Giáo án soạn Tuần 9 Lớp 2

Giáo án soạn Tuần 9 Lớp 2

MÔN: ĐẠO ĐỨC

Tiết: CHĂM CHỈ HỌC TẬP.

I. Mục tiêu

 - HS hiểu và nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

 - Biết được những lợi ích của chăm chỉ học tập.

 - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS.

 - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.

 - HS khá, giỏi biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.

II. Chuẩn bị

- GV: Giấy khổ to, bút viết bảng, phần thưởng, bảng phụ, phiếu luyện tập.

- HS: SGK.

 

doc 36 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn Tuần 9 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai, ngày 13 tháng 10 năm 2009
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: CHĂM CHỈ HỌC TẬP.
I. Mục tiêu
 - HS hiểu và nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
 - Biết được những lợi ích của chăm chỉ học tập.
 - Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS.
 - Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
 - HS khá, giỏi biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
II. Chuẩn bị
GV: Giấy khổ to, bút viết bảng, phần thưởng, bảng phụ, phiếu luyện tập.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
	Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1Khởiđộng:(1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới : aGiới thiệu:(1’)
b.Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1
vHoạt động 2:
v Hoạt động 3
4.Củngcố : (3’)
:
5. Dặn dò:(1’)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
H: Ơû nhà em tham gia làm những việc gì?
H: Bố mẹ tỏ thái độ thế nào về những việc làm của em?
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
- Các em đã được học và biết làm những việc giúp cha mẹ. Vậy còn chăm chỉ học tập là như thế nào? Tiết học hôm nay các em sẽ được biết qua bài “ Chăm chỉ học tập”.
 - Xử lý tình huống
Ÿ Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm, sắm vai, đàm thoại.
 ị ĐDDH: Vật dụng sắm vai.
- GV nêu tình huống, yêu cầu các HS thảo luận để đưa ra cách ứng xử, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai.
- Tình huống: Sáng ngày nghỉ, Dung đang làm bài tập bố mẹ giao thì các bạn đến rủ đi chơi. Dung phải làm gì bây giờ?
- GV kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
 - Thảo luận nhóm.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết được 1 số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, động não, đàm thoại.
* Phiếu, bảng phụ.
- Yêu cầu: Các nhóm thảo luận và ghi ra giấy khổ lớn các biểu hiện của chăm chỉ theo sự hiểu biết của bản thân.
- GV tổng hợp, nhận xét các ý kiến của các nhóm HS 
 - GV tổng kết và đưa ra kết luận dựa vào những ý kiến thảo luận của các nhóm HS.
 - Liên hệ thực tế.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá về bản thân về việc chăm chỉ học tập.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
* Phiếu thảo luận các tình huống.
- Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận, xử lý các tình huống và đưa ra cách giải quyết hợp lí.
- Tình huống 1: Đã đến giờ học bài nhưng chương trình đang chiếu phim hay. Mẹ giục Lan đi học nhưng Lan còn chần chừ. Bạn Lan nên làm gì bây giờ?
 Tình huống 2: Hôm nay Nam bị sốt cao nhưng bạn vẫn nằng nặc đòi mẹ đưa đi học vì sợ không chép được bài. Bạn Nam làm như thế có đúng không?
 Tình huống 3: Trống trường đã điểm, nhưng vì hôm nay chưa học thuộc bài nên Tuấn cố tình đến lớp muộn. Em có đồng ý với việc làm của Tuấn không? Vì sao?
 - Tình huống 4: Mấy hôm nay trời đổ mưa to nhưng Sơn vẫn cố gắng đến lớp đều đặn. Em có đồng tình với Sơn không? Vì sao? 
- GV kết luận: Chăm chỉ học tập sẽ đem nhiều ích lợi cho em như: giúp cho việc học tập đạt được kết quả tốt hơn; em được thầy cô, bạn bè yêu mến; thực hiện tốt quyền được học tập của mình
-GV đặt câu hỏi:
H: Thế nào gọi là chăm chỉ học tập?
H: Chăm chỉ học tập đem lại lợi ích gì?
- Yêu cầu: các HS về nhà xem xét lại việc học tập của cá nhân mình trong thời gian vừa qua để tiết sau trình bày trước lớp.
- Chuẩn bị: Thực hành
- Hát
- HS nêu: quét nhà, rửa chén, lau nhà, trông em
- Bố mẹ em rất vui.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
 - HS chú ý nghe.
- Các nhóm HS thảo luận đưa ra cách giải quyết và Chuẩn bị sắm vai.
- Một vài nhóm HS lên diễn vai. HS dưới lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, phân tích các cách ứng xử của các nhóm diễn vai và lựa chọn, tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất. HS có thể nêu các cách giải quyết sau:
- Dung từ chối các bạn và tiếp tục làm nốt bài tập mẹ giao cho.
- Dung xin phép mẹ để bài tập đến chiều và cho đi chơi với các bạn.
- Dung không cần xin phép mẹ mà bỏ ngay bài tập ấy ở lại, chạy đi chơi với các bạn.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
 - HS nghe và ghi nhớ.
-Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy các biểu hiện của chăm chỉ học tập. Hình thức: thảo luận vòng tròn, lần lượt các thành viên trong nhóm ghi từng ý kiến của mình vào giấy.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận và dán giấy lên bảng. Chẳng hạn:
- Tự giác học không cần nhắc nhở.
- Luôn hoàn thành các bài tập được giao.
- Luôn học thuộc bài trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ
- HS các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung xem các ý kiến của các nhóm đã thể hiện đúng các biểu hiện của chăm chỉ học tập chưa.
- HS nhge và ghi nhớ.
-Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lý các tình huống. Chẳng hạn:
-Lan nên tắt chương trình tivi để đi học bài. Bởi nếu Lan không học bài, mai đến lớp sẽ bị cô giáo phê bình và cho điểm kém.
- Bạn Nam làm như thế chưa đúng. Học tập chăm chỉ không phải là lúc nào cũng đến lớp. Để đảm bảo kết quả học tập, Nam có thể nhờ bạn chép bài hộ.
- Không đồng tình với việc làm của Tuấn vì Tuấn như thế là chưa chăm học. Làm như thế, Tuấn sẽ muộn học.
- Đồng tình với Sơn. Vì có đi học đều, bạn mới luôn tiếp thu bài tốt, mới hiểu và làm được bài.
- Đại diện các nhóm trình bày các phương án giải quyết tình huống.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
 - HS nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời.
- Chăm chỉ học tập là tự học hoặc làm tất cả các bài tập mà GV giao, chép bài và học bài đầy đủ
 - Giúp em học giỏi.
-----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 1: ÔN TẬP 
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏivề 2 nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn(hoặc bài) thơ đã học.
- Bước đầu thuộc bảng chữ cái. Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật.
II. Chuẩn bị : 
 GV: - Phiếu ghi tên sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng bài đã học.
 - Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi bài bài tập 3, 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
3. Bài mới :
a/ Giới thiệu: 
b/ Phát triển các hoạt động 
* Hoạt động 1: 
* Hoạt động 2: 
* Hoạt động 3
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bả ng.
- Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
Chú ý:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 7 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc đúng yêu cầu:1 điểm.
- Đạt tốc độ đọc: 1 điểm.
- Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm.
- Với những HS không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện lại và kiểm tra trong tiết học sau.
 - Đọc thuộc lòng bảng chữ cái
- Gọi 1 HS khá đọc thuộc.
- Cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.
 - Gọi 2 HS đọc lại.
 - Ôn tập về chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm vào giấy nháp.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm và phát giấy có sẵn bảng như BT3 cho từng nhóm.
- Gọi từng nhóm đọc nội dung từng cột trong bảng từ sau khi đã làm bài xong.
- Tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực.
- Ví dụ về lời giải.
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Bạn bè, Hùng, bố, mẹ, anh, chị
Bàn, xe đạp, ghế, sách vở
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Thỏ, mèo, chó, lợn, gà
Chuối, xoài, na, mít, nhãn
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc tuần 7 và tuần 8, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Hát
- HS chú ý nghe.
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Đọc bảng chữ cái, cả lớp theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp từ đầu đến hết bảng chữ cái.
- 2 HS đọc.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Đọc yêu cầu.
- 4 nhóm cùng hoạt động, tìm thêm các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối vào đúng cột.
- 1 nhóm đọc bài làm của nhóm, các nhóm khác bổ sung những từ khác từ của nhóm bạn.
-----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết 2: ÔN TẬP 
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Biết cách đặt yêu câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?
- Biết cách xếp tên riêng người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT2.
HS: vở BT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Cô
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu: 
b/Phát triển các hoạt động 
* Hoạt động 1: 
* Hoạt động 2: 
* Hoạt động 3: 
3.Củng cố – Dặn dò 
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
-Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Tiến hành tương tự tiết 1.
 - Oân luyện đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Tre ... ận theo các câu hỏi sau:
 1. Nêu triệu chứng của người bị nhiễm giun.
2. Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
3.Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?
 4.Nêu tác hại do giun gây ra.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV chốt kiến thức.
 1. Giun và ấu trùng của giun không chỉ sống ở ruột người mà còn sống ở khắp nơi trong cơ thể như: dạ dày, gan, phổi, mạch máu.
 2. Để sống được giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể.
 3. Người bị bệnh giun sẽ có cơ thể không khoẻ mạnh, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nếu nhiều giun quá có thể gây tắc ruột, ống mật dẫn đến chết người.
 4. Triệu chứng của người bệnh giun là hay đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy, ngứa hậu môn
- Các con đường lây nhiễm giun.
Ÿ Mục tiêu: Hiểu được nhiễm giun qua thức ăn chưa sạch.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận.
ị ĐDDH: Tranh.
Bước 1:
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi câu hỏi sau: 
- Chúng ta có thể bị lây nhiễm giun theo những con đường nào?
Bước 2:
- Treo tranh vẽ về: Các con đường giun chui vào cơ thể người.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể người.
Bước 3: 
- GV chốt kiến thức: Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi, đậu vào thức ăn, làm người bị nhiễm giun.
- Không rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn lại sờ vào thức ăn, đồ uống.
- Người ăn rau nhất là rau sống, rửa rau chưa sạch, trứng giun theo rau vào cơ thể.
-Đề phòng bệnh giun
Ÿ Mục tiêu: Biết tự phòng bệnh giun.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
ị ĐDDH: SGK.
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GV chỉ định bất kì.
 Bước 2:Làm việc với SGK.
- GV yêu cầu HS giải thích các việc làm của các bạn HS trong hình vẽ:
H: Các bạn làm thế để làmgì?
H: Ngoài giữ tay chân sạch sẽ, với thức ăn đồ uống ta có cần phải giữ vệ sinh không?
H: Giữ vệ sinh như thế nào?
Bước 3: GV chốt kiến thức: Để đề phòng bệnh giun, cần:
 1. Giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, uống chín, không để ruồi đậu vào thức ăn.
 2. Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, cắt ngắn móng tay
 3. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Uû phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho hoa màu,  không đại tiện bừa bãi
- Để đề phòng bệnh giun, ở nhà con đã thực hiện những điều gì?
- Để đề phòng bệnh giun, ở trường con đã thực hiện những điều gì?
 - Chuẩn bị: Ôn tập con người và sức khoẻ.
- Hát
-Rửa sạch tay trước khi ăn.
-Rửa rau quả sạch, gọt vỏ.
- Đậy thức ăn không để ruồi đậu lên thức ăn.
- Hát về chú cò.
- Chú cò bị đau bụng.
-Vì chú cò ăn quả xanh, uống nước lã.
- 1, 2 HS nhắc lại tên đề bài.
- HS các nhóm thảo luận.
-Triệu chứng: Đau bụng, buồn nôn, ngứa hậu môn, 
- Sống ở ruột người.
- Aên các chất bổ, thức ăn trong cơ thể người.
- Sức khoẻ yếu kém, học tập không đạt hiệu quả, 
- Các nhóm HS trình bày kết quả.
- Các nhóm chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS thảo luận cặp đôi. Chẳng hạn:
- Lây nhiễm giun qua con đường ăn, uống.
- Lây nhiễm giun theo con đường dùng nước bẩn
- Đại diện các nhóm HS lên chỉ và trình bày.
- HS nghe, ghi nhớ.
- Mỗi cá nhân HS nói 1 cách để đề phòng bệnh giun (HS được chỉ định nói nhanh)
- HS mở sách trang 21.
- Hình 2: Bạn rửa tay trước khi ăn.
-Hình 3: Bạn cắt móng tay.
- Hình 4: Bạn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện.
- Cá nhân HS trả lời.
-----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG 1 TỔNG.
I. Mục tiêu
 - Biết cách tìm x trong các bài tập dạng: x + a =b; a + x = b( với a,b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
 - Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
 - Biết giải bài toán có một phép trừ.
 - Biết làm các BT1(a,b,c,d,e), BT2(cột 1,2,3) trong SGK.
II. Chuẩn bị
GV: Các hình vẽ trong phần bài học. Bảng phụ, bút dạ.
HS: Bảng con, vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khơỉđộng:(1’)
2. Bài cũ (3’) 
3. Bài mới 
a/Giới thiệu: (1’)
b/Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: 
vHoạt động: 2
4.Củng cố :(2’)
5.Dặn dò (3’)
- Luyện tập chung.
- Sửa bài.
 Số gạo cả 2 lần bán là:
45 + 38 = 83 (kg)
Đáp số: 83 kg.
- GV nhận xét.
- Viết lên bảng 6 + 4 và yêu cầu tính tổng?
Hãy gọi tên các thành phần trong phép cộng trên?
- Giới thiệu: Trong các giờ học trước các em đã học cách tính tổng của các số hạng đã biết. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học cách tìm một số hạng chưa biết trong một tổng khi biết tổng và số hạng kia.
-Giới thiệu cách tìm 1 số hạng trong 1 tổng.
Ÿ Mục tiêu: Biết cách tìm số hạng trong 1 tổng.
Ÿ Phương pháp: Quan sát, thực hành, vấn đáp.
ị ĐDDH: Tranh, bộ thực hành toán.
Bước 1:
- Treo lên bảng hình vẽ 1 trong phần bài học.
Hỏi: Có tất cả bao nhiêu ô vuông? Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông?
H: 4 + 6 bằng mấy?
H: 6 bằng 10 trừ mấy?
H: 6 là ô vuông của phần nào?
H: 4 là ô vuông của phần nào?
GV: Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất.
- Tiến hành tương tự để HS rút ra kết luận.
- Lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được ô vuông của phần hai.
- Treo hình 2 lên bảng và nêu bài toán. Có tất cả 10 ô vuông. Chia làm 2 phần. Phần thứ nhất chưa biết ta gọi là x. ta có x ô vuông cộng 4 ô vuông bằng 10 ô vuông. 
- Viết lên bảng x + 4 = 10
- Hãy nêu cách tính số ô vuông chưa biết.
- Vậy ta có: Số ô vuông chưa biết bằng 10 trừ 4.
- Viết lên bảng x = 10 – 4
- Phần cần tìm có mấy ô vuông?
- Viết lên bảng: x = 6
- Yêu cầu HS đọc bài trên bảng.
- Hỏi tương tự để có:
6 + x = 10
 x = 10 – 6
 x = 4
Bước 2: Rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép cộng của bài để rút ra kết luận.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh từ, từng bàn, tổ, cá nhân đọc.
 - Luyện tập
Ÿ Mục tiêu: Luyện tập thực hành.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu
- Yêu cầu HS làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi 2 HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc đề bài
-Các số cần điền vào ô trống là những số nào trong phép cộng?
- Yêu cầu HS nêu cách tính tổng, cách tìm số hạng còn thiếu trong phép cộng.
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nêu cách tìm số hạng trong 1 tổng.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm.
- 6 + 4 = 10
- 6 và 4 là các số hạng, 10 là tổng.
- HS quan sát tranh
-Có tất cả có 10 vuông, chia thành 2 phần. Phần thứ nhất có 6 ô vuông. Phần thứ hai có 4 ô vuông.
	 	4 + 6 = 10
	 	6 = 10 - 4
- Phần thứ nhất.
- Phần thứ hai.
- HS nhắc lại kết luận.
- Lấy 10 trừ 4 (vì 10 là tổng số ô vuông trong hình. 4 ô vuông là phần đã biết)
- 6 ô vuông
x + 4	= 10
	 x 	= 10 – 4
	 x 	= 6
- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- HS đọc kết luận và ghi nhớ.
-Tìm x 
- Đọc bài mẫu
- Làm bài
- HS nhận xét bài của bạn. Kiểm tra bài của mình.
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Là tổng hoặc số hạng còn thiếu trong phép cộng
- Trả lời.
-Làm bài. Nhận xét bài của bạn trên bảng. Tự kiểm tra bài của mình.
-----------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 17 tháng 10 năm 2009
MÔN: CHÍNH TẢ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( ĐỌC)
-----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( VIẾT)
-----------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH 
-----------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 9
I.Nhận xét,đánh giá tình hình trong tuần:
-Các tổ báo cáo tình hình học tập và các hoạt động trong tuần.
-Lớp trưởng báo cáo tình hình chung.
*Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm:
1.Về học tập :
 	2. Về đạo đức :
 	3. Về lao động vệ sinh :.
 	4. Về phong trào :.
 	5. Các mặt khác :.
 II.Phương hướng tuần tới :
1.Về học tập :
- Vừa học vừa ôn tập bài để chuẩn bị thi GKI.
- Đến lớp thuộc bài và chép bài ,làm bài đầy đủ
- Soạn sách vở, đồ dùng HT đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Thực hiện rèn chữ viết và giữ gìn VSCĐ.
 2.Về đạo đức :
- Lễ phép với thầy cô,thương yêu và giúp đỡ bạn bè. Không nói tục, chửi thề, đánh nhau
- Aên mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
 3.Về lao động vệ sinh:
- Quét dọn,vệ sinh lớp học hàng ngày kể cả hành lang,không xả rác bừa bãi. Đổ rác đúng nơi qui định.
- Không xô đẩy bàn ghế
- Không bôi bẩn,vẽ bậy lên tường,tiểu tiện đúng nơi quy định.
4.Về phong trào :
-Tham gia tốt các phong trào do nhà trường đề ra : “Trường xanh lớp sạch”, “Vở sạch chữ đẹp”, “ Đôi bạn cùng tiến.’
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN9~1.doc