa được ít nước hơn? 
- Lấy VD tương tự với các vật chứa khác nhau ( bình ,cốc và hỏi tương tự )
3/ Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít
- GV giới thiệu : Đây là cái chai 1 lít.Nếu rót nước cho đầy chai, ta được bao nhiêu lít ?
-Yêu cầu HS rót 1 lít nước vào chai
-Nêu rót sữa cho đầy ca 1 lít ,ta được bao nhiêu lít sữa ?
- GV nói: Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca,cái xô....ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là l.(GV ghi bảng )
- Gọi vài HS viết số 1l 
-Yêu cầu HS đọc “ Một lít ”
-Tương tự GV đọc “ Hai lít ”,yêu cầu HS viết số
4/ Thực hành :
* Bài 1: GV đưa bảng phụ có vẽ sẵn nội dung phần bài tập.
-Hình vẽ ở cột 1 vẽ cái gì?
-Cái bình này có sức chứa bao nhiêu lít ?
- Yêu cầu HS đọc , viết tên đơn vị lít (l) theo mẫu 
-Lần lượt 3 HS làm bảng lớp ,cả lớp làm bảng con. 
-Nhận xét
* Bài 2 ( cột 1,2) HS làm quen tính cộng, trừ với đơn vị lít.
- GV viết lên bảng :
a) 9l + 8l = 
-Yêu cầu hs nhận xét phép tính này có gì đặc biệt ?
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính kèm theo đơn vị đo.
-HS nêu kết quả
- HS làm bảng con tương tự với những phép tính còn lại .3HS lần lượt lên bảng giải mỗi em 1 cột tính 
*Bài 3: ( HS khá,giỏi )
-Nêu yêu cầu bài tập
-GVHDHS thực hiện câu a)
-Nhìn hình vẽ cho biết trong canh có bao nhiêu lít ?
-Rót ra xô mấy lít ?
-Vậy trong canh còn lại mấy lít ?
-Nêu phép tính 
-Thực hiện tương tự với câu b,c
-Nhận xét
* Bài 4 : 
- Gọi 1 hs đọc đề .
-Yêu cầu HS thảo luận chung cả lớp phân tích đề toán : Bài toán cho biết gì ? Tìm gì ?
-GV tóm tắt :
 Lần đầu bán : 12 l
 Lần sau bán : 15 l
 Cả hai lần bán :.....l ? 
-GV lưu ý HS (Chỉ viết tên đơn vị l ở kết quả và để trong ngoặc )
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 và ghi kết quả thảo luận vào bảng phụ .
-Nhận xét lẫn nhau
C/Củng cố dặn dò: 
-Thực hành :Yêu cầu HS rót nước vào canh ,chai để được 1l, 2l .
*HS khá,giỏi : Thực hành : Với một can 5 l và một can 2 l .Làm thế nào để đong được 2l nước? 
-GDHS biết sử dụng đơn vị lít vào việc mua bán dầu hoặc mắm.... Dặn HS về nhà làm bài tập VBT.
* Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài :Luyện tập.
-2HS làm bài theo yêu cầu
-HS1: 60 + 40 = 100 ; 80 + 20 = 100 
+
+
-HS 2: 99 75
 1 25
 100 100
-Nhận xét
- 1 HS trả lời bài-2 HS làm bài trên bảng
-Cả lớp nhận xét
- HS quan sát GV rót nước vào cốc .
Và trả lời
- Cốc to chứa nhiều nước hơn.
- Cốc nhỏ chứa ít nước hơn.
-HS trả lời tương tự
- HS quan sát.
- Ta được 1 lít nước.
-1 HS rót
-Ta được 1 lít sữa
- HS đọc một lít.
- 1 vài HS đọc .
-HS viết ,cả lớp viết bảng con 1l
-HS đọc một lít
-HS viết bảng con 2 l
-HS quan sát từng hình vẽ ,đọc và viết theo mẫu
- Cái bình
- Có sức chứa 3 lít
- Đọc “Hai lít” ,viết 3l
-Đọc “ Mười lít ”,viết 10l; Đọc “Hai lít ” ,viết 2l ;Đọc 5 lít, viết “ năm lít ”
-HS đọc phép tính
-Phép tính này có kèm theo đơn vị l
-Thực hiện cộng tương tự như các số tự nhiên nhưng kèm theo đơn vị đo l.
- 9 l + 8 l = 17 l
- Thực hiện tương tự với các phép tính còn lại 
-HS nêu
-QS hình vẽ và nêu :
-Trong canh có 18 l
-Rót ra xô 5 l 
- 13 l
-18 l – 5 l = 13 l
-HS lần lượt nêu phép tính thich hợp
-Nhận xét
- 1 hs đọc đề.
- HS phân tích đề theo yêu cầu
-HS thảo luận N3 và trình bày bài giải.
-Các nhóm nhận xét
 Bài giải:
 Số lít nước mắm cả hai lần cửa hàng bán được là:
 12 + 15 = 27 ( l )
 Đáp số: 27 l 
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS khá,giỏi suy nghĩ và trả lời : Cho nước vào đầy can 5l ,sau đó rót đầy can 5 l sang cho đầy can 2 l .Trong can 5 l còn lại 3 l nước ( 5l – 2 l = 3 l)
-Nghe dặn 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I/Mục tiêu:
-Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.
-Biết được tác hại của giun đối với sức khoẻ.
II/Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ SGK/20,21.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Kiểm tra bài cũ: KT 2 hs trả lời câu hỏi:
-Phải làm gì để ăn uống sạch sẽ ?
- Tại sao phải ăn uống sạch sẽ ?
 GV nhận xét xếp loại.
2 / Giới thiệu bài : Nêu MĐYC. 
3/ Bài mới :
a / HĐ1: Tìm hiểu về bệnh giun.
Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi : 
H1:Giun thường sống ở đâu trong cơ thể ?
H2:Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể?
H3:Nêu tác hại do giun gây ra?
* KL: Giun và ấu trùng của giun không chỉ sống ở ruột người mà còn sống ở khắp nơi trong cơ thể như : dạ dày, gan, phổi, mạch máuĐể sống được giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể. Người bị bệnh giun sẽ có cơ thể không khoẻ mạnh , ảnh hưởng đến kết quả học tập.Nếu nhiều giun gây tắc ruột, ống mật dẫn đến chết người. Triệu chứng của người bị bệnh giun là hay đau bụng, buồn non , ỉa chảy, ngứa hậu môn.
b / HĐ 2: Nguyên nhân lây nhiểm giun.
+ B1: Làm việc theo nhóm 4.
-YC hs quan sát tranh và thảo luận : Chúng ta có thể bị lây nhiễm giun theo những con đường nào?
+ B2: Làm việc cả lớp .
* KL: Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn làm người bị nhiễm giun.
+Không rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn lại sờ vào thức ăn, đồ uống.
+ Người ăn rau sống, rửa rau chưa sạch, trứng giun theo rau vào cơ thể.
c / HĐ3: Đê phòng bệnh giun.
+ B1: Làm việc cả lớp .
+B2: Làm việc với SGK.
-GV YC hs  ... nói lời yêu cầu 
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét.
5. Hoạt động 5: Củng cố -dặn dò :
-Dặn học sinh làm hoàn thành các bài tập VBT.
Làm thử tiết 9,10 để chuẩn bị kiểm tra.
-Nhận xét tiết học.
-4,5 HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi theo nội dung bài
-HS nêu
-HS mở mục lục sách ,nêu tên các bài tập đã học ở tuần 8
-1 HS đọc ,các HS khác chú ý đọc tiếp theo.
 Tập đọc :
 1/ Người mẹ hiền trang 63
 2/ Bàn tay dịu dàng trang 66
 3/ Đổi giày trang 68 
-1 HS đọc TH1.
-Cần nói lời nhờ
-Thể hiện thái độ biết ơn ..
-HS tự làm bài
-HS nối tiếp nhau nói câu :
VD:a) Mẹ ơi! Mẹ mua giúp con tấm thiếp chúc mừng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, mẹ nhé.
b)Mời bạn Kim Luyến hát tặng cô giáo và cả lớp một bài hát.
c)Thưa cô,xin cô hãy nhắc lại dùm em câu hỏi của cô.
-1 số HS thực hành nói trước lớp.
-Nghe dặn
******************************************************
TẬP VIẾT :
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
ÂM NHẠC:
HỌC BÀI HÁT :CHÚC MỪNG SINH NHẬT
( Nhạc Anh )
I)Mục tiêu:-Biết hát theo giai điệu và lời.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II) Chuẩn bị: Hát chuẩn xác bài hát .
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
A)KTBC: 3 HS lần lược hát mỗi em 1 bài hát đã học ở tiết 8.
-Gv nhận xét xếp loại.
B)Bài mới:
1)HĐ1: Dạy bài hát : Chúc mừng sinh nhật.
-GV hát mẫu bài hát.
-Đọc lời ca.
-Dạy từng câu.
-Nối các câu thành bài.
-GV nhận xét.
2)HĐ2: Hát kết hợp vỗ tay .
-Theo tiết tấu.
-GV vừa hát vừa hướng dẫn HS vỗ tay theo tiết tấu.
-Theo phách.
-GV vừa hát vừa hướng dẫn HS vỗ tay theo phách.
-Các nhóm hát và vỗ tay theo .
-Đại diện nhóm xung phong hát.
-GV nhận xét tuyên dương.
3)Củng cố dặn dò: Cả lớp hát lại bài hát
-Dặn HS về nhà hát ôn bài hát nhiều lần.
-Chuẩn bị bài ( T2 )
-3 HS lần lược hát.
-Cả lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc lời ca.
-Hát từng câu.
-Hát cả bài.
-HS hát và vỗ tay theo Gv
-HS hát theo
-Các nhóm hát.
-Đại diện nhóm xung phong hát.
 Gv chuyên dạy
AN TOÀN GIAO THÔNG:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu:
Củng cố kiến thức đã học
-Nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
-HS nhận biết những nguy hiểm thường xãy ra khi đi trên đường.
-Phân biệt nhũng ahnhf vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
-Mô tả được con đường mà em thường đi qua hằng ngày.
-Nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố.
II/Đồ dùng dạy học:
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Kiểm tra: Nêu đặc điểm con đường em đi hằng ngày
-Nhận xét, đánh giá
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ghi đề lên bảng
2.HD luyện tập
-Gọi HS nêu lại nội dung tranh bài 1
-Nhận xét
+Đi bộ như thế nào là an toàn?
+Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ
-GV nêu nội dung trò chơi
-Tìm hiểu đặc điểm đường em thường đi lại hằng ngày
-Nhận xét, đánh giá
C/Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Đi đường phải thực hiện theo đúng luật giao thông mà em đã học
-2 HS trả lời
-Nhận xét
-HS đọc đề bài
-Mỗi HS nêu nội dung một tranh
-Nhận xét
+Qua đường nắm tay người lớn, đi theo đường tín hiệu ...
-HS theo dõi
-HS thực hành trò chơi
-1 vài HS trả lời
-Nhận xét
 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
TOÁN:
TÌM SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG (S/45)
I/Mục tiêu:
-Biết tìm X trong các bài tập dạng: x + a = b ; a + x = b ( với a, b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
-Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
-Biết giải bài toán có một phép trừ
*Bài tập cần làm : Bài 1 (a,b,c,d,e);bài 2 (cột 1,2,3);Làm bổ sung bài 3 .
II/Đồ dùng dạy học:
-Nội dung bài tập 2 ghi sẵn ở bảng phụ, các hình như SGK
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài toán bài 4/44:
- GV nhận xét , ghi điểm .
B / Bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
- GV viết : 6 + 4 , yêu cầu HS tính tổng.
- Hãy gọi tên các thành phần trong phép cộng trên. -Giới thiệu bài . Nêu MĐYC.
2/ Giới thiệu cách tìm một số hạng trong một tổng. 
-HS quan sát hình vẽ phần 1.
 10
 6 4 X 4 Hình 1 Hình 2
 6 X 
 Hình 3
- 6 cộng 4 bằng mấy ?
- 6 bằng 10 trừ đi mấy ? 
Vậy : Khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ 2, ta được số ô vuông của phần thứ nhất .
- Làm tương tự nhưng ngược lại .
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 và nêu bài toán
- Gv hỏi: x, 4 gọi là gì? 10 gọi là gì?
-Muốn tìm X ta làm thế nào ?
-GV yêu cầu HS trình bày cách tính
- GV hỏi : Muốn tìm số hạng ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs đọc thuộc.
-Thực hiện tương tự với Hình 3
*Yêu cầu HS rút ra kết luạn: Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào ?
3 / Luyện tập :
* Bài 1 : Tính x( Bỏ cột g)
- Gọi 1 hs đọc mẫu .Gv phân tích bài mẫu.
- Gọi 4 hs lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con
lần lượt từng em nêu kết quả, mỗi em 1 phép tính.
* Bài 2 : ( Giảm cột : 4, 5, 6,).
- Các số cần điền vào ô trống là số nào trong phép cộng ?
- Yêu cầu HS nêu cách tìm tổng, cách tìm các số hạng còn thiếu trong phép cộng.
- HS thảo luận nhóm làm bài vào bảng phụ, dán lên bảng
* Bài 3 : Giải bài toán .
- Cho HS đọc đề, tóm tắt bài toán, tự giải bài toán , và chữa bài toán.
- gọi 1 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào vở.
C/Củng cố dặn dò : Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?
-Dặn HS làm hoàn thành các bài tập.Chuẩn bị bài sau: LT/46
* Nhận xét tiết học .
- 2 HS lên bảng làm bài 4 /44
 Đáp số: 83 kg gạo 
6 + 4 = 10.
- 6 và 4 là các số hạng, 10 là tổng.
-HSQS hình vẽ và nêu:
 6 + 4 = 10
 6 bằng 10 trừ đi 4
-HS nhắc lại
HS quan sát hình 2 và nêu:
Có 10 ô vuông,có một số ô vuông bị che khuất và 4 ô vuông không bị che khuất.Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp?
- X, 4 là số hạng, 10 là tổng.
-Lấy 10 trừ 4
 X + 4 = 10
 X = 10 – 4 
 X = 6
- Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Vài HS nhắc lại
- Hs đọc thuộc 
- HS đọc bài mẫu.
- 4 HS làm bài theo yêu cầu, nêu kết quả.
-Nhận xét
- Là tổng hoặc số hạng còn thiếu trong phép cộng.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm . đại diện mỗi nhóm 1 HS trả lời kết quả, cả lớp nhận xét.
-1 HS đọc đề bài , hs tóm tắt để giải bài toán.
- 3 HS lên bảng ,cả lớp làm bảng con.
-Nhận xét
 Bài giải:
 Số học sinh gái lớp học đó có là:
 35 – 20 = 15( học sinh)
 Đáp số: 15 học sinh
-Vài HS nêu
-Nghe dặn
 TẬP LÀM VĂN: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (VIẾT )
******************************************************************
AN TOÀN GIAO THÔNG
 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (TIẾT 1)
I)Mục tiêu: 1)Kiến thức: -HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
 -HS bết xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại PHGT
2) Kĩ năng: -Biết tên các loại xe thường thấy.
-Nhận biết các tiếng động cơ và tiếng còi của xe ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
3)Thái độ:Không đi bộ dưới lòng đường.Không chạy và bám theo xe ô tô,xe máy đang đi
II)Chuẩn bị: Tranh vẽ Sgk
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 A)KTBC:Khi bộ trên đường các em cần chú ý điều gì?
-Theo em,điều gì sẽ xảy ra nếu các em nếu các em không thực hiện tốt những quy định khi thực hiện trên đường?
B)Bài mới:
1)Giới thiệu bài: Hằng ngày các em thường đến trường bằng những loại xe gì?
-Đi xe đạp,xe máy nhanh hơn hay đi bộ nhanh hơn.
2)Nhận diện các phương tiện giao thông:
-Quan sát kĩ các loại xe đi trên đường,chúng ta thấy có loại đi nhanh ,có loại đi chậm,có loại xe không gây ra tiếng ồn lớn.
-GV cho HS quan sát các H1,H2 trong SGK nhận diện so sánh và phân biệt 2 loại PTGT đường bộ.
-Các PTGT ở H1 ( xe cơ giới) và hình 2 (xe thô sơ ) có điểm gì giống và khác nhau:
 + Đi nhanh hay chậm?
 + Khi đi phát hiện ra tiếng ồn lớn hay nhỏ?
 + Chở hàng ít hay nhiều ?
 + Loại xe nào dễ gây ra nguy hiểm hơn?
*KL: -Xe thô sơ là các loại xe đạp,xích lô,xe bò,xe ngựa
- Xe cơ giới là các loại xe ô tô,xe máy
*GV giới thiệu thêm xe ưu tiên gồm có xe cứu hoả,cứu thương,xe công an.Khi đi đường gặp các loại xe này mọi người cần phải nhường đường cho xe này đi trước.
C)Củng cố dặn dò: Khi đi trên các loại phương tiện giao thông ta cần tuân theo luật giao thông để đảm bảo an toàn.
-Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài (tt).
-2 HS lần lược trả lời.
-Cả lớp nhận xét.
-HS trả lời: Đi xe đạp,xe máy
-Đi xe đạp,xe máy nhanh hơn đi bộ.
-HS quan sát tranh minh hoạ và nêu tên các loại xe.
-Các loại xe ở H1 là loại xe thô sơ.
-Các loại xe ở H2 là loại xe cơ giới.
-Xe cơ giới đi nhanh hơn.
-Xe cơ giới phát ra tiếng ồn lớn hơn.
-Xe cơ giới chở hàng nhiều hơn.
-Xe cơ giới gây nguy hiểm hơn.
-Vài HS nhắc lại.
-Nghe dặn
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 9
I/ Phần mở đầu:Ổn định lớp-Cả lớp hát đồng thanh 1 bài –GV nêu yêu cầu tiết sinh hoạt
II/ Phần cơ bản:
1/ GV nêu nội dung sinh hoạt:
2/ Lớp trưởng chỉ huy: Cho các tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ :
Về học tập.
Về lao động
Về vệ sinh, thực hiện 15 phút đầu giờ
 Lớp phó học tập , lớp phó lao động ,các trưởng đánh giá
3/ Lớp trưởng đánh giá chung
-Ý kiến của các thành viên
4/ GVCN đánh giá:
 Ưu điểm :Tuần qua lớp đạt được một số nội dung;
-Học tập : Đa số HS đi học đều ,đúng giờ,thực hiện tốt 15 phút đầu giờ,làm abif đầy đủ trước khi đến lớp ,nhiều bạn được bông hoa điểm 10.nắm được ý nghĩa ngày 20/10, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy: dọn vệ sinh sân trường cũng như trong lớp học sạch sẽ, nắm được chủ đề năm học và chủ điểm tháng bồi dưỡng được HS giỏi, phụ đạo được HS yếu.Ôn tập kịp thời để thi KTĐK GKI
-Chất lượng thi đạt
 Môn G K TB Y
 Toán : 17 / 80.9% 3 /14,2% 1/ 4,7%
 Tiếng Việt 9/42,8% 8/38% 4/19%
 Tuyên dương nhất tuần này là : Đức , Thủ , Giang , Vương, Viên, Văn, Hoa
Các khoản tiền :nộp được 100 % loại BHYT và BHTN,các khoản tiền khác nộp 70%
Các hoạt động khác: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập,lao động dọn vệ sinh sạch sẽ
 Tồn tại : -Còn vài em quên dụng cụ học tập ở nhà : Thật, Viên ..
 - Tồn tại 1 em yếu môn Taosn :Mùi
 5/ Phần kết thúc :
-Chuẩn bị 1 số nội dung như :Tiếp tục nộp các khoản tiền.Thứ bảy thi kể chuyện Đạo đức tại trường
-Đầu tư rèn kỹ chữ viết cho các em.
-Lao động dọn vệ sinh sân trường.
-Ổn định nề nếp học tập sau thi
-Bồi dưỡng HS giỏi,phụ đạo HS yếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_thu_09_nam_hoc_2011.doc