Giáo án Tập đọc (Tiết 87): Hai anh em

Giáo án Tập đọc (Tiết 87): Hai anh em

Môn: Tập đọc ( Tiết 87)

Bài : HAI ANH EM

I. Yêu cầu:

 - Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai.

- Hiểu nội dung bài: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.

 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Câu chuyện bó đũa.

 - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

 - Đọc phân biệt lời kể và suy nghĩ của người anh và người em.

 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu

 - GD HS anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

 

doc 10 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3029Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc (Tiết 87): Hai anh em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc ( Tiết 87)
Bài : HAI ANH EM
I. Yêu cầu:
 - Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai.
- Hiểu nội dung bài: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Câu chuyện bó đũa..
 - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
 - Đọc phân biệt lời kể và suy nghĩ của người anh và người em.
 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu
 - GD HS anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
 II .Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
 - Kiểm tra STV của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
* Gọi hs đọc tốt đọc lại toàn bài.
* Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu 
 - GV chú ý cách phát âm cho hs đọc yếu
 -Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn (kết hợp đọc đúng, đọc diễn cảm)
 - GV rèn cho hs đọc đúng, đọc hay cho hs ở từng đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ, cách thể hiện giọng các nhân vật (nhất là đối với hs yếu)
Hướng dẫn cụ thể ở câu:
VD: + Ngày mùa đến,/ họ gặt rồi bó lúa/ chất thành hai đống bằng nhau,/ để ở cả ngoài đồng.// 
 + Nếu pjần lúa của mình/ cũng bằng phần của anh/ thì thật không công bằng.//
 + Nghĩ vậy,/ người em ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh.//
 + Thế rồi/ anh ra đồng/ lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.//
- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc.
-Tuyên dương hs yếu đọc có tiến bộ, ghi điểm động viên. 
* Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm 
 * Thi đọc :
 - Tổ chức cho hs thi đọc phân vai
 Cho hs nhắc lại cách đọc lời nhân vật
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt, đọc có 
tiến bộ.
 - Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và nói rõ vì sao?
? Tình cảm của người em đối với anh như thế nào?
? Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quý nhau?
? Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào? 
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại bài
- Nhận xét giờ học.
- Luyện đọc lại bài.
 - SGK
 - Lắng nghe
 - 1hs đọc
 - Nối tiếp đọc
 - Luyện phát âm, cá nhân, lớp. 
 - Nối tiếp đọc từng đoạn
 - Luyện đọc cá nhân ( hs yếu luyện đọc nhiều)
 Lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
- Các nhóm luyện đọc
- Thi đọc phân vai theo 3 đối tượng (giỏi, khá, trung bình) 
 Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn bạn 
đọc tốt.
 - Đọc và trả lời:
 - Rất yêu thương, nhường nhịn anh.
- Xúc động ôm chầm lấy nhau.
- Hai anh em rất yêu thương nhau.
- Anh em phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- 1 hs đọc
 - Lắng nghe.
Toán: LUYỆN : 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ; GIẢI TOÁN.
I. Yêu cầu:
- Luyện 100 trừ đi một số; nhẩm 100 trừ đi 1 số tròn chục.
- Luyện giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng thực hành tính trừ dạng "100 trừ đi một số" và giải các bài toán có liên quan.
 - GD HS luôn chính xác trong làm toán.
II.Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Bài cũ :
 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc thỵôc bảng trừ.
 - Nhận xét.
 B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: -Ghi đề yêu cầu hs nêu lại: Đặt tính rồi tính: 100-3; 100-8;
- Yêu cầu 1 hs lên bảng làm bài mẫu: 100-3
- Các phép tính còn lại yêu cầu hs lần lượt làm vào bảng, 3hs lần lượt lên bảng làm.
 Nhận xét, chữa. Yêu cầu 1 số em nêu lại cách tính.
Bài 2: 
- Ghi đề- Yêu cầu hs nhẩm nhanh kết quả:100-20; 100-40; 100-60; 100-30; 100-50 ; 100- 90.
Bài 3: => Củng cố tìm số hạng.
 x + 26 = 100 46 + x = 100
 28 + x =100 x + 99 = 100 
- Yêu cầu hs nêu cách tìm số hạng sau đó làm vào vở.
 Chấm bài, chữa.
Bài 4: (Dành cho hs khá giỏi)
 Tháng vừa qua tổ 1 có 65 điểm 10, tính ra thì tổ 1 có nhiều hơn tổ 2 là 8 điểm 10. Tính số điểm 10 tổ 2?
- Yêu cầu hs đọc đề, phân tích đề.
- Yêu cầu hs tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải vào vở.
 Chấm 1 số bài, chữa.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Ôn lại cách trừ 100 trừ đi một số.
 - Nhận xét giờ học
 - Đọc.
- Nghe
- Đặt tính rồi tính.
- Làm bài. 100
 3
 97
- 100 100 100
 8 53 88
 92 47 12
- Nối tiếp nêu kết quả nhẩm.
- Nêu cách tìm, làm bài.
- Đọc, phân tích đề.
- Làm bài, 1 em làm bảng lớp.
- Nhận xét bài của bạn, đối chiếu với bài của mình.
- Lắng nghe, ghi nhớ
Thủ công: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
 CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU
 I. Yêu cầu:
 - Biết cách gấp , cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
 - Gấp , cắt , dán đuợc biển báo cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn.
 - GD hs thích làm đồ chơi.
 II. Chuẩn bị :
 + GV: Mẫu biển báo hiệu cấm xe đi ngược chiều . Quy trình gấp cắt , dán biển báo cấm xe đi ngược chiều có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
 + GV - HS: Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu .. . 
II.Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Nhận xét đánh giá .
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn quan sát và nhận xét: 
-Cho HS quan sát mẫu biển báo cấm xe đi ngược chiều. 
-Đặt câu hỏi để học sinh trả lời về kích thước , hình dáng , màu sắc hình mẫu ?
- Nhắc nhở học sinh khi đi đường cần tuân theo luật lệ giao thông như không đi xe vào khu vực có biển báo cầm xe đi ngược chiều (như hình vẽ )
3. Hướng dẫn mẫu 
* Bước 1: Gấp căt biển báo cấm xe đi ngược chiều 
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6ô . Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1ô . Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10ô rộng 1ô làm chân biển báo ( màu trắng và đỏ ).
Bước 2: -Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều . 
-Dán chân biển báo vào tờ giấy màu trắng H1.
- Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô H2. Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn .
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các bước gấp cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều cả lớp quan sát
-GV nhận xét uốn nắn các thao tác gấp , cắt , dán. 
-GV tổ chức cho các em tập gấp , cắt , dán thử biển báo cấm xe đi ngược chiều bằng giấy nháp .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
4. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp , cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều .
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và áp dụng vào thực tế khi tham gia giao thông trên đường . 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Nghe
- Lớp quan sát và nêu nhận xét về hình dáng , kích thước và màu sắc mẫu 
- Biển báo có 2 phần mặt biển báo và chân biển báo . Mặt là hình tròn , màu đỏ . Ở giữa hình tròn có hình chữ nhật màu trắng . Chân biển báo có dạng hình chữ nhật được sơn hai màu trắng và màu đỏ .
- Quan sát để nắm được cách tạo ra biển báo cấm xe đi ngược chiều .
- 2 hs thực hiện theo yêu cầu. 
- Lớp thực hành gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều theo hướng dẫn của giáo viên .
 -Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau Gấp cắt dán biển báo chỉ chiều xe đi .
- 2 em nhắc lại cách cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều .
- Lắng nghe
 Ngày soạn: 16 /12 /2009 
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt: LUYỆN VIẾT CHỮ HOA Ê
I. Yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa Ê, chữ và câu ứng dụng : Êm, Êm đềm sông nước.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chữ mẫu hoa Ê .Bảng lớp ghi cụm từ ứng dụng: Êm đềm sông nước.
- HS: bảng con, VTV
III. Các hoạt động dạy- hoc:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Yêu cầu hs viết: E, Em
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đề.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa Ê:
a. Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
 - Đính chữ mẫu Ê
- Gắn chữ mẫu Ê yêu cầu hs nêu lại cấu tạo chữ Ê
b. Hướng dẫn viết trên bảng con:
- Viết mẫu chữ Ê (5 li) nêu lại quy trình.
-Yêu cầu HS viết vào không trung.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa Ê vào bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
- Viết mẫu chữ hoa Êcỡ nhỏ) giảng quy trình.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
 Êm đềm sông nước
? Cụm từ ứng dụng nói lên điều gì?
? Cụm từ gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào?
? Nhận xét độ cao của các chữ cái?
? Có những dấu thanh nào? Vị trí các dấu thanh?
? Chữ nào được viết hoa? Vì sao?
? Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào?
? Nêu cách nối nét giữa chữ hoa Ê và chữ m?
- Viết mẫu : Êm (cỡ nhỏ)
- Yêu cầu HS viết bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
- Viết mẫu cụm từ ứng dụng:
4. Hướng dẫn viết vào vở:
- Gọi HS nêu yêu cầu viết.
- Yêu cầu HS viết bài.
 Hướng dẫn thêm cho những em viết còn chậm. Nhắc các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết.
5. Chấm bài:
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại cấu tạo chữ hoa Ê
- Nhận xét giờ học.
- Dặn: Luyện viết bài ở nhà.
- Viết bảng con
- Nghe
- Quan sát
- QS nêu lại cấu tạo chữ Ê: nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau, hai nét xiên ngắn tạo thành dấu mũ. 
-HS quan sát và lắng nghe
- viết 1 lần.
- Viết bảng con 2 lần.
- Quan sát, ghi nhớ.
- Viết bảng con.
- Nối tiếp đọc.
- Nêu
- 4 tiếng:...
- Quan sát nêu.
- Chữ Ê. Vì đứng đầu câu.
- Bằng khoảng cách viết một chữ cái o.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Nêu
- Viết bài (VTV)
- Lắng nghe.
-2 HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Toán: LUYỆN VẼ ĐOẠN THẲNG, ĐƯỜNG THẲNG. GIẢI TOÁN. 
 I. Yêu cầu:
 - Củng cố cách vẽ đoạn thẳng, đường thẳng và giải toán có lời văn.
- Giúp hs luyện vẽ đoạn thẳng, đường thẳng; Giải toán có lời văn.
- GD tính cẩn thận, chính xác trong làm toán . 
 II. Chuẩn bị : Nội dung luyện tập. 
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ :
 - Đặt tính rồi tính: 100 – 34 ; 100 - 79
 - Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
2. Luyện tập :
 Bài 1: 
a. Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước A,B và nêu cách vẽ.
b.Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước C, D và chấm điểm E sao cho E thẳng hàng với C và
 D. Trả lời thế nào là 3 điểm thẳng hàng với nhau.
 - Nhận xét, chữa..
Bài 2: 
Một cửa hàng có 100 lít nước mắm, sau một ngày bán hàng còn lại 46 lít. Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu lít nước mắm?
 Ghi Đ vào cách tính có kết quả đúng:
100 – 46 = 64 (l)
100 – 46 = 54 (l)
100 – 46 = 55 (l)
- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa.
Nhận xét , chữa
Bài 3: .( hs khá, giỏi)
Hình bên có:
a. Mấy đoạn thẳng? 
b. Mấy hình tam giác?
- Yêu cầu hs tự làm bài, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
 Xem lại các BT.
- 2 hs; Lớp bảng con.. 
- Nghe
- 2 hs (yếu) làm bảng lớp, lớp làm VN
.
- 2 hs đọc bài toán.
- 1em làm vào phiếu lớn, lớp làm vào vở, sau đó theo dõi bài chữa của bạn, kiểm tra bài mình.
- Làm bài. 
- Lắng nghe.
Sinh hoạt: SINH HOẠT LỚP 
I. Yêu cầu:
 1. Đánh giá hoạt động của lớp tuần qua.
 - Phương hướng tuần tới tuần tới.
 - Yêu cầu hs cĩ ý thức phê và tự phê tốt, biết khắc phục các mặt cịn hạn chế để vươn lên.
 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Uống nước nhớ nguồn.
 3. Ôn chuyên hiệu: Chăm học, học giỏi
 - Có ý thức giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
II. Tiến hành sinh hoạt:
 1. Ổn định tổ chức: Hát 
 2.Tổ trưởng nhận xét tổ mình.
 - Lần lượt các tổ trưởng lên nhận xét, đánh giá các hoạt động của tổ mình.
 3. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá tuần qua.
 4. GVĐánh giá hoạt động của lớp tuần qua:
 * Ưu điểm: 
 - Đi học chuyên cần
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có hiệu quả, cần phát huy
 * Tồn tại: 
 - Vẫn còn tình trạng nói chuyện trong lớp (Sơn)
 - Chữ viết chưa đẹp, cần rèn thêm (Kỳ, Thành, Đức)
 5. Kế hoạch tuần tới:
 - Phát huy tinh thần học tập tốt chào mừng ngày 22/12 .
 - Duy trì nề nếp lớp. 
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có đầy đủ đồ dùng học tập.
 - Chấm dứt tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
 - Làm tốt phong trào: Rèn chữ - giữ vở.
 - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
 - Nộp dứt điểm các khoản tiền.
 6. Sinh hoạt theo chủ đề: Uống nước nhớ nguồn:
 - Tổ chức cho hs hát, múa, đọc thơ theo chủ đề.
 7. Ôn chuyên hiệu: Chăm học, học giỏi: HS tự liên hệ và nêu.
 8. Nhận xét đánh giá giờ sinh hoạt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao ant15 Nham.doc