TRƯỜNG THDL ĐOÀN THỊ ĐIỂM KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
GV: Phan Thị Oanh Tiết 121,122 - Tuần 31
LỚP 2 Chiếc rễ đa tròn ( Tiết 1)
I -Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn cả bài; Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm ( ngoằn ngoèo, tần ngần, cuộn ). Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời của Bác, chú cần vụ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Từ : tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
- Nội dung: Tình yêu thương bao la của Bác Hồ đối với mọi người và mọi vật.
II-Đồ dùng dạy học
. SGK, SGV, Phấn màu.
Trường THDL Đoàn thị Điểm Kế hoạch dạy học phân môn Tập đọc GV: Phan Thị Oanh Tiết 121,122 - Tuần 31 Lớp 2 Chiếc rễ đa tròn ( Tiết 1) I -Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn cả bài; Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm ( ngoằn ngoèo, tần ngần, cuộn ). Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời của Bác, chú cần vụ. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu : - Từ : tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc. - Nội dung: Tình yêu thương bao la của Bác Hồ đối với mọi người và mọi vật. II-Đồ dùng dạy học . SGK, SGV, Phấn màu. III-Hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng. Ghi chú 5' 1' 27' 2' I. Kiểm tra bài cũ: Cháu nhớ Bác Hồ II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : + Bức tranh vẽ cảnh Bác Hồ đang nói chuyện với một chú cần vụ. Trên tay Bác cầm một rễn cây. GV: Chúng ta muốn biết Bác và chú cần vụ đó nói chuyện gì, ta cùng luyện đọc và tìm hiểu bài Chiéc rễ đa tròn. 2. Luyện đọc: a . GV đọc mẫu : Giọng kể chậm dãi, giọng Bác ôn tồn dịu dàng. b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc nối tiếp từng câu Từ khó đọc: ngoằn ngoèo, tần ngần, cuộn. Giải nghĩa từ: +tần ngần: đang mải nghĩ, chưa biết nên làm gì. + chú cần vụ: chú cán bộ làm nhiệm vụ chăm sóc Bác. +thắc mắc: có điều chưa hiểu cần hỏi, cần giải thích. Luyện ngắt câu + Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.// b. Đọc từng đoạn trong nhóm c. Đọc từng đoạn trước lớp d. Thi đọc từng đoạn trong nhóm III. Củng cố - dặn dò: Đọc lại bài Chiếc rễ đa tròn Chuẩn bị trả lời các câu hỏi cuối bài . * Kiểm tra ,đánh giá. - Gọi 4 HS đọc bài thuộc lòng bài Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời các câu hỏi cuối bài. - GV nhận xét, cho điểm. *Vấn đáp, gợi mở. - GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát tranh trong sách và nêu cảnh vẽ trong tranh. - GVgiới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. * Luyện tập. - GV đọc. - 1 HS khá đọc . - HS đọc nối tiếp từng câu 1 lần cả bài tập đọc . - GV ghi lên bảng những từ HS đọc còn sai. - GV yêu cầu HS đọc lại các từ đó - Đọc nối tiếp lần 2 - GV yêu cầu HS đọc chú giải và giải thích một số từ khó, GV chốt lại nghĩa đúng của từ. - GV chép câu văn dài , khó đọc lên bảng, yêu cầu 1 HS lên bảng nêu cách ngắt nghỉ rồi đọc, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại cách đọc đúng. - HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại (chú ý nhóm trưởng phân công đọc sao cho không có bạn nào đọc một đoạn 2 lần). - GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm. - GV cho các nhóm thi đọc từng đoạn cá nhân, phân vai hoặc đồng thanh.GV (HS) nhận xét. - GV nhắc nhở HS cách đọc đúng ngữ điệu và yêu cầu HS về nhà luyện đọc. - GV nhận xét giờ học Tiết2 5' 1' 15' 10' 2' I. Kiểm tra: Chiếc rễ đa tròn II. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn. 2. Tìm hiểu nội dung bài: a. GV đọc lại. b. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài: + Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp. + Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống. + Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa: Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. + Chiếc rễ đa ấy đã trở thành một cây đa con có vòng lá tròn. + Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo lên từ rễ đa. + Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác rất quan tâm đến thiếu nhi. /Bác rất thương cỏ cây hoa lá. /Bác luôn nâng nui từng vật. / GV: Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi và cho mọi vật xung quanh. 3 Luyện đọc lại. III. Củng cố - dặn dò : Đọc lại bài 5 lần.; Chuẩn bị bài : Cây và hoa bên Lăng Bác * Kiểm tra, đánh giá. - Gọi 3 HS đọc bài Chiếc rễ đa tròn - GV nhận xét, cho điểm. *Trực tiếp. - GV giới thiệu bài, học sinh lấy sách vở. GV ghi đề bài lên bảng. * Vấn đáp. - GV đọc. - 1 HS khá đọc . - 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm. - Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? - Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? - Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? - Chiếc rễ đa trở thành một cây có hình dáng như thế nào? - Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chơi trò gì bên cây đa? - Hãy nói một câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh? - Trong bài em thích đọc đoạn nào nhất? Vì sao? (HS trả lời tự do) - GV chốt lại nội dung chính của bài. * Luyện đọc. - HS đọc lại từng đoạn trong bài, các nhóm đọc phân vai (người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ). - 1HS đọc lại toàn bài. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà luyện đọc lại và chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................... Trường THDL Đoàn thị Điểm Kế hoạch dạy học phân môn Tập đọc GV: Phan Thị Oanh Tiết 123 - Tuần 31 Lớp 2 Cây và hoa bên lăng Bác I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết đọc với giọng đọc trang nghiêm thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu : - Hiểu nghĩa các từ khó: uy nghi, tụ hội, non sông gấm vóc, tôn kính - Hiểu nội dung : Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. III. Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 2' 10' 10' 7' 2' I. Kiểm tra bài cũ: Chiếc rễ đa tròn II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Lăng Bác là một cảnh đẹp nổi tiếng, là nơi an nghỉ của Bác Hồ. Các loại cây hoa từ khắp mọi miền đất nước về đây tụ hội tạo cho lăng Bác một vẻ đẹp độc đáo. Bài tập đọc hôm nay các con sẽ thấy rõ điều đó. Bài: Cây và hoa bên lăng Bác 2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. GV đọc mẫu: - Giọng đọc trang trọng, thể hiện niềm tôn kính của toàn dân tộc đối với Bác. - Nhấn giọng ở các từ ngữ: uy nghi, gần gũi, khắp miền, đâm chồi, phô sắc, toả ngát, khoẻ khoắn, reo vui, toả hương, ngào ngạt, tôn kính, thiêng liêng. b.Đọc nối tiếp từng câu : * Từ ngữ khó đọc: Lăng Bác, nở lứa đầu, khoẻ khoắn, vươn lên, tượng trưng, quảng trường, khắp miền, vạn tuế . *Giải nghĩa các từ khó: b. Đọc từng câu, từng đoạn trước lớp: * Đọc câu khó: Trên bậc tam cấp,/ hoa dạ hương chưa đơm bông,/nhưng hoa nhài trắng mịn,/ hoa mộc, / hoa ngâu kết chùm/ đang toả hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc/ đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng/ theo đoàn người vào Lăng viếng Bác.// c. Đọc từng đoạn trong nhóm: d. Thi đọc giữa các nhóm: 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc : + Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây hoa lan. + Hoa lan, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu. + Tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm. + Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào Lăng viếng Bác. + Cây và hoa bên Lăng Bác tượng trưng cho nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính Bác. 4. Luyện đọc diễn cảm IV. Củng cố - Dặn dò: Đọc lại bài 5 lần bài Cây và hoa bên lăng Bác. Chuẩn bị bài: Bảo vệ như thế là rất tốt. * Kiểm tra , đánh giá. - 2-3 HS đọc bài Chiếc rễ đa tròn và trả lời câu hỏi cuối bài. - GV nhận xét cho điểm . * Trực tiếp. - GV nêu yêu cầu tiết học, treo tranh rồi ghi tên bài lên bảng. - HS mở sách giáo khoa. * Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - 1 HS khá đọc lại - HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó. - GV ghi lại những từ HS đọc sai lên bảng rồi cho HS luyện đọc lại. - GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích. - HS đọc các từ chú giải cuối bài. - GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét. - HS đọc câu khó. - GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh câu khó đọc đó. - HS đọc từng đoạn trong nhóm - GV cho các nhóm thi đọc từng đoạn GV (HS) nhận xét. * Vấn đáp, luyện đọc. -1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 1 HS trả lời câu hỏi: - Kể tên 1 số loại cây được trồng phía trước Lăng Bác ? - Những loại hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh Lăng Bác ? - Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho Lăng Bác ? - Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác ? - 1 HS đọc toàn bài. - Cây và hoa bên Lăng Bác tượng trưng cho ai ? - 4 HS thi đọc diễn cảm toàn bài - Cả lớp nghe và nhận xét, bình chọn bạn có giọng đọc hay. - GV nhắc nhở HS cách đọc đúng ngữ điệu và yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Trường THDL Đoàn thị Điểm Kế hoạch dạy học phân môn Tập đọc GV: Phan Thị Oanh Tiết 124 - Tuần 31 Lớp 2 Bảo vệ như thế là rất tốt I -Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn cả bài; Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm (Sán Chỉ, rảo bước, hoảng hốt). Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu : - Từ : chiến khu, vọng gác, quan sát, rảo bước, đại đội trưởng. - Nội dung: Bác rất nhân hậu và rất tôn trọng nội quy. Đó là những phẩm chất đáng quý ở Bác. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 1' 12' I. Kiểm tra bài cũ: Cây và hoa bên lăng Bác II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Bảo vệ như thế là rất tốt. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a. GV đọc mẫu: Giọng kể vui chậm, giọng Bác vui, hiện hậu, giọng anh Nha lễ phép thật thà nhưng nguyên tắc, giọng đại đội trưởng hốt hoảng. b. Đọc câu: * Từ ngữ khó đọc: Sán Chỉ, rảo bước, hoảng hốt. * Giải nghĩa từ: chiến khu, vọng gác, quan sát, rảo bước, đại đội trưởng. c. Đọc từng đoạn trước lớp: Chia làm 3 đoạn. - Đoạn 1: "Đơn vị bảo vệ .....Sán Chỉ". - Đoạn 2: "Ngày đầu.....về phía mình". - Đoạn 3: còn lại. + Câu khó đọc: Đang quan sát,/bỗng anh thấy từ xa/một cụ già cao gầy,/chân đi dép cao su/rảo bước về phía mình.// * Kiểm tra, đánh giá. - Gọi 4 HS đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác và trả lời câu hỏi cuối bài. - GV nhận xét cho điểm. * Trực tiếp. - GV nêu yêu cầu tiết học; HS mở sách giáo khoa. GV ghi tên bài lên bảng. * Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưới từ ngữ cần nhấn giọng. - HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bài sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó. - Yêu cầu HS giải nghĩa từ. - GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân , đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). - GV yêu cầu HS đọc chú giải, GV có thể giải thích thêm một số từ nếu HS yêu cầu. - GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét. - HS đọc câu khó. - GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh câu khó đọc đó. - HS đọc từng đoạn trong nhóm - GV cho các nhóm thi đọc từng đoạn GV (HS) nhận xét. 10' 5' 2' d. Đọc từng đoạn trong nhóm: e. Thi đọc giữa các nhóm: Đọc đồng thanh cả nhóm, cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc : + Anh Nha là người miền núi thuộc dân tộc Sán Chỉ. + Anh được giao nhiệm vụ đứng gác trước cửa nhà Bác để bảo vệ Bác. + Anh hỏi Bác giấy tờ. GV: "giấy tờ" ở đây là giấy có dán ảnh, có chứng nhận của cơ quan để ra vào. + Vì anh chưa biết Bác, nên thực hiện đúng nguyên tắc. Ai muốn vào cơ quan phải có giấy tờ trình cho bảo vệ. + Bác Hồ khen anh Nha : "Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt." + Qua bài này, em hiểu thêm phẩm chất đáng quý ở Bác Hồ là Bác rất tôn trọng nội quy chung. 4. Luyện đọc lại III. Củng cố , dặn dò - Về nhà đọc toàn bài 5 lần. Chuẩn bị bài chuyện quả bầu. - HS đọc từng đoạn trong nhóm - GV kiểm tra việc đọc theo nhóm. - GV cho 3 nhóm thi đọc. GV và HS nhận xét. * Vấn đáp, luyện đọc. -1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài . - Anh Nha là người ở đâu? - Anh Nha được giao nhiệm vụ gì? - Anh Nha hỏi ông cụ (Bác Hồ) điều gì? - Vì sao anh Nha lại hỏi giấy tờ của Bác? - Bác Hồ khen anh Nha như thế nào? - Trong bài em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? (HS tự nêu). - Qua bài này, em hiểu thêm phẩm chất gì đáng quý ở Bác Hồ? - HS đọc nối tiếp từng đoạn, HS khác và GV nhận xét cho điểm. - 4 nhóm HS đóng vai dựng lại câu chuyện.. GV nhận xét cho điểm - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về đọc lại b ài chuẩn bị bài lần sau. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ........................................................................................... .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: