Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 19 - Năm 2011

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 19 - Năm 2011

Tập đọc

CHUYỆN BỐN MÙA

I. Mục đích, yêu cầu:

Học sinh:

- Đọc rõ ràng, rành mạch cả bài; biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân – hạ - thu - đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 4)

II. Đồ dùng dạy – học:

G: Tranh minh hoạ SGK, Bảng phụ ghi câu văn dài cần HD đọc

III.Các hoạt động dạy – học:

 

doc 10 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 19 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Chuyện bốn mùa
I. Mục đích, yêu cầu:
Học sinh: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch cả bài; biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân – hạ - thu - đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời được câu hỏi 1, 2, 4)
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Tranh minh hoạ SGK, Bảng phụ ghi câu văn dài cần HD đọc
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
 * Đọc câu
 sung sướng, nảy lộc, rước, tựu trường, lúc nào 
 * Đọc đoạn
Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn.// Sao lại có người không thích em được?//
Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chòi, nảy lộc//
 * Đọc bài: 
Tiết 2
 3. Tìm hiểu bài: (37')
- Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa xuân – hạ - thu – đông
- Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc
- Xuân về cho cây lá tốt tươi.
-Vào xuân thời tiết ấm áp – có mưa thuận lợi cho việc cày cấy phát triển, cây đâm chồi nảy lộc.
- Mùa hạ có nắng – làm cho trái ngọt – hoa thơm, có những ngày nghỉ hè của học trò
- Mùa thu có bưởi chín vàng, có rằm trung thu phá cỗ 
- Mùa đông có ngọn lửa...chăn; ấp ủ mầm sống để xuân về cây lá tốt tươi.
* KL: Bốn mùa xuân – hạ - thu - đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
4. Luyện đọc lại 
5. Củng cố – Dặn dò: 3’ 
- Nội dung, ý nghĩa của bài .
- Về đọc lại bài. CB bài sau.
G: Giới thiệu sách Tiếng Việt lớp 2 – tập 2
G sử dụng tranh SGK giới thiệu Ghi 
tên bài
G : Đọc mẫu toàn bài - 1 lần 
H : Đọc nối tiếp từng câu ( 2 vòng)
 - H đọc từ cá nhân và kết hợp giải thích từ.
H : Đọc nối tiếp theo đoạn ( 4 em)
G treo bảng phụ - HD đọc; xác định cách ngắt nghỉ và từ cần nhấn giọng (2 em)
H: Đọc (nhiều em) - G cần rèn cho H đọc kém.
H: Luyện đọc nhóm
Đại diện nhóm thi đọc 
Nhận xét, chọn nhóm đọc hay.
G: Nhận xét, đánh giá cho điểm
H: 2 em đọc toàn bài.
H đọc đồng thanh một lần.
=> G nhận xét, rút kinh nghiệm.
* Đọc thầm đoạn 1 (cả lớp) gọi 1 em đọc thành tiếng.
G: Bốn nàng tiên trong chuyện tương trưng cho những mùa nào trong năm?
+ Nàng Đông nói về Xuân như thế nào?
+ Bà Đất nói về Xuân như thế nào?
+ Vậy mùa xuân có gì hay?
+ Mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông có gì hay?
+ Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
* Đọc toàn bài
G: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
G : Nêu kết luận.
 H : Nhắc lại 
H đọc nối tiếp đoạn => G nhận xét uốn nắn cách đọc.
H thi đọc hay => Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
H : Trả lời 
G : Hệ thống toàn bài 
- Nhận xét chung tiết học, giao việc.
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Kể chuyện
Chuyện bốn mùa
I. Mục đích, yêu cầu:
 Học sinh dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1(BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2)
* Học sinh khá giỏi thực hiện được BT3. 
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài: 
Bài tập 1: Dựa vào các tranh, kể lại đoạn 1 câu chuyện.
* Tranh 1: Lời nói của nàng Đông: Chị là sung sướng nhất đấy! Ai cũng yêu chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
* Tranh 2: lời nói của nàng Xuân: các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.
Tranh 3- lời nói của nàng Hạ: Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, 
Tranh 4 – Lời nói của nàng Thu: Có em mới .
Bài tập 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Bài tập 3: Dựng lại câu chuyện theo vai người dẫn chuyện: 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông; bà Đất
3. Củng cố – Dặn dò: (3’)
- Nội dung bài 
- Về học bài. CB bài sau.
H: Nêu câu chuyện em thích ở học kì I
 - Nêu ý nghĩa câu chuyện đó.
G: Giới thiệu trực tiếp + Ghi đầu bài 
H : Đọc yêu cầu bài 
G : Đoạn 1 có những nhân vật nào? ( Có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông).
+ Tranh 1 là lời nói của ai? Thuật lại lời nói đó
H :Quan sát tranh SGK kể lại câu chuyện theo nhóm. ( Mỗi H kể lời một nhân vật)
- Thực hành kể – Nx
G : Kết luận - Đánh giá .
G: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh - Đọc lời của mỗi tranh
H: Kể cá nhân đoạn 1 
- Kể các tranh còn lại theo nhóm
H: Đại diện nhóm kể trước lớp
H: Kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện – Nx
G : Kết luận - Đánh giá .
- Dành cho H khá giỏi 
G: Hệ thống toàn bài
- Nhận xét tiết học, giao việc. 
Chính tả
Tập chép:
Chuyện bốn mùa
I. Mục đích, yêu cầu:
Học sinh:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT (2) a/ b hoặc BT (3) a/ b 
II. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ (3’)
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chính tả: 
a- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
- Tìm hiểu nội dung
+ Bà Đất khen các nàng tiên mỗi người 1 vẻ đều có ích, đều đáng yêu
- Nhận xét hiện tượng chính tả:
+ Xuân, Hạ, Thu, Đông các chữ đều viết hoa
- Luyện viết tiếng khó: tựu trường; ấp ủ
b-Viết chính tả: 
c- Soát lỗi, chữa lỗi, chấm điểm 
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: 
a - lưỡi, lá lúa, năm, nằm
b - tổ, bão, nảy, kĩ
Bài 3: 
a – năm; nàng; nào; nảy; nói; nắng; 
là; lộc; lại; làm sao; lửa; lại; lúc; lá; 
b – bảo; nảy; phải; nghỉ; bưởi; chẳng; thủ thỉ; lửa; giấc ngủ; mải; vui vẻ; ấp ủ; nảy lộc, 
- cũng; cỗ; mỗi; 
4. Củng cố, dặn dò: 4’
- Cách trình bày một đoạn chép.
- Về học bài và CB bài sau.
G: Nhận xét bài viết giờ trước.
G: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
G: Đọc đoạn chép trên bảng một lần 
H: Đọc lại
G: Đoạn chép này ghi lời của ai? Bà đất nói gì?
G: Đoạn viết có nhiều tên riêng nào, viết tên riêng ấy như thế nào?
H: Tập viết những chữ dễ sai
- Viết chữ vào bảng con => Nhận xét, uốn nắn.
H: Chép bài vào vở
G: Theo dõi, uốn sửa
H: Soát lỗi, sửa bài
G: Thu 7 bài chấm, nhận xét
G: Nêu yêu cầu bài
H: Nêu miệng bài tập 
H+G: Nhận xét
G: Nêu yêu cầu bài
H: Nêu miệng bài tập 
H+G: Nhận xét
G: Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau; gao việc.
Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2011
Tập đọc 
Thư trung thu
I. Mục đích, yêu cầu :
 	Học sinh:
	- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lý. 
	- Hiểu nội dung: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi và học thuốc đoạn thơ trong bài).
	* Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tình cảm yêu thương của Bác dành cho thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ. Học sinh nhớ lời khuyên của Bác, kính yêu Bác. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK.
 - Bảng phụ chép đoạn thơ cần HD đọc 
Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ : (3’)
 Bài: Chuyện bốn mùa
B. Dạy bài mới : 
	1. Giới thiệu bài: 
	2. Luyện đọc:
 * Đọc câu
 Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hoà bình.
* Đọc đoạn
 Ai yêu/ các nhi đồng/
 Bằng/ Bác Hồ Chí Minh?//
 Để/ gìn giữ hào bình.//
* Đọc cả bài: 
 3. Tìm hiểu bài 
- Mỗi Tết Trung thu Bác Hồ nhớ tới các cháu thiếu niên và nhi đồng
- Ai yêu các nhi đồng
 Bằng Bác Hồ Chí Minh?
- Các cháu đều ngoan ngoãn và rất xinh.
- Học hành chăm chỉ, làm những việc vừa sức của mình để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hoà bình và xứng đáng là cháu của Bác.
KL: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác mong thiếu nhi cố gắng học hành, làm các việc vừa sức của mình để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hoà bình, xứng đáng là cháu Bác Hồ.
 4. Học thuộc lòng
5. Củng cố dặn dò (3')
- Nội dung bài 
- Về học thuộc bài thơ.
- H đọc nối tiếp theo đoạn và trả lời câu hỏi trong bài ( 3 em )
- Nhận xét - Đánh giá.
G giới thiệu Ghi tên bài
* Đọc mẫu toàn bài - 1 lần 
* H đọc nối tiếp từng dòng thơ ( 2 vòng)
 - H đọc cá nhân. ( nhiều em )
*H Đọc nối tiếp từng đoạn.
*G treo bảng phụ - 1 H lên xác định ngắt nhịp thơ.
*Luyện đọc (nhiều em) - G cần rèn cho H đọc kém.
* Đọc bài theo nhóm
* Chia nhóm cho H luyện đọc sau đó các nhóm cử đại diện thi đọc - nhận xét 
G : Kết luận - Đánh giá.
H : Đọc đồng thanh toàn bài.
* Đọc thầm toàn bài ( cả lớp) gọi 1 em đọc thành tiếng.
G: Mỗi tết trung thu Bác Hồ nhớ tới ai?
- Những câu thơ nào cho thấy Bác Hồ rất 
yêu thiếu nhi?
- Theo Bác thiếu niên nhi đồng là những người như thế nào?
- Bác khuyên các cháu làm những việc gì?
- Giảng từ : kháng chiến: Chiến đấu chống quan sâm lược. (nêu một số cuộc kháng chiến của nước ta)
 - Giảng từ: Hoà bình: Là yên vui, không có giặc. 
=> G rút ra KL.
H : Nhắc lại
* G xoá dần bảng để H đọc thuộc bài thơ ngay tại lớp.
*H đọc. (chú ý rèn những em đọc yếu ).
G: Hệ thống toàn bài. 
- Nhận xét tổng kết tiết học; giao việc
Luyện từ và câu
Từ ngữ về các mùa
 đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
I. Mục đích, yêu cầu :	
 	Học sinh :
	- Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1). Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm. (BT2)
 - Biết trả lời và đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào? (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: 
	G : Bảng phụ chép nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ : (3')
 Đặt 3 câu theo mẫu: Ai - làm gì?
 2 câu theo mẫu: Ai - thế nào?
B. Dạy bài mới : 
	1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn các bài tập
Bài 1: Kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào? Kết thúc từ tháng nào?
+ Xuân ( 1 => 3 ) + Hạ ( 4 => 6) 
+ Thu ( 7 => 9 ) + Đông ( 10 => 12)
Bài 2. Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà Đất trong chuyện bốn mùa.
Xuân
Hạ
Thu
Đông
Bài 3. Trả lời câu hỏi sau:
.........
3. Củng cố dặn dò (3')
- Nội dung chính của bài 
- Về học bài và CB bài sau .
- 3 em nêu 
- Nhận xét - Đánh giá.
* Nêu MĐYC ghi tên bài.
* H đọc yêu cầu của bài - trao đổi nhóm đôi - gọi từng đôi lên bảng làm bài.
* Nhận xét. Có thể bổ sung thêm các từ khác hoặc câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao..
H: Nêu yêu cầu - 3 em . Đọc các ý a, b, c, d, e, trong bài. G treo bảng phụ – học sinh ghi vào các cột.
H cả lớp làm vào vở - nhận xét.
( G có thể nói về các mùa để H có thể viết đoạn văn về 4 mùa )
* Đọc yêu cầu - Đặt câu hỏi về thời gian theo mẫu Khi nào? ( Học sinh 
thực hành nhóm đôi.)
* Hệ thống toàn bài 
- Nhận xét tổng kết tiết học.
Tập viết 
chữ hoa P
I. Mục đích, yêu cầu:
 	Học sinh viết đúng chữ hoa P (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ - Ô hoặc Ơ), chữ và câu ứng dụng: Phong (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Sử dụng chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Chữ hoa: Ô, Ơ
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 
 a. Luyện viết chữ hoa Ô, Ơ: 
P P P 
Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 
Phong Phong Phong 
Phong cảnh hấp dẫn.
c. Thực hành viết vào vở: 
 d. Chấm chữa bài
3. Củng cố dặn dò (3')
- Qui trình viết chữ hoa P.
- Về viết lại bài, chuẩn bị bài sau.
H: Viết bảng con 
G: Quan sát chung -Nhận xét- Đánh giá
G: Nêu yêu cầu tiết học + ghi đầu bài
G: Gắn mẫu chữ lên bảng
H: Quan sát, nhận xét về độ cao, chiều rộng, số lượng nét, cỡ chữ
G: HD qui trình viết( vừa nói vừa thao tác)
H: Tập viết trên bảng con
G: Quan sát, nhận xét , uốn sửa 
G: Giới thiệu từ ứng dụng
H : Đọc từ ứng dụng ( bảng phụ)
G: HD HS hiểu nội dung câu ứng dụng
H: Viết bảng con (Phong)
G: Quan sát, uốn nắn
G: Nêu yêu cầu
 H: Viết vào vở (Mỗi cỡ chữ 1 dòng)
* HS khá giỏi viết được cả bài
G: Theo dõi giúp đỡ H
- Chấm bài, nhận xét lỗi trước lớp.
H: Nhắc lại cách viết 
G: Nhận xét chung giờ học, giao việc.
Chính tả 
	(Nghe- viết): Thư trung thu
I. Mục đích, yêu cầu :
 	Học sinh:
	- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày thơ 5 chữ.
 	- Làm được BT (2) a hoặc BT (3) a. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 	G : Bảng phụ cho H chữa bài.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3')
 lặng lẽ - nặng nề 
 giả vờ - giã gạo.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn nghe viết: 
 * Tìm hiểu nội dung
* Nhận xét bài viết:
- Bài viết có 12 câu thơ và mỗi câu thơ có 5 chữ.
 * Luyện từ khó:
 ngoan ngoãn, cố gắng, tuổi nhỏ, giữ gìn
* Nghe – viết chính tả: 15' 
* Chấm chữa bài 
 3. Bài tập 
Bài 2: Viết tên các vật: 
chữ l hay n : Lá, na, len, nón.
Bài 3: Chon từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm :
lặng lẽ ; nặng nề; lo lắng; đói no
4. Củng cố - Dặn dò (3')
- Nội dung bài 
- Về học bài CB bài sau .
- H viết bảng lớp 
G: Quan sát chung - Nhận xét - Đánh giá.
* Nêu MĐ,YC Ghi tên bài
* Đọc bài chính tả - 1 lần ( học sinh khá đọc )
 - Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
 - Bài viết có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu viết như thế nào?
* H luyện trên bảng con - Cả lớp.
* G hướng dẫn cách trình bày bài
 - H nghe viết. 
* G đọc- H soát lỗi 
* G thu vở chấm ,nhận xét và sửa lỗi sai phổ biến.
 G đưa các vật đã sưu tầm yêu cầu H quan sát và viết tên các vật vào vở.
G treo bảng phụ 2 em chữa bài. - nhận xét.
H: Đọc yêu cầu – tự làm bài
- Giơ bảng con => Nhận xét, đánh giá.
* Hệ thống toàn bài 
 - Nhận xét, tổng kết tiết học; giao việc.
Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn 
đáp lời chào, lời tự giới thiệu
I. Mục đích, yêu cầu : 
 	Học sinh :
	 - Biết nghe và đáp lại lời chào, lời giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1 ; BT2).
 	- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Sử dụng tranh sách giáo khoa bài 1.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ : (3’)
B. Dạy bài mới 
	1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn các bài tập
Bài 1: Theo em các bạn học sinh trong hai bức tranh sẽ đáp lại như thế nào?
 VD: Hương: Chào các em!
 Nhóm các em: Chúng em chào chị ạ.
Hương: Chị tên là Hương, Chị được cử đến phụ trách sao của các em.
Nhóm học sinh: Ôi! Thích quá. Mời chị vào lớp ạ. 
Bài 2: Nói lời đáp :
Nếu bố mẹ em có nhà?
Nếu bố mẹ không có nhà? 
 Bài 3: Viết lời đáp của Nam vào vở:
Cháu chào cô ạ!
Thưa cô, cháu chính là Nam đậy ạ
 - A, cô là mẹ của bạn Sơn ạ. Cháu mời cô vào nhà.
3. Củng cố - Dặn dò (3')
- Nội dung bài .
- Tập viết thời gian biểu.
- Kiểm tra việc chuẩn bị sách giáo khoa học kì 2.- Nhận xét 
* Nêu MĐ,YC Ghi tên bài
* QS tranh SGK - 2 em nêu yêu cầu.Lớp theo dõi đọc thầm. 
- 2 em đọc to. 
- HS chia thành các nhóm sắm vai thể hiện lại tình huống trong tranh.
* Cả lớp nhận xét và tuyên dương nhóm làm tốt.
* Đọc kĩ yêu cầu - G giao việc: 
H suy nghĩ thảo luận nhóm đôi sau đó nói lời đáp của mình ( cá nhân ).
+ G sửa câu về nghĩa và từ cho học sinh.
* Đọc yêu cầu – 3 em. HS tự làm bài vào 
vở - Gọi nhóm đôi lên sắm vai Hỏi - Đáp.
- Lớp nhận xét – khen ngợi những em làm tốt.
G: Hệ thống toàn bài 
- Dặn H tập viết thời gian biểu.
- Nhận xét tổng kết tiết học
	Ngày 7 thỏng 1 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_19_nam_2010.doc