Giáo án môn Tiếng Việt - Lớp 2 - Hồ Thị Bích

Giáo án môn Tiếng Việt - Lớp 2 - Hồ Thị Bích

I/ MỤC TIÊU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

 -Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ: Ngắm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khó khăn, hoan nạn, thử thách trí thông minh của mỗi người, chớ kiêu căng, hợm hĩnh, xem thường người khác.

3. Thái độ: Giáo dục học tính khiêm tốn.

II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:

 GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 HS : Sách tiếng Việt.

III/PHƯƠNG PHÁP:

- Quán sát, hỏi đấp, luyện tập thực hành,

 

doc 54 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1469Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt - Lớp 2 - Hồ Thị Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:3-4: Tập đọc
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I/ MỤC TIÊU:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
 -Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ: Ngắm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khó khăn, hoan nạn, thử thách trí thông minh của mỗi người, chớ kiêu căng, hợm hĩnh, xem thường người khác.
3. Thái độ: Giáo dục học tính khiêm tốn.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 HS : Sách tiếng Việt.
III/PHƯƠNG PHÁP:
- Quán sát, hỏi đấp, luyện tập thực hành,
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra HS đọc bài vè chim 
- GV nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ
C. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Hôm nay chúng ta học bài : “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn”
 2. Hoạt động 1: Luyện đọc:
1) Mục tiêu:: Học sinh đọc đúng giọng của bài yêu cầu.
@ HSY đọc được 1 đoạn.
2) Cách tiến hành:
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 a) Đọc từng câu:
 - GV rút từ khó và HD HS đọc các từ : Cuống quýt, nấp, lấy gậy, quẩng, thình lình, nhảy vọt.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
 - Giúp HS đọc đúng các câu như SGV.
 - GV giải thích: Mẹo: mưu kế.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS.
d) Thi đọc giữa các nhóm( Đoạn –bài)
- HS1: đọc bài và TLCH. Em thích nhất loài chim nào trong bài? Vì sao?
- Một số HS đọc bài vè các em tự sáng tác.
Vài học sinh nhắc lại đề
- Theo dõi trong SGK
- HS tiếp nhau đọc từng câu.
- HS luyện đọc từ khó ( CN-ĐT)
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc các từ chú giải sau bài đọc.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, HS khác nghe, góp ý.
- Đại diện các nhóm thi đọc.(CN-ĐT)
TIẾT 2
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
1) Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học.
@ HSY nhắc lại nội dung bài.
2) Cách tiến hành:
 - GV nêu câu hỏi 1.
 - Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
 - GV nêu câu hỏi 2.
 - Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
 - GV nêu câu hỏi 3.
- Gọi học sinh đọc đoạn 4 – nêu câu hỏi 4
Chốt giảng và giáo dục
 - Chọn tên khác cho câu truyện theo gợi ý(CH5).
- GV treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên truyện theo gợi ý.
 - GV gợi ý để HS hiểu.
 2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại:
- Tổ chức cho từng nhóm thi đọc phân vai
 - GV nhận xét.
3.Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
 - Em thích con vật nào trong truyện? Vì sao?
 -Khuyến khích HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện này.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét –Tuyên dương
- 1 HS đọc đoạn 1.-1 HS trả lời- Lớp NX
- 1 HS đọc đoạn 2.
- 1 HS trả lời- Lớp nhận xét bổ sung
- 1 HS đọc đoạn 3.
- 1 HS trả lời- lớp nhận xét bổ sung
- 1 HS đọc đoạn 4 và TLCH 4.( dành cho HSKG)
- HS thảo luận trước lớp để chọn một tên truyện.
- Giải thích vì sao lại chọn tên ấy.
- 2,3 nhóm HS ( mỗi nhóm 3 em tự phân vai) thi đọc truyện.
- Lớp nhận xét,bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
- Thích gà rừng vì nó bình tĩnh, thông minh lúc gặp nạn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:	
Tiết 4: Tập đọc
CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng những tiếng khó: Y-pơ-rao, rung động, ríu rít, kơ-púc, rướn.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng.
 - Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, rung động, mênh mông, ríu rít, chao lượn.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ: Chao lượn, rợp, hoà âm, thanh mảnh ríu rí.
 - Hiểu nội dung bài: Chim rừng Tây Nguyên có rất nhiều loại với những bộ lông nhiều màu sắc, tiếng hót hay.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 GV: Bản đồ Việt Nam.
 Tranh ảnh đại bàng bay lượn, hoặc thiên nga đang bơi lội.
 Bảng phụ kẻ bảng để điền những từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của 3 loài chim.
HS: Sách Tiếng Việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
 -GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn”. TLCH : Vì sao một trí khôn của Gà rừng hơn trăm trí khôn của Chồn.
 - GV nhận xét, cho điểm.
C. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến thăm vùng đất có những loài chim quý.
 - GV treo bản đồ Việt Nam, giới thiệu vùng đất Tây Nguyên.
2. Hoạt động 1: Luyện đọc:
 - GV đọc mẫu cả bài.
 -Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
 - GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ: Y-pơ-rao, ríu rít, vi vu vi vút, trắng muốt, lanh chanh.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
 - GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng.
 + Mỗi lầnvỗ cánh/ lại phát ravi vu vi vútthắm/ giốnghàng trăm chiếc đàn/cùng hoà âm/
 - Giải nghĩa thêm trắng muốt.
 - Giới thiệu về các loài chim có tên trong bài bằng cách yêu cầu HS xem tranh trong SGK giới thiệu thêm tranh, ảnh ngoài SGK.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
 - GV nhận xét.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - GV nêu câu hỏi trong SGK.
4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
 - GV nhận xét khuyến khích HS đọc tốt.
5. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò:
 - Bài “ Chim rừng Tây Nguyên “và” Vè chim” cho em nhận xét gì về các loài chim.
 - Các loài chim sống trên đất nước ta là một tài sản quý của thiên nhiên, mọi người đều phải bảo vệ chúng.
 - Yêu cầu HS về nhà xem trước ảnh các loài chim, hỏi bố mẹ về tên các loài chim trong ảnh.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
Vài học sinh nhắc lại đề
- HS mở SGK theo dõi.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, HS khác nghe góp ý.
-Đại diện các nhóm thi đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
- 4,5 HS thi đọc bài văn.
- Lớp nhận xét.
- Có rất nhiều loài chim, trong đó có rất nhiều loài chim đẹp sống ở nước ta.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:	
Tiết 4:Tập đọc
CÒ VÀ CUỐC.
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc lưu loát toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ: Cuốc, thảnh thơi.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh nhàn, sung sướng.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh đức tính chăm chỉ, siêng năng.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - HS: Sách Tiếng Việt.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
-Quan sát, hỏi đáp, luyện tập thực hành,
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra HS đọc bài : “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn” và TLCH về nội dung bài.
Nhận xét ghi điểm.
Nhận xét bài cũ.
C. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - GV yêu cầu HS xem tranh minh hoạ chỉ cho HS biết con Cò, con Cuốc.
 - GV giới thiệu: Cò và Cuốc.
2.Hoạt động 1: Luyện đọc:
1) Mục tiêu: HS đọc đúng giọng bài văn, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ,đọc đúng các từ ngữ khó.
@ HSY đọc được một đoạn.
2) Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu cả bài. Giọng Cuốc ngạc nhiên, ngây thơ, giọng Cò dịu dàng, vui vẻ.
 - Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
 - GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ: Lội ruộng, kiếm ăn, trắng tinh.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
 -Hướng dẫn HS đọc đúng các câu như hướng dẫn SGV.
- Kết hợp giải nghĩa từ mới trong bài
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.(Đoạn- bài)
 - GV nhận xét.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1) Mục tiêu:HS hiểu được nội dung bài.
@ HSY nhắc lại câu trả lời cảu bạn và nội dung bài.
2) Cách tiến hành:
-Gọi 1 HS đọc đoạn 1+2.
 - GV nêu lần lượt các câu hỏi, gọi HS trả lời.
Sau mỗi câu GV chốt giảng thêm và giáo dục.
Rút ra nội dung bài ghi bảng
4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
Cho từng nhóm thi đọc phân vai
5. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò:
 - Hỏi lại bài học ?
GV nhắc các em về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét - tuyên dương
-Lần lượt 3 HS đọc và TLCH theo yêu cầu
- HS xem tranh.
- Vài học sinh nhắc lại đề.
- HS mở SGK theo dõi.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.( Hết lớp)
- HS luyện đọc từ khó( CN-ĐT)
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc. Các HS khác nghe góp ý.
- Đại diện các nhóm thi đọc.(CN-ĐT)
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đoạn 1+2.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài
- 3, 4 nhóm HS phân vai ( người kể, Cò, Cuốc) thi đọc truyện.
-1, 2 HS nói lời khuyên của câu chuyện.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :	
Tiết 5: Kể chuyện
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN.
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Rèn luyện kỹ năng nói:
 - Đặt tên được cho từng đoạn truyện.( BT1)
 - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.( BT2)
2. Rèn luyện kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn phát biểu hoặc kể: Nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính khiêm tốn.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Mặt nạ Chồn và Gà rừng để HS kể chuyện vơ ... 
4. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà sửa hết lỗi trong bài chính tả và VBT.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét - tuyên dương.
3 HS lên bảng viết- lớp viết bảng con
-Vài học sinh nhắc lại đề
- 1 học sinh đọc lại bài viết
- 2 HS trả lời- lớp nhận xét.
- HS trả lời- lớp nhận xét 
- HS phân tích và viết vào bảng con.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- Còn lại đổi bài chấm lỗi và chữa vào cuối bài
- Cả lớp làm vào VBT.
- Lớp nhận xét.
Nhắc lại nội dung vừa học
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:	
Tiết 5: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. 
I/ MỤC TIÊU:
 1. Mở rộng vốn từ về các loài thú: Nắm đựơc một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật.( BT 1,2)
 2. Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy( BT 3).
3.Giáo dục học sinh ham học TV
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 GV: Bảng phụ viết nội dung BT1,2.
 Bút dạ và 2 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT3.
HS: VBT.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
-Quan sát, hỏi đáp, luyện tập thực hành,
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra 2 cặp HS thực hành hỏi đáp và làm bài tập 3.
- GV nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
C. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập: 
a) Mục tiêu: HS làm được các bài tập.
@ HSY làm đựoc bài tập do GV HD.
b) Cách tiến hành.
Bài tập 1: Mở rộng vốn từ nói về loài thú.
- GV tổ chức trò chơi : Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm mang tên 1 con vật .
- GV gọi tên con vật nào, HS nhóm đó đứng lên đồng thanh nói từ chỉ đặc điểm của con vật đó. Sau đó gọi ngược lại.
Bài tập 2: Nêu đặc điểm của các con vật.
- GV chia lớp thành 2 4 nhóm( thỏ, sói, hổ, sóc).
- GV nói thành ngữ như SGV, thường dùng để nói về người: Chê người dữ 
tợn ( a), chê người nhút nhát( b), khen người làm việc khoẻ ( c), tả động tác nhanh ( d).
- GV khuyến khích HS thêm các ví dụ tương tự.
Bài tập 3: Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.
- GV nêu yêu cầu.
- GV dán 2 tờ giấy khổ to đã chép sẵn bài tập, phát bút dạ mời 3,4 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3.Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, nhắc HS học thuộc lòng thành ngữ đã học ở BT2.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét –tuyên dương.
- 1 cặp HS thực hành hỏi đáp. HS 1: Nói thú dữ nguy hiểm, HS 2: Nói tên con vật.
- 1 cặp HS làm lại BT3. HS 1 nói 1 câu, HS 2 đặt câu hỏi tương ứng.
Vài học sinh nhắc lại đề.
- Đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
Ví dụ: GV nói: “ Nai”, HS nhóm Nai đáp : “ Hiền lành”.
- Đọc yêu cầu
- GV nói : “ Hổ”.
- Cả nhóm Hổ đồng thanh đáp cả cả cụm từ :” Dữ như hổ”
- HS thuộc các cụm từ so sánh.
- HS tìm thêm các từ nhát như cáy, khoẻ như hùm, khoẻ như trâu.
- Đọc yêu cầu + nội dung.
- HS làm bài vào VBT.
- 3, 4 HS lên làm bài, thi làm đúng, nhanh.
 - Từng em đọc kết quả.
- Lớp nhận xét, sửa chữa.
- Nêu lại nội dung vừa học
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:	
Tiết 5: Tập viết.
CHỮ HOA: U, Ư.
I/ MỤC TIÊU:Rèn kỹ năng viết chữ: 
1. Biết viết các chữ u,ư hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết chữ và câu ứng dụng: “ Ư ơm( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Uơm cây gây rừng” theo cỡ nhỏ ( 3 dòng), chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đung theo quy định.
3. Rèn tính cẩn thận, chính xác.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Mẫu chữ u,ư đặt trong khung chữ. 
 Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ( Ươm) dòng 1, Ươm cây gây rừng ( dòng 2) - HS: Vở TV.
III/ PHƯƠNG PHÁP.
- Quan sát, hỏi đáp, luyện tập thực hành,
 IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
 - GV mời 1 HS nhắc lại cụm từ : Thẳng như ruột ngựa, yêu cầu 2 em HS viết lên bảng lớp.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
a) Mục tiêu: HS biết cách viết chữ hoa U,Ư và cụm từ ứng dụng.
@ HSY viết được chữ hoa U, Ư.
b) Cách tiến hành.
a) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ u,ư.
 * Chữ U: 
- Cấu tạo: Chữ U cỡ vừa cao 5 li, gồm 2 nét là nét móc hai đầu, và nét móc ngược phải.
 - Cách viết: 
 - GV hướng dẫn HS viết từng nét ( viết trên chữ mẫu).
 - GV viết mẫu chữ U lên bảng vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Cỡ vừa: U cỡ nhỏ: U
* Chữ Ư: 
 - Cấu tạo: Như chữ U, thêm một dấu râu trên đầu nét 2.
- Cách viết:
- Hướng dẫn viết từng nét trên chữ mẫu
- GV viết mẫu chữ Ư lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết
Cỡ vừa: Ư. Cỡ nhỏ: Ư
 - GV nhận xét, uốn nắn.
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- Gợi ý học sinh nêu ý nghĩa cụm từ.
b) HS quan sát cụm từ ứng dụng, nêu nhận xét.
 - Các chữ cái cao 2,5 li.
 cao 1,25 li
 cao 1 li
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ và khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.
 - GV viết mẫu chữ Ươm trên dòng kẻ,
Cỡ vừa: Ươm Cỡ nhỏ: Ươm
 * Nhắc HS lưu ý cuối nét 2 chữ ư chạm nét cong của chữ ơ
 - GV nhận xét, uốn nắn.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở bài tập:
a) Mục tiêu: HS biết viết và trình bày chữ hoa vừa học vào vở.
@HSY viết được bài theo yêu cầu. 
b) Cách tiến hành.
- GV nêu yêu cầu, viết như trong SGV.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV chấm 5,7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
5. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét chung về tiết học,khen ngợi những HS viết đẹp, nhắc HS viết vào vở tập viết.
- 1 HS nhắc lại cụm từ.
- 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con.
- HS quan sát và nhận xét.
- 1 học sinh nêu lại cấu tạo chữ hoa U
- Quan sát theo GV
- 1 học sinh nhắc lại cách viết
- Viết bảng con 2 lượt/ chữ
- 1 học sinh nêu lại cấu tạo chữ hoa Ư
- 1 học sinh nhắc lại cách viết
- HS tập viết chữ Ư 2 lượt/chữ.
- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng. 
- HS nêu cách hiểu: Cần làm thường xuyên để phát triển rừng chống lũ lụt, hạn hán, nhận xét
- Ư, y,g.
- r.
- ơ, m, â, ư, n.
- HS trả lời
- HS tập viết chữ Ươm 2 lượt./chữ
- HS viết theo yêu cầu của GV.
- Nộp vở chấm
Nêu lại nội dung bài học
V/RÚT KINH NGHIỆM:	
Tiết 3: Tập làm văn
ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH. NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI.
I/ MỤC TIÊU:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lời phủ định trong giao tiếp đơn giản.( BT 1,2)
 2. Rèn kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi: Nghe kể một câu chuyện vui, nhớ và TL đúng các câu hỏi.( BT 3).
3. Rèn tính ham học TV.
II/ ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:
 GV: Máy điện thoại để HS thực hành đóng vai.
 HS: VBT.
III/ PHƯƠNG PHÁP.
-Quan sát , hỏi đáp, luyện tập thực hành,
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 cặp HS .
 - GV nhận xét. 
C. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập:
a) Mục tiêu: HS biết đáp lời phủ đinh trong tình huống giao tiếp. 
@ HSY làm đựoc các bài tập do GV HD.
b) Cách tiến hành:
 a) Bài tập 1: Treo bài tập
 - GV nhắc HS không nhất thiết phải nói chính xác từng câu, chữ của 2 nhân vật.
- Khi trao đổi phải thể hiện thái độ lịch sự nhã nhặn.
b) Bài tập 2: Treo bài tập
- GV khuyến khích các em lời phủ định theo những cách diễn đạt khác nhau.
- GV nhận xét.
- Nhận xét chung
c) Bài tập 3: Treo bài tậ
 - GV : Vì sao là một truyện cười nói về cô bé ở thành phố,lần đầu về nông thôn, thấy cái gì cũng lạ lẫm. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để xem cô bé hỏi anh họ mình ở quê điều gì?
- GV kể chuyện ( giọng vui, dí dỏm).
- GV kể lần 1 ( nghỉ hơi dài chỗ có dấu chấm lửng). Sau đó dừng lại yêu cầu cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi.
- GV kể lần 2,3.
- Chia nhóm giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét bình chọn HS TL đúng nhất .
- Gọi 1 HS giỏi dựa vào 4 câu hỏi kể lại toàn bộ truyện .
3. Hoạt động 2: Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS làm BT3 vào VBT, thực hành đáp lời phủ định phù hợp với tình huống thể hiện thái độ lịch sự làm giao tiếp thực sự mang lại niềm vui cho mình và mang lại niềm vui cho người khác.
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét –Tuyên dương.
-2 cặp HS thực hành đóng vai làm lại BT 2b, 2c( tiết TLV tuần 23/49).
Vài học sinh nhắc lại đề.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm.
- Từng cặp HS thực hành đóng vai. HS nói lời cậu bé, HS 2 nói lời người phụ nữ.
- 1 HS đọc yêu cầu các tình huống trong bài.
- Cả lớp đọc thầm từng mẫu đối thoại để biết ai đang nói chuyện với ai, về việc gì?
Từ đó có lời đối đáp phù hợp.
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo các tình huống a,b,c.
- Lớp nhận xét bình chọn cặp thực hành hay nhất.
- Cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi, quan sát tranh, hình dung sơ bộ mẫu chuyện .
-1,2 HS nói về tranh.
- HS nghe GV kể chuyện.
- HS chia nhóm trao đổi, thảo luận, trả lời lần lượt 4 câu hỏi.
- HS các nhóm thi TLCH trước lớp.
- Mỗi nhóm cử ra 2 HS. HS 1 nêu câu hỏi, HS 2 trả lời.
- HS viết các câu trả lời vào VBT. 
- Nêu lại nội dung vừa học
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan222324tieng viet2.doc