Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 10 - Năm 2010

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 10 - Năm 2010

Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010

Tập đọc

SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I. Mục đích yêu cầu:

Học sinh:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy – học:

- G:Tranh minh họa Sgk

III.Các hoạt động dạy – học:

 

doc 11 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 10 - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Sáng kiến của bé hà
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng dạy – học:
G:Tranh minh họa Sgk
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Nội dung: 2;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
 a. Luyện đọc:
- Đọc mẫu
- Luyện đọc câu kết hợp luyện đọc từ khó đọc: 
ngày lễ, lập đông, 
- Luyện đọc đoạn:
Bố ơi,/ sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ.//
Con cháu đông vui,/ hiếu thảo thế này,/ ông bà sẽ sống trăm tuổi.//
Món quà ông thích nhất đêm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.//
- Đọc toàn bài:
Tiết 2
b. Tìm hiểu bài:
+ Chọn ngày làm ngày lễ của ông bà
Từ : cây sáng kiến 
ngày lễ 
+ chùm điểm mười 
* Bé Hà đã biết chọn ngày lễ của ông bà để thể hiện ệư yêu quý, kính trọng ông bà.
c. Luyện đọc lại: 
3. Củng cố, dặn dò: 3’
 - Nội dung, ý nghĩa của bài.
- Về đọc lại câu chuyện chuẩn bị cho tiết kể chuyện
G: Giới thiệu trực tiếp + ghi đầu bài 
G: Đọc mẫu 
H: Đọc nối tiếp từng câu hàng ngang
G: Phát hiện ghi bảng từ khó
H: Luyện phát âm (cá nhân)
Nhận xét, uốn nắn
H: Đọc nối tiếp đoạn
=> Nhận xét, uốn nắn cách đọc. 
G: ghi câu văn khó đọc (bảng phụ) 
H: Phát hiện cách ngắt nghỉ, nhấn giọng
G: Hướng dẫn đọc 
H: Luyện đọc (cá nhân, đồng thanh)
G: Nghe đọc, kết hợp hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số từ chú giải có trong các đoạn. 
H: Luyện đọc đoạn theo nhóm 
G : Quan sát chung 
H: Các nhóm thi đọc trước lớp
- Nhận xét => G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc toàn bài 
- Lớp đọc đồng thanh
G: Nêu câu hỏi, gợi ý học sinh trả lời 
Câu 1: Bé Hà có sáng kiến gì? 
+ Vì sao Hà có sáng kiến đó? ( Vì Hà rất kính trọng, yêu quý ông bà mình). 
Câu 2: Hai bố con Hà chọn ngày nào làm ngày ông bà? Vì sao? (Ngày lập đông, vì: khi trời rét mọi người cần chú ý lo sức khoẻ của các cụ già).
Câu 3: Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
( không biết tặng ông bà cái gì).
Câu 4: Hà đã tặng ông bà món quà gì? 
H: Liên hệ (em sẽ tặng ông bà cái gì nhân ngày lễ của ông bà?) 
Câu 5: Bé Hà trong câu chuyện là người như thế nào? 
H : Trả lời – Nx, bổ sung
G: Rút ra nội dung bài
H: Nhắc nội dung bài
H: Liên hệ ( Muốn làm ông bà vui cần làm gì?) 
H : Luyện đọc hay đoạn 3( cá nhân, đồng thanh). 
G: Hướng dẫn học sinh đọc phân vai
H: Thực hành - Nx
G: Nhận xét, đánh giá
H: Đọc toàn câu chuyện - Nx
G: Kết luận - Đánh giá
H: Trả lời – Nx
- Hệ thống toàn bài
 G: Nhận xét tiết học; giao việc
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010 
Kể chuyện
Tiết 10: 
Sáng kiến của bé Hà
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. 
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ viết ý chính toàn bộ câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1: Dựa vào các ý sau, kể lại từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà
a. Chọn ngày lễ
b. Bí mật của hai bố con
c. Niềm vui của ông bà
Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Nội dung , ý nghĩa câu chuyện.
- Về kể lại câu chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe.
G: Nêu mục đích yêu cầu tiết học
H: Nêu yêu cầu bài tập 
G: Giới thiệu bảng phụ ghi ý chính của từng đoạn
- Hướng dẫn học sinh kể mẫu đoạn 1 
H: Kể đoạn 1 
G: Gợi ý bằng câu hỏi
-Bé Hà có sáng kiến gì? 
- Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?
- Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà? Vì sao?
G: Chia nhóm giao việc
H: Kể theo nhóm theo đoạn 
G : Quan sát chung 
H: Các nhóm kể trước lớp (theo đoạn)
- Kết luận - Đánh giá
* HS khá giỏi kể biết kể lại toàn câu chuyện 
H: Nêu yêu cầu bài tập 
G : HD dựa vào các gợi ý câu chuyện, kể nối tiếp toàn câu chuyện.
H: Thi kể chuyện trước lớp
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay 
H+G: Nhận xét, đánh giá, động viên H kể hay nhất
H: Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện 
G: Nhận xét giờ học; giao việc 
Chính tả
Tiết 19: 
 (Tập chép): Ngày lễ
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả Ngày lễ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT2, BT3a. 
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ viết nội dung đoạn cần chép, 
H: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chính tả:
- Tìm hiểu nội dung
- Nhận xét hiện tượng chính tả
- Luyện viết tiếng khó: Quốc tế, Lao động, Thiếu nhi
b. Viết chính tả: 
c. Soát lỗi, chữa lỗi, chấm điểm 
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 Điền c hoặc k vào chỗ trống
- Con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh.
Bài 3a Điền l hoặc n vào chỗ trống
lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan, 
4. Củng cố – dặn dò: 3’
- Cách trình bày đoạn chép.
- Về học bài và CB bài sau.
G: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
=> Nhận xét 
G: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học + ghi đầu bài
G :Giới thiệu bảng phụ viết sẵn đoạn chép .
- Đọc bài viết ; H: Đọc lại
G: Ngày lễ là gì? => H trả lời 
G: Hàng năm cứ vào những ngày lễ này người ta thường tổ chức ôn lại kỉ niệm của ngày lễ đó.
G: Những chữ nào trong bài được viết hoa?
H : Trả lời – Nx => H: Viết bảng con từ khó viết
G: Quan sát nhận xét uốn nắn
H: Nêu cách trình bày => G: Nhắc lại cách viết
H: Chép bài vào vở 
G: Đi từng bàn quan sát uốn nắn...
- Đọc bài cho học sinh soát lỗi 
H: Tự soát lỗi
G: Chấm điểm nhận xét một số bài 
H: Nêu yêu cầu bài tập 
H: Lên bảng làm - dưới lớp làm bảng con 
G: Nhận xét, đánh giá
H: Nêu yêu cầu bài tập 
H: Thảo luận nhóm 
- Làm bài vào nháp – Chữa bài - Nx
G: Kết luận - Đánh giá
H : Trả lời - Nx
G : Hệ thống toàn bài; giao việc
Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010
Kiểm tra giữa học kì I
( Đề do Phòng ra)
Kiểm tra đọc:
Đọc thành tiếng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ khoảng 40 chữ trong các bài Tập đọc thuộc tuần 4, 5, 6, 7, 8 (sách giáo khoa Tiếng Việt l2, tập 1).
Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
Đọc thầm: bài Mẩu giấy vụn (Tiếng Việt 2, tập 1 – trang 48), khoang tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau: (30 phút)
Mẩu giấy vụn nằm ở đâu?
Nằm trong ngăn bàn
Nằm ngay giữa lối ra vào lớp học.
Nằm ở sân trường.
Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì?
Nhặt giấy bỏ vào thùng rác.
Tổ trực nhật phải trực nhật lại.
Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?
Không vứt rác ra sân trường, lớp học.
Trực nhật theo đúng sự phân công.
Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch sẽ.
Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Đàn bò  cỏ.
Giờ thủ công, cô  gấp chiếc thuyền giấy.
Em  bài chính tả.
Ngắt đoạn văn sau thành 2 câu rồi chép lại cho đúng chỉnh tả.
Trời đang nắng gắt bỗng từ phía đầu nguồn bầu trời thẫm bóng mây đen.
Kiểm tra viết:
Chính tả nghe – viết: bài Cái trống trường em (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 45)
Viết đầu bài và khổ thơ 3,4 (15phút)
Tập làm văn: (25 phút)
Viết lời mời, cám ơn hoặc xin lỗi trong mỗi trường hợp sau:
Em quên mang sách, cô giáo cho em mượn quyển sách trong giờ học.
Do không chú ý, nên khi chạy ở sân trường, em đụng vào một bạn.
Ngày mai là sinh nhật của em. Em muốn mời bạn đến dự sinh nhật của mình.
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra
Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (6,0 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3,0 điểm
- Ngắt nghỉ đúng các dấu câu ( có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu) 1,0 điểm
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu 1,0 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi giáo viên nêu 1,0 điểm
2. Trả lời câu hỏi và làm bài tập: (4,0 điểm)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó các em làm bài tập theo yêu cầu của đề. Cần nhắc cho học sinh nhớ kiểu bài trắc nghiệm lựa chọn.
- Câu 1, 2, 3: khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm tổng điểm 3 câu là 1,5 điểm
- Câu 4: Điền đúng mỗi từ cho 0,5 điểm tổng điểm 3 câu là 1,5 điểm
- Câu 5: 1,0 điểm
+ Điền đúng dấu chấm câu cho 0,5 điểm.
+ Chép lại đúng chính tả cho 0,5 điểm.
Bài kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả (5,0 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5,0 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nhiều lỗi sai giống nhau hoàn toàn chỉ trừ điểm 1 lần.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảg cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn  trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (5,0 điểm)
- Viết được lời mời, cảm ơn hoặc xin lỗi phù hợp với tình huống đã cho trong đề bài: 4,5 điểm.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, diễn đạt đúng ý, không mắc lỗi thông thường về dùng từ, đặt câu, chính tả cho 0,5 điểm.
- Nếu HS diễn đạt chưa rõ ý, chữ viết xấu, không rõ ràng, trình bày bẩn trừ 1,0 điểm toàn bài.
( Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 điểm; 4 điểm; 3,5 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm).
	Lưu ý: Điểm từng bài kiểm tra Đọc ( hoặc bài kiểm tra Viết) không cho điểm thập phân. Điểm 2 bài kiểm tra Đọc và Viết được quy về một điểm chung là trung bình cộng điểm của 2 bài ( làm tròn 0,5 thành 1,0).
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
Sáng
Tập đọc
Tiết 43: 
Bưu thiếp
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu được tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư.
II. Đồ dùng dạy – học:
G: 1 bưu thiếp, 1 phong bì thư.
H: 1 Bưu thiếp, 1 phong bì.
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
Bài: Sáng kiến của bé Hà
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Luyện đọc: 
* Đọc câu, kết hợp luyện đọc từ khó:
-Bưu thiếp, Phan Thiết...
* Đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc bưu thiếp và phần ngoài phong bì thư
- Người gửi: //Trần Trung Nghĩa// sở giáo dục và đào tạo Bình Thuận//
* Đọc toàn bài: 
3. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài 
 Từ : Bưu thiếp 
 Chúc thọ 
*Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức.
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
-Cách viết bưu thiếp, phong bì thư. 
-Về nhà ôn tập cách viết bưu thiếp và phong bì.
H: Đọc bài- Trả lời câu hỏi 
G: Kết luận - Đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp + ghi đầu bài 
G: Đọc mẫu 
H: Đọc nối tiếp từng câu hàng ngang 
G: Phát hiện ghi bảng từ khó
- Luyện phát âm cho học sinh
H: Đọc nối tiếp
G: HD cách đọc câu văn khó .
H: Phát hiện cách ngắt nghỉ câu văn dài 
- Luyện đọc – Nx
H: Đọc từ chú giải.
H: Đọc bài theo nhóm
G : Quan sát , chỉ đạo chung 
H: Các nhóm thi đọc trước lớp - Nx
G: Kết luận - Đánh giá
H: Đọc toàn bài 
G: Nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài 
Câu 1: Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì? 
Câu 2: Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì? 
Câu 3: Bưu thiếp dùng để làm gì? 
Câu 4: Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông hoặc bà. Nhớ ghi địa chỉ ở ngoài phong bì.
H: Viết bưu thiếp và phong bì của mình.
H: Nối tiếp đọc bài làm của mình 
H : Trả lời – Nx => G: Kết luận - Rút ra nội dung
H: Nhắc nội dung 
G: Hệ thống toàn bài
- Nhận xét giờ học; giao việc .
Luyện từ và câu
Tiết 9: Từ ngữ về họ hàng
 dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu:
Học sinh:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT1; BT2); xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào hai nhóm họ nội, họ ngoại (BT3). 
- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT4).
II. Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. 
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 Tìm những từ chỉ người trong gia đình , họ hàng của câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà
- Bố, ông, bà, con, cháu, bố, mẹ, cụ già, cô chú, con cháu
Bài 2 Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình mà em biết:
- Cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, thím, cậu mợ, con dâu, con rể, cháu, chắt,...
Bài 3 Ghi vào mỗi cột trong bảng sau một vài từ chỉ người trong gia đình họ hàng mà em biết
Họ nội
Họ ngoại
Chú, cô, bác, thím , 
Cậu, dì. mợ ,
Bài 4 Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi:
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Một số từ ngữ về họ ngoại, họ nội 
- Về xem lại bài; CB bài sau.
G: Kiểm tra chấm điểm vở bài tập
G: Giới thiệu trực tiếp + ghi đầu bài
H: Nêu yêu cầu bài tập 
H: Mở sách giáo khoa bài tập đọc, đọc thầm tìm từ chỉ người trong gia đình.
H: Nối tiếp phát biểu 
G: Ghi nhanh lên bảng những từ đúng
H: Nhắc lại từ trên bảng
H: Nêu yêu cầu bài tập 
H: Lên bảng làm bảng phụ 
- Dưới lớp làm vào vở – Chữa bài - Nx
G: Kết luận - Đánh giá
H: Nêu yêu cầu bài tập 
G: HD học sinh nắm yêu cầu bài tập
- Chia nhóm phát phiếu giao việc
H: Thảo luận nhóm 
- Các nhóm lên bảng dán phiếu
G: Kết luận - Đánh giá
H: Nêu yêu cầu bài tập 
H: Làm bài vào vở 
- Nối tiếp lên bảng điền – Nx => G: Kết luận - Đánh giá
H : Trả lời - Nx
G : Hệ thống kiến thức bài học
-Nhận xét giờ học; giao việc 
Chiều 
Tập viết
Tiết 9: chữ hoa h
I. Mục đích, yêu cầu:
 	Học sinh:
	- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	- G: Mẫu chữ viêt hoa H. 
 	- H: Bảng con, phấn
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Viết G, Góp
B.Bài mới 
1. Giới thiệu bài 1’
2. Hướng dẫn viết bảng con
 a. Luyện viết chữ hoa H 8’
 - Cao 2,5 ĐV
 - Rộng 2 ĐV
 - Gồm 2 nét
 b.Viết từ ứng dụng: 5’ 
c. Viết vở 15’
d. Chấm, chữa bài 5’
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- Cách viết chữ hoa H 
- Về hoàn thiện nốt bài
H: Viết bảng con 
G:Quan sát, nhận xét, đánh giá
G: Nêu yêu cầu tiết học; ghi đầu bài
G: Gắn mẫu chữ lên bảng
H: Quan sát, nhận xét về độ cao, chiều rộng, số lượng nét, cỡ chữ
G: HD qui trình viết (vừa nói vừa thao tác)
H: Tập viết trên bảng con
G: Quan sát, nhận xét, uốn sửa. 
G : Giới thiệu câu ứng dụng 
H: Đọc câu ứng dụng 
G: HD HS hiểu nội dung câu tục ngữ
H: Viết bảng con ( Hai )
G: Quan sát, uốn nắn
H: Viết vào vở (Mỗi cỡ chữ 1 dòng)
* H khá giỏi viết được cả bài.
G: Theo dõi giúp đỡ HS
G: Chấm bài, nhận xét lỗi trước lớp
H: Nhắc lại cách viết 
G: Nhận xét chung giờ học; giao việc. 
Chính tả
 (Nghe – viết): Ông và cháu
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài 2 khổ thơ. Không mắc quá 5 lỗi.
- Làm được BT2, BT3a. 
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Bảng phụ viết quy tắc chính tả c/k 
H: Bảng con, vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: 3’
Viết: Quốc tế, lao động, thiếu nhi
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn nghe – viết: 23’
a - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
*Tìm hiểu nội dung bài viết:
*Nhận xét hiện tượng chính tả:
*Luyện viết tiếng khó: vật, keo, hoan hô
b-Viết chính tả: 
c-Soát lỗi, chữa lỗi, chấm điểm: 
3. Hướng dẫn làm bài tập 10’
Bài 2: Tìm 3 chữ bát đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k.
kem, kim, kẻ, 
cua, củ, cưa, 
* Quy tắc viết với k: e, ê, i 
Bài 3: a. Điền vào chỗ trống l, n?
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy. 
4. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Cách trình bày một đoạn chép .
- Về xem lại bài CB bài sau .
H: Lên bảng viết - Nx
H: Lớp viết bảng con => G: Quan sát, nhận xét- Đánh giá
G: Nêu mục đích yêu cầu tiết học; ghi đầu bài 
G: Đọc bài ; H: Đọc lại 
G: Có đúng cậu bé trong bài thơ thắng được ông mình không?
H: Trả lời - Nx => G: Kết luận - giả vở thua cho cháu vui)
G: Tìm 2 dấu chấm và dấu ngoặc kép có trong bài?
H: Trả lời - Nx => G: Nhận xét, chốt ý
H: Viết bảng con từ khó 
G:Quan sát nhận xét chữa lỗi
G: Đọc bài hướng dẫn cách trình bày
- Đọc từng dòng thơ; H: Nghe – viết bài vào vở 
G: Kết hợp quan sát uốn nắn...
G: Đọc lại toàn bài ; H: Soát lỗi chính tả 
G: Chấm điểm nhận xét một số bài 
H: Nêu yêu cầu bài tập ; G: Đưa mẫu phân tích
H: Lên bảng làm - Dưới lớp làm bài vào vở 
G: Nhận xét, chốt ý => H: Đọc quy tắc 
H: Nêu yêu cầu bài tập ; G: Hướng dẫn
H: Lên bảng điền 
- Dưới lớp làm bàivở => G: Kết luận - Đánh giá 
H : Trả lời - Nx
G :Nhận xét giờ học; giao việc
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 10: 
Kể về người thân
I. Mục đích yêu cầu:
Học sinh:
- Biết kể về ông, bà hoặc người thân dựa theo câu hỏi gợi ý.
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông, bà hoặc người thân.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	G: Tranh minh họa bài tập 1 
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn làm bài tập: 33’
Bài 1: Kể về ông bà, hoặc người thân của em 
a.Ông bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi?
b.Ông bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì?
c.Ông bà (hoặc người thân) của em yêu quý chăm sóc em như thế nào?
Bài 2: Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc người thân của em.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Cách viết một đoạn văn ngắn .
- Về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn.
G: Kiểm tra chấm điểm vở bài tập
G : Giới thiệu trực tiếp + ghi đầu bài
H: Nêu mục đích yêu cầu bài tập và câu hỏi gợi ý 
G: HD học sinh nắm yêu cầu bài tập (Khơi gợi tình cảm với ông bà với người thân của học sinh)
H: Quan sát tranh
- Suy nghĩ chọn đối tượng để kể 
- Phát biểu 
- H khá kể mẫu trước lớp 
G: Chia nhóm giao việc
H: Thảo luận kể theo nhóm; các nhóm thi kể trước lớp. 
G: Nhận xét, bổ sung => G: Chốt nội dung
H: Nêu yêu cầu bài tập 
G: Hướng dẫn ; H: Làm vào vở 
G: Đi quan sát hướng dẫn những em yếu
H: Đọc bài làm của mình 
G: Nhận xét, đánh giá
- Chấm điểm 1 số bài làm tốt
H: Trả lời - Nx
G : Nhận xét giờ học; giao việc 
Ngày  tháng  năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_10_nam_2010.doc