Môn: Tập đọc
Bài : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK).
- HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Đọc đúng, rõ ràng từng bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bài dạy, tranh minh hoạ
-Xem bài trước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ Hai Ngày 16 Tháng 08 Năm 2010 Môn: Tập đọc Bài : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi (CH) trong SGK). - HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Đọc đúng, rõ ràng từng bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài dạy, tranh minh hoạ -Xem bài trước III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài. 3. Phát triển bài: *Hoạt động 1: Luyện đọc *Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc đúng *Cách tiến hành: -Đọc mẫu +Giáo viên đọc mẫu lần 1 – Đọc to, rõ thong thả, phân biệt giọng nhân vật. +Yêu cầu 1 học sinh khá đọc bài. a) Đọc từng câu -Yêu cầu học sinh đọc từng câu. - Hướng dẫn hs Luyện đọc từ khó . b) Đọc từng đoạn trước lớp - Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp. Theo dõi hs đọc, kết hợp nhắc nhở các em ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Đồng thời giúp hs hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. - Hướng dẫn đọc ngắt giọng câu dài - Cho học sinh luyện đọc câu và ngắt giọng các câu + Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được chỉ vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. + Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. c) Đọc từng đoạn trong nhóm. - Chia nhóm, - Theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm - Các nhóm thi đọc (đồng thanh, cá nhân, đoạn 1, 2). GV tạo điều kiện để nhiều hs tham gia thi đọc. (đọc tiếp sức, đọc “truyền điện”, đọc theo vai). - Giáo viên nhận xét, đánh giá. e) Cả lớp đọc đồng thanh *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài *Mục tiêu : Hiểu nội dung các đoạn và nội dung bài. -Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thầm đoạn 1 suy nghĩ trả lời. + Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? -Yêu cầu 1 học sinh câu hỏi . Cả lớp đọc thầm đoạn 2, suy nghĩ trả lời. + Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ? + Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì ? -Yêu cầu 1 học sinh câu hỏi . + Bà cụ giảng giải như thế nào? - GV nêu câu hỏi 4: Câu chuyện này khuyên ta điều gì? - Yêu cầu hs nói lại câu Có công mài sắt, có ngày nên kim bằng lời của các em. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật - Tổ chức cho hs thi đọc lại bài (chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 3hs) để thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ). - Gọi HS đọc, GV theo dõi nhận xét. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài. - Dặn dò HS học ở nhà -Học sinh theo dõi đọc thầm . -1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. - Mỗi em đọc 1 câu, đọc nối tiếp từng dãy bàn cho đến hết. - Nêu và đọc từ khó - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. -3,5 em đọc cá nhân + đồng thanh. + Mỗi khi cầm quyển sách, / cậu chỉ đọc được vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, / rồi bỏ dở. // + Giống như cháu đi học, / mỗi ngày cháu học một ít, / sẽ có ngày / cháu thành tài.// - Thành lập nhóm - Lần lượt từng hs trong nhóm đọc, các hs khác nghe, góp ý. - Cử hs thi đọc - Nhận xét - Cả lớp đọc ĐT cả bài với giọng vừa phải (không đọc quá to). - Ca ûlớp đồng thầm đoạn 1, trả lời: + Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được . nghuệch ngoạc cho xong chuyện. - Cảlớp đọc thầm đoạn 2, trả lời: + Bà cụ đang cầm thỏi sắt mãi miết mài vào tảng đá . + Để làm thành một cái kim khâu. - Cảlớp đọc thầm đoạn 3, trả lời: + Mỗi ngày mài thành tài - HS phát biểu tự do: - Ai chăm chỉ, chịu khó thì làm việc gì cũng thành công. / Nhẫn nại, kiên trì thì sẽ thành công. / - Các nhóm thi đọc. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất . Rút kinh nghiệm: ....... ........ ........ Môn: Toán Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Biết đếm, đọc, viết các số đến 100. -Nhận biết được các số có một chữ số, các số số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. -Rèn thái độ học toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài dạy, tranh minh hoạ -Xem bài trước III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài. 3. Phát triển bài: *Hoạt động 1: Ôn Tập các số trong phạm vi 10. *Mục tiêu: Đọc viết các số trong phạm vi 10. *Cách tiến hành: Bài 1: -Hãy nêu các số từ 0 đến 10. Hãy nêu các số từ 10 về 0. -Gọi 1 em lên viết các số từ 0 đến 10 yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập. +Có bao nhiêu số có 1 chữ số ? +Số bé nhất là số nào? + Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ? + Số 10 có mấy chữ số ? Bài 2:Trò chơi: Cùng nhau lập bảng số *Cách chơi: Giáo viên cắt bảng số từ 0 - 99 thành 5 bảng giấy như giới thiệu cách chơi. -Sau khi chơi xong . Giáo viên cho học sinh từng đội đếm số của mình từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. -Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?-Số lớn nhất số nào? Bài 3: -Giáo viên vẽ lên bảng các số sau: -Gợi ý cho học sinh làm bài.-Nhận xét 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài. - Dặn dò HS học ở nhà -Vài em lần lượt đếm 0-10 và ngược lại. -Làm bài tập trên bảng và trong vở. -Có 10 số có 1 chữ số -Số 0 -Số 9 -Số 10 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 0. -Số 10. -Số 99. -Thực hành. Rút kinh nghiệm: ....... ........ ........ Môn: Tập viết Bài: CHỮ A I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Viết đúng chữ hoa A (1dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Anh em thuận hoà (3lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ thường trong chữ ghi tiếng. -HS khá, giỏi viết đún và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở TV2. -Học sinh biết cảm thụ cái hay trong việc rèn chữ viết. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài dạy, tranh minh hoạ -Xem bài trước III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài. 3. Phát triển bài: *Hoạt động 1: Hướng dẫn tập viết. *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa ( A ) *Cách tiến hành: -Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét chữ A hoa. +Chữ A hoa gồm mấy đường kẻ, ngang cao bao nhiêu ô ly? +Được viết bởi mấy nét ? Giáo viên: miêu tả: nét 1 giống như nét móc ngược trái nhưng hơi lượn về phía trên và nghiêng về bên phải,nét 2 là nét móc phải.nét 3 là nét lượng ngang. *Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết: *Mục tiêu: HS nhớ lại cách cầm viết. *Cách tiến hành: Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược từ dưới lên nghiêng về phải và lượng ở phía trên dừng bút ở đường kẻ 6. Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1 chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải dừng bút ở đường kẻ 2. Nét 3: Lìa bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái sang phải. -Giáo viên hướng dẫn viết mẫu chữ A cỡ vừa ( 5 dòng kẻ) trên bảng lớp và nhắc lại cách viết để học sinh theo dõi . *Hướng dẫn học sinh viết bảng con . -Giáo viên nhận xét uốn nắn . -Hướng dẫn học sinh viết câu ứng dụng “ Anh.” -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc *Hướng dẫn quan sát và nhận xét . +Chữ A hoa cở nhỏ và chữ h cao mấy ô li? +Chữ t cao mấy li? +Những chữ n,m,o,a cao mấy li? -Nhắc cách đặt dấu thanh ở các chữ. +Các chữ (tiếng ) viết cách nhau khoảng chừng nào? -Giáo viên viết chữ mẫu Anh lên dòng kẻ điểm cuối chữ A nối liền với chữ n. *Hướng dẫn viết vào bảng con. -Giáo viên nhận xét uốn nắn. *Hoạt động 3: Hướng dẫ học sinh viết vào vỡ. *Mục tiêu: HS viết đúng các ô li *Cách tiến hành: 1 dòng chữ A cỡ vừa ( 5 li ) 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ ( 2,5 li) -GV nhận xét. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài. - Dặn dò HS học ở nhà -Học sinh quan sát trả lời. -Hướng dẫn viết chữ A(2,3 lần ). -Học sinh viết bảng con chữ A. -“Anh em thuận hòa” -5li -2,5 li -1 li -Cách nhau 1 chữ cái o. -Học sinh viết vào bảng con 2,3 lần. A Anh em thuận hòa. Rút kinh nghiệm: ....... ........ ........ Thư Ba Ngày 17 Tháng 08 Năm 2010 Môn: Toán Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( TT ) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Biết viết số có hai chữ số thành tổng của chục và số đơn vị, thứ tự của các số. -Biết so sánh các số trong phạm vi 100 -Phân tích số có 2 chữ số theo chục, đơn vị. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài dạy, tranh minh hoạ -Xem bài trước III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài. 3. Phát triển bài: *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. *Mục tiêu: Đọc viết các số có 2 chữ số. *Cách tiến hành: Bài 1: (cần làm) -Giáo viên nêu cách làm bài tập. -Gọi học sinh lên bảng viết số , đọc số, phân tích số. 36, 71, 94 -Gọi học sinh nhận xét kết quả. Bài 2: (cần làm) -Hướng dẫn học sinh làm. -Gọi học sinh chữa bài. Bài 3: S ... n học sinh thực hành hỏi. +Dưới lớp da của cơ thể là gì? Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh cử động. +Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được? *Kết luận: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được. Bước 3: Yêu cầu học sinh quan sát hình 5,6 và hỏi. +Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể? Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. -GV hướng dẫn cho học sinh chơi trò chơi. -HD luật chơi. *Kết luận: trò chơi cho chúng ta thấy ai khoẻ là cơ quan vận động khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ ta phải tập thể dục chăm chỉ và năng vận động. -Nhận xét. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài. - Dặn dò HS học ở nhà. -Học sinh quan sát hình 1,2,3,4. -Học sinh giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi mình. -Lớp trưởng đứng tại chỗ hô cho các bạn thực hiện -Đầu, mình, chân, tay cử động. -Học sinh nắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình. -Là xương và bắp thịt. -Học sinh cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay ,cổ. -Nhờ có xương và có cơ nên cơ thể cử động được. -Học sinh quan sát hình 5,6. -Xương và cơ. -2 học sinh chơi mẫu. -Học sinh chơi theo nhóm 2,3 lượt. -Học sinh hoan hô ,cổ vũ bạn thắng cuộc. Rút kinh nghiệm: ....... ........ ........ Môn: Toán Bài : LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số. -Biết tên gọi thành phần vàkết quả của phép cộng. -Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. -Biết giải bài toán bằng một phép cộng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài dạy, tranh minh hoạ -Xem bài trước III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài. 3. Phát triển bài: *Hoạt động 1: Luyện tập. *Mục tiêu: HS biết tính nhẩm và Giải bài toán có lời văn. *Cách tiến hành: Bài 1: + 34 +53 +29 + 62 42 26 40 5 -Giáo viên gọi học sinh chữa bài hỏi: 34 gọi là gì? 42 gọi là gì ? 76 gọi là gì ? Bài 2: (cột 2) Bài 3: Đặt tính. (cột a, c) a.43 và 25 b. 20 và 68 c. 5 và 21 43 gọi là gì ? 25 gọi là gì ? 68 gọi là gì ? Bài 4: Giải toán. -Gọi học sinh đọc đề và giải. -Theo dõi, uốn nắn học sinh. -Nhận xét. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài. - Dặn dò HS học ở nhà. -Học sinh tự làm bài. -Số hạng. -Số hạng. -Tổng. Học sinh tự làm bài. -Số hạng -Số hạng -Tổng. -Học sinh đọc đề và tóm tắt. -HS tự giải. Rút kinh nghiệm: ....... ........ ........ Thứ Sáu Ngày 20 Tháng 08 Năm 2010 Môn: Chính Tả Bài : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ? I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Nghe - viết chính xác, khổ thơ cuối bài thơ ‘Ngày hôm qua đau rồi ?’’; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT3, BT4; BT(2) a / b - GV nhắc hs đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (SGK) trước khi viết bài CT. -HTL tên 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài dạy, tranh minh hoạ -Xem bài trước III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài. 3. Phát triển bài: *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết *Mục tiêu: Nghe - viết chính xác, khổ thơ cuối bài thơ “Ngày hôm qua đau rồi ?”; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. *Cách tiên hành: Cả lớp. -Ghi nhớ nội dung đoạn thơ . +Giáo viên treo bảng phụ và đọc trơn đoạn thơ cần viết và hỏi. +Khổ thơ cho ta biết điều gì về ngày hôm qua? -Hướng dẫn trình bày. +Khổ thơ có mấy dòng ? +Chữ cái đầu dòng viết như thế nào ? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày. * Hướng dẫn viết từ khó. +Giáo viên đọc từ khó và yêu cầu học sinh viết . +Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh. -GV đọc cho HS viết. +Giáo viên đọc thong thả từng dòng thơ ( mỗi dòng 3 lần ). -Soát bài chấm chữa lỗi. *Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập *Mục tiêu: - Làm được BT3, BT4; BT(2) a / b -HTL tên 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái. *Cách tiến hành: Bài 2: -Gọi 1 em đọc đề. -Gọi 1 em làm mẫu. -Gọi 1 em lên bảng làm cả bài, lớp làm nháp. -Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm bạn -Giáo viên nhận xét đưa ra lời giảng đúng : Quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên,làng xóm, cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang. Bài 3: -Yêu cầu học sinh nêu cách làm . -Gọi 1em làm mẫu . -Yêu cầu học sinh làm bài tiếp theo mẫu và chỉnh sửa lỗi cho học sinh. -Gọi học sinh đọc lại,viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài. -Giáo viên xoá dần các chữ, các tên chữ trên bảng cho học sinh HTL. -Nhận xét. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài. - Dặn dò HS học ở nhà. -Cả lớp đọc đồng thanh. -Nếu em học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua qua sẽ ở lại trong vở hồng của em . -Khổ thơ có 4 dòng -Viết hoa. -Học sinh viết bảng con các từ khó: là , lại , ngày, hồng.. -Học sinh viết bài vào vở. -Học sinh gạch chân từ viết sai , viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở. -Đọc đề bài. -1 em lên bảng viết và đọc từ: Quyển lịch. -Nhận xét - Học sinh làm bài. -Cả lớp đọc đồng thanh các từ tìm được sau đó ghi vào vỡ. -Viết các chữ cái tương ứng vào trong bảng. -Đọc giê- viết g. -2 học sinh làm bài bảng lớp. Cả lớp làm bảng con. -Viết g, h, k, l, m, n, o, ô, ơ. -Đọc gie, hat,ca ,e lờ,em mờ , en, o, ô, ơ. -Học sinh HTL bảng chữ cái. Rút kinh nghiệm: ....... ........ ........ Môn: Tập làm văn Bài : TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1); nối lại vài thông tin đã biết về một bạn (BT2). -HS khá, giỏi bước đầu biết kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành một câu chuyện ngắn. -HS có ý thức bảo vệ của công. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bài dạy, tranh minh hoạ -Xem bài trước III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài. 3. Phát triển bài: *Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. *Mục tiêu: Nghe và trả lời đúng 1 số câu hỏi về bản thân . *Cách tiến hành: Bài tập:1,2 -Gọi học sinh so sánh cách làm của 2 bài tập. -Giáo viên phát phiếu học tập. Yêu cầu học sinh đọc phiếu và cho biết phiếu có mấy phần -Học sinh điền các thông tin về mình vào phiếu . -Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo nội dung cần điền vào phiếu và điền vào phần 2 của phiếu. -Gọi 2 em lên bảng thực hành trước lớp – Yêu cầu học sinh khác nghe và ghi các thông tin em nghe được vào phiếu. -Yêu cầu học sinh trình bày kết quả làm việc sau mỗi lần học sinh trình bày. Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét sau đó giáo viên nhận xét. -Gọi học sinh đọc yêu cầu. -Hỏi: bài tập này gần giống với bài tập nào đã học? -Giáo viên nói hãy quan sát từng bức tranh và kể lại nội dung của mỗi bức tranh bằng 1,2 câu văn. Gọi học sinh trình bày .yêu cầu học sinh khác nhận xét sau mỗi lần học sinh đọc -Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh . -Nhận xét. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài. - Dặn dò HS học ở nhà. -Đọc đề bài tập 1,2 -Bài 1: Chúng tự giới thiệu về mình. -Bài 2: Chúng ta giới thiệu về mình. -Đọc và trả lời : Phiếu có 2 phần phần tự giới thiệu và phần ghi các thông tin vê bạn mình khi nghe bạn giới thiệu. -2 em lên bảng hỏi đáp trước lớp theo mẫu. -Tên em là gì?.... cả lớp ghi vào phiếu. -3 học sinh trình bày trước lớp. -Học sinh đọc yêu cầu bài tập Viết lại nội dung mỗi bức tranh dưới đây 1,2 câu để tạo thành 1 câu chuyện . -Giống bài tập luyện từ câu. -Làm bài cá nhân. VD: Trong công viên có rất nhiều hoa. Một cô bé đang say sưa ngắm hoa , cô muốn hái 1 bông hoa. Cô chọn 1 bông hoa đẹp nhất và giơ tay định hái. Một cậu bé thấy thế liền ngăn lại. Khuyên cô bé đừng hái hoa. Rút kinh nghiệm: ....... ........ ........ Môn: Toán Bài : ĐỀ-XI-MÉT I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10cm. - Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có dơn vị đo là dm. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giáo viên : Bài dạy, thước đo. -Học sinh : Dụng cụ môn học. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài. 3. Phát triển bài: *Hoạt động 1:HD cho HS quan sát, hướng dẫn cho HS cách tính. *Mục tiêu: Hs biết đề-xi-mét là đơn vị đo. *Cách tiến hành: -GV hướng dẫn học sinh bài học, dùng thước giới thiệu cho học sinh. -Cho học sinh đọc lại -Nhận xét. *Hoạt động 2: HD giải bài tập. *Mục tiêu: HS giải được các bài tập. *Cách tiến hành: Bài 1: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. -GV ghi bài lên bảng, HD cho học sinh làm bài, GV theo dõi, uốn nắn học sinh. -Giáo viên nhận xét Bài 2: Tính (Theo mẫu) -HD cho học sinh làm bài. -Theo dõi nhận xét. 4. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Hỏi củng cố lại bài. - Dặn dò HS học ở nhà. -Theo dõi bài. -Đọc yêu cầu bài. -HS thực hành. -Học sinh tự làm bài. -Học sinh làm bài. Rút kinh nghiệm: ....... ........ ........
Tài liệu đính kèm: