I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm.
2. Kỹ năng:
- Hiểu nghĩa các từ: sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng,
- Hiểu nội dung: Câu chuyện khuyên các con phải yêu thương các loài chim. Chim chóc không sống được nếu chúng không được bay lượn trên bầu trời cao xanh, vì thế các con không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
Tiết 41: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (sgk tr 23 ) I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng, Hiểu nội dung: Câu chuyện khuyên các con phải yêu thương các loài chim. Chim chóc không sống được nếu chúng không được bay lượn trên bầu trời cao xanh, vì thế các con không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Mùa xuân đến. Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài Mùa xuân đến. Theo dõi HS đọc bài, trả lời và cho điểm. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Con thấy chú chim và bông cúc thế nào? Có đẹp và vui vẻ không? Vậy mà đã có chuyện không tốt xảy ra với chim sơn ca và bông cúc làm cả hai phải chết một cách rất đáng thương và buồn thảm. Muốn biết câu chuyện xảy ra ntn chúng ta cùng học bài hôm nay: Chim sơn ca và bông cúc trắng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt giọng của chim nói với bông cúc vui vẻ và ngưỡng mộ. Các phần còn lại đọc với giọng tha thiết, thương xót. b) Luyện phát âm Đọc mẫu sau đó yêu cầu đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ, tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm. Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến. Chú ý theo dõi các lỗi ngắt giọng. c) Luyện đọc theo đoạn Gọi HS đọc chú giải. Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn phân chia ntn? Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó gọi 1 HS đọc đoạn 1. Trong đoạn văn có lời nói của ai? Đó chính là lời khen ngợi của sơn ca với bông cúc. Khi đọc câu văn này, các con cần thể hiện được sự ngưỡng mộ của sơn ca. GV đọc mẫu câu nói của sơn ca và cho HS luyện đọc câu này. Gọi HS khác đọc lại đoạn 1, sau đó hướng dẫn HS đọc đoạn 2. Gọi HS đọc đoạn 2. Hãy tìm cách ngắt giọng câu văn cuối của đoạn này. Cho HS luyện đọc câu văn trên, sau đó đọc lại cả đoạn văn thứ 2. Gọi HS đọc đoạn 3. Hướng dẫn: Khi đọc đoạn văn này, các con cần đọc với giọng thương cảm, xót xa và chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả như: cầm tù, khô bỏng, ngào ngạt, an ủi, vẫn không đụng đến, chẳng, khốn khổ, lìa đời, héo lả. Gọi HS đọc lại đoạn 3. Gọi HS đọc đoạn 4. Hướng dẫn HS ngắt giọng. d) Đọc cả bài Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm. v Hoạt động2: Thi đua đọc bài. e) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh. Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt. g) Đọc đồng thanh 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Vè chim. Hát 3 HS lần lượt lên bảng: + HS 1: đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi + HS 2: Đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi + HS 3: Đọc cả bài và nêu nội dung chính của bài. Bức tranh vẽ một chú chim sơn ca và một bông cúc trắng. Bông cúc và chim sơn ca rất đẹp. Mở sgk, trang 23. 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. 5 đến 7 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ: sơn ca, sung sướng, véo von, long trọng, lồng, lìa đời, héo lả, (MB) khôn tả, xanh thẳm, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc, khô bỏng, rúc mỏ, ẩm ướt, tỏa hương, an ủi, (MT, MN) HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc một câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài. 1 HS đọc, cả lớp theo dõi sgk. Bài tập đọc có 4 đoạn: + Đoạn 1: Bên bờ rào xanh thẳm. + Đoạn 2: Nhưng sáng hôm sau chẳng làm gì được. + Đoạn 3: Bỗng có hai cậu bé héo lả đi vì thương xót. + Đoạn 4: Phần còn lại. 1 HS khá đọc bài. Đoạn văn có lời nói của chim sơn ca với bông cúc trắng. Luyện đọc câu. Một số HS đọc lại đoạn 1. 1 HS khá đọc bài. 1 HS đọc bài, sau đó nêu cách ngắt giọng. Các HS khác nhận xét và thống nhất cách ngắt giọng: Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng làm gì được.// Luyện đọc đoạn 2. 1 HS khá đọc bài. Dùng bút chì gạch dưới các từ cần chú ý nhấn giọng theo hướng dẫn của GV. Một số HS đọc bài. 1 HS khá đọc bài. Dùng bút chì vạch vào các chỗ cần ngắt giọng trong câu: Tội nghiệp con chim!// Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.// 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn. Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các HS trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc một HS bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đoạn 2. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. v Rút kinh nghiệm: Thứ ngày tháng năm Tiết 42: Vè chim (sgk tr 28) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Giúp HS: - Nắm được nghĩa của các từ chú giải cuối bài đọc: vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem, nhận biết các loài chim trong bài. - Hiểu nội dung bài: bằng ngôn ngữ vui tươi, hóm hỉnh, bài vè dân gian đã giới thiệu với chúng ta về đặc điểm, tính nết giống như con người của một số loài chim. 2. Kĩ năng : - Đọc lưu loát được cả bài. - Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc với giọng tươi vui, hóm hỉnh, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. - Học thuộc lòng bài vè. 3. Thái độ : - HS yêu thích và bảo vệ các loài chim. II. Chuẩn bị: - Giáo viên : Tranh minh họa một số loài chim có trong bài vè; ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc vào bảng phụ. - Học sinh : SGK III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động(1’): Hát 2. Bài cũ (5’): Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Gọi 2 HS lên bảng đọc nối tiếp bài Chim sơn ca và bông cúc trắng và trả lời câu hỏi theo nội dung từng mục. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài (1’): Vè chim - Trong thiên nhiên, có hàng trăm loài chim. Bài “Vè chim” các em học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em biết một số loài chim và đặc điểm của chúng. b. Phát triển các hoạt động: (25’) * Hoạt động 1: Luyện đọc (12’) + Mục tiêu : HS đọc trơn toàn bài và hiểu nghĩa một số từ mới. + Phương pháp : trực quan, luyện tập + Tiến trình HĐ : * GV đọc mẫu toàn bài (giọng vui nhộn, ngắt nghỉ hơi cuối mỗi câu thơ. Nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm và tên gọi của các loài chim.) * GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng câu - GV uốn nắn - GV luyện đọc các từ khó cho HS: lon xon, linh tinh, liếu điếu, mách lẻo, lân la, chèo bẻo. + Đọc từng đoạn trước lớp - GV giải nghĩa các từ khó : vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem + Đọc từng đoạn trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm + Cả lớp đồng thanh * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (8’) + Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài + Phương pháp : hỏi đáp, giảng giải + Tiến trình HĐ : - GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài Câu 1: - Tìm tên các loài chim trong bài? + Để gọi chim sáo “ tác giả” đã dùng từ gì? Câu 2: - Tìm những từ ngữ đươc dùng để gọi tên của các loài chim? - Tìm những từ ngữ đươc dùng để tả đặc điểm của các loài chim? - Việc tác giả dân gian dùng các từ để gọi người, các đặc điểm của người để kể về các loài chim có dụng ý gì? - Giáo viên nói thêm: Trong bài vè này, gà cũng được xem là một loài thuộc họ chim. Câu 3: - Em thích con chim nào trong bài? Vì sao? - GV nhận xét. * Hoạt động 3: Học thuộc lòng (5’) + Mục tiêu : HS học thuộc lòng bài vè. + Phương pháp : luyện tập + Tiến trình HĐ : - Giáo viên hướng dẫn học sinh HTL bài vè theo các cách đã học ở các bài trước (ghi bảng một số từ điểm tựa cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xóa dần để học sinh thuộc lòng cả bài.) - GV cho HS thi đọc thuộc bài vè. - GV nhận xét. c. Củng cố, dặn dò: (3’) - Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài vè và kể về các loài chim trong bài và bằng lời văn của mình. - Giáo viên cho học sinh tập đặt một số câu vè nói về một con vật thân quen. - VN: Tiếp tục học thuộc lòng bài vè và sưu tầm 1 số bài vè dân gian khác. - GV nhận xét tiết học. - CBB: Một trí khôn hơn trăm trí khôn. - HS theo dõi - HS nối tiếp nhau đọc từng câu thơ - HS luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc 2 câu thơ trước lớp - HS đọc chú giải và đặt câu với các từ: lon xon, tếu, mách lẻo, lân la. - HS đọc đoạn trong nhóm - HS thi đọc theo nhóm, cá nhân - HS đọc - Học sinh nêu: gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo. - Con sáo - Học sinh nêu: em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo. - Học sinh nêu: chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ. - Tác giả muốn nói các loài chim cũng có cuộc sống như cuộc sống của con người, gần gũi với cuộc sống của con người. - HS trả lời - Học sinh học thuộc lòng theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó thi học thuộc lòng từng đoạn, cả bài. - HS thi đọc theo nhóm, cá nhân - HS thực hiện - Học sinh nêu: Lấy đuôi làm chổi. Là anh chó xồm. Hay ăn vụng cơm. Là con chó cún.
Tài liệu đính kèm: