Giáo án Tập đọc 2 tuần 34

Giáo án Tập đọc 2 tuần 34

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết : 133 Tuần 34

 Tên bài dạy:

 Người làm đồ chơi

I. MỤC TIÊU :

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.

- Bứơc đầu biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm; đọc phân biệt lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : ế ( hàng), hết nhẵn.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn, hs học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 - Đồ chơi hoặc các con giống

 

doc 9 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc 
Tiết : 133 Tuần 34
Tên bài dạy:
 Người làm đồ chơi
I. Mục tiêu :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. 
- Bứơc đầu biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm; đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : ế ( hàng), hết nhẵn.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn, hs học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Đồ chơi hoặc các con giống
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
28'
2'
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Lượm
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý đọc phân biệt lời kể với lời của các nhân vật:
- Lời kể: chậm rãi, nhẹ nhàng
- Lời bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố.
- Lời bác bán hàng: trầm buồn khi phàn nàn độ này chẳng mấy ai mua đồ chơi của bác; vui vẻ khi cho rằng vẫn còn nhiều trẻ nhỏ thích đồ chơi cảu bác.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
* Từ ngữ khó đọc: sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, nông thôn,.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
- ế hàng: 
- hết nhẵn: 
* Hướng dẫn ngắt nghỉ ở các câu dài và nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả: 
 Tôi suýt khóc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh: 
- Bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.( giọng cầu khẩn)
- Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.( trầm, buồn)
- Cháu mua/ và sẽ rủ các bạn cháu cùng mua.( nhiệt tình, sôi nổi)
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
3. Củng cố - Dặn dò:
Chú ý đọc đúng ngữ điệu. Về nhà đọc toàn bài 3 lần. Tập trả lời các câu hỏi cuối bài.
* Kiểm tra đánh giá.
- 2-3 HS đọc thuộc lòng bài Lượm, mỗi HS đọc xong sẽ trả lời câu hỏi 2,3 của bài. 
- Gv nhận xét, đánh giá.
* GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp). 
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS hoặc GV giải thích.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
- HS khác nhận xét.
- GV chốt lại cách đọc(đọc cá nhân và đọc đồng thanh. ) 
- Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại.
 - GV yêu cầu HS trở về vị trí chuẩn bị cho GV kiểm tra việc đọc theo nhóm.
 - GV cho 2 nhóm thi đọc đoạn 1; 2 nhóm thi đọc đoạn 2, GV (HS) nhận xét. 
- 2 nhóm còn lại đọc đoạn 3 đồng thanh, HS nhận xét. 
- GV nhắc nhở HS cách đọc đúng ngữ điệu và yêu cầu HS về nhà luyện đọc.
Tiết 2
5'
1'
15'
10'
2'
A. Kiểm tra bài cũ: 
Người làm đồ chơi.
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
II. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
1.Đoạn 1: 
- Bác Nhân là người nặn dồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Khi cái sào nứa của bác cắm ở đâu thì các bạn xúm lại, ngắm nghía tò mò xem bác nặn.
- Vì bác nặn rất khéo, nhanh và rất giống những nhân vật thật.
* Với bàn tay tài hoa và một sự say mê công việc , bác Nhân đã đem lại niềm vui cho các bạn nhỏ. Vậy mà bác Nhân lại có ý định về quê, các con hãy tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài.
2. Đoạn 2:
- Vì những đồ chơi mới bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột màu nữa.
- Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Bác rất cảm động.
- Vì bạn nhỏ rất quan tâm và yêu thích nghề của bác.
3. Đoạn 3:
- Bạn đập con lợn đất, đếm được hơn mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
. Bạn là người rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang niềm vui đến cho người khác.
. Bạn là người rất tế nhị, bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác.
. Bạn hiểu bác hàng xóm, biết an ủi bác, làm bác tin tưởng là trẻ con vẫn thích đồ chơi của bác nên khi trở về quê, bác sẽ không bỏ nghề, tiếp tục nặn đồ chơi để bán.
- Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
- Cần phải biết yêu thương, thông cảm và biết quý trọng người lao động.
- Cảm ơn cháu rất nhiều. Cháu tốt bụng quá. Về quê, bác sẽ rất nhớ cháu đấy.
* Kết luận: Bạn nhỏ trong truyện thật là một người thông minh, nhân hậu, tốt bụng. Bạn đã biết an ủi, giúp đỡ, động viên bác Nhân thật tế nhị. Cô mong rằng, các con sẽ học tập được đức tính đáng quý đó của bạn nhỏ.
III. Luyện đọc lại: 
- Con thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
- Con thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi đẹp.
- Đọc phân vai ( người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé)
IV.Củng cố - Dặn dò: 
- Luôn biếtquan tâm, thông cảm với những người lao động.
* Kiểm tra đánh giá.
3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài Người làm đồ chơi.
* Trực tiếp
- GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Vấn đáp. 
- HS đọc đoạn 1trong bài, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
? Bác Nhân làm nghề gì?
? Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
? Theo con, vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
- 1 hs đọc đoạn 2
? Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
? Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi nghe tin bác Nhân định chuyển về quê làm ruộng?
? Thái độ của bác Nhân ra sao?
? Vì sao bác Nhân cảm động?
- 1 hs đọc đoạn 3
? Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
? Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người như thế nào?
. Hs thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến.
? Thái độ của bác Nhân ra sao sau buổi bán hàng cuối cùng?
? Qua câu chuyện em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
? Em hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ nêu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
- Gv kết luận.
* Kiểm tra - Đánh giá. 
? Con thích nhân vật nào trong câu chuyện này? Vì sao?
- 2, 3 nhóm HS tự phân các vai đọc lại toàn truyện. 
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt.
Gv có thể hướng dẫn thêm cho hs cách thể hiện giọng đọc các vai sao cho thích hợp.
- Qua câu chuyện, con học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- Gv nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần và trả lời câu hỏi trong SGK.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Tập đọc
Tên bài dạy : Đàn bê của anh Hồ Giáo
Tiết :135 Tuần : 34
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. 
- Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với việc gợi tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa của các từ mới của bài.
 - Hiểu nội dung bài: Tả cảnh đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ. Qua bài văn, ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của Anh hùng lao động Hồ Giáo. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu khó đọc. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
8'
7’
7’
3’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Người làm đồ chơi.
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng chậm rãi, trải dài ở đoạn tả cảnh đồngcỏ Ba Vì; nhẹ nhàng, dịu dàng ở đoạn tả đàn bê quấn quýt, đùa nghịch bên anh Hồ Giáo.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
* Từ ngữ khó đọc: giữ nguyên, trong lành, trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, nhảy quẩng, nũng nịu, quơ quơ.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
Đoạn 1: 3 dòng đầu.
Đoạn 2: Hồ Giáo đến . thành một vòng tròn xung quanh anh.
Đoạn 3: Còn lại.
* Hiểu nghĩa các từ mới: trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, nhảy quẩng, nũng nịu, rụt rè, từ tốn.
 * Câu khó đọc: 
Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. Chúng vừa ăn/ vừa đùa nghịch. Những con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên/ rồi chạy đuổi nhau/ thành một vòng tròn xung quanh anh.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân theo từng đoạn và cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Không khí trong lành và rất ngọt ngào.Bầu trời cao vút , trập trùng những đám mây trắng.
- Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh.Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch
- Những con bê đực, y hệt những bé trai khoẻ mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh.
- Thỉnh thoảng một con bê cái chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con còn sán vào lòng anh , quơ quơ đôi chân lên như đòi bế.
- Đàn bê yêu quý anh như vậy vì anh yêu quý chúng, chăm bẵm chúng như con.
IV. Luyện đọc lại: 
V.Củng cố - Dặn dò:
Bài văn tả cảnh đầm ấm: đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ. Chúng yêu quý anh vì anh yêu quý, chăm sóc chúng như mẹ chăm con. Qua bài văn, ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, đáng kinh của anh hùng LĐ Hồ Giáo.
* Kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc lần lượt 3 đoạn trong bàiNgười làm đồ chơi, mỗi HS đọc xong sẽ trả lời một câu hỏi cuối bài. 
- Gv nhân xét, đánhgiá.
- Gv giới thiệu trực tiếp, HS mở sách giáo khoa, GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưới từ ngữ gợi tả, gợi cảm.. 
- HS đọc nối tiếp từng câu trong bài một lượt. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, 1 HS đọc chú giải, hoặc GV giải thích.
- GV treo bảng phụ có ghi câu khó đọc lên bảng, yêu cầu HS ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả, GV chốt lại cách đọc câu khó rồi cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại 
 - GV cho đại diện 3 nhóm thi đọc đoạn 1; các nhóm còn lại thi đọc đồng thanh đoạn 2; 3. GV (HS) nhận xét. 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* Vấn đáp. 
- HS đọc thầm bài, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
? Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào?
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê con với anh Hồ Giáo?
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê đực với anh Hồ Giáo?
 ? Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê cái với anh Hồ Giáo?
 ? Theo em vì sao đàn bê lại yêu quý anh Hồ Giáo đến như vậy?
* luyện đọc.
- 3,4 hs thi đọc lại bài văn.
? Nêu nội dung của bài văn.
- Hs phát biểu, gv chốt lại ý đúng.
- GV nhắc HS về nhà luyện đọc.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.
Môn : Tập đọc
Tên bài dạy : Cháy nhà hàng xóm
Tiết :136 Tuần : 34
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc trơn toàn bài. Đoc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện: Khẩn trương khi kể về đám cháy, chậm rãi khi nói về suy nghĩ của anh chàng ích kỉ.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình chân như vại, tứ tung, bén, cuống cuồng,..
 - Hiểu được nội dung bài: Thấy cháy nhà hàng xóm vẫn bình chân như vại, không lo giúp hàng xóm dập đám cháy thì tai hoạ sẽ đến với chính mình: lửa nhà hàng xóm sẽ bén sang nhà mình, thiêu sạch nhà cửa, của cải của chính mình. Câu chuyện khuyên ta nên quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
2'
5’
5’
5’
5’
5’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Đàn bê của anh Hồ Giáo.
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: 
II. Luyện đọc: 
1. GV đọc mẫu: 
 GV đọc diễn cảm toàn bài giọng cảm động, thiết tha; nhấn giọng những từ ngữ tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ: Càng ngắm ảnh Bác, càng nhớ Bác. 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
a. Đọc từng câu: 
- Từ ngữ khó đọc: Ô Lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
Đoạn 1: 8 dòng thơ đầu.
Đoạn 2: 6 dòng thơ còn lại
* Hiểu nghĩa các từ mới: 
Ô Lâu, cất thầm, bâng khuâng, ngẩn ngơ, ngờ
+ Ô Lâu: con sông chảy qua Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
* Câu khó đọc: 
+ Nhớ hình Bác giữa bóng cờ /
Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu.//
+ Nhìn mắt sáng,/ nhìn chòm râu,/
Nhìn vầng trán rộng,/ nhìn đầu bạc phơ.//
 Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ,/
Ôm hôn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn.//
c. Đọc cả bài trong nhóm. 
d. Thi đọc giữa các nhóm: 
Đọc đồng thanh cả nhóm , cá nhân cả bài. 
III. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở ven sông Ô Lâu, một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Vào lúc nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này, đây là vùng bị giặc Mĩ chiếm đóng.
+ Bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác vì giặc cấm nhân dân ta giữ ảnh Bác, cấm nhân dân ta hướng về Cách mạng, về Bác, người lãnh đạo nhân dân chiến đấu giành độc lập tự do.
+ Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ: đôi má Bác hồng hào, râu tóc Bác bạc phơ; mắt Bác sáng tựa vì sao.
+ Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác. Bạn giở ảnh Bác vẫn cất thầm để ngắm Bác, càng ngắm càng mong nhớ. Ôm hôn ảnh Bác, bạn tưởng như được Bác hôn.
IV. Hướng dẫn hộc thuộc lòng: 
+ Đọc thuộc từng đoạn.
+ Đọc thuộc cả bài.
V. Củng cố - Dặn dò:
+ Bạn nhỏ sống trong vùng địch tạm chiếm nhưng luôn mong nhớ Bác Hồ.
+ Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.
* Kiểm tra đánh giá.
- 3 HS đọc bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, mỗi HS đọc xong sẽ trả lời một câu hỏi về nội dung của bài. 
- Gv nhận xét, đánh giá.
- GV treo tranh
? Bức tranh vẽ gì?
- HS mở sách giáo khoa. 
- GV ghi tên bài lên bảng. 
* Luyện đọc. 
GV đọc mẫu toàn bài, HS cầm bút chì ngắt nghỉ cho đúng và gạch chân dưới từ ngữ cần nhấn mạnh khi đọc. 
- GV nói về xuất xứ bài thơ in ở sau bài thơ.
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ liền nhau. Khi học sinh đọc bị sai thì GV giúp HS sửa lại ngay từ ngữ đọc sai đó.
- GV viết các từ khó đọc lên bảng cho
HS luyện đọc cá nhân hoặc đồng thanh theo nhóm (tổ, lớp).
- HS đọc từng đoạn trong bài, mỗi đoạn đọc từ 3 đến 4 lần thì chuyển sang đoạn khác. 
- GV yêu cầu HS nêu từ ngữ khó hiểu, GV ghi bảng, HS đọc chú giải hoặc GV giải thích.
- GV treo bảng phụ có ghi cách ngắt nghỉ câu thơ khó đọc lên bảng, yêu cầu HS đọc ngắt nghỉ, đọc đúng ngữ điệu, HS khác nhận xét, GV cho đọc cá nhân và đọc đồng thanh. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn lần lượt cho đến hết bài sau đó quay lại 
- GV cho đại diện 4 nhóm thi đọc đoạn 1; các nhóm còn lại thi đọc đồng thanh đoạn 2. GV (HS) nhận xét. 
* Vấn đáp.
- HS đọc thầm bài, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
- Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? 
- Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác?
- Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ.
- 3 HS đọc lại đoạn 1
- 3 HS đọc đoạn 2. 
* luyện đọc.
 GV hơướng dẫn HS đọc thuộc từng đoạn và cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn.
- 2 HS đọc thuộc cả bài.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, GV nhận xét rồi cho điểm
 - Hãy nói về tình cảm của bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ.
- GV nhắc HS về nhà luyện đọc.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ...........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTD 34.doc