Giáo án Tập đọc 2 tuần 19 đến 23 - Trường Tiểu học Tường Đa

Giáo án Tập đọc 2 tuần 19 đến 23 - Trường Tiểu học Tường Đa

CHUYỆN BỐN MÙA

I.MỤC TIÊU :

 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rành mạch toàn bài.

 - Hiểu ý nghĩa : Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK )

 - HS biết lợi ích của các mùa.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

 -GV : Tranh minh họa bài đọc trong sgk. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS.

 

doc 34 trang Người đăng duongtran Lượt xem 942Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 tuần 19 đến 23 - Trường Tiểu học Tường Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Tuần : 19
	Ngày dạy :	Tiết : 1+2
CHUYỆN BỐN MÙA
I.MỤC TIÊU :
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rành mạch toàn bài.
 - Hiểu ý nghĩa : Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK )
 - HS biết lợi ích của các mùa.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 	 -GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
1’
1’
35’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới :
-GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai. 
v Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
-Treo tranh và hỏi :
+Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì? (Tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười ngồi giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có cách ăn mặc riêng)
+Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc chuyện bốn mùa.
 vHoạt động 2 : Luyện đọc :
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu.
-Rèn đọc các từ khó : nảy lộc, tinh nghịch, vườn bưởi, cỗ, thủ thỉ, ấp ủ, . . 
-Nhận xét
*Chia đoạn :
wĐoạn 1 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi , nhấn giọng
 + Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.//
-GV chốt ý đúng
-GV nhận xét
wĐoạn 2 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi , nhấn giọng
 +Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
-GV nhận xét
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
v Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Tiết 2.
-HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu – Bốn mùa.
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Dò theo.
-Đọc nối tiếp câu lần 1
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc nối tiếp câu lần 2.
-2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
-1 HS đọc đoạn 1.
-HS nêu cách đọc, nhận xét.
-1 HS đọc đoạn 1, nhận xét
-Giải nghĩa từ : đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, thiếu nhi.
-1 HS đọc đoạn 2
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-1HS đọc đoạn 2, nhận xét
-Giải nghĩa từ :tựu trường
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm 
-Đọc thể hiện trước lớp -nhận xét
-1 HS đọc cả bài.
TIẾT : 2
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
25’
14’
1’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Gọi HS đọc đoạn 1.
 +Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
-GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. 
+Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? 
-GV hỏi thêm các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? 
-Gọi HS đọc đoạn 2
 +Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? 
GV hỏi thêm: Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? 
 +Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? 
 +Em thích nhất mùa nào? Vì sao? 
-GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn.
-GV nhận xét chốt ý : Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ + ghi bảng nội dung
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại
MT : Giúp HS đọc truyện theo vai.
-Chia lớp làm 2 nhóm 
-Nhận xét ,tuyên dương
v Hoạt động 3:Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài “Thư Trung thu”.
-1 HS đọc đoạn 1.
+Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm : xuân, hạ, thu, đông.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
- Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét.
- Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 2
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
- Không khác nhau, vì cả đều nói điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết.
- Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển.
- Em thích nhất mùa thu vì đó là mùa mát mẻ nhất trong năm.
- Em thích mùa đông vì được mặc quần áo đẹp.
- Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
-1 HS đọc lại
-Mỗi nhóm 6 em phân các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
- Các nhóm thi đua.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 19
	Ngày dạy :	Tiết : 3
THƯ TRUNG THU
I.MỤC TIÊU :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, sau các dấu câu trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.
- Nắm được nghĩa của các từ chú giải cuối bài đọc. 
- Hiểu ND: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiều nhi Việt Nam. ( trả lời được các CH trong SGK và học thuộc khổ thơ trong bài )
- HS ham thích đọc thuộc lòng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV : Tranh minh họa bài tập đọc. Thêm tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
4’
1’
20’
10’
5’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Chuyện bốn mùa
-GV nhận xét.
2. Bài mới :
vHoạt động 1 : Giới thiệu bài: Qua bài đọc Chuyện bốn mùa mới đọc, các em biết mùa thu là mùa có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ rất vui. Cha mẹ, ông bà, luôn luôn chăm lo để ngày Tết Trung thu của các em được đầy đủ, vui vẻ. Khi Bác Hồ còn sống, Bác cũng hết sức quan tâmđến ngày Tết này của thiếu nhi. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc Thư Trung thu để hiểu thêm tình cảm của Bác Hồ với các em. Đây là thư Bác viết cho thiếu nhi từ năm 1952, trong những ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp.
vHoạt động 2 : Luyện đọc:
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu.
-Rèn đọc các từ khó :yêu ,ngoan ngoãn ,tuổi nhỏ ,việc nhỏ 
-Nhận xét
*Chia đoạn :
 +Đoạn 1:Phần lời thư
 +Đoạn 2:Lời bài thơ
wĐoạn 1:
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
-GV chốt ý đúng.
-GV nhận xét.
wĐoạn 2 :
-Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
 +Đọc ngắt nhịp cuối mỗi dòng thơ.
-GV nhận xét.
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
vHoạt động 3 : Tìm hiểu bài :
MT : Giúp HS tìm hiểu bài.
-Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? 
-Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ? 
-GV hỏi thêm : Câu thơ của Bác là một câu hỏi ?
-Câu hỏi đó nói lên điều gì ? 
-Bác khuyên các em làm những điều gì? 
-Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu ntn?. 
-GV bình luận : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài thơ nào, lá thư nào Bác viết cho thiếu nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, âu yếm như tình cảm của cha với con, của ông với cháu.
v Hoạt động 4 : Học thuộc lòng.
 MT : Giúp HS học thuộc lòng.
-GV hướng dẫn HS cả lớp học thuộc lòng
-GV nhận xét.
v Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác, về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ trong thư của Bác.
-Chuẩn bị : Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- 2 HS đọc bài Chuyện bốn mùa, trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK
-Dò theo
-Đọc nối tiếp câu lần 1
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-Đọc nối tiếp câu lần 2
-2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
-1 HS đọc đoạn 1
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-2 HS đọc đoạn 1, nhận xét
-Giải nghĩa từ : trung thu, phân biệt thư với thơ (lá thư, bức thư /dòng thơ, bài thơ)
-1 HS đọc đoạn 2.
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-2 HS đọc đoạn 2, nhận xét
-Giải nghĩa từ : thi đua, hành, kháng chiến hoà bình, nhi đồng
 -Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm 
-Đọc thể hiện trước lớp -nhận xét
-1 HS đọc cả bài
- Bác nhớ tới các cháu nhi đồng.
-“Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh?/ Tính các cháu ngoan ngoãn,/ Mặt các cháu xinh xinh”
-Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh ? 
- Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh./ Bác Hồ yêu nhi đồng nhất, không ai yêu bằng, . . .
- Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, để tham gia kháng chiến và giữ gìn hòa bình, để xứng đáng là cháu của Bác
- “Hôn các cháu/ Hồ Chí Minh”
-Tự học thuộc –Thi đọc thuộc lòng
-1 HS đọc lại cả bài Thư Trung thu.
-HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 20
	Ngày dạy :	Tiết : 1+2
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I.MỤC TIÊU :
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu từ ngữ : đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.
 	- Hiểu ND: Con người chiến thắng thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên. ( trả lời câu hỏi 1, 2, 3,4 trong SGK ) 
 - HS ham thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV :Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
35’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ :Thư Trung thu.
-Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu.
-Nhận xét và ghi điểm HS
3.Bài mới :
vHoạt động 1 : Giới thiệu bài: Treo tranh và giới t ... -Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?
-Cò trả lời Cuốc ntn?
-Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì?
-Nếu em là Cuốc em sẽ nói gì với Cò?
v Hoạt động 4 : Luyện đọc lại 
MT : Giúp HS đọc truyện theo vai.
-Chia lớp làm 2 nhóm
-GV nhận xét –tuyên dương
v Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-2 HS đọc bài +trả lời câu hỏi
-Dò theo
-Đọc nối tiếp câu lần 1
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-Đọc nối tiếp câu lần 2
-2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
-1 HS đọc đoạn 1
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-1 HS đọc đoạn 1, nhận xét
-Giải nghĩa từ : cuốc
 -1 HS đọc đoạn 2
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-1 HS đọc đoạn 2, nhận xét
-Giải nghĩa từ : trắng phau phau, thảnh thơi.
 -Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm 
-Đọc thể hiện trước lớp -nhận xét
-1 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc đoạn 1
-Cò đang lội ruộng bắt tép.
-Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
-HS đọc thầm đoạn 2
-Vì Cuốc nghĩ : áo Cò trắng phau, Cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao, chẳng lẽ có lúc lại phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu, khó nhọc như vậy.
 -Phải có lúc vất vả, lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì có khó gì!
-Phải chịu khó lao động thì mới có lúc được sung sướng.
-Em hiểu rồi. Em cảm ơn chị Cò.
-Thi đọc theo vai - nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 23
	Ngày dạy :	Tiết : 1+2
BÁC SĨ SÓI
I.MỤC TIÊU :
 -Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài .Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ dài.
 -Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Ngựa và Sói )
 -Hiểu nội dung truyện : Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5).
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV :Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
34’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Cò và Cuốc
-GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới :
v Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
vHoạt động 2 : Luyện đọc
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu
-Rèn đọc các từ khó : toan, khoan thai, phát hiện, cuống lên, bình tĩnh, giả giọng vỡ tan,
-Nhận xét
*Chia đoạn : 3 đoạn
wĐoạn 1:
-Hướng dẫn cách đọc:
 +Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.//
-GV chốt ý đúng
-Đoạn văn này là lời của ai?
-Để đọc hay đoạn văn này, các em cần đọc với giọng vui vẻ, tinh nghịch.
-GV nhận xét.
wĐoạn 2
-Hướng dẫn cách đọc.
+Đoạn văn này có nhiều lời đối thoại giữa Sói và Ngựa, khi đọc lời của Sói, các em cần đọc với giọng giả nhân, giả nghĩa (đọc mẫu), khi đọc giọng của Ngựa, các em cần đọc với giọng lễ phép và rất bình tĩnh (đọc mẫu).
-GV nhận xét
wĐoạn 3
-Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi
 +Sói mừng rơn ,/mon men lại phía sau ,/ lựa miếng/ đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.// 
-GV nhận xét
-Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét
v Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-2 HS đọc bài +trả lời câu hỏi
-Dò theo
-Đọc nối tiếp câu lần 1
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-Đọc nối tiếp câu lần 2
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
-1 HS đọc đoạn 1
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-HS nêu
-HS nêu
-1 HS đọc đoạn 1, nhận xét
-Giải nghĩa từ : khoan thai
 -1 HS đọc đoạn 2
-HS lắng nghe
-1 HS đọc đoạn 2, nhận xét
-Giải nghĩa từ : phát hiện, bình tĩnh, làm phúc
 -1 HS đọc đoạn 3 
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-1 HS đọc đoạn 3 –Giải nghĩa từ :cú trời giáng
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm.
-Đọc thể hiện trước lớp -nhận xét
-1 HS đọc cả bài
TIẾT: 2
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
28’
11’
1’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Gọi HS đọc đoạn 1.
-Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
-Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt, Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
-GV gọi HS đọc đoạn 2
-Ngựa đã bình tĩnh giả đau ntn?
-Gọi HS đọc đoạn 3
-Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa?
-Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho một cú trời giáng, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. 
-Chọn tên khác cho câu chuyện theo gợi ý?
-Câu chuyện này muốn nói lên điều gì ?
-GV nhận xét –chốt ý ghi nội dung
v Hoạt động 2: Luyện đọc lại 
MT : Giúp HS đọc truyện theo vai.
-Chia lớp làm 2 nhóm.
-GV nhận xét –tuyên dương.
v Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-1 HS đọc đoạn 1.
-Thèm rõ dãi.
-Sói đã đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Biết mưu của Sói, Ngựa nói là mình bị đau ở chân sau, nhờ Sói xem giúp
-HS đọc thầm đoạn 3.
 -Sói định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.
- Sói tưởng đã lừa được Ngựa thì mừng lắm. Nó bèn mon men lại phía sau Ngựa định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa, chẳng ngờ đâu Ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng nên khi vừa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, Ngựa liền tung một cú đá trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
-1 HS đọc bài.
-Thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. Ví dụ: 
+ Chọn tên là Sói và Ngựa vì đây là hai nhân vật chính của truyện.
+ Chọn tên là Lừa người lại bị người lừa vì tên này thể hiện nội dung chính của truyện.
+ Chọn tên là Anh Ngựa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa.
-Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt không ngờ bị Ngựa thông minh trị lại.
-1 HS đọc lại nội dung
-Thi đọc theo vai –nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 23
	Ngày dạy :	Tiết : 3
NỘI QUY ĐẢO KHỈ
I.MỤC TIÊU :
	-Biết nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ ràng, rành mạch được từng điều trong bản nội quy.
 -Hiểu nghĩa các từ khó : nội quy, bảo tồn, quản lí, du lịch.
 -Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 -GV : Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng ghisẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
 HOẠT ĐỘNG THẦY
 HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
4’
1’
20’
10’
5’
1’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Bác sĩ Sói
-GV nhận xét - Ghi điểm
3.Bài mới :
v Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
vHoạt động 2 : Luyện đọc
MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ.
-GV đọc mẫu.
-Rèn đọc các từ khó : khoái chí, trêu chọc, bảo tồn,
-Nhận xét
*Chia đoạn : 
 +Đoạn 1: 3 dòng đầu
 +Đoạn 2:Phần còn lại
wĐoạn 1 :
-Hướng dẫn cách đọc :
 +Ở đoạn này ta cần đọc với giọng như thế nào?
-GV chốt ý đúng
-GV nhận xét
wĐoạn 2 :
-Hướng dẫn cách đọc 
1.// Mua vé tham quan trước khi lên đảo .//
2.// Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng .//
-GV nhận xét
*Chia nhóm 2 HS
-GV nhận xét.
v Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
MT : Giúp HS nắm nội dung bài.
-Gọi HS đọc bài
-Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều?
-Em hiểu những điều quy định nói trên ntn?
-Nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
-Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí ?
v Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
MT : Giúp HS đọc lại câu chuyện 
-Gọi HS đọc bài.
-Nhận xét –tuyên dương.
v Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài “Quả tim khỉ”.
-2 HS đọc bài +trả lời câu hỏi
-Dò theo.
-Đọc nối tiếp câu lần 1.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc nối tiếp câu lần 2.
-2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
-1 HS đọc đoạn 1
-Giọng hào hứng, ngạc nhiên 
-1 HS đọc đoạn 1, nhận xét
-Giải nghĩa từ :du lịch
 -1 HS đọc đoạn 2
-HS nêu cách đọc, nhận xét
-2 HS đọc đoạn 2, nhận xét
-Giải nghĩa từ : bảo tồn, tham quan, quản lí, khoái chí
-Đọc nối tiếp đoạn lần 2
-Đọc trong nhóm 
-Đọc thể hiện trước lớp -nhận xét
-1 HS đọc cả bài.
-Lớp đọc thầm cả bài
-Nội quy Đảo Khỉ có 4 điều.
-HS chia nhóm và thảo luận để trả lời câu hỏi này. Mỗi nhóm 4 HS. Sau đó, các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả: 
 + Điều 1: Mua vé tham quan trước khi lên đảo. Mọi quý khách khi lên đảo tham quan đều phải mua vé vì Đảo Khỉ cần có tiền để chăm sóc đàn khỉ, trả công cho cán bộ công nhân làm việc trên đảo.
 + Điều 2: Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng : Nếu thú nuôi trong chuồng bị trêu chọc, chúng sẽ tức giận, có thể gây nguy hiểm cho người trêu chọc nên không được trêu chọc thú nuôi trong chuồng.
 + Điều 3: Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ : Khi cho thú ăn các loại thức ăn lạ có thể làm chúng bị mắc bệnh, vì thế khách tham quan không được cho thú ăn các loại thức ăn lạ.
 + Điều 4 : Giữ vệ sinh chung trên đảo : Khách tham quan không được vứt rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi vì như thế sẽ làm ô nhiễm môi trường trên đảo, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thú nuôi trên đảo và đến chính khách tham quan.
-Đọc xong nội quy Khỉ Nâu khoái chí vì nó thấy Đảo Khỉ và họ hàng của nó được bảo vệ, chăm sóc tử tế và không bị làm phiền, khi mọi người đến thăm Đảo Khỉ đều phải tuân theo nội quy của Đảo.
-Thi đọc từng đoạn – nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC TUAN 19.doc