Giáo án môn Mĩ thuật tuần 1, 2 - Lớp 1, 2, 3, 4, 5

Giáo án môn Mĩ thuật tuần 1, 2 - Lớp 1, 2, 3, 4, 5

Mĩ thuật lớp 1

Bài1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I.MỤC TIÊU:

-HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

-Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

-HS khá giỏi: Bước đầu biết cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: tranh vẽ cảnh vui chơi của thiếu nhi ở sân trường , công viên , ngày lễ.

-HS: tranh vẽ của thiếu nhi trong VBT

 

doc 13 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật tuần 1, 2 - Lớp 1, 2, 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ tư ngày 11 tháng 8 năm 2010
Mĩ thuật lớp 1
Bài1: XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI
I.MỤC TIÊU: 
-HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
-Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
-HS khá giỏi: Bước đầu biết cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: tranh vẽ cảnh vui chơi của thiếu nhi ở sân trường , công viên , ngày lễ.
-HS: tranh vẽ của thiếu nhi trong VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đối tượng
*Oån định tổ chức:
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
*Bài mới: Giới thiệu bài xem tranh
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi.
-Đây là tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong và ngoài nhà trường, người vẽ có thể chọn cho mình một hoạt động vui chơi theo ý thích, phù hợp để vẽ.
2/ Hoạt động 2: Xem tranh học sinh vui chơi.
*HS vui chơi ở trường.
-Treo tranh.
-Cho HS xem tranh và gợi ý HS tập trả lời tìmhiểu nội dung các bức tranh
+Bức tranh này vẽ cảnh gì?
+Các bạn đang vui chơi ở đâu?
* Giới thiẹâu tranh hs đang vui chơi trong mùa hè.
+Bức tranh vẽ cảnh gì?
+Trong tranh, các bạn nhỏ đang làm gì?
=>GV tóm lại: Đề tài vui chơi rất rộng và phong phú, hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn say mê đề tài này và đã vẽ được những bức tranh rất đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn ấy .
* GV giới thiệu tranh trong 1 VBT.
+Bức tranh vẽ cảnh gì?
+Trong tranh có những hình ảnh nào?
+Trong tranh có những màu nào?
+Em thích nhất màu nào,hình ảnh nào trên bức tranh của bạn?
* GV hướng dẫn hs quan sát tranh 2 VBT
-Tiến hành tương tự như trên.
=> Kết luận :Các em vừa xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay cái đẹp của tranh , trước hết các em cần quan sát kĩ bức tranh có những hình ảnh màu sắc nào và trả lời được các câu hỏi đồng thời đưa ra những nhận xét chung của mình về bức tranh.
3/ Hoạt động 3: Nhận xét tiết học 
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học, ý thức học tập của học sinh.
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh dựa theo những câu hỏi mà ta vừa quan sát 
Chuẩn bị cho bài học sau: Vẽ nét thẳng
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời câu hỏi mà gv nêu ra.
+Các bạn HS đang vui chơi.
+Trên sân trường.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+Cảnh các bạn nhỏ đang vui chỏi.
+Các bạn đang thả diều.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và trả lời câu hỏi
+Cảnh đua thuyền.
+Chiếc thuyền, người bơi thuyền, cờ, nước
+Đỏ, vàng, lam, xanh, tím, đen.
+HS trả lời theo cảm nhận của mình
-HS chú ý lắng nghe
HSTB
HSTB, yếu
HS khá
HSTB
HSTB, yếu
HS khá, giỏi
------------------------------------------------------
Mĩ thuật lớp 3
Bài 1: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi (đề tài môi trường).
I/ Mục tiêu:
-HS tiếp xúc, làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi, của hoạ sĩ.
-Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường.
-Có ý thức bảo vệ môi trường.
*HS khá giỏi: Chỉ ra được các màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
*HS chưa đạt chuẩn: tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
 *GDBVMT: Biết giữ gìn cảnh quan MT. Tham gia các hoạt động và làm cảnh quan MT.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Sưu tầm một số tranh thiếu nhi, của họa sĩ về đề tài môi trường . 
	* HS: VBTõ.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đối tượng
*Oån định tổ chức.
- Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs
- Gv nhận xét.
 *Giới thiệu và nêu vấn đề:
 *Phát triển các hoạt động.
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu các bức tranh.
- Gv giới thiệu tranh về đề tài môi trường để Hs quan sát. Nêu câu hỏi cho HS trả lời:
+ Tranh vẽ về đề tài gì ?
+Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môt trường mà em biết.
- Gv nhấn mạnh: Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được các bức tranh đẹp cho chúng ta xem.
2/ Hoạt động 2: Xem tranh.
- Gv yêu cầu Hs quan sát và trả lời câu hỏi. Về tìm hiểu nội dung tranh.
+ Tranh 1 vẽ hoạt động gì?
+ Những hình ảnh chính, phụ trong tranh?
+ Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào? Ở đâu?
+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?
- Gv nhấn mạnh:
+ Xem tranh tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp.
+ Xem tranh cần có nhận xét riêng của mình.
* Hoạt động 3:
- Gv cho hs xem một số bức tranh của Hs vẽ.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm: cho các em chơi trò chơi.
- Yêu cầu: các em đặt tên cho những bức tranh Gv dán trên bảng, đội nào đặt tên nhiều nhất, phù hợp nhất là thắng cuộc.
- Gv nhận xét.
*GDBVMT: Biết giữ gìn cảnh quan MT. Tham gia các hoạt động và làm cảnh quan MT.
Tổng kềt – dặn dò.
-Về tập vẽ lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: Vẽ họa tiết và vẽ màu vào đường diềm.
-Nhận xét bài học.
Hs quan sát và trả lời các câu hỏi.
+Đề tài môi trường.
+Làm vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ rừng.
-HS quan sát.
-Chăm sóc cây xanh.
-Hình ảnh chính: các bạn nhỏ đang chăm sóc cây xanh. Hình ảnh phụ: cây cối, mặt đất.
-Mỗi người một vẻ:bạn xách nước, bạn tưới cây, bạn gánh phân trong vườn cây
-Màu có nhiều trong tranh: màu lam, xanh, vàng.
-Mỗi nhóm lên ghi tên tranh tren bảng.
HS khá
HSTB
HSTB
HS khá
HS khá giỏi
HSTB, yếu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 12 tháng 8 năm 2010
Mĩ thuật lớp 5
BÀI 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
( TÔ NGỌC VÂN )
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân.
-Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”.
*HS khá giỏi: nêu được lí do tại sao mình thích bức tranh.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1- Giáo viên: 
-Tranh vẽ Thiếu nữ bên hoa huệ của Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (trong SGK)
2- Học sinh: 
-Vở Tập vẽ 5, tranh sưu tầm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
* Giới thiệu bài :
 - GV giới thiệu về một vài bức tranh đã chuẩn bị .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đối tượng
1-Oån định :
 	- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2- Bài mới:
*HĐ 1: Quan sát và nhận xét:
Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ những gì ? Của tác giả nào?
- GV giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân có những tác phẩm nào?
*HĐ 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ .
- Tên bức tranh ?
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì ?
- Bức tranh còn có hình ảnh nào nữa ?
- Màu sắc của bức tranh ntn ?
- Chất liệu của tranh vẽ ?
- Kể tên các màu vẽ có trong tranh ?
- Em có thích bức tranh này không ? Vì sao?
- GV cho HS xem thêm 1 số tranh của TNV
*HĐ 3: Củng cố .
- GV nhận xét bài học.
- Cho học nêu cảm nhận của mình về tác giả, tác phẩm.
*HĐ 4 : Dặn dò:
- Nhắc HS về nhà đọc thêm về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Vẽ về cô gái và hoa huệ. Của Tô Ngọc Vân
- Thiếu nữ bên hoa sen, bừa trên đồi, thuyền trên sông Hương, đốt đuốc đi học, buổi trưa.
-Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Cô thiếu nữ (cô gái).
- Bông hoa huệ.
- HS trả lời.
- Sơn dầu.
- HS kể .
- HS nêu vẻ đẹp của tranh .
- HS nêu.
HSTB, yếu
HS khá
HSTB, yếu
HS khá
HSTB
HS khá giỏi
HS khá giỏi
--------------------------------------------------
Mĩ thuật lớp 4
BÀI : VẼ TRANG TRÍ : MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I-MỤC TIÊU :
 -Biết thêm cách pha màu : da cam, xanh lá cây và tím.
 -Nhận biết được các cặp màu bổ túc. 
-Pha được màu theo hướng dẫn.
 *HS khá giỏi pha đúng màu da cam, xanh lá cây, tím.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
-SGK ; SGV ; Hộp màu ; Bút vẽ ; Bảng pha màu ; 
-Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu : da cam , xanh lục , tím. -Bảng màu giới thiệu các màu nóng , màu lạnh và màu bổ túc . 
Học sinh :
 SGK ; Vở thực hành ; Hộp màu ; Bút vẽ hoặc sáp màu , bút chì màu , bút dạ. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Đối tượng
*Ổn định lớp :
-Kiểm tra đồ dùng của HS
-Nhận xét.
*Dạy bài mới :
2/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét 
-Yêu cầu hs nhắc lại các màu cơ bản.
-GV nêu cách pha:
+Đỏ pha vàng ra cam.
+Vàng pha lam ra lục.
+Lam pha đỏ ra tím.
-Giới thiệu các cặp màu bổ túc: là những cặp màu đối nhau làm cho chúng cùng nổi bật.
+Đỏ bổ túc cho lục.
+Lam bổ túc cho cam.
+Vàng bổ túc cho tím.
-Giới thiệu màu nóng, màu lạnh:
+Màu nóng là những màu gây cảm giác nóng.
+Màu lạnh là những màu gây ra cảm giác lạnh.
-Cho hs xem các màu để hs tìm đúng màu nóng hay lạnh.
-Chốt lại kiến thức hoạt động 1.
2/Hoạt động 2:Cách pha màu 
-Làm mẫu cách pha màu, vừa thao tác vừa giải thích.(trên nhiều chất liệu)
-Giới thiệu các màu có sẵn được pha như thế nào.
3/Hoạt động 3:Thực hành 
-Yêu cầu hs tập pha màu bằng cách tô chồng từng cặp màu lên nhau.
-Hướng dẫn theo dõi và nhắc nhở.
-Chú ý tỉ lệ màu nhiều ít sẽ ra các sắc độ khác nhau.
4/Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá 
-Củng cố:
+Nêu lại cách pha màu cam-xanh lá cây-tím.
+Nêu vật có màu cam, xanh lá cây, tím
-Khen ngợi tuyên dương những hs pha đẹp.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau: Vẽ the ... iềm đã chuẩn bị. Gv hỏi:
+ Em có nhận xét gì về 2 đường diềm này?
+ Có những họa tiết nào ở đường diềm?
+ Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
+ Vì sao gọi là đường diềm chưa hoàn chỉnh?
- Sau khi Hs trả lời các câu hỏi Gv bổ sung thêm. 
2/Hoạt động 2: Cách vẽ họa tiết.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình ở VBT và chỉ cho các em những họa tiết đã có ở đường diềm để ghi nhớ .
- Gv hướng dẫn mẫu lên bảng cách vẽ tiếp họa tiết.
Lưu ý: 
+ Cách vẽ phác trục để vẽ họa tiết đối xứng cho đều và cân đối.
+ Khi vẽ cần phác nhẹ trước và vẽ lại cho hoàn chỉnh.
- Gv hướng dẫn cách vẽ màu vào đường diềm: chọn màu thích hợp, có thể dùng 3 – 4 màu, các họa tiết giống nhau vẽ cùng màu.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Gv yêu cầu Hs 
+ Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm phần thực hành trong VBT .
+ Vẽ họa tiết đều, cân đối.
+ Chọn màu thích hợp, hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu. Màu ở đường diềm có màu đậm nhạt.
- Gv yêu cầu Hs thực hành vẽ.
/Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
-Trưng bày sản phẩm
-Gợi ý HS chọn ra bài vẽ đẹp và nêu nhận xét: hoạ tiết vẽ cân đối, tô màu đều, nổi bật.
-GV nhận xét chi tiết và đánh giá
Tổng kềt – dặn dò.
-Về tập vẽ lại bài.
-Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu : Vẽ quả.
-Nhận xét bài học.
Hs quan sát.
-1 Đ/diềm đã hoàn chỉnh, 1 Đ/diềm thì chưa.
-Có hoa lá, hình học.
-Sắp xếp theo kiểu nhắc lại
-Chưa vẽ xong hoạ tiết và chưa tô màu.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
-HS thực hành vẽ tiếp hoạ tiết và tô màu.
-HS nhận xét.
-HSTB, yếu
-HS khá
-HS khá giỏi
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 19 tháng 8 năm 2010
Mĩ thuật lớp 5
Bài2: Vẽ trang trí
MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ.
I.Mục tiêu :
-Hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sứac trong trang trí.
-Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí. 
-HS khá giỏi: Sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí.
II.Chuẩn bị :
1- Giáo viên: 
- Một số đồ vật trang trí, hoạ tiết phóng to .
2- Học sinh: 
- Bút chì, tẩy, màu vẽ...
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đối tượng
*Ổn định :
 Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
*Bài mới:
 Giới thiệu bài :
1/Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
- Kể một số đồ vật được trang trí trong bài?
- Mỗi màu vẽ ở các hình như thế nào ?
- Độ đậm nhạt ở các bài giống hay khác nhau không ?
2/Hoạt đợng 2: Cách vẽ màu :
- GV giới thiệu một số màu và cách pha.
- Vẽ trang trí cần chọn màu như thế nào ?
- Mảng hình giống nhau vẽ màu ra sao ?
- Vẽ màu cần tuân theo quy luật nào ?
3/Hoạt động 3: Thực hành :
- GV yêu cầu HS vẽ màu vào hình có sẵn trong VBT.
-Bao quát hướng dẫn HS yếu chọn màu và cách vẽ màu.
4/Hoạt động 4: Củng cố .
-Trưng bày sản phẩm.
-Gợi ý HS chọn bài vẽ đẹp và nhận xét về cách chọn màu: màu đơn giản, có đậm có nhạt, màu nổi bật, đều.
- GV nhận xét bài vẽ màu trang trí của HS và đánh giá.
- Vẽ trang trí vào đồ vật có ý nghĩa gì ?
-Nhận xét tiết học
* Dặn dò:
 Nhắc HS chuẩn bị Bài 3
- HS kể.
- Khác nhau.
- Khác nhau.
- HS quan sát.
- Đơn giản.
- Giống nhau.
- Độ đậm nhạt.
- HS thực hành
- HS nghe GV gợi ý.
- HS chọn bài vẽ đẹp theo cảm nhận và nhận xét.
-Cho đồ vật thêm đẹp
-HSTB yếu
-HS khá
-HS khá giỏi
-HSTB, khá
-HSTB, yếu
---------------------------------------
Mĩ thuật lớp 4
BÀI: VẼ THEO MẪU : VẼ HOA , LÁ
I-Mục tiêu :
-Hiểu hình dáng , đặc điểm , màu sắc của hoa lá. 
-Biết cách vẽ hoa, lá.
 -Vẽ được bông hoa , chiếc lá theo mẫu . 
-HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II-Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : 
SGK ; SGV ; 1 số loại hoa , lá có hình dáng màu sắc đẹp; Bài vẽ của HS các lớp trước . 
Học sinh :
SGK , Tranh ảnh hoặc 1 số hoa , lá thật ; Vở thực hành ; Bút chì , tẩy , màu vẽ . 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ư
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Đối tượng
*Ổn định: Kiểm tra đồ dùng học tập
*Bài mới
-Giới thiệu bài
1/Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét 
-Cho HS xem hoa lá thật và yêu cầu HS nêu tên, hình dáng, màu sắc của mỗi loại hoa lá, đồng thời so sánh sự khác giống nhau giữa chúng,
-Yêu cầu HS kể tên và mô tả hoa lá mà em biết .
2/Hoạt động 2:Cách vẽ hoa la.ù 
-Yêu cầu HS xem kĩ hoa lá trước khi vẽ.
-GV hướng dẫn và thị phạm.
+Vẽ khung hình chung.
+Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác nét chính.
+Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu.
+Vẽ chi tiết nét đặc điểm của hoa lá.
+Có thể vẽ màu theo ý thích.
-Cho HS xem bài vẽ hoa lá của các lớp trước.
3/Hoạt động 3:Thực hành 
-Yêu cầu HS nhìn vào mẫu hoa lá đã chuẩn bị để trước mặt và vẽ.
-Lưu ý: quan sát kĩ các đặc điểm, tỉ lệ trước khi vẽ; xếp hình vào tờ giấy cho cân đối; vẽ theo trình tự đã nêu.
4/Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Trưng bày sản phẩm, gợi ý HS nhận xét bài vẽ của các bạn: hình vẽ cân đối, gần với với mẫu, hình vẽ rõ ràng.
-Nhận xét chi tiết, đánh giá và khen ngợi những bài tốt.
Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Nêu tên và mô tả.
-HS kể
-Thực hành vẽ hoa lá theo các bước.
-HS chọn bài vẽ đẹp và nhận xét.
HSTB, yếu
HS khá
HS khá giỏi
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Mĩ thuật lớp 2
Bài 02: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH THIẾU NHI (Đôi bạn của Phương Liên)
I/ Mục tiêu
-Biết mô tả hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
-Bước đầu biết cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
-HS khá giỏi:mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
II/ Chuẩn bị 
GV: - Tranh in trong Vở Tập vẽ 2
 - Một vài bức tranh của thiếu nhi Quốc tế và của thiếu nhi Việt Nam.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.
III/ Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đối tượng
*Ổn định: Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
*Bài mới. 
 a.Giới thiệu
 b.Bài giảng 
1/Hoạt động 1:Xem tranh
- Giáo viên giới thiệu tranh đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên) và nêu các câu hỏi ngắn nhằm gợi ý cho học sinh quan sát suy nghĩ và tìm câu trả lời.
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh.
+ Em có thích những bức tranh này không, vì sao?
- Bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hệ thống lại nội dung:
+ Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ Màu sắc trong tranh có màu đậm, có màu nhạt (như cỏ, cây màu xanh, áo, mũ màu vàng cam...). Tranh của bạn Phương Liên, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Nam Thành Công là bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập
2/Hoạt động 2: Nhận xét,đánh giá.
 - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Khen ngợi một số học sinh có ý kiến phát biểu.
* Dặn dò: 
- Sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ tranh.- Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+Hai bạn nhỏ, cỏ cây, bướm, gà.
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+Vàng cam, đỏ, xanh, đen.
+ HS trả lời:
HSTB, yếu
HS khá giỏi
Duyệt
Tổ trưởng
P. Hiệu trưởng
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docMi thuat tuan 12 cac khoi lop.doc