Giáo án Tập đọc tuần 24 - Hà Thị Vỵ

Giáo án Tập đọc tuần 24 - Hà Thị Vỵ

Lớp : 2B Tên bài dạy : Quả tim khỉ (tiết 1)

Tiết :93 Tuần : 24

I. MỤC TIÊU:

 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với các lời nhân vật (Khỉ, Cá Sấu ) .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc.

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1810Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 24 - Hà Thị Vỵ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tMôn : Tập đọc Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2004 
Lớp : 2B Tên bài dạy : Quả tim khỉ (tiết 1) 
Tiết :93 Tuần : 24 
I. Mục tiêu: 
 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với các lời nhân vật (Khỉ, Cá Sấu ) .
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
29'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Bài "Sư tử xuất quân"
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: Cá Sấu và Khỉ. Hai con vật này đã từng chơi với nhau nhưng không thể kết thành bè bạn. Vì sao như vậy? Câu chuyện "Quả tim khỉ" sẽ giúp chúng ta biết điều đó.
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài: 
- Giọng người kể chuyện: đoạn 1 vui vẻ, đoạn 2 hồi hộp; đoạn 3 hả hê.
- Giọng Khỉ: chân thật, hồn nhiên khi kết bạn với Cá Sấu; bình tĩnh, khôn ngoan khi nói với Cá Sấu ở giữa sông; phẫn nộ khi mắng Cá Sấu
- Giọng Cá Sấu: giả dối.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
* Từ ngữ khó đọc: leo trèo; quẫy mạnh; sần sùi; nhọn hoắt; lưỡi cưa; trấn tĩnh; lủi mất; tẽn tò.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Kiểm tra đánh giá.
2-3 HS ( H. Anh; Tùng ) đọc thuộc lòng bài "Sư tử xuất quân" 
* GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
2'
* Hiểu nghĩa các từ mới: dài thượt, ti hí, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò.
- Khi có việc làm mình lo lắng, sợ hãi, không bình tĩnh được.
- phản bội, vô ơn, tệ bạc. .....
* Câu khó đọc: 
Một con vật da sần sùi,/ dài thượt,/ nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, / trườn lên bãi cát.// Nó nhìn khỉ bằng cặp mắt ti hí / với hai hàng nước chảy dài.//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích.
* Vấn đáp:
? Khi nào ta cần trấn tĩnh?
? Tìm từ cùng nghĩa với từ bội bạc.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét.
GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại ( chú ý nhóm trưởng phân công đọc sao cho không có bạn nào đọc một đoạn 2 lần). 
- GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 nhóm thi đọc đoạn 2, GV (HS) nhận xét. 
- 4 HS đại diện cho 4 nhóm còn lại đọc đoạn 3; 4, HS nhận xét. 
- GV nhắc nhở HS cách đọc đúng ngữ điệu và yêu cầu HS về nhà luyện đọc. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2004 
Lớp : 2B Tên bài dạy : Quả tim khỉ (tiết 2) 
Tiết :94 Tuần : 24 
I. Mục tiêu: 
 1. Tiếp tục rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò,....
 - Hiểu nội dung của câu chuyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừanhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Quả tim khỉ
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
Truyện Quả tim khỉ khuyên ta điều gì, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
II. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
1.Đoạn 1: 
 Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Khỉ cũng hái quả cho Cá Sấu ăn.
2.Đoạn 2:
Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn.
3.Đoạn 3: 
Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa trở lại bờ, lấy quả tim để ở nhà.
4.Đoạn 4: 
vì bị lộ bộ mặt bội bạc, giả dối.
* Kiểm tra đánh giá.
4 HS ( Hà , Vũ, Linh,Thuỳ Anh ) đọc lần lượt 4 đoạn trong bài
Quả tim khỉ.
* GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Vấn đáp. 
- HS đọc từng đoạn trong bài, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tương ứng. 
? Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào? 
? Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ?
? Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn? 
? Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất? 
10'
4’
- Khỉ: Tốy bụng, thật thà 
- Cá Sấu: giả dối, bội bạc, độc ác. 
II. Luyện đọc lại: 
II.Củng cố - Dặn dò: 
Phải chân thành trong tình bạn, không đựoc dối trá. 
Không nên kết bạn với những kẻ bội bạc.
Khi bị lừa, phải bình tĩnh nghĩ kế
đểthoát thân.
? Tìm từ ngữ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu. 
- GV chốt lại ý chính của bài. 
* Kiểm tra - Đánh giá. 
- GV cho HS đọc lại từng đoạn.
- GV cho HS phân vai trong nhóm để đọc lại toàn bộ truuyện. 
- 2->3 HS đọc lại từng đoạn.
- 3-> 4 nhóm HS tự phân các vai thi đọc lại toàn truyện. 
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt.
- Truyện nói với ta điều gì ?
- Về nhà mỗi HS đọc lại truyện nhiều lần để giờ sau chúng ta thi kể lại câu chuyện "Quả tim khỉ"
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2004 
Lớp : 2B Tên bài dạy : Gấu trắng là chúa tò mò 
Tiết :95 Tuần : 24 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: khiếp đảm, lật qua lật lại, suýt nữa, rét run cầm cập.
 - Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Bước đầu biết chuyển giọng đọc phù hợp với nội dung bài. 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: Bắc Cực, thuỷ thủ, khiếp đảm. 
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Gấu trắng Bắc Cực là con vật rất tò mò. Nhờ biết lợi dụng tính tò mò của gấu trắng mà một chàng thuỷ thủ đã thoát nạn. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK và tranh ảnh về một số loài gấu, đặc biệt là gấu trắng. 
- Quả địa cầu.
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Quả tim khỉ.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
Gấu trắng là chúa tò mò
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu: 
 Giọng đọc chậm rãi ở đoạn đầu tả bộ lông trắng của các con vật ở Bắc Cực, nhịp gấp dần ở đoạn gấu rượt đuổi anh thuỷ thủ. Nhấn giọng các từ ngữ: chúa tò mò, to khoẻ, 800kg, xông tới, khiếp đảm, đuổi theo, ném lại, lật qua lật lại, đuổi, vứt tiếp, suýt nữa, tóm, nhảy, run cầm cập.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
+. Đọc từng câu: 
* Từ ngữ khó đọc: khiếp đảm, lật qua lật lại, suýt nữa, rét run cầm cập.
* Kiểm tra đánh giá.
3 HS ( T.Anh, Hải, Trung) đọc lần lượt các đoạn trong bài Quả tim khỉ , 
* GV treo tranh, nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ gợi tả, gợi cảm. . 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết.
12'
2’
C.. Đọc từng đoạn trước lớp: 
- Đoạn 1: từ đầu đến ... ki-lô-gam.
- Đoạn 2: từ Đặc biệt đến ...cái mũ.
- Đoạn 3: Còn lại.
* Hiểu nghĩa các từ mới: Bắc Cực, thuỷ thủ, khiếp đảm. 
* Câu khó đọc: 
Nhưng vì nó chạy rất nhanh / nên suýt nữa thì tóm được anh. // May mà anh đã kịp nhảy lên tàu, / vừa sợ vừa rét run cầm cập. //
+ Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài.
e. Đọc đồng thanh 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc : 
Câu1: Gấu trắng có màu lông trắng toát, cao gần 3 mét, gần gấp đôi người thường, nặng 800 kg ( gấp 16 lần người bình thường ) 
Câu 2: Gấu trắng rất tò mò, thấy vật gì lạ cũng đánh hơi xem thử.
Câu 3: Bị gấu đuổi, sực nhớ là con vật này có tính tò mò, anh vừa chạy vừa vứt dần các vật có trên người: mũ, áo, găng tay,... để gấu dừng lại, tạo thời gian cho anh kịp chạy thoát.
Câu 4: Anh rất thông minh, xử trí nhanh khi gặp nạn .
- Gấu trắng Bắc Cực là con vật rất tò mò. Nhờ biết đặc điểm này của gấu trắng mà một chàng thuỷ thủ đã thoát nạn.
4. Luyện đọc lại 
5. Củng cố , dặn dò
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân , đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- 6HS đọc từng đoạn trong bài. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích ( dùng quả địa cầu )
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại ( chú ý nhóm trưởng phân công đọc sao cho không có bạn nào đọc một đoạn 2 lần). 
- GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 3 nhóm thi đọc đoạn 1, 2, 3. GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp luyện đọc. 
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 1 HS trả lời câu hỏi: 
Câu1: Hình dáng của gấu trắng như thế nào?
- HS quan sát tranh : gấu đen, nâu và phân biệt với gấu trắng,
Câu 2: Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?
- HS quan sát tranh trong SGK.
Câu 3: Người thuỷ thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ?
Câu 4: Hành động của người thuỷ thủ cho thấy anh là người như thế nào? 
3- 4 học sinh đọc. Cả lớp nghe và nhận xét.
? Truyện này kể điều gì?
-Về nhà đọc toàn bài 3 lần.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..............................................................................................................................................
Môn : Tập đọc Thứ tư năm ngày 25 tháng 2 năm 2004 
Lớp : 2B Tên bài dạy : Voi nhà 
Tiết :96 Tuần : 24 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: khựng lại, nhúc nhích, vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt vòi,...
 - Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( Tứ, Cần )
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu các từ ngữ: khựng lại, rú ga, thu lu,...
- Hiểu nội dung bài: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà làm nhiều việc có ích giúp con người
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, tranh ảnh voi thồ hàng, kéo gỗ, tải đạn. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
13'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gấu trắng Bắc Cực.
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
Voi nhà
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng linh hoạt: đoạn đầu thể hiện tâm trạng thất vọng khi xe bị sự cố, hoảng hốt khi voi xuất hiện, hồi hộp chờ đợi phản ứng của voi, vui mừng khi thấy voi không đạp tan xe còn giúp kéo xe qua vũng lầy.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: thu lu, xe, rét, lùm cây, lừng lững, lo lắng,..
* Kiểm tra đánh giá.
3 HS ( Yến, Hiếu, Trang) đọc bài Gấu trắng Bắc Cực và trả lời các câu hỏi của bài. 
* GV treo tranh, nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ cần nhấn mạnh khi đọc. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết. 
-Luyện đọc các từ khó trong bài
15'
1'
b. Đọc từng đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến ...qua đêm.
- Đoạn 2: Từ Gần sáng đến ... Phải bắn thôi!
- Đoạn 3: Còn lại.
* Hiểu nghĩa các từ mới: khựng lại, rú ga, thu lu,...
* Câu khó đọc: 
Nhưng kìa, / con voi quặp chặt vòi vào đầu xe / và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. // Lôi xong, / nó huơ vòi về phía lùm cây / rồi lững thững đi theo hướng bản Tun. 
c. Đọc cả bài trong nhóm. 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài + luyện đọc lại: 
Câu 1: Vì xe bị sa xuống vũng lầy không đi được. 
Câu 2: Mọi người sợ con voi đập tan xe, Từ chộp lấy khẩu súng định bắn voi. Cần ngăn lại.
- Không nên bắn voi vì đó là loài thú quý hiếm, cấn được bảo vệ. Nổ súng cũng không phải là biện pháp an toàn vì voi có thể tức giận, hăng máu xông đến chỗ có người bắn súng, gây nguy hiểm cho mọi người.
Câu 3: Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe ra khỏi vũng lầy.
- Vì nó không dữ tợn và nó thông minh biết giúp người.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho
HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 * Vấn đáp + luyện đọc.
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 
Câu 1: Vì sao những người trong xe phải ngủ đêm trong rừng?
Câu 2: Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe? 
- Theo em, nếu con voi ấy là voi rừng mà nó lại muốn đập chiếc xe đó thì có nên bắn nó không?
Câu 3: Con voi đã giúp họ như thế nào?
- Tại sao mọi người lại nghĩ là đã gặp voi nhà?
- 2 HS đọc lại toàn bài.
GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc T24.doc