TÊN BÀI DẠY: MÍT LÀM THƠ
Tiết: 8 Tuần: 2
Lớp:2K
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: làm thơ, nổi tiếng, đi đi lại lại
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi, dấu gạch ngang.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (Mít, Hoa Giấy).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.
- Nắm được diễn biến câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.
- Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
Môn: Tập đọc Ngày soạn: Ngày dạy: Tên bài dạy: Mít làm thơ Tiết: 8 Tuần: 2 Lớp:2K Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: làm thơ, nổi tiếng, đi đi lại lại - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi, dấu gạch ngang. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (Mít, Hoa Giấy). 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu. Nắm được diễn biến câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít. Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng. Ghi chú 5 phút 2 phút 2 phút 10 phút 10 phút 6 phút 5 phút A - Kiểm tra bài cũ - Đọc bài “ Làm việc thật là vui”. Con đã làm được những việc gì giúp bố mẹ? B - Bài mới 1. Giới thiệu bài Hôm nay các con sẽ được học đoạn trích rất hay trong truyện Chuyến phieu lưu của Mít và các bạn của nhà văn người Nga Nô-xốp.Bạn Mít rất thích làm thơ đấy, chúng ta cùng học xem bạn làm thơ ra sao nhé. 2. Hướng dẫn đọc 2.1 Đọc mẫu Giọng vui, hóm hỉnh; những câu hỏi của Mít đọc với giọng ngạc nhiên, hồn nhiên. 2.2 Luyện đọc, giải nghĩa từ a. Đọc từng câu ? Tìm các từ có tiếng chứa âm đầu l,n,s: Nổi tiếng, dạo này, thi sĩ, làm thơ. b. Đọc từng đoạn Chia 3 đoạn Đoạn 1 : 2 câu đầu Đoạn 2 : Tiếp theo đến “ Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ” Đoạn 3 : Còn lại. ? Tìm câu dài có trong bài cần ngắt hơi khi đọc. ở Thành phố Tí Hon/ nổi tiếng nhất/ là Mít / Người ta gọi câu như vậy / vì cậu chẳng biết gì. Một lần/ cậu đến thi sĩ Hoa Giấy / để học làm thơ. Từ khó hiểu: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu,. c. Thi đọc giữa các nhóm d. Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài Đoạn 1 Vì bạn chẳng biết gì. + Bạn nhỏ trong bài tên là gì ? (Mít ) + Vì sao cậu lại có tên như vậy? * Đoạn 2 ? Ai dạy Mít làm thơ? - Thi sĩ Hoa Giấy ? Trước hết , Hoa Giấy dạy Mít điều gì? Dạy cho Mít biết thế nào là vần thơ. ? Hai từ ( hoặc tiếng ) như thế nào được coi là vần với nhau? Vần thơ Những tiếng có vần giống nhau ở cuối các câu thơ. Các từ này phải có nghĩa. ? Mít đã gieo vần như thế nào? ( Bé – Phé ) ? Nhận xét về cách gieo vần của Mít? - Rất buồn cười vì tiếng phé không có nghĩa gì cả. ? Hãy tìm một tiếng cùng vần với em 2.4 Luyện đọc lại - Bài này nên đọc với giọng trầm ấm kiểu kể chuyện hay giọng vui vẻ? Giọng vui vẻ, hài hước. - Thi đọc: C. Củng cố – dặn dò: - Em thấy nhân vật Mít như thế nào - Đó là một chú bé ngộ nghĩnh, gây cười, giống như những người đóng vai hề trong rạp xiếc. Mít muốn học làm thơ để trở thành thi sĩ nhưng do hấp tấp nên nói những câu rất buồn cười. Khuyến khích hs về nhà kể câu chuyện này cho người thân nghe. Phương pháp kiểm tra đánh giá - 2,3 hs đọc và trả lời câu hỏi. HS trả lời. - GV nhận xét, cho điểm GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng: Phương pháp vấn đáp, thực hành luyện tập GV đọc: Một học sinh khá đọc Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. HS tìm các từ khó Học sinh đọc từ khó ( CN, ĐT ) Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài -GV hướng dẫn học sinh ngắt câu bằng cách đọc cho học sinh phát hiện cách ngắt nghỉ hoặc hs nêu cách ngắt. Học sinh đọc cá nhân những câu dài. Học sinh nhận xét Hs đọc cá nhân từng đoạn. Gv kết hợp giúp hs hiểu các từ ngữ mới có trong các đoạn. Từng nhóm thi đọc từng đoạn hoặc cả bài ( CN, ĐT ) Học sinh đọc đồng thanh cả bài Hs đọc 2 câu đầu và trả lời các câu hỏi: HS nhận xét. GV nhận xét. Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: - Giáo viên đặt thêm 1 số câu hỏi giúp HS tìm hiểu bàI kĩ hơn. HS trả lời. HS và GV nhận xét Gv đọc mẫu - Học sinh đọc phân vai theo nhóm. Gv nhận xét chỉnh sửa cho học sinh. Thi đọc theo nhóm, cá nhân. - HS và GV nhận xét nhóm nào, cá nhân nào đọc hay nhất - Em thấy nhân vật Mít như thế nào? - Hs có thể có những ý kiến khác nhau, gv có thể trao đổi để hs có thể hiểu đúng về nhân vật Mít. - GV Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : .
Tài liệu đính kèm: