Giáo án Tập đọc tuần 10: Sáng kiến của bé Hà

Giáo án Tập đọc tuần 10: Sáng kiến của bé Hà

Lớp: 2 Tên bài dạy:

Tiết: 37 Tuần: 10 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

(tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu :

 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: bèn, hằng năm, chúc thọ.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (bé Hà, ông, bà)

 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ, hiếu thảo.

II. Đồ dùng dạy - học :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc

 

doc 8 trang Người đăng duongtran Lượt xem 8232Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc tuần 10: Sáng kiến của bé Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc 
Thứ hai ngày . tháng.năm 2004
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tiết: 37 Tuần: 10
Sáng kiến của bé hà
(tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: bèn, hằng năm, chúc thọ.
Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (bé Hà, ông, bà)
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ : cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ, hiếu thảo.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức
 tổ chức dạy học tương ứng
5'
29'
1'
A. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?( Tranh vẽ một bạn nhỏ đang ngồi trong lòng ông, nét mặt hai ông cháu tươi cười rạng rỡ)
Tiếp theo các chủ điểm về nhà trường, từ tuần 10, các em sẽ học các chủ điểm nói về tình cảm gia đình. Bài học mở đầu của điểm Ông bà có tên gọi: Sáng kiến của bé Hà, kể về một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà. Các em hãy đọc truyện kể để xem bé Hà có sáng kiến gì nhé.
2. Luyện đọc: 
2.1: GV đọc mẫu: 
 GV đọc nhẹ nhàng, cảm động toàn bài, đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
Giọng ông, bà: phấn khởi, vui vẻ.
Giọng Hà: hồn nhiên 
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1, 2,3
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: bèn, hằng năm, chúc thọ.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hướng dẫn ngắt nghỉ ở các câu dài và nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả: 
 Hai bố con bàn nhau / lấy ngày lập đông hằng năm / làm “ngày ông bà”, / vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khoẻ cho các cụ già.// 
Món quà ông thích nhất hôm nay / là chùm điểm mười của cháu đấy.//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
e. Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn. 
3. Củng cố - Dặn dò:
 Rèn đọc đúng ngữ điệu. Về nhà đọc toàn bài 3 lần. Tập trả lời các câu hỏi cuối bài để tìm hiểu nội dung .
* PP thuyết trình
- Giáo viên hỏi - HS trả lời:
 - HS mở sách giáo khoa. 
- GV cất tranh minh hoạ, ghi tên bài lên bảng. 
* PP làm mẫu.
- GV đọc mẫu toàn bài
*PP luyện tập, thực hành.
- HS đọc nối tiếp từng câu trong đoạn 1, 2,3 một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- HS đọc nối tiếp nhau đoạn 1, 2. 
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
- HS đọc cá nhân.
- HS khác nhận xét.
- GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 nhóm thi đọc đoạn 2, GV (HS) nhận xét.
- 2 nhóm còn lại đọc đồng thanh đoạn 3, HS các nhóm khác nhận xét. 
- GV dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ ba ngày.. thángnăm 2005
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tuần: 10 - Tiết: 38 
Sáng kiến của bé hà
(tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. 
Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (bé Hà, ông, bà). Đọc phân vai.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: sáng kiến của bé Hà là tổ chức ngày lễ cho ông bà để thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Phấn màu
III. Hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5'
1'
20'
8’
1'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài: Sáng kiến của bé Hà
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Bé Hà có sáng kiến gì?
Câu 1: Bé Hà có sáng kiến là tổ chức ngày lễ cho ông bà. 
Cây sáng kiến: ngời có nhiều sáng kiến.
- Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà?
 Vì Hà có ngày Tết thiếu nhi 1 tháng 6, bố là công nhân có ngày 1 tháng 5, mẹ có ngày 8-3, còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.
- Hai bố con chọn ngày lễ nào làm ngày của ông bà? Vì sao?
Câu 2: Hai bố con chọn ngày lập đông hằng năm làm ngày ông bà, vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ các cụ già. 
Lập đông: bắt đầu mùa đông.
* GVgiảng thêm: Hiện nay, trên thế giới người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi.
- Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
Câu 3: Bé Hà còn băn khoăn là chưa biết nên chuẩn bị quà gì để biếu ông bà.
- Ai đã gỡ bí cho bé Hà?
Bố đã gỡ bí giúp cho bé Hà. Bố thì thầm vào tai bé để mách nước, bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố.
- Hà đã tặng ông bà món quà gì?
Câu 4: Hà đã tặng ông bà chùm điểm mười. Món quà đó là món quà mà ông bà thích nhất.
Chúc thọ: chúc mừng ngời già sống lâu.
- Món quà của Hà có được ông bà thích không?
- Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào?
Câu 5: Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé ngoan, có nhiều sáng kiến và rất hiếu thảo với ông bà.
- Vì sao bé Hà lại sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”?
* Bé Hà sáng kiến tổ chức “ngày ông bà” vì: Bé là cô bé rất quan tâm đến mọi người, bé còn để ý rằng chỉ có ông bà là chưa có ngày lễ riêng/ Vì bé rất yêu ông bà/ Vì bé là một cô bé hiếu thảo.
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc phân vai toàn bài.
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Luyện đọc và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Bài sau: Bưu thiếp
*PP kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài: Sáng kiến của bé Hà 
- 1 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình
- GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
*PP hỏi đáp, giảng giải, gợi mở.
- 1 HS đọc câu 1.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời. 
- Giúp HS hiểu nghĩa từ mới.GV ghi bảng từ mới.
- GV hỏi thêm.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời. 
- 1 HS đọc câu hỏi 2.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời. 
- Giúp HS hiểu nghĩa từ mới.GV ghi bảng từ mới.
- 1 HS đọc câu 3- Cả lớp suy nghĩ trả lời.
- GV hỏi thêm.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời. 
- 1 HS đọc câu 4. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời. 
- Giúp HS hiểu nghĩa từ
mới.GV ghi bảng từ mới.
- GV hỏi thêm. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời. 
- 1 học sinh đọc câu hỏi 5- Cả lớp suy nghĩ trả lời.
- GV hỏi thêm. 
- GV gợi ý cho HS tự do phát biểu ý kiến riêng của mình. GV chốt lại những ý chung đúng nhất.
- Các nhóm luyện đọc.
- Thi đọc phân vai giữa các nhóm.
- GV dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ tư ngày.. tháng. năm 2005
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tuần: 10 - Tiết: 39 
Bưu thiếp
I. Mục đích, yêu cầu :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng từ có vần khó: bưu thiếp.
Biết nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết đọc 2 bưu thiếp với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; đọc phong bì với giọng rõ ràng, mạch lạc.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ : bưu thiếp
Hiểu đựợc nội dung của hai bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp và cách ghi một phong bì..
II. Đồ dùng dạy - học : 
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc.
Một số bưu thiếp, phong bì do HS và GV chuẩn bị.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
5'
1'
15'
13’
1'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài: Sáng kiến của bé Hà
-Bé Hà có sáng kiến gì?Hai bố con chọn ngày lễ nào làm ngày của ông bà? Vì sao?Hà đã tặng ông bà món quà gì?Bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào.
- Bé Hà có sáng kiến là tổ chức ngày lễ cho ông bà. 
- Hai bố con chọn ngày lập đông hằng năm làm ngày ông bà, vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chăm lo cho sức khoẻ các cụ già. 
- Hà đã tặng ông bà chùm điểm mười. Món quà đó là món quà mà ông bà thích nhất.
- Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé ngoan, có nhiều sáng kiến và rất hiếu thảo với ông bà.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đọc hai bưu thiếp. Qua tấm bưu thiếp của một bạn học sinh chúc mừng năm mới ông bà và tấm bưu thiếp của ông bà chúc mừng bạn, các em sẽ hiểu thế nào là một tấm bưu thiếp, người ta dùng bưu thiếp để làm gì, cách viết một bưu thiếp như thế nào. Ngoài ra bài học ngày hôm nay còn giúp các em cách ghi một phong bì.
2. Luyện đọc
2.1: GV đọc mẫu 
- Giọng đọc hai bưu thiếp với nhẹ nhàng, tình cảm; đọc phong bì với giọng rõ ràng, mạch lạc.
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: bưu thiếp, nhân dịp, Phan Thiết, Bình Thuận, Vĩnh Long.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Bưu thiếp: tấm giấy cứng, khổ nhỏ dùng để viết thư ngắn báo tin, chúc mừng, thăm hỏi, gửi qua đường bưu điện.
* Hướng dẫn cách đọc:
 Người gửi: // Trần Trung Nghĩa // Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận //
 Người nhận: // Trần Hoàng Ngân // 18 / đường Võ Thị Sáu // thị xã Vĩnh Long // tỉnh Vĩnh Long//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì?
Câu 1: Bưu thiếp đầu là của cháu Hoàng Ngân gửi cho ông bà. Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.
- Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai?Gửi để làm gì?
Câu 2: Bưu thiếp thứ hai là của ông bà gửi cho cháu gái Hoàng Ngân. Gửi để báo tin là đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu.
- Bưu thiếp dùng để làm gì?
Câu 3: Bưu thiếp là để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo tin tức vắn tắt
Mẫu:
Nhân dịp sinh nhật ông, cháu kính chúc ông mạnh khoẻ, sống lâu trăm tuổi.
 Cháu của ông
 Minh Ngọc
Người gửi: Nguyễn Minh Ngọc
Số 2 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội
 Người nhận: Nguyễn Hoàng Hà
 28 Trần Hưng Đạo
 Hà Nội
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Luyện đọc và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Bài sau: Thương ông
*PP kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài: Sáng kiến của bé Hà
- 1 HS đọc cả bài.
- Hỏi: - HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình.
- GV giới thiệu ảnh bạn HS trong SGK.
- GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* PP làm mẫu, luyện tập, thực hành.
- GV đọc mẫu
- HS đọc nối tiếp từng dòng một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- GV giới thiệu một số bưu thiếp, HS giới thiệu bưu thiếp mình đã chuẩn bị cho bạn cùng bàn xem.
- GV treo bảng phụ có ghi câu cần luyện đọc lên bảng. 
- HS đọc cá nhân
- HS khác nhận xét.
- Mỗi HS đọc một đoạn ( 3 đoạn: gồm hai bưu thiếp và phần ngoài phong bì thư) trong nhóm sau đó quay lại.
- GV cho 3 nhóm thi đọc 3 đoạn, GV (HS) nhận xét. 2 HS thi đọc cả bài.
*PP hỏi đáp, giảng giải, gợi mở.
- 1 HS đọc câu hỏi 1 - Cả lớp đọc thầm, trả lời. 
- 1 HS đọc câu hỏi 2- Cả lớp đọc thầm, trả lời. 
- 1 HS đọc câu hỏi 3. 
- Cả lớp đọc thầm, trả lời. 
- HS khác nhận xét.
- GV nêu yêu cầu: Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông( hoặc bà). Nhớ ghi địa chỉ ngoài phong bì.
- HS thực hiện yêu cầu theo nhóm hai. Có thể cho các nhóm làm nhanh trang trí cho bưu thiêp thêm đẹp.
- Thi đua giữa các nhóm, bình chọn nhóm có bưu thiếp với nội dung hay, ghi ngoài phong bì đúng và trình bày bưu thiếp đẹp.
- GV dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ....................................................................................................
Môn: Tập đọc 
Thứ ngày tháng năm 2005
Lớp: 2 
Tên bài dạy:
Tuần: 10 - Tiết: 40 
Thương ông
I. Mục đích, yêu cầu :
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ khó: nghiệm, thích chí. Biết ngắt nhịp đúng các câu thơ. 
Biết đọc với giọng vui, phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( lời Việt, ông).
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ : thủ thỉ, thử xem, thích chí
Hiểu nội dung bài thơ: Khen ngợi bé Việt còn nhỏ đã biết thương ông, biết an ủi giúp đỡ ông khi ông bị đau.
II. Đồ dùng dạy - học : 
Tranh minh hoạ bài đọc.
Bảng phụ viết sẵn câu thơ cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học tương ứng
5'
1'
15'
9’
4’
2'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc bài: Bưu thiếp
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Tranh vẽ một bạn nhỏ đang dắt ông bước lên bậc thềm. Ông già lưng còng, vẻ ốm yếu. Cậu bé nhỏ xíu, dáng vẻ ân cần.
Tiết tập đọc trước, chúng ta đã thấy bé Hà nhiều sáng kiến, nghĩ ra “ngày lễ ông bà”. Tiết học hôm nay, với bài thơ: Thương ông, các em sẽ thấy rõ một cậu bé còn nhỏ mà đã biết thương ông, giúp đỡ ông, an ủi ông khi ông bị ốm đau.
2. Luyện đọc
2.1: GV đọc mẫu 
- Giọng đọc vui, phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( lời Việt, ông).
2.2: Hướng dẫn HS luyện đọc 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: lon ton, bước lên, thủ thỉ, lập tức.
b. Đọc từng khổ thơ trước lớp: 
* Hướng dẫn cách đọc:
 Khi nào ông đau /
 Ông nói mấy câu /
 “Không đau! // Không đau!” //
 Dù đau đến đâu /
 Khỏi ngay lập tức. //
c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
e, Đọc đồng thanh cả bài 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Chân ông đau như thế nào?
Câu 1: Chân ông bị đau, sưng tấy. Ông phải chống gậy mới đi được.
- Bé Việt đã làm những gì để giúp và an ủi ông?
Câu 2: 
Trong khổ thơ 1: Việt đỡ ông lên thềm. 
Trong khổ thơ 3: Việt bày cho ông câu “thần chú” để khỏi đau.
Trong khổ thơ 4: Việt biếu ông cái kẹo.
Thủ thỉ: nói nhỏ nhẹ, tình cảm.
Thử xem có nghiệm: thử xem có đúng không.
Thích chí: rất vui vẻ, bằng lòng.
- Tìm những câu thơ cho thấy nhờ bé Việt mà ông quên cả đau.
Câu 3: 
Khổ thơ 3: bé Việt bày cho ông câu thần chú.
Khổ thơ 4: ông nói theo bé Việt “ Và ông gật đầu: - Khỏi rồi! Tài nhỉ!”
4. Học thuộc lòng
5. Củng cố - Dặn dò: 
Luyện đọc thuộc lòng và trả lời lại các câu hỏi tìm hiểu bài.
Bài sau: Bà cháu
*PP kiểm tra đánh giá.
- 4 HS đọc cả bài ( gồm hai bưu thiếp và phong bì ). 
- GV nhận xét, cho điểm.
* PP thuyết trình
- GV giới thiệu tranh minh hoạ trong SGK, hỏi.
- HS trả lời: - GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
*PP luyện tập, thực hành.
- GV đọc mẫu
- HS đọc nối tiếp từng câu một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- GV treo bảng phụ có ghi câu cần luyện đọc lên bảng.
- HS đọc cá nhân
- HS khác nhận xét.
- Mỗi HS đọc một khổ thơ trong nhóm sau đó quay lại.
- GV cho các nhóm thi đọc , GV (HS) nhận xét.
- 3 HS thi đọc cả bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh
*PP hỏi đáp, giảng giải, gợi mở.
- 1 HS đọc câu hỏi 1 - Cả lớp đọc thầm, trả lời. 
- 1 HS đọc câu hỏi 2- Cả lớp đọc thầm, trả lời. 
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới.
- 1 HS đọc câu hỏi 3- Cả lớp suy nghĩ trả lời.
*PP xóa dần.
- HS chọn khổ thơ mà mình thích để luyện đọc thuộc.
- Nhiều HS đọc thuộc lòng nối tiếp nhau cả bài thơ
- GV nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
....

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc 10.doc