Giáo án Tập đọc 2 - Tuần 26: Tôm càng và cá con - Mai Mỹ Duyên

Giáo án Tập đọc 2 - Tuần 26: Tôm càng và cá con - Mai Mỹ Duyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, quẹo, bánh lái, mái chèo, quẹo.

- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con.

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc phân biệt được lời của các nhân vật.

- Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ.

3. Thái độ

- Học sinh biết yêu quý và trân trọng tình bạn hơn.

- Yêu thích học môn Tiếng Việt.

- Tích cực luyện đọc, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên

- Sách giáo viên, sách giáo khoa

2. Học sinh

- Sách giáo khoa.

* Dự kiến phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp thực hành theo mẫu.

- Phương pháp đàm thoại, giảng giải.

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

 

doc 15 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 - Tuần 26: Tôm càng và cá con - Mai Mỹ Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN
====================
GIÁO ÁN
MÔN: TIẾNG VIỆT 2
Phân môn: Tập đọc
Tuần 26 - Bài: Tôm Càng và Cá Con
Sinh viên thực tập: Mai Mỹ Duyên
Giáo viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Hồng
Nam Định, ngày 03 tháng 03 năm 2019
Tập đọc: Tôm Càng và Cá Con
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-	Hiểu ý nghĩa của các từ mới: búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, quẹo, bánh lái, mái chèo, quẹo.
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con.
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc phân biệt được lời của các nhân vật.
-	Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ.
3. Thái độ
- Học sinh biết yêu quý và trân trọng tình bạn hơn.
- Yêu thích học môn Tiếng Việt.
- Tích cực luyện đọc, hăng hái phát biểu xây dựng bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên
- Sách giáo viên, sách giáo khoa 
Học sinh
- Sách giáo khoa.
* Dự kiến phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp thực hành theo mẫu. 
- Phương pháp đàm thoại, giảng giải.	 
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động cơ bản
*** Khởi động (3 phút)
- Giới thiệu đại biểu: Các con thân mến, rất vinh dự cho lớp chúng ta hôm nay được đón ... về thăm và dự giờ với lớp. Cô đề nghị cả lớp hãy nổ một tràng pháo tay chào đón các cô nào!
- Để bắt đầu giờ học ngày hôm nay, cô trò chúng mình cùng nhau múa bài “Cá vàng bơi” nhé! Các con có đồng ý không?
- Vừa rồi chúng mình đã múa rất là đẹp bài hát “ Cá vàng bơi” đúng không nhỉ? Chủ đề về “Sông biển” cũng là một trong những nội dung mà chúng ta đang học, hãy nhắc lại cho cô tiết tập đọc trước chúng ta đã được học bài gì?
- Bạn nào có thể đọc thuộc lòng cho cô 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Bé nhìn biển”?
- Con hãy cho cô biết, trong hai khổ thơ con vừa đọc, câu thơ nào cho thấy biển rất rộng?
- Cảm ơn con! Con đã đọc rất tốt hai khổ thơ đầu của bài thơ “ Bé nhìn biển” và trả lời rất đúng câu hỏi của cô rồi đấy. Cô tặng bạn... một bông hoa mặt cười nhé!
- Bạn nào giỏi hơn đọc cho cô thuộc lòng cả bài thơ?
- Con hãy cho cô biết, trong bài thơ con thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- À đúng rồi, cảm ơn con! Con đã rất thuộc lòng bài thơ và trả lời rất đúng câu hỏi của cô rồi đấy. Cô cũng tặng bạn... một bông hoa mặt cười. Cả lớp cùng khen 2 bạn nào !
- Các con ạ ! Qua bài tập đọc “Bé nhìn biển”, chúng mình đã thấy được tình yêu của bé với biển cả qua mỗi câu thơ. Với việc kiểm tra bài cũ vừa rồi, cô khen lớp mình, các bạn đã học thuộc bài và trả lời rất tốt câu hỏi của cô!
*** Giới thiệu bài mới
- Các con có biết không? Trong thế giới sông biển, có rất nhiều những con vật phong phú và đa dạng. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con hai con vật sống trong thế giới đó. Các con hãy cùng quan sát lên trên bảng nhé!
- Đây là bức tranh minh họa của bài tập đọc mà cô đã phóng to lên cho các con quan sát rõ. Đây là hình ảnh của con cá dữ này. Bạn nào cho cô biết, trong bức tranh con còn nhìn thấy con vật nào nữa?
- À đúng rồi! Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau, mỗi bạn đều có tài riêng của mình. Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn này khi bỗng nhiên con cá dữ xuất hiện. Chúng mình sẽ tìm hiểu qua bài tập đọc ngày hôm nay “ Tôm Càng và Cá Con” nhé!
- GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc: “Tôm Càng và Cá Con”.
- HS vỗ tay
- Có ạ!
- Bé nhìn biển 
- HS đọc
- Tưởng rằng biển nhỏ/ Mà to bằng trời.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS vỗ tay
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- Tôm Càng, Cá Con 
- HS lắng nghe
- 3HS đọc
B- Hoạt động thực hành
*** Luyện đọc
1- Đọc mẫu
- Bây giờ chúng mình hãy cùng nhìn vào sách giáo khoa lắng nghe cô đọc mẫu nhé!- Đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm, tài riêng của mỗi con vật; đoạn Tôm Càng cứu Cá Con đọc với giọng hơi nhanh, hồi hộp.
2- Luyện phát âm
- Vừa rồi các con đã lắng nghe cô đọc mẫu, bây giờ chúng mình cùng đọc nối tiếp câu nhé. Bắt đầu từ tổ 4, cô mời bạn... nào!
- Cảm ơn các con! Qua lần luyện đọc vừa rồi, cô thấy các con đọc tương đối to và rõ ràng rồi đấy. Tuy nhiên trong bài tập đọc vừa rồi, cô lưu ý các con một số từ mà dễ lần khi các con đọc và viết chính tả. Các con lưu ý nhé!( nắc nỏm, xuýt xoa, ngoắt, quẹo, uốn đuôi)
- Bạn nào đứng lên đọc cho cô
- Cả lớp đọc cho cô
- Vậy là chúng ta vừa luyện đọc xong một số từ ngữ khó và dễ lẫn. Bây giờ chúng mình sẽ tiếp tục luyện đọc câu lần 2 nhé! Lần này, các con lưu ý là đọc đúng các từ ngữ trên bảng. Cô mời bắt đầu từ dãy 1 nào.
- Cảm ơn các bạn. Vừa rồi cô thấy các con đọc to hơn lần thứ nhất rất là nhiều. Tuy nhiên cô lưu ý các con, chúng mình đọc hơi vội nên thỉnh thoảng một số bạn đọc bị vấp và bị lẫn một chút. Các các cố gắng đọc thong thả vừa phải, rõ ràng. Chúng mình có đồng ý không?
- Bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau chuyển sang luyện đọc đoạn nhé!
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS quan sát
- 4 HS đọc
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- Có ạ
3- Luyện đọc đoạn
- Bài tập đọc này được chia làm 4 đoạn, được đánh số thứ tự từ 1 tới 4. Các bạn đã nhìn rõ chưa nhr (chiếu trên mà hình phần chia đoạn)
- Cô mời 4 bạn sẽ đọc nối tiếp 4 đoạn của bài tập đọc nào.
- Cám ơn con, con cho cô hỏi một chút nhé. Ở đoạn 1 có câu: “Tôm Càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy một con vậy lạ bơi đến”. Vậy con hiểu búng càng ở đây là gì?
- Cảm ơn con. Rất là tốt. Cô mời bạn tiếp theo.
- Cảm ơn ... Con cho cô biết, sách giáo khoa đã giải thích từ nắc nỏm khen là như thế nào?
- À đúng rồi là khen luôn miệng, không ngớt và tỏ ý khán phục. Ai giỏi đặt cho cô một câu với cụm từ nắc nỏm khen?
- Ai muốn đặt câu nữa nào?
- À rất là tốt ! Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dụng gì?
- Vậy bánh lái có tác dụng gì?
- Cô mời bạn,... đọc đoạn tiếp theo nào
- Vừa rồi các bạn đã đọc nối tiếp 4 đoạn của bài tập đọc. Mặc dù các con đọc rất to và rõ ràng nhưng cô vẫn lưu ý các bạn và cả lớp. Ở đoạn 2, Cá Con kể với Tôm Càng về tài của mình, vì thế khi đọc lời của Cá Con nói với Tôm Càng, các con cần thể hiện sự tự hào của cá con. Sang đến đoạn 3, đoạn này kể lại chuyện khi hai bạn Tôm Càng và Cá Con gặp nguy hiểm, các con cần đọc với giọng hơi nhanh và hôi hộp nhưng rõ ràng. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục luyện đọc đoạn lần thứ 2. Cô mời... Cả lớp chúng mình cùng chú ý lắng nghe nhé.
- Cảm ơn các bạn. Như vậy qua lần luyện đọc đoạn lần thứ 2, cô thấy các bạn đã đọc rõ ràng và chậm rãi hơn. Và ở các đoạn các con đọc thì cô lưu ý một số câu dài, các con cùng quan sát lên trên bảng:
“ Cá Con sắp vọt lên thì Tôm Càng thấy một con cá to mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới.”
- Đoạn 3 có câu dài sau. Ai có thể xung phong đọc và thể hiện cách ngắt nghỉ.
- Con đã ngắt ở đâu?
- Ai đồng ý với cách ngắt nghỉ hơi của bạn...À cô cũng đồng ý, chúng ta cùng ngắt sau từ “lên” và sau từ “to” nhé!
- Một bạn đọc lại cho cô nào( mời 3 HS đọc)
- Cả lớp mình đọc nào.
- Tiếp theo là ở đoạn 4, Ở đoạn 4 này, cô lưu ý các con cách đọc câu dẫn, đằng sau câu dẫn là lời của nhân vật:
“ Cá Con cười: - Cám ơn bạn. Toàn thân tôi phủ một lớp vẩy. Đó là bộ áo giáp bảo vệ nên tôi có va vào đá cũng không đau.”. Trong câu này cô mời một bạn đọc thể hiện cách ngắt nghỉ.
- Ai phát hiện bạn đọc ngắt nghỉ hơi ở đâu đấy?
- Cả lớp mình có đồng ý không?
- Cô cũng đồng ý với ý kiến của bạn. Chúng ta sẽ Ngắt hơi sau từ “vệ” Các con lưu ý là sau dấu 2 chấm hay dấu chấm. Chúng ta sẽ ngắt hơi dài hơn dấu phẩy một chút. Ai có thể đọc lại cho cô.
- Cảm ơn các con, như vậy vừa rồi các con đã được luyện đọc một số câu dài. Bây giờ ai xung phong đọc lại nối tiếp 4 đoạn của bài tập đọc cho cô. Cả lớp chúng mình lắng nghe xem các bạn đọc đã tốt hay chưa nhé!
- Cô thấy các bạn đọc rất là tốt, to và rõ ràng. Cô muốn lớp mình nhiều bạn đọc tốt như bạn nữa. Bây giờ các con có muốn luyện đọc theo nhóm không? Chúng mình sẽ luyện đọc theo nhóm đôi nhé!. Các con lưu ý chúng mình sẽ luyện đọc to, đọc đúng, rõ ràng và ngắt nghỉ hơi đúng nhé. Cô phân như sau, mỗi bạn sẽ đọc nối tiếp 2 đoạn của bài tập đọc, sau đó chúng mình sẽ đảo lại vị trí, các con đã nắm rõ yêu cầu của cô chưa. Thời gian thảo luận nhóm của chúng mình sẽ là 3 phút bắt đầu.
- Đã hết thời gian thảo luận, các nhóm về vị trí nào. Cô khen tổ... đọc rất là nhanh, sau khi đọc xong các bạn ngồ rất là đẹp và ngay ngắn. Trước khi vào luyện tập đọc theo nhóm bạn nào giỏi cho cô biết, khi đọc câu hỏi chúng mình sẽ đọc với giọng như thế nào?
- Nhóm nào đứng lên thể hiện giọng đọc cho cô và cả lớp cùng nghe nào?
- Nhận xét phần đọc bài của nhóm bạn
- Gv nhận xét
- Rồi ạ!
- Hs đọc
- Co mình lại, rồi dùng càng đẩy mình vọt lên để di chuyển.
- Khen luôn miệng, tỏ ý thán phục
- Mọi người nắc nỏm khen chữ viết của Lan.
- Chấm xong bài kiểm tra, cô giáo nắc nỏm khen cả lớp có tiến bộ.
- Là vật dụng dùng để đẩy nước cho thuyền đi
- Là bộ phần dùng để điều khiển hướng chuyển động của tàu, thuyền.
- HS đọc
- HS lăng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc
- ngắt sau từ “lên” và sau từ “to”
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
- Ngắt hơi sau từ “vệ” ạ
- Có ạ
- 3 HS đọc
- HS đọc
- Có ạ
- Đọc hơi cao giọng ở cuối câu để thể hiện đúng câu hỏi
- HS đọc
- HS nhận xét
4- Thi đọc
- Bây giờ cô muốn các nhóm sẽ cử đại diện đứng lên đây thi đọc. Nhóm nào muốn xung phong lên bảng?
- Bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau chấm điểm cho 2 bạn bằng cách vỗ tay, các bạn có đồng ý không? Phần chấm điểm cho bạn...Cho bạn... nào. Cô thấy các tràng pháo tay nổ ra rất ròn rã như nhau đúng không nhỉ. Vậy là các bạn đều đọc to, rõ ràng và đạt được những điểm tốt như nhau. Cô tặng cho mỗi bạn 1 bông hoa mặt cười. Cô mời cả lớp nổ một tràng pháo tay thật to để khen 2 bạn nào. 
-1 HS đọc 2 đoạn đầu, 1 HS đọc 2 đoạn sau
- HS lắng nghe
5- Đọc đồng thanh
- Vừa rồi các con đã luyện đọc đoạn của bài tập đọc, và cô khen các con đã đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi rất là đúng. Bây giờ chúng ta sẽ luyện đọc đồng thanh để thực hiện lại cách đọc đúng, to, rõ ràng và ngắt nghỉ hơi trong bài tập đọc này nhé.
- Chúng ta sẽ luyện đọc đồng thanh đoạn 2 và 3 của bài. Mời các các con cùng đọc nào.
- Cảm ơn các bạn. Như vậy các con vừa luyện đọc xong toàn bộ bài tập đọc “Tôm Càng và Cá Con”. Các con có muốn chơi một trò chơi không?
- Trò chơ của cô có tên là “bông hoa kì diệu”. Bây giờ chúng mình hãy lắng nghe cô phổ biến luật nhé! Mỗi một bông hoa trên bảng của cô sẽ là một bức tranh và mỗi một bức tranh sẽ ứng với nội dung 1 đoạn của bài tập đọc. Nhiệm vụ của các con là lên chọn 1 bông hoa, sau khi bức tranh mở ra các con sẽ đọc 1 đoạn của bài tập đọc phù hợp với nội dung của bức tranh. Các con đã nắm được yêu cầu chưa? Và bạn chỉ định đầu tiên nếu lên đọc đúng thì sẽ được chọn bạn tiếp theo lên chọn hoa. Những bạn đọc đúng sẽ được tặng một bông hoa mặt cười. Cả lớp có muốn chơi không? Ai xung phong lên chọn hoa đầu tiên?
- Hãy nhận xét cho cô nội dung bạn đọc đã phù hợp với nội dung của bức tranh chưa?
- GV nhận xét, khen ngợi
- Lắng nghe
- Hs đọc đồng thanh
- Có ạ
- HS lắng nghe
- HS nhận xét
C- Hoạt động ứng dụng
- Các con có muốn chơi nữa không?
- Vậy thì sang tiết 2 chúng ta sẽ chơi tiếp nhé. Vừa rồi chúng mình đã luyện đọc toàn bộ bài tập đọc “Tôm Càng và Cá Con” và các con đã hiểu được phần nào nội dung của bài tập đọc rồi đấy. Trong bài tập đọc có những nhân vật như là Tôm Càng này, Cá Con này và con cá dữ nữa. Con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Cô thấy trong môi trường sống của lớp mình có bể cá. Vậy chúng mình cần làm gì để bảo vệ cá sống trong bể?
- Tôm Càng và Cá Con cũng như các con vật sống dưới nước rất có ích cho chúng ta. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ chúng một cách thích hợp. Các em có đồng ý với cô không nào?
- Có ạ
- HS trả lời
- Thay nước thường xuyên, không nghịch ngợm trêu chọc cá, cho cá ăn,...
- Có ạ
D- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Sang tiết 2 khi được tìm hiểu kĩ câu chuyện hơn thì cô nghĩ lớp chúng mình sẽ thích câu chuyện nhiều hơn nữa đấy. 
- Các con về nhà đọc kĩ lại bài tập đọc 1 lần và sưu tầm tranh ảnh về tôm càng và các loại cá nhé!
- Tiết học chúng mình kết thúc ở đây rồi!
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_2_tuan_26_tom_cang_va_ca_con_mai_my_duyen.doc