Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2012
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu:
- Biết được một số qui tắc về ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các qui tắc ứng xử đó.
- Đồng tình, ủng hộ với những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
- Kỹ năng tư duy đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
III. Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2012 MÔN: ĐẠO ĐỨC Tiết: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC I. Mục tiêu: Biết được một số qui tắc về ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các qui tắc ứng xử đó. Đồng tình, ủng hộ với những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen. II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài: Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác. Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác. Kỹ năng tư duy đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác. III. Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận nhóm - Động não - Đóng vai IV. Chuẩn bị: GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận HS: SGK. V. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Nêu những việc cần làm và không nên làm để thể hiện lịch sự khi gọi điện thoại. GV nhận xét 3. Bài mới a. Khám phá: Lịch sự khi đến nhà người khác. b. Kết nối: v Hoạt động 1: Kể chuyện “Đến chơi nhà bạn” Một lần Tuấn và An cùng đến nhà Trâm chơi. Vừa đến nơi, Tuấn đã nhảy xuống xe, đập ầm ầm vào cổng nhà Trâm và gọi to: “Trâm ơi có nhà không?”. Mẹ Trâm ra mở cửa, cánh cửa vừa hé ra Tuấn đã chui tọt vào trong nhà và hỏi mẹ Trâm: “ Trâm có nhà không bác?” Mẹ Trâm có vẻ giận lắm nhưng bác chưa nói gì. An thì từ nãy giờ quá ngỡ ngàng trước hành động của Tuấn nên vẫn đứng im. Lúc này An mới đến trước mặt mẹ Trâm và nói: “Cháu chào bạn ạ! Cháu là An còn đây là Tuấn bạn cháu, chúng cháu học cùng lớp với Trâm. Chúng cháu xin lỗi bác vì bạn Tuấn đã làm phiền lòng. Bác cho cháu hỏi bạn Trâm có nhà không ạ?”. Nghe An nói mẹ Trâm nguôi giận và mời hai bạn vào nhà. Lúc vào nhà An dặn nhỏ với Tuấn: “ Cậu hãy cư xử cho lịch sự, nếu không biết thì thấy tớ làm thế nào thì cậu làm theo thế nhé. “Ở nhà Trâm ba bạn chơi rất vui vẻ nhưng lúc nào Tuấn cũng để ý xem An cư xử ra sao. Thấy An cười nói rất vui vẻ, thoải mái nhưng lại rất nhẹ nhàng Tuấn cũng hạ giọng của mình xuống. Thấy An trước khi muốn xem một quyển sách hay một món đồ chơi nào đều hỏi Trâm rất lịch sự, Tuấn cũng làmtheo. Lúc ra về, An kéo Tuấn đến trước mặt Trâm và nói: “Cháu chào bác, cháu về ạ!”. Tuấn cũng còn ngượng ngùng về chuyện trước nên lí nhí nói: “Cháu xin phép bác cháu về. Bác thứ lỗi cho cháu về chuyện ban nãy”. Mẹ Trâm cười vui vẻ: “Bác đã không còn nghĩ gì về chuyện đó nữa rồi vì bác biết cháu sẽ không bao giờ cư xử như thế nữa, thỉnh thoảng hai đứa lại sang chơi với Trâm cho vui nhé.” v Hoạt động 2: Phân tích truyện. Tổ chức đàm thoại Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì? Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào? Lúc đó An đã làm gì? An dặn Tuấn điều gì? Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử ntn? Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện? GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng chính bản thân mình. c. Luyện tập/Thực hành: v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó. Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể. Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự. d. Vận dung/Củng cố và hoạt động nối tiếp: Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào? Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì? Nhận xét tiết học Chuẩn bị: Tiết 2 Hát HS trả lời, bạn nhận xét HS lắng nghe. Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to. Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không? Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì. Anh chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có nhà không? An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm. An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm. Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự. Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi. Một số HS kể trước lớp. Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa, cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự. HS trả lời. BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6). Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian: + Thời điểm. + Khoảng không gian. + Đơn vị đo thời gian. Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: GV: Mô hình đồng hồ. HS: SGK, vở, mô hình đồng hồ. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Thực hành xem đồng hồ. GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: Luyện tập. Phát triển các hoạt động v Hoạt động 1: Giúp HS lần lượt làm các bài tập. Bài 1: Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ). Trả lời từng câu hỏi của bài toán. Cuối cùng yêu cầu HS tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp. Bài 2: HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”. So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán. Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm các câu, chẳng hạn: Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút? Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút? Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 30 phút) là mấy giờ? v Hoạt động 2: Thực hành Bài 3: Củng cố kỹ năng sử dụng đơn vị đo thời gian (giờ, phút) và ước lượng khoảng thời gian. Sửa chữa sai lầm của HS (nếu có), chẳng hạn: “Nam đi từ nhà đến trường hết 15 giờ” Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm: Trong vòng 15 phút em có thể làm xong việc gì? Trong vòng 30 phút em có thể làm xong việc gì? Hoặc có thể cho HS tập nhắm mắt trải nghiệm xem 1 phút trôi qua như thế nào? 4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học, dặn dò HS tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân chia đã học. Chuẩn bị: Tìm số bị chia. Hát HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Bạn nhận xét. HS xem tranh vẽ. Một số HS trình bày trước lớp: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về. Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút Là 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc sắp xếp sách vở Em có thể làm xong bài trong 1 tiết kiểm tra,.. HS tập nhắm mắt trải nghiệm BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------- ... ---------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết:ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý. TÀ NGẮN VỀ BIỂN. I. Mục tiêu: Biết đáp lại lời nói của mình trong một số tình huống giao tiếp đồng ý. Trả lời và viết được đoạn văn ngắn về biển. Biết đánh giá, nhận xét lời của bạn. II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài: Kỹ năng giao tiếp: ứng xử văn hóa Lắng nghe tích cực III. Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng: Hoàn tất một nhiệm vụ: Thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống. IV. Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần. Các tình huống viết vào giấy. Vở bài tập Tiếng Việt HS: Vở. V. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Đáp lời đồng ý. QST, TLCH: Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau. Tình huống 1 HS 1: Hỏi mượn bạn cái bút. HS 2: Nói đồng ý. HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn. Tình huống 2 HS 1: Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm. HS 2: Nói đồng ý. HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn. Gọi HS nhận xét. Cho điểm từng HS. 3. Bài mới : a. Khám phá: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển. b. Kết nối: v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại. Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành. Nhận xét, cho điểm từng HS. c. Luyện tập/Thực hành: v Hoạt động 2: Thực hành Bài 2 Treo bức tranh. Tranh vẽ cảnh gì? Sóng biển ntn? Trên mặt biển có những gì? Trên bầu trời có những gì? Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình. Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS. Cho điểm những bài văn hay. d. Vận dụng/Củng cố và hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở. Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII. Hát 2 cặp HS lên bảng thực hành. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. HS 1: Đọc tình huống. HS 2: Nói lời đáp lại. Tình huống a. HS 2: Cháu cảm ơn bác ạ./ Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay./ Tình huống b HS 2: Cháu cảm ơn cô ạ./ May quá, cháu cảm ơn cô nhiều./ Cháu cảm ơn cô. Cô sang ngay nhé./ Tình huống c HS 2: Hay quá. Cậu sang ngay nhé./ Nhanh lên nhé. Tớ chờ Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng. Sóng biển xanh như dềnh lên./ Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn. Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng. HS tự viết trong 7 đến 10 phút. Nhiều HS đọc. VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi. BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- HỌC HÁT BÀI CHIM CHÍCH BÔNG Nhạc: Văn Dung Thơ: Nguyễn Viết Bình I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết gừ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Hát chuẩn xác bài hát Chim chích bông - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ). - Máy nghe, băng nhạc mẫu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên các bài hát đã được học trong những tiết trước, cho HS ôn bài hát đã học để khởi động giọng 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Dạy bài hát: Chú chim bông. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Lời bài hát tự nhiên, gần gũi với ngôn ngữ trẻ em. Tác giả Nguyễn Viết Bình đã cho các em thấy được chú chim sâu dễ thương, biết bắt sâu phá hoại mùa màng của con người. - Cho HS xem tranh minh hoạ hình ảnh chú chim chích bông đang bắt sâu. - GV cho HS nghe băng mẫu - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. - Dạy hát: Dạy từng câu, chú ý lấy hơi những chỗ cuối câu và lưu ý những tiếng có luyến ở nhịp thứ 5, thứ 8 để tập cho HS hát đúng. Lưu ý thêm sau tiếng “ơi’’, nhắc HS nghĩ 2 phách (vỗ thêm 2 cái theo phách). - Dạy xong bài hát, cho Hs hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời, đều giọng. - GV sửa những câu hát HS hát chưa đúng, nhận xét. * Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - GV hát và vỗ tay hoặc đệm theo mẫu phách Chim chích bông bé tẹo teo x x x x - Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca. *Củng cố – Dặn dò: - GV cũng cố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa học, tác giả? Cho cả lớp đứng lên hát và vỗ ray thep phách và tiết tấu của bài hát một lần trước khi kết thúc tiết học. - GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước). - Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - HS xem tranh. - Nghe băng mẫu - HS tập đọc lời ca theo tiết tấu. - HS tập hát theo hướng dẫn của GV. - Chú ý những chỗ GV nhắc để hát đúng tiết tấu và giai điệu bài hát. HS hát: + Đồng thanh. + Dãy, nhóm. + Cá nhân. - HS theo dõi và lắng nghe. - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS thực hiện hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca. - HS trả lời - HS hát ôn kết hợp võ đệm thep phách, tiết tấu lời ca. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ. BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 26 I. Mục tiêu: - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua, nắm kế hoạch công tác tuần tới. - Biết phê và tự phê. Thấy được ưu khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động. - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể. II. Chuẩn bị: - Kế hoạch tuần 27 - Báo cáo tuần 26 III. Hoạt động trên lớp: 1. Khởi động: Hát 2. Báo cáo công tác tuần qua: - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua. - Lớp trưởng tổng kết chung. - GVCN có ý kiến. 3. Triển khai công tác tuần tới: - Tiếp tục ổn định nề nếp của lớp - Nhắc nhở HS về an toàn giao thông, khi đi trên đường phải đi bên lề phải. - Phát động phong trào giúp nhau học tốt. - Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. - Nhắc nhở HS giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Giữ gìn vệ sinh sân trường, vệ sinh lớp sạch sẽ. - Ôn tập chuẩn bị thi giữa HKII 4. Sinh hoạt tập thể: - Tập bài hát - Chơi trò chơi 5. Tổng kết: - Hát kết thúc - Nhận xét. BỔ SUNG ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: