Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 27

Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 27

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Kiểm tra đọc (lấy điểm)

Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26

2. Kỹ năng:

Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ. Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.

3. Thái độ: On luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?

On luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác.

II. Chuẩn bị

GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. HS: Vở

III. Các hoạt động

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2, kì II - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TIẾNG VIỆT
Tiết: 1
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Kiểm tra đọc (lấy điểm)
Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26
Kỹ năng: 
Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ. Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
Thái độ: Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Oân luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 H t đ b
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sông Hương
GV gọi HS đọc bài và TLCH
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
 Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.
v Hoạt động 2: Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Bài 2Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Hãy đọc câu văn trong phần a.
Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”
Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?
Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS. 
v Hoạt động 3: Oân luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác 
Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời cảmơn, 1 HS đáp lại lời cảm ơn. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm từng HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Khi nào?” và cách đáp lời cảm ơn của người khác.
Chuẩn bị: Tiết 2
Hát
HS đọc bài và TLCH của GV, bạn nhận xét 
Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
Đọc: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
Mùa hè.
Suy nghĩ và trả lời: khi hè về.
Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
Bộ phận “Những đêm trăng sáng”.
Bộ phận này dùng để chỉ thời gian.
Câu hỏi: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
b) Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?/ Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
Đáp án:
a) Có gì đâu./ Không có gì./ Đâu có gì to tát đâu mà bạn phải cảm ơn./ Ồ, bạn bè nên giúp đỡ nhau mà./ Chuyện nhỏ ấy mà./ Thôi mà, có gì đâu./
b) Không có gì đâu bà ạ./ Bà đi đường cẩn thận, bà nhé./ Dạ, không có gì đâu ạ./
c) Thưa bác, không có gì đâu ạ./ Cháu cũng thích chơi với em bé mà./ Không có gì đâu bác, lần sau bác bận bác lại cho cháu chơi với em, bác nhé./
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
Tiết: 2
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Kiểm tra đọc.
Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26 
2Kỹ năng: Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.
Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.
Oân luyện cách dùng dấu chấm.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 H t đ b
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
Ôn tập tiết 1
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
 Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS của lớp được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này.
v Hoạt động 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa 
Chia lớp thành 4 đội, phát co mỗi đội một bảng ghi từ (ở mỗi nội dung cần tìm từ, GV có thể cho HS 1, 2 từ để làm mẫu), sau 10 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội thắng cuộc. 
Đáp án: 
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Thời gian
Từ tháng 1 đến tháng 3
Từ tháng 4 đến tháng 6
Từ tháng 7 đến tháng 9
Từ tháng 10 đến tháng 12
Các loài hoa
Hoa đào, hoa mai, hoa thược dược,
Hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa loa kèn,
Hoa cúc
Hoa mậm, hoa gạo, hoa sữa,
Các loại quả
Quýt, vú sữa, táo,
Nhãn, sấu, vải, xoài,
Bưởi, na, hồng, cam,
Me, dưa hấu, lê,
Thời tiết
Aám áp, mưa phùn,
Oi nồng, nóng bức, mưa to, mưa nhiều, lũ lụt,
Mát mẻ, nắng nhẹ,
Rét mướt, gió mùa đông bắc, giá lạnh,
Tuyên dương các nhóm tìmđược nhiều từ, đúng.
v Hoạt động 3: Oân luyện cách dùng dấu chấm 
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập 3.
Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi 1 HS đọc bài làm, đọc cả dấu chấm.
Nhận xét và chấm điểm một số bài của HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa.
Chuẩn bị: Tiết 3
Hát.
Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc và trả lời câu hỏi.
Theo dõi và nhận xét.
HS phối hợp cùng nhau tìm từ. Khi hết thời gian, các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
HS làm bài.
Trời đã vào thu. Những đám mấy bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
MÔN: TOÁN
Tiết: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS biết:
Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó; số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
2Kỹ năng: Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 H t đ b
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Sửa bài 4 
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Số 1 trong phép nhân và chia.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
a) GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:1 x 2 = 1 + 1 = vậy	 1 x 2 = 2
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3	vậy	1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy	1 x 4 = 4
GV cho HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b) GV nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có
2 x 1 = 2	ta có	2 : 1 = 2
3 x 1 = 3	ta có	3 : 1 = 3
HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Chú ý: Cả hai nhận xét trên nên gợi ý để HS tự nêu; sau đó GV sửa lại cho chuẩn xác rồi kết luận (như SGK).
v Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia cho 1 (số chia là 1)
Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:
1 x 2 = 2	ta có	2 : 1 = 2
1 x 3 = 3	ta có	3 : 1 = 3
1 x 4 = 4	ta có	4 : 1 = 4
1 x 5 = 5	ta có	5 : 1 = 5
GV cho HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
v Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)
Bài 2: Dựa vào bài học, HS tìmsố thích hợp điền vào ô trống (ghi vào vở).
1 x 2 = 2	5 x 1 = 5	3 : 1 = 3
2 x 1 = 2	5 : 1 = 5	4 x 1 = 4
Bài 3: HS tự nhẩm từ trái sang phải.
a) 4 x 2 = 8; 8 x 1 = 8 viết 4 x 2 x 1 = 8 x 1 = 8
b) 4 : 2 = 2; 2 x 1 = 2 viết 4 : 2 x 1 = 2 x 1 = 2
c) 4 x 6 = 24; 24 : 1 = 24viết 4 x 6 : 1 = 24 : 1 = 24
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài 4. Bạn nhận xét.
 HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
1 x 2 = 2 1 x 3 = 3 1 x 4 = 4
HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
Vài HS lặp lại.
HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Vài HS lặp lại.
Vài HS lặp lại:
	2 : 1 = 2
	3 : 1 = 3
	4 : 1 = 4
	5 : 1 = 5
HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
Vài HS lặp lại.
HS tính theo từng cột. Bạn nhận xét.
2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét.
HS dưới lơ ... áo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cổ chân, đầu gối, hông.
Chạy trên địa hình tự nhiên. 
Trò chơi: Kết bạn. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB
Ôn bật xa. Chia nhóm tập luyện theo khu vực đã quy định. Yêu cầu HS hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích. Đi theo vạch thẳng- hai tay chống hông GV nhắc cách tập luyện phối hợp, làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện. 
Cho HS tập luyện theo đội hình hàng dọc.
b. Trò chơi vận động các em yêu thích
GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát. 
Đứng tại chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
HS chơi.
HS thực hiện.
HS lắng nghe
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT CHIM CHÍCH BÔNG
MỤC TIÊU :
HS hát kết hợp động tác múa phụ họa bài hát Chim Chích Bông 
Tập đọc và nghe thang âm : Đô_ Rê _ Mi _ Son _ La ; Đô_ Rê _ Mi _ Son 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Học sinh :
SGK ; Vở chép nhạc .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Phần mở đầu: 
Giới thiệu nội dung tiết học. 
Phần hoạt động :
Nội dung 1: Dạy hát bài Chim Chích Bông
Hoạt động 1: Dạy hát.
Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, chỉ cho HS biết vị trí vùng đồng bằng Nam Bộ, nơi có vườn cây có các loài chim sinh sống và giới thiệu bài như SGK. 
Chim Chích Bông
Lời thứ nhất: 
Lời thứ hai chia tương tự như lời thứ nhất. 
GV giải thích cho HS
Đom boong: quả đa.
Những chỗ có nốt hoa mĩ phải luyến nhanh ; chỗ luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại. 
Những chỗ cuối câu hát, trường độ ngân và nghỉ hai phách rưỡi (nốt trắng và lặng đơn ), GV đếm 2-3 để HS thực hiện đúng. 
Hoạt động 2: Củng cố bài hát.chim chích bông
GV yêu cầu một HS hát lời một và một HS hát lời hai bài Chim Chích bông
GV chỉ định nhóm gồm 3-4 HS lên trình bày bài hát trước lớp. 
Nội dung 2: Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù.
GV dành ít thời gian hỏi HS cảm nhận sau khi đọc bài Tiếng sáo của người tù. (Khâm phục người chiến sĩ Cách mạng, trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.ổ/ 3/ Phần kết thúc:
GV yêu cầu từng tổ trình bày bài hát chú chim nhỏ dễ thương
Nhắc các em học thuộc lời ca và tập vận động phụ hoạ. 
HS hát từng câu theo giáo viên. 
HS hát.
Các nhóm trình bày. 
Từng tổ trình bày. 
HS lắng nghe
THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
 I.Mục đích yêu cầu:_ Biết cách làm đồng hồ đeo tay
 _ Kẻ, cắt, dán được hình đúng quy trình kĩ thuật 
 _ Học sinh có hứng thú trong việc làm đồng hồ đeo tay
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : _ Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E được cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời , chưa dán 
 _ Tranh quy trình kẻ , cắt , dán đồng hồ đeo tay
 2.Học sinh : _Giấy thủ công , thước kẽ , bút chì , kéo thủ công , hồ dán
III.Hoạt động lên lớp : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra dụng cụ học tập 
3.Bài mới: 
­Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại) 
Giáo viên giới thiệu mẫu cách dán hình và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra nhận xét: 
ngang.
­Hoạt động 2 :Giáo viên hướng dẫn mẫu(Phương pháp quan sát, đàm thoại)
 +Bước 1 : Cách1 làm giấy xúc xích trang trí
_Lật mặt trái của tờ giấy thủ công, kẻ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi 
_ Chấm các điểm đánh dấu hình vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ đường xúc xích theo các điểm đã đánh dấu ( H 2 ). 
 +Bước 2 : Cắt dán hình
_Do tính chất đối xứng nên không cần cắt cả chữ E mà chỉ gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa ( mắt trái ra ngoài ) Cắt theo đường kẻ nửa chữ E bỏ phần gạch chéo ( H.3 ) .Mở ra được mặt đồng hồ
+Bước 3 : Dán hình vưa cắt 
_ Thực hiện tương tự như dán chữ cái ở bài trước ( H4 )
 _Sau khi học sinh hiểu cách kẻ cắt chữ E, giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt dán hình
­Hoạt động 3 : Học sinh thực hanh2 làm xúc xích trang trí
_ Học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ đeo tay
_ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt dán đồng hồ theo quy trình 
_ Giáo viên tổ chứ cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán xúc xích trang trí Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
_ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và đánh giá nhận xét sản phẩm 
_ Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh .
5.Dặn dò: _Bài nhà: Dặn dò học sinh về nhà tự cắt lại chữ E cho dẹp 
 _Chuẩn bị bài sau 
 _ Học sinh quan sát mẫu chữ E 
 _ Học sinh quan sát mẫu chữ E
_ Học sinh thực hành cắt dán chữ E
_ Học sinh trưng bày và đánh giá nhận xét sản phẩm của các bạn trong lớp.
HS lắng nghe
	Tiết :	THỂ DỤC
 TRÒ CHƠI : TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH
I-MUC TIÊU:
-Đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
-Trò chơi “ theo ý thích” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cổ chân, đầu gối, hông.
Chạy trên địa hình tự nhiên. 
Trò chơi: Kết bạn. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB
Ôn bật xa. Chia nhóm tập luyện theo khu vực đã quy định. Yêu cầu HS hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích. Đi nhanh chuyển sáng chạy GV nhắc cách tập luyện phối hợp, làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện. 
Cho HS tập luyện theo đội hình hàng dọc.
b. Trò chơi vận động: Kết Bạn
GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát. 
Đứng tại chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
HS chơi.
HS thực hiện.
HS lắng nghe
MỸ THUẬT
VẼ THEO MẪU : VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH
I/Mục đích yêu cầu: 
Hs : vẽ được cặp sách hs
Kĩ Năng : Biết cách mô tả , nhận xét hình ảnh , màu sắc của chiếc cặp 
Thái độ : Có ý thức vẽ đúng theo đề tài
II/Chuẩn bi:
 1/ Giáo viên Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác . Tranh của hoạ sĩ vẽ cùng đề tài 
 2/Học sinh Sưu tầm tranh , ảnh vẽ cắp sách hs... Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . Bút chì , màu vẽ 
III/Hoạt động lên lớp
 1/Khởi động:. 5’ hát bài hát
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 3/Bài mới 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5’
 20’
 10’
_ GV giới thiệu tranh vẽ cặp sách để HS quan sát 
_ GV giới thiệu những hoạt động CỦA CON VẬTo trường trong cuộc sống 
_ GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi về các đề tài khác và gợi ý để HS nhận xét 
_ GV nhấn mạnh : các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng quan sát .
Hoạt động 1 : Xem tranh 
_ GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi về tìm hiểu nội dung tranh 
Ví dụ : + Tranh vẽ hoạt động gì ?
+ Những hình ảnh chính , hình ảnh phụ trong tranh .
+ Hình dáng , động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? Ở đâu ?
+ Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ?
_ Sau khi HS trả lời đủ và đúng GV cần khen ngợi , động viên khích lệ : HS nào trả lời chưa đúng , cần sửa chữa và bổ sung thêm 
_ GV nhấn mạnh 
+ Xem tranh , tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp 
+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình 
Hoạt động2 : Nhận xét đánh giá 
_ Nhận xét chung tiết học 
_ Khen ngợi , động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phú hợp với nội dung của tranh 
 4 Củng cố : Hôm nay chúng ta học Mĩ thuật bài gì ? Đề tài gì ?
 HS Xem tranh vẽ về cặp sách hs
 5 Dăn dò: + Bài nhà: Về nhà các em sưu tầm các bức tranh về đề tài môi trường .
 + Chuẩn bị: bài : tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm 
_ Tranh vẽ về đề tài : mẽ hoặc cô giáo 
_ Đề tài về mẽ hoăc cô giáo rất phong phú và đa dạng như trồng cây , chăm sóc cây , bảo vệ rừng , chim thú  
 _Mẹ hoặc cô giáo đang chăm sóc cây xanh .
 _ Hình ảnh chính là người , hình ảnh phụ là cây cối .
 _ Cô giáo đang chăm sóc cây cối ở vườn trường .
HS lắng nghe
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA
TOÁN
KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc