Giáo án môn Toán - Tuần 26 đến tuần 30

Giáo án môn Toán - Tuần 26 đến tuần 30

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU :

 Giúp HS:

- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6. Biết thời điểm, khoảng thời gian.

- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.

-Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác cho HS.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Mô hình đồng hồ.

- Bảng phụ.

 

doc 59 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán - Tuần 26 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 1
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU : 
 Giúp HS:
- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6. Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
-Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Mô hình đồng hồ.
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
32’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Thực hành xem đồng hồ.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. 
-GV nhận xét.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Luyện tập.
*hướng dẫn HS làm bài tập.
wBài 1:
- Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ).
- Cho HS trả lời từng câu hỏi của bài toán.
- Cuối cùng yêu cầu HS tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp.
wBài 2 : 
HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”.
- So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
 a) Hà đến trường lúc 7 giờ, Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút.Ai đến trường sớm hơn ?
- Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm các câu, chẳng hạn:
- Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
b) Ngọc đi ngủ lúc 21 giờ, Quyên đi ngủ lúc 21 giờ 30 phút. Ai đi ngủ muộn hơn ? 
- Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
wBài 3 ( HS về tự suy nghĩ tìm đơn vị thích hợp điền vào chỗ trống )
4.Củng cố – Dặn dò :
- Dặn dò HS tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo, ôn lại các bảng nhân chia đã học.
 - Chuẩn bị :Tìm số bị chia.
- HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
- Bạn nhận xét.
1/ HS xem tranh vẽ.
- Một số HS trình bày trước lớp: Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về.
 a) Hà đến trường sớm hơn Toàn. 
- 15 phút 
 b) Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 
- 30 phút 
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 2
TÌM SỐ BỊ CHIA
I.MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. Biết tìm x trong các bài tập dạng: x : a = b ( với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học ).
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
 - Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Các tấm bài hình vuông bằng nhau.
 	-Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
8’
7’
17’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Luyện tập.
- GV yêu cầu HS ước lượng về thời gian học tập và sinh hoạt
- GV nhận xét 
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Tìm số bị chia.
 *Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia
 wGắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng 
- GV nêu: Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông ?
- GV gợi ý để HS tự viết được:
 6	 :	 2	=	 3
Số bị chia	Số chia	 Thương
- Yêu cầu HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3.
 + GV nêu vấn đề: Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả mấy ô vuông?
-HS trả lời và viết: 3 x 2 = 6.
Tất cả có 6 ô vuông. 
 Ta có thể viết : 6 = 3 x 2.
*Nhận xét :
- Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng:
 6 : 2 = 3	à 6 = 3 x 2
 Vậy Số bị chia bằng thương nhân với số chia.
*Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết:
+ GV nêu : Có phép chia X : 2 = 5
 - Giải thích : Số X là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5.
 - Dựa vào nhận xét trên ta làm như sau: Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia).
-Vậy x = 10 là số phải tìm vì 
10 : 2 = 5.
Trình bày:	X : 2 = 5
	X = 5 x 2
	X = 10
+ Kết luận : Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
* Thực hành
wBài 1: HS lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia theo từng cột.
	6 : 2 = 3
	2 x 3 = 6	
wBài 2 : Tìm x
- Cho HS làm bảng con.
- nhận xét – cho HS nêu quy tắc.
 HS trình bày theo mẫu :
	x : 2 = 3
	x = 3 x 2
	x = 6
wBài 3 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo?
- Có bao nhiêu em được nhận kẹo?
- Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm ntn?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải
- Chấm 5 vở- nhận xét.	
GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Về xem lại bài tập.
-Chuẩn bị : Luyện tập.
HS ước lượng về thời gian học tập và sinh hoạt. 
Bạn nhận xét
HS quan sát
- HS trả lời : Có 3 ô vuông.
HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3.
+ 2 hàng có tất cả 6 ô vuông
- HS viết: 3 x 2 = 6.
 HS viết: 6 = 3 x 2. 
HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân
- Vài HS lặp lại.
- HS quan sát
- HS quan sát cách trình bày
- Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
1/ 
- HS nhẩm và làm bài. 
- HS nêu kết quả.
2/
HS làm bảng con. 
- HX- Nêu quy tắc tìm số bị chia chưa biết trong phép chia.
- HS đọc bài trên bảng con..
3/ 
Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo
-Có 3 em được nhận kẹo
HS chọn phép tính và tính 5 x 3 = 15
-1 HS làm bảng phụ- cả lớp làm vở. 
Bài giải
Số kẹo có tất cả là:
 5 x 3 = 15 (chiếc)
Đáp số: 15 chiếc kẹo
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 3
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách tìm số bị chia. Nhận biết số bị chia, số chia, thương.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân.
- Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 	-Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1’
5’
32’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Tìm số bị chia
- Cho HS làm bảng con bài tập sau:
x : 3 = 6
- GV nhận xét 
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Luyện tập.
*hướng dẫnHS làm bài tập.
wBài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bảng con câu a, b
-Gọi HS nhắc lại cách tìm số bị chia. 
-Gọi HSG nêu kết quả câu c
* Bài 2 : Tìm x
- Cho HS nêu y/ c bài tập.
- Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu.
- Theo dõi HS làm bài.
- Cho HS trình bày – nhận xét.
- y/ c HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, cách tìm số bị chia.
* Bài 3 :
- Cho HS thảo luận nhóm đôi ( 5’ )
- HS nêu cách tìm số chưa biết ở ô trống trong mỗi cột rồi tính nhẩm.
Cột 1: Tìm thương	10 : 2 = 5
Cột 2: Tìm số bị chia	5 x 2 = 10
Cột 3: Tìm thương	18 : 2 = 9
Cột 4: Tìm số bị chia	3 x 3 = 9
Cột 5, 6 ( HSG về suy nghĩ tìm kết quả )
w Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 can dầu đựng mấy lít ?
- Có tất cả mấy can
- Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- Tổng số lít dầu được chia làm 6 can bằng nhau, mỗi can có 3 lít, vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì?
- Chấm 5 vở.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
-Chuẩn bị : Chu vi hình tam giác - Chu vi hình tứ giác. 
HS làm bảng con 
 Bạn nhận xét 
1/ Tìm y
- HS làm bảng con.
 a) y : 2 = 3 
 y = 3 x 6
 y = 6
b) y : 3 = 5 
 y = 5 x 3
 y = 15
- 2 HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
- 1 HS nêu.
2/ 
- 1 HS nêu.
- Chia nhóm – nhóm 1 thực hiện câu a. Nhóm 2 thực hiện câu b. Nhóm 3 thực hiện câu c.
- HS thảo luận nhóm ( 5’ )
- HS trình bày.
- 2 HS nêu: Sbài tập = H + ST , SBC = T x SC
X – 2 = 4	X : 2 = 4
X = 4 + 2	X = 4 x 2
X = 6	X = 8
3/ 
- Thảo luận nhóm đôi ( 3’)- 1 nhóm làm bảng phụ, cả lớp làm vở.
- HS trình bày – nhận xét bổ sung.
4/ 
1 HS đọc 
HS nêu.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 18(lít)
	 Đáp số: 18 lít dầu 
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	Tuần : 26
	Ngày dạy :	Tiết : 4
CHU VI HÌNH TAM GIÁC
CHU VI HÌNH TỨ GIÁC 
I.MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
- Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bảng phụ.
 	-Thước đo độ dài
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
1’
15’
17’
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
- HS làm các bài tập sau:
 Tìm x:
 x : 3 = 5 
-GV nhận xét 
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
*Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu, chẳng hạn: Tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. Cho HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để tự nêu độ dài của mỗi cạnh, chẳng hạn: Độ dài cạnh AB là 3cm, dộ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm.
- GV cho HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC:
	3cm + 5cm + 4cm = 12cm
wGV giới thiệu : Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. Như vậy, chu vi hình tam giác ABC là 12cm.
 - Cho HS nhắc lại : Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam  ...  định :
2.Bài cũ : Milimet.
Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Số?	
4cm = . . . mm	 7cm = . . . mm.
Chữa bài và cho điểm HS.
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài : Luyện tập.
 *Hướng dẫn luyện tập.
wBài 1: Tính
- Gọi HS đọc y/ c bài tập.
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi : Các phép tính trong bài tập là những phép tính ntn?
- Khi thực hiện phép tính với các số đo ta làm ntn?
- Yêu cầu HS làm bài bảng con, sau đó chữa bài và cho đi điểm HS.
wBài 2 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GVhướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Vẽ sơ đồ đường đi cần tìm độ dài lên bảng như sau:
 18km	 12km
Nhà---------------------/------------------/ 
 Thị xã Thành phố 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
wBài 3 : ( HSG về suy nghĩ tìm kết quả )
wBài 4 :
- Gọi HS nêu y/ c bài tập
- Chữa bài và cho điểm HS 
- Cho HS tự làm.
- Chấm 5 vở – nhận xét.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác. 
 4.Củng cố – Dặn dò :
-1 km =  m 1m = . mm
-Chuẩn bị : Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- HS làm bảng con.
4cm = 40mm	7cm = 70mm
-Nhận xét.
1/
- Đọc y/ c đề bài
- Là các phép tính với các số đo độ dài.
- Ta thực hiện bình thường đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính.
- Làm bảng con.
- Một người đi 18km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 12km để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômet?
Bài giải.
Người đó đã đi số kilômet là:
	18 + 12 = 30 (km)
	Đáp số: 30km.
4/ 
- Đo độ dài các cạnh và tính chu vi hình tam giác.
- Làm bài:
+ Các cạnh của hình tam giác là: AB = 3cm, BC = 4cm, CA = 5cm
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là:
	3 + 4 + 5 = 12 (cm)
	Đáp số: 12cm
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	 05/04/10	Tuần : 30
	Ngày dạy :	Tiết : 4 
VIẾT THÀNH TỔNG CÁC TRĂM,
 CHỤC, ĐƠN VỊ
I.MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết viết số có ba chữ số thành tổng tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại.
- Ôn về so sánh các số có ba chữ số.
- Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
15’
15’
2’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Luyện tập.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Số?
1 cm = . mm
 A. 10 B. 20 C. 100
- nhận xét- Chốt ý.
- Gọi 5 HS đếm từ 201 đến 1000.
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
*Hướng dẫn và viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
 - Viết lên bảng số 357 và hỏi: Số 357 gồm mấy trăm, chục, đơn vị ?
- Dựa vào việc phân tích số 357 thành các trăm, chục, đơn vị như trên, ta có thể viết số này thành tổng như sau: 375 = 300 + 50 + 7
- Hỏi : 300 là giá trị của hàng nào trong số 357 ?
- 50 là giá trị của hàng nào trong số 357 ?
- 7 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 357 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Yêu cầu HS phân tích các số 820, 703 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
+ Nêu số 820 và yêu cầu HS lên bảng thực hiện phân tích các số này, HS dưới lớp làm bài ra giấy nháp.
+ Nêu : Với các số hàng đơn vị bằng 0 ta không cần viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng với chính số đó.
- Yêu cầu HS phân tích số 703 sau đó rút ra chú ý: Với các số có hàng chục là 0 chục, ta không viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó.
- Yêu cầu HS phân tích các số 450, 707, 803 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
* Luyện tập, thực hành.
wBài 1: Viết ( theo mẫu )
- Đính bảng phụ có ghi sẵn bài tập.
- GVhướng dẫn mẫu.
- Cho HS thực hiện nhóm đôi.
- GV ghi bảng.
wBài 2 : Viết các số 271, 978, 835, 509.
- HS viết bảng con.
- GVnhận xét – Cho HS đọc tổng vừa viết.
wBài 3 :
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với với số.
- Viết lên bảng số 975 và yêu cầu HS phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Khi đó ta nối số 975 với tổng 900 + 70 + 5.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
wBài 4 : ( HSG về suy nghĩ tìm cách ghép hình )
4.Củng cố – Dặn dò :
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại cách đọc, cách viết, cách phân tích số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Chuẩn bị: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- HS làm bài ở bảng con.
- HS1: đếm từ 201 à210
 HS2 : đếm từ 321 à322
 HS3 : đếm từ 461 à472
 HS1 : đếm từ 591 à600
 HS1 : đếm từ 991 à1000
- Số 357 gồm 3 trăm, 5chục và 7 đơn vị.
- 300 là giá trị của hàng trăm.
- 50 (hay 5 chục) là giá trị của hàng chục.
- Phân tích số.
- HS có thể viết :
820 = 800 + 20
- 703 = 700 + 3
- Phân tích số:
450 = 400 + 50
803 = 800 + 3
707 = 700 + 7
1/
- Đocï y/c bài tập.
- 1 HSG nêu mẫu.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày miệng.
2/
- Nêu y/c bài tập.
- Thực hiện theo y/c của GV.
- HS trả lời: 975 = 900 + 70 + 5
- 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn :	06/04/10	Tuần : 30
	Ngày dạy :	Tiết : 5
 PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ ) 
 TRONG PHẠM VI 1000
I.MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết cách làm tính cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm. Biết cách đặt tính và tính số có ba chữ số theo cột dọc.
- Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 	-Các hình vuông to, nhỏ ( như SGK )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
15’
15’
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Cho HS lên bảng làm bài tập sau:
- Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
 234, 910
-nhận xét. 
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
*Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số (không nhớ)
 wGiới thiệu phép cộng.
- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK.
- Bài toán: Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào?
- Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326 = 253.
wĐi tìm kết quả.
- Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi:
-Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?
- Gộp 5 trăm, 7 chục, 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông?
- Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu?
wĐặt tính và thực hiện.
- Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326, 253.
-Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách tính của mình, sau đó cho một số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi.
* Đặt tính.
- Viết số thứ nhất (326), sau đó xuống dòng viết tiếp số thứ hai (253) sao cho chữ số hàng trăm thẳng cột với chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, chữ hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị. Viết dấu cộng vào giữa 2 dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số. (vừa nêu cách đặt tính, vừa viết phép tính).
- Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện tính cộng với các số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện phép tính trên. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhắc lại cách tính và thực hiện tính 326 + 253.
-Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính cộng và cho HS học thuộc.
+ Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
+ Tính : Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm.
* Luyện tập, thực hành.
wBài 1: Tính ( 3 cột đầu )
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Nhận xét và chữa bài.
- Cho HS nêu lại cách tính.
( 2 cột cuối HSG về tự tìm kết quả )
wBài 2 : câu a)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Nhận xét bài làm của HS.
Câu b) Gọi HSG lên bảng làm ( nếu còn thời gian )
wBài 3 : Tính nhẩm ( theo mẫu )
- Hướng dẫn mẫu: a) 200 + 100 = 300
 b) 800 + 200 = 1000
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện một con tính.
- Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số ntn?
 4.Củng cố – Dặn dò :
 -Cho HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
 -Chuẩn bị : Luyện tập.
- HS làm bài ở bảng con.
-Nhận xét.
- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- Ta thực hiện phép cộng 326 + 253.
- Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
- Có tất cả 579 hình vuông.
- 326 + 253 = 579.
- 2 HS lên bảng lớp đặt tính. Cả lớp làm bài ra giấy nháy.
- Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.
1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.
 +6 cộng 3 bằng 9, viết 9
+2 cộng 5 bằng 7, viết 7
+3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
1/ 
- Cả lớp làm bài, sau đó 6 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính trước lớp.
- Tính từ phải sang trái.
2/
- Đặt tính rồi tính.
- HS làm bảng con câu a).
 a) 
câu b) 2 HSG lên bảng làm – Cả lớp làm nháp và nhận xét.
3/ 
- Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở.
- Là các số tròn trăm.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26-30.doc