Giáo án Tập đọc 2 - Ôn tập tiết 8

Giáo án Tập đọc 2 - Ôn tập tiết 8

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra việc đọc và thuộc lòng

- Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi “Thử tài siêu nhí”

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và câu hỏi từ tuần 19 đến tuần 26

- Giáo án điện tử

- Máy chiếu

- SGK

 

docx 5 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 - Ôn tập tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: ÔN TẬP TIẾT 8
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra việc đọc và thuộc lòng
- Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi “Thử tài siêu nhí”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và câu hỏi từ tuần 19 đến tuần 26
- Giáo án điện tử
- Máy chiếu
- SGK
2. HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
1’
21’
15’
3’
1’
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập tiết 7
- Hỏi: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
a) Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
b) Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.
- Yêu cầu HS nhận xét
- Hỏi: Câu hỏi “Vì sao” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- Hỏi: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a) Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
b) Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét bài cũ của HS.
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới:
- Tiết học này chúng ta sẽ ôn lại các bài Tập đọc đã được học từ tuần 19 đến tuần 26. Các em sẽ được luyện đọc lại và trả lời các câu hỏi trong bài. Đồng thời các con sẽ được củng cố vốn từ về các chủ đề đã học. Bài: “Ôn tập tiết 8”.
- Ghi tên bài lên bảng
- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học
3.2. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
*Mục tiêu: Giúp HS kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
*Cách tiến hành:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. Mỗi lượt bốc gồm 3 HS. 
- Lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi
- Câu hỏi:
Đọc đoạn 1 bài “Chuyện bốn mùa”. Cho biết bốn nàng tiên trong truyện tương trương cho những mùa nào trong năm?
Đọc đoạn 3, 4 bài “Tôm Càng và Cá Con”. Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
Đọc đoạn 2 bài “Ông Mạnh thắng thần gió” và cho biết Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
Đọc đoạn 1,2 bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng”. Cho biết trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào?
Đọc thuộc lòng bài “Vè chim”. Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?
Đọc đoạn 2 bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”. Cho biết lúc gặp nạn, Chồn như thế nào?
Đọc đoạn 1 bài “Cò và Cuốc” và trả lời câu hỏi thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào?
Đọc đoạn 1 bài “Bác sĩ Sói”. Cho biết từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
Đọc đoạn 2 bài “Voi nhà”. Cho biết mọi người đã lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Bé nhìn biển” và tìm câu thơ cho thấy biển rất rộng.
 Đọc đoạn 1 bài “Sông Hương”. Tìm những từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau của sông Hương.
 Đọc đoạn 2 bài “Quả tim khỉ”. Cho biết Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?
 Đọc đoạn 1 và đoạn 2 bài “Tôm Càng và Cá Con”. Cho biết Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì?
 Đọc đoạn 1,2 bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Cho biết Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần cầu hôn như thế nào?
 Đọc đoạn 3 bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Kể lại cuộc chiến giữa hai vị thần.
 Đọc đoạn 4, 5 bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió”. Cho biết hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
 Đọc đoạn 3 bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”. Cho biết Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?
- Gọi HS nhận xét phần đọc và trả lời của bạn
- GV nhận xét
- Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc.
3.3. Hoạt động 2: Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố vốn từ về các chủ đề đã học
*Cách tiến hành:
- Bây giờ, để giúp các con củng cố vốn từ về các chủ đề đã học, cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi một trò chơi mang tên “Thử tài siêu nhí”
- Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4 HS
- Luật chơi: Ô chữ gồm có 8 hàng ngang và một ô từ khóa hàng dọc. HS dưới lớp chọn ô chữ, GV đọc câu hỏi và chọn nhóm giơ tay nhanh nhất trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, sai không có điểm, các nhóm còn lại được quyền trả lời. Nhóm nào đã trả lời xong thì không giơ tay nữa. Kết thúc trò chơi, nhóm nào có nhiều đáp án nhất là nhóm thắng cuộc.
- Mời 1 HS lên hỗ trợ ghi điểm cho các đội chơi.
S
Ơ
N
T
I
N
H
Đ
Ô
N
G
B
Ư
U
Đ
I
Ệ
N
T
R
U
N
G
T
H
U
T
H
Ư
V
I
Ệ
N
V
Ị
T
H
I
Ề
N
S
Ô
N
G
H
Ư
Ơ
N
G
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. 
- Cho HS xem ảnh sông Tiền và giới thiệu: Đây là sông Tiền, chảy qua tỉnh Tiền Giang. Tổng chiều dài của nó hơn 234km. Sông Tiền là một con sông lớn, góp phần làm giàu đẹp cho tỉnh Tiền Giang, mang lại nhiều phù sa giúp cây trái tươi tốt, cung cấp tôm cá, bên cạnh đó còn phục vụ cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp.
4. Củng cố, dặn dò:
4.1. Củng cố:
- Hỏi: Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để chỉ thời tiết từng mùa: 
+ Mùa xuân:
+ Mùa hạ:
+ Mùa thu:
+ Mùa đông:
- GV nhận xét
- Hỏi: Đặt câu hỏi có cụm từ “Ở đâu” cho câu sau: Em ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.
- GV nhận xét
4.2. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học
- Cố gắng ôn tập để thi giữa học kì 2 thật tốt
- Nhận xét tiết học
- Trả lời:
a) Vì có nước xoáy
b) Vì mưa to
- Nhận xét
- Câu hỏi “Vì sao” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do sự việc nào đó.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Trả lời:
a) Bông cúc héo lả đi vì sao?
b) Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn?
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Ghi bài vào vở
- Nhắc lại tên bài học
- Lần lượt từng HS lên bảng bốc thăm và về chỗ chuẩn bị
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- Quan sát, lắng nghe
- Trả lời
- Mùa xuân: ấm áp
- Mùa hạ: nóng bức, oi nồng
- Mùa thu: se se lạnh
- Mùa đông: giá lạnh, mưa phùn gió bấc
- Lắng nghe
- Trả lời: Em ngồi ở đâu?
- Lắng nghe
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_2_on_tap_tiet_8.docx