I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Kỹ năng:
- On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Vì sao?”
- On luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
- HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động
Thứ ngày tháng năm Ôn Tiếng Việt Tiết: 6 I. Mục tiêu Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Kỹ năng: Mở rộng vốn từ về muông thú qua trò chơi. Thái độ: Biết kể chuyện về các con vật mà mình yêu thích. II. Chuẩn bị GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi. 4 lá cờ. HS: SGK, Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập tiết 5. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. Cho điểm trực tiếp từng HS. Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này. v Hoạt động 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ. Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng. + Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố về tên các con vật. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để giành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời. + Vòng 2: Các đội lần lượt ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, đội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ đi 2 điểm, đội giải câu đố được cộng thêm 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu giải đố và được cộng 2 điểm. Đội bạn bị trừ đi 1 điểm. Nội dung câu đố là nói về hình dáng hoặc hoạt động của một con vật bất kì. Tổng kết, đội nào giành được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc. v Hoạt động 3: Kể về một con vật mà em biết Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó dành thời gian cho HS suy nghĩ về con vật mà em định kể. Chú ý: HS có thể kể lại một câu chuyện em biết về một con vật mà em được đọc hoặc nghe kể, có thể hình dung và kể về hoạt động, hình dáng của một con vật mà em biết. Tuyên dương những HS kể tốt. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe. Chuẩn bị: Ôn tập tiết 7. Hát Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. Đọc và trả lời câu hỏi. Theo dõi và nhận xét. Chia đội theo hướng dẫn của GV. Giải đố. Ví dụ: Vòng 1 Con vật này có bờm và được mệnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử) Con gì thích ăn hoa quả? (khỉ) Con gì cò cổ rất dài? (hươu cao cổ) Con gì rất trung thành với chủ? (chó) Nhát như ? (thỏ) Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột? (mèo) Vòng 2: Cáo được mệnh danh là con vật ntn? (tinh ranh) Nuôi chó để làm gì? (trông nhà) Sóc chuyền cành ntn? (khéo léo, nhanh nhẹn) Gấu trắng có tính gì? (tò mò) Voi kéo gỗ ntn? (rất khoẻ, nhanh,) Chuẩn bị kể. Sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. Thứ ngày tháng năm Ôn Tiếng Việt Tiết: 7 I. Mục tiêu Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Kỹ năng: Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Vì sao?” Oân luyện cách đáp lời đồng ý của người khác. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. HS: Vở, SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập tiết 6. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. Cho điểm trực tiếp từng HS. Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này. v Hoạt động 2: Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? Bài 2 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì? Hãy đọc câu văn trong phần a. Vì sao Sơn ca khô khát họng? Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” Yêu cầu HS tự làm phần b. Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. Gọi HS đọc câu văn trong phần a. Bộ phận nào trong câu trên được in đậm? Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn? Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. v Hoạt động 3: Oân luyện cách đáp lời đồng ý của người khác Bài tập yêu cầu HS đáp lại lời đồng ý của người khác. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp. Nhận xét và cho điểm từng HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì? Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn? Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Vì sao?” và cách đáp lời đồng ý của người khác. Hát Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. Đọc và trả lời câu hỏi. Theo dõi và nhận xét. Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó. Đọc: Sơn ca khô cả họng vì khát. Vì khát. Vì khát. Suy nghĩ và trả lời: Vì mưa to. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca. Bộ phận “vì thương xót sơn ca”. Câu hỏi: Vì sao bông cúc héo lả đi? Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án b) Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn? Đáp án: a) Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự tiệc liên hoan văn nghệ với chúng em./ Lớp em rất vinh dự được đón thầy (cô) đến dự buổi liên hoan này. Chúng em xin cảm ơn thầy (cô)./ b) Thích quá! Chúng em cảm ơn thầy (cô)./ Chúng em cảm ơn thầy (cô) ạ./ Oâi, tuyệt quá. Chúng em muốn đi ngay bây giờ./ c) Dạ! Con cảm ơn mẹ./ Thích quá. Con phải chuẩn bị những gì hả mẹ?/ Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về nguyên nhân của một sự việc nào đó. Chúng ta thể hiện sự lịch sự đúng mực. Thứ ngày tháng năm Ôn Tiếng Việt Tiết: 8 I. Mục tiêu Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Kỹ năng: Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi Đố chữ. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. 4 ô chữ như SGK. HS: SGK, vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập tiết 7 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc. Cho điểm trực tiếp từng HS. Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này. v Hoạt động 2: Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào bảng từ. Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm. Nhóm xong đầu tiên được cộng 3 điểm, nhóm xong thứ 2 được cộng 2 điểm, nhóm xong thứ 3 được cộng 1 điểm, nhóm xong cuối cùng không được cộng điểm. Thời gian tối đa cho các nhóm là 10 phút. Tổng kết, nhóm nào đạt số điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc. Hát Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. Đọc và trả lời câu hỏi. Theo dõi và nhận xét. Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ. Đáp án: T N I N Ơ S H N Ô Đ G N Ệ I U Ư B Đ U N H T G U R T V N Ệ I Ư H T T I V H N Ề I S Ô Ư G N Ơ H G N 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết. Thứ ngày tháng năm Ôn Tiếng Việt Tiết: 9 I. Mục tiêu Kiến thức: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. Kỹ năng: Oân tập về câu hỏi: “Như thế nào?”. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Cách tiến hành GV nêu yêu cầu của tiết học. Yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm văn bản Cá rô lội nước. Yêu cầu HS mở vở bài tập và làm bài cá nhân. Chữa bài. Thu và chấm một số bài sau đó nhận xét kết quả làm bài của HS. HS: vở. Thứ ngày tháng năm ÔN Tiết: 10 I. Mục tiêu Kiến thức: Luyện kĩ năng viết chính tả. Kỹ năng: Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn về một con vật mà em yêu thích. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Cách tiến hành. Nêu nội dung và yêu cầu tiết học. Đọc bài Con Vện. Yêu cầu 1 HS đọc lại, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh. Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ. Đọc bài thong thả cho HS viết. Đọc bài cho HS soát lỗi. Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài trong Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Chấm và nhận xét bài làm của HS. HS: SGK, vở. v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: