Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 2,3

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 2,3

Tập đọc

Tiết 4,5: PHẦN THƯỞNG.

I.Mục tiêu:

-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.

-Hiểu ND:Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm điều tốt.

-GD yêu quý bạn bè.

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

- Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 34 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 343Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 2,3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
NS:
ND:	
Tập đọc
Tiết 4,5: PHẦN THƯỞNG.
I.Mục tiêu: 
-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.
-Hiểu ND:Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm điều tốt.
-GD yêu quý bạn bè.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bài: “Tự thuật” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu, từng đoạn. 
- Giải nghĩa từ: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ. 
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài một lần
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài. 
- Cả lớp cùng nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất
Toán 
Tiết (6): LUYỆN TẬP.
Mục tiêu: 
-Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đ v là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
-Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng.
-Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
-Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Thước thẳng có vạch chia từng cm và 10 cm. 
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: 
a) Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 1 dm. 
b) vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm
Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh làm. 
Bài 3: 
Yêu cầu học sinh làm bảng con.
Bài 4: Yêu cầu học sinh làm miệng.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh làm miệng
a) 10 cm = 1 dm; 1 dm = 10 cm
- Học sinh tự tìm trên thước thẳng vạch chỉ 1 dm
- Vẽ đoạn thẳng vào bảng con. 
- Học sinh tìm trên thước thẳng vạch chỉ 2 dm
2 dm = 20 cm
- Học sinh làm vào bảng con
1 dm = 10 cm; 2 dm = 20 cm
30 cm = 3 dm; 60 cm = 6 dm
70 cm = 7 dm
- Học sinh làm miệng.
 Kể chuyện 
Tiết (2): PHẦN THƯỞNG.
Mục tiêu:
-Dựa vào tranh minh họa và gợi ý SGK kể lại từng đoạn của câu chuyện(BT1,2,3).
-HS khá giỏi bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT4).
 . II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- Giáo viên nhận xét + ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. 
- Kể từng đoạn theo tranh. 
+ Kể theo nhóm. 
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp. 
Giáo viên nhận xét chung. 
- Kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. 
- Đóng vai: 
+ Gọi 3 học sinh lên kể mỗi người kể 1 đoạn. 
+ Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về kể cho cả nhà cùng nghe. 
- Học sinh quan sát tranh. 
- Nối nhau kể trong nhóm. 
- Cử đại diện kể trước lớp. 
- Một học sinh kể lại. 
- Các nhóm thi kể chuyện. 
- Nhận xét. 
- Các nhóm cử đại diện lên đóng vai. 
- Cả lớp cùng nhận xét để chọn ra nhóm đóng vai đạt nhất. 
Đạo đức 
Tiết (2): HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (Tiết 2).
Mục tiêu: 
-HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian qui định.
-HS có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
*HCM
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Phiếu bài tập, một số đồ dùng để sắm vai.
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* Hoạt động 2: Thảo luận lớp.
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh bìa màu qui định: Đỏ là tán thành, màu xanh là không tán thành, màu trắng là không biết. 
- Giáo viên đọc từng ý kiến để học sinh bày tỏ ý kiến
- Kết luận: Học tập sinh hoạt đúng giờ giấc có lợi cho sức khoẻ và việc học tập cho bản thân em
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- Giáo viên chia 4 nhóm
- Kết luận: Việc học tập sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy học tập sinh hoạt đúng giờ là cần thiết. 
* Hoạt động 4: Thảo luận nhóm đôi.
- Giáo viên chia đôi nhóm và giao nhiệm vụ.
- Kết luận chung: Cần học tập sinh hoạt đúng giờ đảm bảo sức khoẻ và học hành mau tiến bộ. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài. 
- Học sinh nhận bìa giáo viên phát
- Học sinh bày tỏ thái độ
- Học sinh nhắc lại
- Các nhóm thảo luận
- Học sinh đọc kết luận
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh trình bày thời gian biểu. 
- Học sinh nhắc lại. 
Toán 
Tiết (7): SỐ BỊ TRỪ – SỐ TRỪ - HIỆU.
Mục tiêu: 
-Biết số bị trừ-số trừ -hiệu.
-Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong pv 100.
-Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận xét
- Giáo viên viết phép trừ: 59 – 35 = 24 lên bảng.
- Giáo viên chỉ vào từng số và nêu tên gọi: 
	+ 59 là số bị trừ.
	+ 35 là số trừ.
	+ 24 là hiệu.
 + 59 –35 cũng gọi là hiệu.
* Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức: Miệng, bảng con, vở, trò chơi, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh đọc phép trừ: Năm mươi chín trừ ba mươi lăm bằng hai mươi tư. 
- Học sinh nhắc lại đồng thanh + cá nhân. 
+ Năm mươi chín là số bị trừ
+ Ba mươi lăm là số trừ
+ Hai mươi bốn là hiệu
- Học sinh đọc đề trong sách giáo khoa. 
- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên
Chính tả 
Tiết (3) Tập chép: PHẦN THƯỞNG.
I. Mục tiêu: 
- Chép lại chính xác ,trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần thưởng SGK.
-Làm được BT3,BT4,BT2b
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài chép. 
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Phần thưởng, cả lớp, yên lặng, 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về viết lại chữ khó và học thuộc bảng chữ cái. 
- Học sinh lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Học sinh luyện bảng con. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
- 1 Học sinh lên bảng làm. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh học thuộc 10 chữ cái vừa nêu. 
- Học thuộc 29 chữ cái. 
Tập đọc 
Tiết (6): LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI.
Mục tiêu: 
-Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu hấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
-Hiểu ý nghĩa: Mọi người,mọi vật,đều làm việc,làm việc mang lại niềm vui(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*GDMT
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa
- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên đọc bài: “Phần thưởng” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu, từng đoạn. 
- Giải nghĩa từ: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng. 
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. 
- Học sinh đọc phần chú giải. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét nhóm đọc hay nhất. 
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài một lần. 
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài. 
- Cả lớp cùng nhận xét
Toán 
Tiết (8): LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
-Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số .
-Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số trong phạm vi 100.
-Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạ ... u bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng. 
B
- Phân tích chữ mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Bạn bè sum họp
- Giải nghĩa từ ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng giáo viên vào bảng con. 
* Hoạt động 4: Viết vào vở tập viết. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. 
- Chấm, chữa. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về viết phần còn lại. 
- Học sinh quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ. 
- Học sinh theo dõi giáo viên viết mẫu. 
- Học sinh phân tích
- Học sinh viết bảng con chữ B 2 lần. 
- Học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giải nghĩa từ. 
- Học sinh viết bảng con chữ: Bạn
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Sửa lỗi. 
Tự nhiên và xã hội 
Tiết (3): HỆ CƠ.
Mục tiêu: 
-Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính :cơ đầu ,cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân.
II. Đồ dùng học tập: 
-Giáo viên: Tranh vẽ trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng kể tên một số xương của con người. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu hệ cơ. 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ hệ cơ
- Giáo viên đưa tranh vẽ hệ cơ
- Yêu cầu học sinh quan sát để nhận biết một số cơ của cơ thể. 
Kết luận: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dạng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta thực hiện được mọi hoạt động
* Hoạt động 3: Thực hành. co và duỗi tay. 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 trong sách giáo khoa. 
Giáo viên nêu kết luận. 
* Hoạt động 4: làm gì để cơ được săn chắc ?
- Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc ?
- Giáo viên chốt lại và nhắc nhở các em nên ăn uống đầy đủ, 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài. 
- Học sinh quan sát tranh
- Học sinh nêu tên một số cơ của cơ thể. 
- Nhắc lại kết luận nhiều lần. 
- Học sinh thực hành
- Tập thể dục. 
- Vận động hàng ngày. 
- Lao động vừa sức, 
- Ăn uống đầy đủ
Toán 
Tiết (14): LUYỆN TẬP.
Mục tiêu: 
-Biết cộng nhẩm dạng 9+1+5.
-Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100,dạng 26+4,36+24
-Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm bài. 
Bài 2: Hướng dẫn học sinh làm bài. 
Bài 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. 
Bài 4: Giáo viên cho học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở
Tóm tắt
Nữ: 14 học sinh
Nam: 16 học sinh
Có tất cả:  học sinh ?
Giáo viên thu bài rồi chấm, chữa. 
Bài 5: Giáo viên cho học sinh nhìn vào hình vẽ trong sách giáo khoa tính nhẩm rồi nêu kết quả. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh tính nhẩm nêu kết quả: 
9 + 1 + 5 = 15
8 + 2 + 1 = 11
9 + 1 + 8 = 18
7 + 3 + 4 = 14
6 + 4 + 8 = 18
5 + 5 + 6 = 16
4 + 6 + 7 = 17
3 + 7 + 9 = 19
- Học sinh làm bài. 
 36
+ 4
40
 7
+ 33
 40
25
+ 45
70
 52
+ 18
70
- Học sinh làm bài vào vở. 
Bài giải
Số học sinh cả lớp có là: 
14 + 16 = 30 (Học sinh): 
Đáp số: 30 học sinh. 
- Học sinh nhìn vào hình vẽ trả lời: Đoạn thẳng AB dài 10 cm hoặc 1 dm. 
Thủ công 
Tiết (3): GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (Tiết 1).
Mục tiêu: 
-Biết cách gấp máy bay phản lực.
-Gấp được máy bay phản lực.Các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Mẫu máy bay bàn giấy. 
- Học sinh: Giấy màu, kéo, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh nộp sản phẩm của giờ trước. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
* Hoạt động 2: Quan sát mẫu. 
- Cho học sinh quan sát mẫu máy bay gấp sẵn. 
- Gợi ý cho học sinh nắm được hình dáng, kích thước tờ giấy để gấp máy bay. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn cách làm. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm trình tự theo các bước như sách giáo khoa. 
- Bước 1: Gấp tạo mũi và thân máy bay. 
- Bước 2: Tạo máy bay và sử dụng. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành. 
- Cho học sinh làm theo nhóm
- Đánh giá sản phẩm của học sinh
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về tập gấp lại. 
- Học sinh quan sát và nhận xét. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh nhắc các bước gấp máy bay. 
- Học sinh tập làm theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Học sinh làm theo nhóm. 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
Chính tả
Tiết (6) Nghe viết: GỌI BẠN.
I. Mục tiêu: 
-Nghe viết chính xác,trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ Gọi bạn.
-Làm được Bt2,Bt3a/b
 II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng làm bài tập 3a của giờ trước. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn viết. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài. 
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Dê trắng, bê vàng, khắp nẻo, lang thang, 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm và chữa bài. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở. 
Bài 2a: Giáo viên cho học sinh lên bảng thi làm nhanh. 
 * Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài 2b. 
- Học sinh lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Học sinh luyện bảng con. 
- Học sinh theo dõi. 
- Học sinh chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Học sinh nhắc lại qui tắc viết chính tả: 
+ Ngh: i, e, ê. 
+ Ng: o, a, ô, ơ, u, â, 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Học sinh làm bài vào vở. 
Nghiêng ngả, nghi ngờ. 
Nghe ngóng, ngon ngọt
- Các nhóm học sinh lên bảng thi tìm nhanh
- Cả lớp nhận xét. 
Tập làm văn
Tiết (3): SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI.
LẬP DANH SÁCH HỌC SINH.
Mục tiêu: 
-Sắp xếp đúng thứ tự các tranh kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn (BT1)
-Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện Kiến và Chim Gáy(Bt2);lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu(BT3)
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Bảng phụ;
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 đến 5 học sinh lên đọc bản tự thuật của mình. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh. 
- Dựa theo nội dung tranh kể lại câu chuyện: Gọi bạn
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu. 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh đọc kỹ từng câu văn suy nghĩ rồi sắp xếp lại các câu cho đúng thứ tự
Bài 3: 
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững bài
- Giáo viên nhận xét sửa sai
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Học sinh quan sát tranh rồi sắp xếp lại các tranh theo thứ tự đúng: 1- 4- 3- 2. 
- Dựa vào tranh kể lại câu chuyện: Gọi bạn
- Học sinh kể trong nhóm. 
- Một số nhóm kể. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- Học sinh ghi những câu đúng vào vở
- Thứ tự câu đúng: B- d- a- c. 
- Học sinh làm vào vở
- Một số bạn đọc bài của mình. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
Toán 
Tiết (15): 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9 + 5.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9+5 , lập được bảng cộng với một số .
-Nhận biet1 trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
-Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng .
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ, 20 que tính
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 9+ 5
- Có 9 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện trên que tính. 
- Giáo viên ghi lên bảng: 
Chục
Đơn vị
+ 
1
9
5
4
- Hướng dẫn đặt tính rồi tính
- Vậy 9+ 5=14
* Hoạt động 3: Hướng dẫn lập bảng cộng 9 với một số. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng cộng
- Yêu cầu học sinh học thuộc bảng cộng
* Hoạt động 4: Thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 4 bằng các hình thức; miệng, bảng con, vở, trò chơi, 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Học sinh nêu lại đề toán. 
- Thực hiện trên que tính. 
- Học sinh tự tìm kết quả của phép tính: 9+ 5
9 + 5 = 14
- Bằng 14. 
- Học sinh tự lập bảng cộng. 
9 + 2 = 11
9 + 3 = 12
9 + 4 = 13
9 + 5 = 14
9 + 6 = 15
9 + 7 = 16
9 + 8 = 17
9 + 9 = 18
- Học sinh tự học thuộc
- Đọc cá nhân + đồng thanh
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 3
1. Đánh giá tuần qua:
- Nề nếp lớp tương đối tốt.
- Vẫn còn nói chuyện trong giờ học.
- Đảm bảo sĩ số, đi học đúng giờ
- Cần rèn thêm chữ viết: Kỳ, Đông, Tân, Đức
- Xếp hàng ra về chưa ngay.
- Vệ sinh lớp tốt.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.
- Khắc phục việc nói chuyện trong giờ học.
- Ổn định xếp hàng.
- Tổ chức truy bài đầu giờ.
- Giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.KÝ DUYỆT BAN GIÁM HIỆU
KÝ DUYỆT TỔ KHỐI
- Luyện chữ viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_23.doc