Giáo án Tập đọc tuần 22 - Hà Thị Vỵ

Giáo án Tập đọc tuần 22 - Hà Thị Vỵ

Lớp : 2B Tên bài dạy : Một trí khôn hơn trăm trí khôn (tiết 1)

Tiết :85 Tuần : 22

I. MỤC TIÊU:

 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: cuống quýt, nấp, lôi.

 - Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với các lời nhân vật (Gà Rừng, Chồn).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 22 - Hà Thị Vỵ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tập đọc Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2004 
Lớp : 2B Tên bài dạy : Một trí khôn hơn trăm trí khôn (tiết 1) 
Tiết :85 Tuần : 22 
I. Mục tiêu: 
 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: cuống quýt, nấp, lôi.
 - Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với các lời nhân vật (Gà Rừng, Chồn).
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
29'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Vè chim
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: Tiếp tục chủ điểm Chim chóc, trong tiết Tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ đọc một truyện thú vị - Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
* Từ ngữ khó đọc: cuống quýt, nấp, lôi
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: ngầm, trí khôn, cuống quýt, mẹo.
* Câu khó đọc: 
- ít thế sao?// Mình/ thì có hàng trăm.
- Lúc này,/ trong đầu mình/ chẳng còn một trí khôn nào cả. 
* Kiểm tra đánh giá.
2-3 HS đọc thuộc lòng bài Vè chim, mỗi HS đọc xong sẽ trả lời một câu hỏi cuối bài. 
* GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét.
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
2'
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Củng cố - Dặn dò:
Chú ý đọc đúng ngữ điệu. Về nhà đọc toàn bài 3 lần. Tập trả lời các câu hỏi cuối bài.
GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại ( chú ý nhóm trưởng phân công đọc sao cho không có bạn nào đọc một đoạn 2 lần). 
- GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 nhóm thi đọc đoạn 2, GV (HS) nhận xét. 
- 4 HS đại diện cho 4 nhóm còn lại đọc đoạn 3; 4, HS nhận xét. 
- GV nhắc nhở HS cách đọc đúng ngữ điệu và yêu cầu HS về nhà luyện đọc. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc Thứ hai ngày 10 tháng 2 năm 2004 
Lớp : 2B Tên bài dạy : Một trí khôn hơn trăm trí khôn(tiết 2)
 Tiết 86 Tuần : 22 
I. Mục tiêu: 
 1. Tiếp tục rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: : ngầm, trí khôn, cuống quýt, mẹo.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Không nên huyênh hoang, coi thường người khác. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
Truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn khuyên ta điều gì, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
II. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
1.Đoạn 1: 
 + ngầm coi thường bạn.
+ ít thế sao? Mình thì có hàng trăm. 
2.Đoạn 2:
+ Khi gặp nạn, Chồn rất sợ, lo lắng (cuống quýt; buồn bã ). 
3.Đoạn 3: 
+ Gà Rừng nghĩ ra mẹo: Gà Rừng giả vờ chết , sau khi người thợ săn quẳng Gà Rừng ra xa thì Gà Rừng bỏ chạy để làm người thợ săn mất tập trung (đánh lạc hướng), để Chồn thừa cơ chạy thoát.
4.Đoạn 4: 
+ Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng khác hẳn lúc đầu. Chồn hối hận, tỏ lời khen ngợi, thán phục Gà Rừng.
+Gặp nạn mới biết ai khôn.
+Chồn và Gà Rừng.
+ Gà Rừng thông minh.
* Kiểm tra đánh giá.
4 HS đọc lần lượt 4 đoạn trong bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
* GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Vấn đáp. 
- HS đọc từng đoạn trong bài, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tương ứng. 
- Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng.
- Khi gặp nạn, Chồn như thế nào? 
- Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn? 
- Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao? 
- Chọn tên khác cho câu chuyện.
 (GV cho nhiều HS nêu ý kiến của mình kèm thio lời giải thích yại sao lại chọn tên đó, GV nhận xét ). 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
10'
4'
 II. Luyện đọc lại: 
- 2->3 HS đọc lại từng đoạn.
- 3-> 4 nhóm HS tự phân các vai thi đọc lại toàn truyện. 
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt. 
II.Củng cố - Dặn dò: 
+ Không nên huyênh hoang, coi thường người khác.
- Về nhà mỗi HS đọc lại truyện 3 lần và chuẩn bị kể lại câu chuyện Mẩu giấy vụn. 
 - GV chốt lại ý chính của bài. 
* Kiểm tra - Đánh giá. 
- GV cho HS đọc lại từng đoạn.
- GV cho HS phân vai trong nhóm để đọc lại toàn bộ truuyện. 
- Truyện khuyên ta điều gì?
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2004 
Lớp : 2B Tên bài dạy : Chim rừng Tây Nguyên 
Tiết :87 Tuần : 22 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Tây Nguyên, Y-rơ-pao, rung, soi, chao lượn, kơ púc, trắng muốt, lanh lảnh.
 - Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Biết đọc bài với giọng tả, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi hình, gợi tả, chỉ màu sắc, âm thanh góp phần làm phong phú thêm nhạc điệu của bài văn. 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới: chim đại bàng, chao lượn, hoà âm, thiên nga. 
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên thơ mộng với nhiều loài chim quý hiếm. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
15'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
Chim rừng Tây Nguyên
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài giọng 
giọng tả, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi hình, gợi tả, chỉ màu sắc, âm thanh góp phần làm phong phú thêm nhạc điệu của bài văn.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
* Từ ngữ khó đọc: Tây Nguyên, Y-rơ-pao, rung, soi, chao lượn, trắng muốt, lanh lảnh.
* Kiểm tra đánh giá.
3 HS đọc lần lượt 4 đoạn trong bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn., mỗi HS đọc xong sẽ trả lời một câu hỏi cuối bài. 
* GV treo tranh, nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ gợi tả, gợi cảm. . 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
12'
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
Nhấn giọng: xanh thêm, mênh mông, chân vàng mỏ đỏ, che rợp, vi vu vi vút, hàng trăm, hoà âm, trắng muốt, đỏ chót, thanh mảnh, lanh lảnh, đủ các loại, đủ các màu sắc, ríu rít, rộn vang. 
* Hiểu nghĩa các từ mới: chim đại bàng, chao lượn, hoà âm, Thiên Nga.
* Câu khó đọc: 
Những con chim kơ púc mình đỏ chót/ và nhỏ như quả ớt / cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình/ hót lên lanh lảnh/ nghe như tiếng sáo. 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài + luyện đọc lại: 
Câu1: Quanh hồ Y-rơ-pao có rất nhiều loài chim: đại bàng, thiên nga, kơ púc. 
Câu 2: Những từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của :
a) Chim đại bàng: chân vàng, mỏ đỏ, chao lượn, bóng che rợp mặt đất, khi vỗ cánh thì phát ra những tiếng vi vu vi vút.
b) Chim thiên nga: Trắng muốt, bơi lội trong hồ.
c) Chim kơ púc: Mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt chín, mỏ thanh mảnh tiếng hót lanh lảnh nghe như tiếng sáo.
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại ( chú ý nhóm trưởng phân công đọc sao cho không có bạn nào đọc một đoạn 2 lần). 
- GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 3 nhóm thi đọc đoạn 1, 2, 3. GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp luyện đọc. 
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 1 HS trả lời câu hỏi: 
Câu1: Quanh hồ Y-rơ-pao có những loài chim gì?
Câu 2: Tìm những từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của từng loài chim.
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
2'
- Ca ngợi vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên thơ mộng với nhiều loài chim quý hiếm. 
IV. Củng cố - Dặn dò:
-Về nhà đọc toàn bài 3 lần. 
 - Bài văn ca ngợi điều gì? 
- 1 HS đọc lại đoạn 1và đoạn 2, HS khác đọc thầm, tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên.
- 3-4 HS đọc từng đoạn, GV cho điểm.
- HS trả lời, GV yêu cầu HS gạch chân từ ngữ miêu tả.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2004 
Lớp : 2 Tên bài dạy : Cò và Cuốc 
Tiết :88 Tuần : 22 
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: lội ruộng, rậm, vất vả, phau phau, dập dờn.
 - Biết nghỉ ngơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
 - Biết đọc phân biệt, lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Cò và Cuốc).
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu diễn biến của câu chuyện.
 - Hiểu được ý nghĩa của truyện: khuyên chúng ta phải chăm lao động thì mới được hưởng hạnh phúc (có làm thì mới có ăn; Vất vả hôm nay, hạnh phúc ngày mai).
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
13'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Chim rừng Tây Nguyên
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: Cò và Cuốc.
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài :
+giọng kể 
+giọng Cuốc: ngạc nhiên
+giọng Cò: vui vẻ.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: lội ruộng, rậm, vất vả, phau phau, dập dờn.
- Nhấn giọng: vất vả, bẩn áo trắng, ngại gì, dập dờn như múa, khó nhọc, lội bung, thảnh thơi, trắng tinh.. 
b. Đọc cả bài trước lớp: 
* Kiểm tra đánh giá.
3 HS đọc bài Chim rừng Tây Nguyên, mỗi HS đọc xong sẽ trả lời một câu hỏi về nội dung của bài. 
* GV treo tranh, nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưỡi từ ngữ cần nhấn mạnh khi đọc. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV hướng dẫn HS đọc nhấn mạnh các từ ngữ cần thiết. 
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho
HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- HS đọc nối tiếp cả bài.
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
15'
* Hiểu nghĩa các từ mới: trắng phau phau, dập dờn, thảnh thơi.
* Câu khó đọc: Phải có lúc vất vả lội bùn/ mới có ngày thảnh thơi bay lên trời cao. 
c. Đọc cả bài trong nhóm. 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài + luyện đọc lại: 
Câu 1: Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi: Chị vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? 
Câu 2: Cuốc lại hỏi như vậy vì Cuốc thấy Cò lặn lội vất vả quá. Những công việc như vậy, Cuốc chưa làm bao giờ (Cuốc vốn ngại khó, ngại khổ).
Câu 3: Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên: khuyên chúng ta phải chăm lao động thì mới được hưởng hạnh phúc (có làm thì mới có ăn; Vất vả hôm nay, hạnh phúc ngày mai). 
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 * Vấn đáp + luyện đọc.
-1 HS đọc lại toàn bài, Các HS khác đọc thầm bài văn. 
Câu 1: Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào?
Câu 2: Cuốc lại hỏi như vậy vì sao?
Câu 3: Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên gì?
- 2 HS đọc lại toàn bài.
GV nhận xét giờ học. Nêu yêu cầu đọc của HS ở nhà.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTËp ®äc tuÇn 22.doc