Tuần 22 Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011
Luyện Toán
THỰC HIỆN PHÉP TÍNH CÓ
PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CỘNG, PHÉP NHÂN VÀ PHÉP TRỪ
GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
Học sinh:
- Biết thực hiện dãy tính có phép nhân và phép cộng hoặc phép nhân và phép trừ ( Biết cách thực hiện thứ tự các phép tính trong dãy tính)
- Giải được bài toán có lời văn có một phép tính nhân ( trong các bảng nhân đã học).
II. Các hoạt động dạy học:
Tuần 22 Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011 Luyện Toán Thực hiện phép tính có phép nhân và phép cộng, phép nhân và phép trừ GIảI TOáN Mục tiêu: Học sinh: Biết thực hiện dãy tính có phép nhân và phép cộng hoặc phép nhân và phép trừ ( Biết cách thực hiện thứ tự các phép tính trong dãy tính) Giải được bài toán có lời văn có một phép tính nhân ( trong các bảng nhân đã học). Các hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tổ chức 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn ôn luyện: Bài 1: Tính: 2 x 4 + 24 = 8 + 24 = 32 3 x 6 - 9 = 18 - 9 = 9 45 + 4 x 7 = 45 + 28 = 73 60 - 2 x 9 = 60 - 18 = 42 Bài 2: ? > < = 4 x 6 - 15 2x3 + 5 47 - 3x9 4x2 + 14 4x6 + 26 3x7 + 29 Bài 3: Mỗi bàn có 4 học sinh ngồi. Hỏi 10 bàn như thế có tất cả bao nhiêu học sinh? Tóm tắt: 1 bàn: 4 học sinh 10 bàn: học sinh? Bài giải 10 bàn có số học sinh là: 4 x 10 = 40 ( học sinh) Đáp số: 40 học sinh 3. Củng cố, dặn dò: (5’) G: Nêu mục tiêu tiết học + ghi bảng G: Ghi phép tính ; H: Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính - Tự làm vào vở ( G chấm điểm 10 bài) - Chữa bài => Nhận xét, đánh giá chung. H: Nêu yêu cầu bài tập (1H) H: Lên bảng làm (3H) + Giải thích vì sao điền dấu đó. H: Dưới lớp làm bài vào vở H+G: Nhận xét, đánh giá H: Đọc đề bài Phân tích và tóm tắt bài toán Nêu hướng giải. H: Lên bảng làm bài H: Dưới lớp làm bài vào vở H+G: Nhận xét, đánh giá; chấm điểm. H: Nêu lại nội dung ôn luyện G: Nhận xét chung tiết học; dặn H về nhà xem lại bài. Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011 Luyện Tiếng Việt Từ ngữ về Chim chóc Đặt và trả lời câu hỏi “ở đâu?” Mục tiêu: Học sinh được thực hành: - Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp. - Chọn được một số từ ngữ chỉ hoạt động của chim chóc. - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu. Đồ dùng: G: Bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 2. Các hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tiến hành 1.Giới thiệu bài: 1’ 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ Bài 1 Chọn các từ sau: hải âu, chim ưng, đại bàng, chim cánh cụt, vẹt, sáo sậu, tu hú, ngan, ngỗng, gà, bồ câu, chim thiên nga, công, chim cuốc xếp vào nhóm thích hợp: Chim sống gần người Chim sống trong rừng Chim sống dưới biển Ngan, ngỗng, gà, Chim ưng, đại bàng, Hải âu, chim cánh cụt, Bài 2 Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của chim chóc trong các từ ngữ sau: Gầm, rú, hú, rống, liệng, bay, đậu, hót, gù, rượt, vồ, húc, leo trèo, bay chuyền, chuyền cành, vỗ cánh, làm tổ, ấp trứng, phóng, lồng, phi, mớm mồi, tập bay, tập chuyền Bài 3: Viết câu trả lời cho từng câu hỏi sau: Nhà của em ở đâu? Trường của em ở đâu? Giờ ra chơi, các em chơi ở đâu? Chủ nhật vừa rồi, mẹ cho em đi chơi ở đâu? Đáp án: .. 3. Củng cố – dặn dò: 5’ -Nội dung bài . - Về học bài và CB bài sau. G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài G: Nêu yêu cầu bài tập H: Đọc bài trên bảng phụ - Tự điền kết quả vào vở - Nối tiếp nêu kết quả =>Nhận xét, KL G: Nêu yêu cầu bài tập H: thảo luận N2 tìm đáp án Nêu kết quả => nhận xét, bổ sung H: Viết vào vở ; đọc lại => G: Nhận xét, đánh giá. H : Đọc yêu cầu; G: Hướng dẫn mẫu. H: Tự đặt 2 câu vào vở => Nêu câu mình đặt; G: Chấm điểm 8 bài G: Nhận xét, chú ý cách diễn đạt và dùng từ của học sinh. G: Củng cố nội dung bài - Nhận xét giờ học; giao việc. Luyện Tiếng Việt đáp lời cảm ơn Tả ngắn về loài chim Mục tiêu: Học sinh được thực hành: - Biết đáp lời cảm ơn trong tình huống đơn giản (BT1; BT2). - Thực hiện được yêu cầu của BT3 (tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2,3 câu về một loài chim). Đồ dùng dạy học: - G: Bảng phụ viết sẵn bài văn “Chim bói cá” và câu hỏi như sau: Chim bói cá Trên cành tre ngả xuống mặt ao, có một con chim bói cá dậu rất cheo leo. Lông của nó xanh biếc, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung hung nâu, trông rất xinh. Nó thu mình trên cành tre, cổ rút lại. đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cũng tưởng nó đang nghỉ Vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt. Trong cái mỏ dài và nhọn, một con cá nhỏ mình trắng như bạc nằm mắc ngang. Bay lên cành cao, lấy mỏ dập dập mấy cái, bói cá nuốt xong mồi. Nó lại đậu xuống nhẹ nhàng trên cành tre như trước. (Theo Lê Văn Hoè) Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau: Chim bói cá có hình dàng như thế nào? Động tác bắt mồi của nó có gì đặc biệt? Theo em, vì sao loài chim này có tên như vậy? Em hãy viết 3,4 câu kể về hình dáng một loài chim mà em yêu thích. - G: Bảng nhóm ( 2 chiếc) Các hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tiến hành 1. Giới thiệu bài: 1’ 2. Hướng dẫn làm bài tập: 35’ Bài 1: Nói lại lời đáp của em trong những trường hợp sau: a) Thấy em quét nhà, mẹ nói: “Cảm ơn con. Con biết giúp mẹ rồi đấy!” b) Bạn em bị ốm, em đến thăm, bạn nói: “Mình cảm ơn cậu”. Đáp án: a) Đấy là việc con nên giúp mẹ mà. ( đây là việc con nên làm) b) Không có gì. Chúng mình là bạn mà. (Có gì đâu, cậu mau khoẻ nhé, vắng cậu mình buồn lắm.) Bài 2: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: - Hình dáng của chim bói cá: Lông của nó xanh biếc, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung hung nâu. 3. Củng cố – dặn dò: 4’ -Nội dung bài: - Về học bài và CB bài sau. G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài H: Đọc yêu cầu bài - H nói theo ý của mình => G và lớp nhận xét sửa câu. - Lớp nhận xét, chọn lời đáp hay, cử chỉ lễ phép. G: Kết luận - Đánh giá; H: Đọc yêu cầu trên bảng phụ - Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 1, 2, 3. - Nêu miệng đáp án ( nhiều em) - Tự viết vào vở yêu cầu 4 ( 2 em viết bảng phụ) - Chữa bài=> G: Nhận xét, đánh giá. H: Nêu nội dung bài học. G: Củng cố nội dung bài; nhận xét giờ học ; giao việc. Ngày 11 thỏng 2 năm 2011
Tài liệu đính kèm: