Giáo án Tập đọc tuần 25 - Hà Thị Vỵ

Giáo án Tập đọc tuần 25 - Hà Thị Vỵ

Lớp : 2B Tên bài dạy : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Tiết :97 Tuần : 25

I. MỤC TIÊU:

 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với các lời nhân vật (Hùng Vương ).

Rèn kỹ năng đọc hiểu :Hiểu nghĩa các từ khó (cầu hôn ,lễ vật,ván, nệp) .

- Hiểu nội dung truyện : Truyện giải thích nạn lụt lội ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra : đồng thời phản ánh nhân dân ta đắp đê chống lụt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc.

 

doc 6 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 25 - Hà Thị Vỵ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tMôn : Tập đọc Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2004 
Lớp : 2B 	Tên bài dạy : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
Tiết :97 Tuần : 25 
I. Mục tiêu: 
 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với các lời nhân vật (Hùng Vương ).
Rèn kỹ năng đọc hiểu :Hiểu nghĩa các từ khó (cầu hôn ,lễ vật,ván, nệp) .....
- Hiểu nội dung truyện : Truyện giải thích nạn lụt lội ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra : đồng thời phản ánh nhân dân ta đắp đê chống lụt .
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
29'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Bài "Voi nhà"
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: Ơ nước ta , vào giữa mùa mưa thường xảy ra nạn lụt , nước sông dâng lên nhanh , nhà cửa ruộng đồng ngập trong nước . Nhăn dân ta phải chống lụt để bảo vệ nhà cửa , mùa màng .Câu chuyện về hai vị thần Sơn Tinh, Thuỷ, Tinh các em học hôm nay là một cách giải thích của người xưa về nạn lụt và việc chống lụt .
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài: 
Giọng đọc : Đoạn 1 thong thả ,trang trọng ; lời vua Hùng dõng dạc đoạn tả cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh hào hùng .Nhấn giọng các từ ngữ : tuyệt trần, một trăm ván, hai trăm nệp, chín ngà, chín cựa ,chín hồng mao ...
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
* Từ ngữ khó đọc: chàng trai, lễ vật,tuyệt trần cuồn cuộn,đuối sức... 
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
- Đọc câu khó: Một người là Sơn Tinh ,/ chúa miền non cao ,/ còn người kia là Thuỷ Tinh /, vua vùng nước thẳm /.
- Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh trưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao./
- Thuỷ Tinh đến sau ,/ không lấy được Mỵ Nương,/ đùng đùng tức giận,/ cho quân đuổi đánh Sơn Tinh/ 
- HS đọc các từ chú giải cuối bài
- kén là lựa chọn kĩ
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Củng cố - Dặn dò:
* Kiểm tra đánh giá.
2-3 HS ( Hằng,Trung, Nhi ) đọc bài "Voi nhà" 
* GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- Gvnói về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK
- HS đọc từng câu trong bài 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích.
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
* Vấn đáp:
GVgiải nghìa thêm từ : kén
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét.
GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại ( chú ý nhóm trưởng phân công đọc sao cho không có bạn nào đọc một đoạn 2 lần). 
- GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 nhóm thi đọc đoạn 2, GV (HS) nhận xét. 
- 4 HS đại diện cho 4 nhóm còn lại đọc đoạn 3; 4, HS nhận xét. 
- GV nhắc nhở HS cách đọc đúng ngữ điệu và yêu cầu HS về nhà luyện đọc.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2004 
Lớp : 2B 	 Tên bài dạy : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh(tiết 2) 
Tiết :98 Tuần : 25 
I. Mục tiêu: 
 1. Tiếp tục rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: lễ vật, tuyệt trần, cuồn cuộn ....
 - Hiểu nội dung của câu chuyện: Truyện giải thích nạn lụt lội ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra : đồng thời phản ánh nhân dân ta đắp đê chống lụt .
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi phụ. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh(tiết 1) 
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: Để hiểu rõ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là hai vị thần như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội đung câu chuyện Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
II. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Những người đến cầu hôn Mỵ Nương là Sơn Tinh chúa miền non cao, và Thuỷ Tinh vua vùng nước thẳm .
- Em hiểu chúa miền non cao là thần núi.
- Vua vùng nước thẳm là thần nước .
- Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn: Vua giao hẹn ai mang đủ lễ vật đến trước thì được lấy Mỵ Nương .
- Lễ vật gồm một trăm váncơm nếp,hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà,gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
- Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách thần hô mưa gọi gió dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho ngập cả nhà cửa ruộng đồng 
- Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách thần bốc từng quả đồi
dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao . 
- Cuối cùng Sơn Tinh thắng .
- Thuỷ Tinh hằng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh , gây lũ lụt ở khắp nơi. 
- Câu chuyện nói lên một điều có thật : Nhân dân ta chống lũ rất kiên 
cường 
II. Luyện đọc lại: 
II.Củng cố - Dặn dò: 
* Kiểm tra đánh giá.
4 HS ( Tuấn, Cường,Trung, Thảo ) đọc lần lượt 3 đoạn trong bài
Quả tim khỉ.
* GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Vấn đáp. 
- HS đọc từng đoạn trong bài, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tương ứng. 
? Những ai đến cầu hôn Mỵ Nương .
- Em hiểu chúa miền non cao là thần gì?
- Vua vùng nước thẳm là thần gì?
- Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào? 
?- Lễ vật gồm những gì ?
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần? 
- Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
- Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách nào? 
- Cuối cùng ai thắng? 
 Người thua đã làm gì ? 
- Câu chuyện này nói lên điều gì có thật 
 - GV chốt lại ý chính của bài. 
* Kiểm tra - Đánh giá. 
- GV cho HS đọc lại từng đoạn.
- GV cho HS đọc lại toàn bộ truuyện. 
- 2->3 HS đọc lại từng đoạn.
- 3-> 4 nhóm HS thi đọc lại toàn truyện. 
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt.
- Về nhà chúng ta đọc lại truyện nhiều lần để giờ sau đọc cho tốt.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc 	 Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2004 
Lớp : 2B 	 Tên bài dạy : Bé nhìn biển 
Tiết :100 Tuần : 25 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: sóng lừng,lon ton, to lớn ... 
 Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, giọng vui tươi hồn nhiên ;
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu các từ ngữ: bễ, còng, sóng lừng ,...
Hiểu nội dung bài thơ : Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con I 
- Thuộc lòng bài thơ . 
ii.Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, 
 - Bản đồ Việt Nam ,tranh ảnh về biển .
- Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
13'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Dự báo thời tiết .
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
(Giáo viên giới thiệu tranh vẽ cảnh biển). Bài thơ hôm nay sẽ cho chúng ta biết biển là như thế nào theo cách nhìn của một bạn nhỏ . 
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng vui tươi phấn khởi , hồn nhiên , đọc đúng nhịp 4 . Nhấn giọng ở các từ ngữ : tưởng rằng, to bằng trời, sông lớn, rằng, kéo co ......
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: sóng lừng, lon ton, to lớn ,..
* Kiểm tra đánh giá.
3 HS ( Vũ, Tùnh,My) đọc bài Dự báo thời tiết và trả lời các câu hỏi của bài. 
Dự báo thời tiết có ích lợi gì?
* GV treo tranh, nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ cần nhấn mạnh khi đọc. 
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết. 
-Luyện đọc các từ khó trong bài
15'
1'
b. Đọc từng khổ thơ:
* Hiểu nghĩa các từ mới:phì phò, lon ta lon ton .
. 
c. Đọc cả bài trong nhóm. 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài + luyện đọc lại: 
Câu 1: Những câu thơ cho thấy biển rất rộng :
- Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to hơn trời .
- Như con sông lớn/ Chỉ có một bờ 
Biển to lớn thế
Câu 2:. Những hình ảnh trong bài cho ta thấy biển rất giống như trẻ con:
- Bãi rằng với sóng / chơi trò kéo co.
Nghìn con sóng khoẻ / Lon ta lon ton 
- Biển to lớn thế / Vẫn là trẻ con 
Câu3: HS trả lời theo ý kiến của riêng bản thân : 
IV. Học thuộc lòng bài thơ 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Biển to, rộng .Biển đáng yêu giống như một đứa trẻ con , trên mặt biển có nhiều sóng nô đùa như trẻ con chạy đuổi nhau .......
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho
HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích.
- HS đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ 
- GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 * Vấn đáp + luyện đọc.
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 
Câu 1: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? 
- HS đọc lại những câu thơ đó ,thể hiện thái độ ngỡ ngàng ,ngạc nhiên thích thú .
Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài cho ta thấy biển rất giống như trẻ con 
- Đoạn thơ cho ta thấy biển có hành động như một đứa trẻ : Bãi biển chơi trò kéo co với sóng ; sóng chạy lon ta lon ton giống hệt như một đứa trẻ con .
- HS luyện đọc lại các câu thơ trên 
Câu 3:Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao? 
- HS tự trả lời theo ý kiến riêng của mình và giải thích lí do .
- GV nhận xét 
- nhiều HS đọc lại bài thơ.
- Em có thích biển trong bài thơ này không? Vì sao ? 
GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc T25.doc