Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 29

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 29

I. Mục tiêu:

- Ghi nhớ hình ảnh về những con gà

- Biết vẽ được tranh vẽ đàn gà theo ý thích

- Biết chăm sóc, yêu quý vật nuôi trong nhà

II. Chuẩn bị:

 GV HS

- Một số tranh, ảnh và đàn gà - Vở tập vẽ 3

 - Một vài bài hs vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy học:

- Ổn định

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.

- Bài mới

 

doc 8 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
 Ngày tháng năm 20
Bài 29: VẼ TRANH ĐÀN GÀ
I. Mục tiêu:
- Ghi nhớ hình ảnh về những con gà
- Biết vẽ được tranh vẽ đàn gà theo ý thích
- Biết chăm sóc, yêu quý vật nuôi trong nhà
II. Chuẩn bị:	
 GV HS
- Một số tranh, ảnh và đàn gà - Vở tập vẽ 3
 - Một vài bài hs vẽ - Bút chì, tẩy, màu vẽ..
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh về đàn gà và hỏi:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Có những loại gà nào trong tranh ?
 + Hình dáng của các con gà trong tranh như thế nào ?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào ?
 + Ngoài ra trong tranh còn có gì ?
- Nhà em có nuôi gà không? Có những loại gà nào ?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- Nhớ lại cách vẽ con gà ở Bài 19 chúng ta vẽ như thế nào ?
- Vẽ thêm cảnh phụ cho tranh sinh động 
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
* Con gà mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, như cho ta trứng, thịt, gáy thức buổi sáng Vì vậy các em phải biết yêu thương chăm sóc và bảo vệ loài vật.
- Tranh vẽ Đàn gà
- Tranh có gà trống, gà mái và những gà con ở xung quanh
- Hình dáng của các con gà khác nhau, con đang ăn, con đi, có con đang đùa giỡn 
- Con gà trống có mào đỏ, lông đuôi nhiều màu, gà mái ít màu hơn và đàn gà được vẽ màu đậm 
- Có cây, cỏ, hoa, mặt trời, nhà
- Hs trả lời.
- Vẽ các bộ phận chính trước: đầu, mình, chân, đuôi..
- Vẽ các chi tiết sau: mắt, mũi, miệng...
- Vẽ màu
- Nhà, cây, hoa, mặt trời, mây
- Vẽ một con gà hay một đàn gà vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1
- Vẽ cảnh phụ cho phù hợp
- Vẽ màu nổi bật đàn gà
- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ 
+ Màu sắc
+ Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
-Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi
- Chuẩn bị bài sau: Xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt 
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ	
TUẦN 29
Bài 29: VẼ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết hình dáng con vật 
- Vẽ được con vật mà em thích.
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh các con vật có hình dáng khác nhau 	- Vở tập vẽ 2.
- Một vài bài vẽ của hs	- Bút chì, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định.
- Kiểm tra đồ dùng và kiểm tra bài cũ
- Bài mới.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
 - GV treo tranh 
 + Tranh vẽ những con vật gì ?
 + Hình dáng các con vật như thế nào?
* Mỗi con một dáng vẻ khác nhau: con đang đi, con chạy, con nằm, con đang ănnhưng nó đều có các bộ phận chung là gì?
- Ngoài ra em còn biết những con vật gì ? 
- Có rất nhiều con vật khác nhau, ác em tự chọn con vật mà em thích để vẽ.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ :
* Tương tự như các bài trước chúng ta đã học. Vậy cách tiến hành cách vẽ convật như thế nào ?
 - Tạo dáng các con vật cho sinh động như: đi, đứng, nằm, chạy
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- Gv cho hs xem bài hs năm trước vẽ 
- GV quan sát, gợi ý cho hs cách vẽ.
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - GV chọn 1 số bài để hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
* Các con vật rất gần gũi với chúng ta, nó đem lại nhiều lợi ích cho con ngườiCác em phải biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ chúng
- Tranh vẽ các con vật : con dê, con bò, con lợn,
- Hình dáng các con vật khác nhau như: 
 + Con dê thì có sừng, con thỏ, con lợn không có sừng.
 + Con lợn thì béo, lỗ mũi to, 4 chân ngắn
 + Con thỏ thì đầu nhỏ, tai dài, đuôi ngắn
- Các con vật đều có các bộ phận chính là: đầu, mình, chân , đuôi
- Có rất nhiều con vật khác nhau: con vịt, con trâu, con mèo, con gà
- Vẽ các bộ phận chính trước: đầu, mình, đuôi, chân
- Vẽ chi tiết sau mắt, mũi, miệng.
- Vẽ thêm các hình ảnh phụ phù hợp với nội dung tranh.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Chọn con vật để vẽ 
- Cần tạo dáng cho con vật 
- Vẽ hình ảnh phụ cho phù hợp
- Màu sắc tươi vui, có đậm, có nhạt
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ.
 + Cách sắp xếp.
 + Màu sắc.
- Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Hoàn thành ở nhà (nếu chưa xong).
 + Quan sát các con vật quen thuộc.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: đè tài vệ sinh môi trường
 + Sưu tầm tranh, ảnh về đè tài môi trường ( nếu có)
 + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.
TUẦN 29
Ngày tháng năm 20
Bài 27: Vẽ tranh: TĨNH VẬT ( Lọ và hoa)
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết thêm về tranh tĩnh vật
- Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích
- Hiểu được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật
II. Chuẩn bị:	
 GV HS
- Sưu tầm tranh tĩnh vật và một vài - Vở tập vẽ 3
 tranh khác loại - Bút chì, tẩy, màu vẽ..
- Mẫu vẽ: lọ và hoa có hình đơn giản
và có màu đẹp
- Một số bài vẽ của hs
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo một tranh tĩnh vật và tranh khác loại:
 + Các tranh này thuộc loại tranh gì?
 + Tranh nào thuộc loại tranh tĩnh vật ? Vì sao?
- Gv treo tranh tĩnh vật:
 + Trong tranh này vẽ gì ?
 + Màu sắc trong tranh này như thế nào ?
* Để vẽ được tranh tĩnh vật các em cần chú ý
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- Gv đặt mẫu sao cho cả lớp quan sát được
- Trước hết chúng ta cần quan sát mẫu:
- Mẫu vẽ chúng ta có gì ?
- Màu sắc của mẫu như thế nào ?
- Vẽ phác hình vừa với tờ giấy
- Vẽ lọ, hoa, và quả
- Vẽ màu của lọ, hoa và quả giống mẫu hoặc vẽ theo ý thích
 Vẽ thêm màu nền cho tranh thêm đẹp
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs vẽ 
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
* Tranh tĩnh vật thường vẽ lọ hoa và quả hay quyển sách, con búp bê,..Tranh tĩnh vật thường được treo ở phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ănNó làm cho căn phòng lịch sự đẹp hơn, làm cho ta sảng khoái khi làm việc hay nghỉ ngơi. Các em nhớ sưu tầm những bức tranh tĩnh vật đẹp nhé.
- Tranh vẽ về đè tài lễ hội
- Tranh vẽ về phong cảnh
- Tranh vẽ về thiếu nhi vui chơi
- Tranh vẽ lọ, hoa, quả
- Tranh vẽ lọ, hoa, quả là tranh tĩnh vật.Vì tranh tĩnh vật chỉ vẽ các đồ vật như lọ, hoa, và quả ở dạng tĩnh.
- Tranh vẽ lọ hoa, quả
- Trong tranh có nhiều màu rực rỡ, nổi bật lọ hoa, quả, màu sắc trong tranh tả thực, có cả màu nền
- Lọ hoa cúc và 2 quả cam
- Hoa cúc có màu vàng, quả cam có màu xanh, và màu nền có màu vàng nhạt..
- Hs nhìn mẫu vẽ
- Có thể vẽ theo ý thích: lọ, hoa, (cúc, hoa hồng, hoa sen), màu sắc tự do , vẽ thêm quả cho sinh động
- Hs nhận xét về:
+ Bố cục ( hình vẽ vừa với phần giấy chưa)
 + Hình vẽ lọ hoa( rõ đặc điểm)
 + Màu sắc ( trong sáng, có đậm, có nhạt)
 + chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
- Quan sát cái ấm pha trà
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ cái ấm pha trà
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ
Bài 29 : Vẽ tranh
 Đề tài: an toàn giao thông
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- H.sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề trài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- Học sinh có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, đường thuỷ, ... (cả những hình ảnh về 
vi phạm an toàn giao thông).
 - Tranh của học sinh các lớp trước về đề tài an toàn giao thông. 
HS : - Tranh, ảnh về đề ATGT- Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp .
III/ Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hé của học sinh
1.Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh đã chuẩn bị:
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Trong tranh có các hình ảnh nào?
- Giáo viên nhận xét chung.
2.Cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính trước (xe hoặc tàu thuyền).
+ Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh sinh động (nhà, cây, người, ...)
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. 
- Giáo viên cho xem một số bài vẽ an toàn giao thông để các em tham khảo cách vẽ.
3.Thực hành: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh:
- Học sinh tìm nội dung và vẽ theo ý thích.
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm, sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội dung
4.Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại một số bài về:
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ).
+ Các hình ảnh đẹp (sắp xếp có chính có phụ, hình vẽ sinh động).
+ Màu sắc (có đậm, có nhạt, rõ nội dung)
- Học sinh xếp loại bài vẽ.
- Giáo viên tổng kết bài và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 
* Dặn dò: 
- Thực hiện an toàn giao thông: đi xe bên phải đường, đi bộ trên vỉa hè, dừng lại khi có đèn đỏ.
- Sưu tầm tranh, ảnh về các loại tượng (nếu có điều kiện).
+ HS quan sát tranh và trả lời:
+ Vẽ về đề tài An toàn giao thông..
* HS làm việc theo nhóm 
+ HS làm bài tập vào vở.
+ Thực hiện theo các bước đã hướng dẫn.
VẼ THEO MẪU 
MỘU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU 
I. Mục tiêu
- HS hiểu đặc đIúm của mẫu về hình dáng mầu sắc và cách sắp xếp 
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật 
II. Chuẩn bị.
- GV: SGK,SGV
- Hình gợi ý cách vẽ 
- Mẫu để vẽ theo nhóm, tranh tĩnh vật hoặc bìa vẽ lọ, hoa,quả.
- HS: SGK, vở ghi, giấy vẽ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung 
Hs quan sát, lắng nghe
Hoạt động 1: quan sát nhận xét 
- GV cùng học sinh bày mãu vẽ gợi ý để các em nhận ra 
+ tỉ lệ chung của mẫu vẽ
+ vị trí của mẫu 
+ hình dáng đặc điểm của mẫu
GV gợi ý và yêu cầu HS quan sát nhận xét mẫu 
Hs quan sát
Hoạt động 2: cách vé tranh 
- GV gợi ý HS 
+ ước lượng chiều cao, ngang của mẫu để vẽ khung hình chung
+ tìm tỉ lệ của các mẫu vật 
+ vẽ phác mẫu bằng các nét thẳng
+ nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc đIúm của mẫu
HS quan sát lắng nghe
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy
Hoạt động 3: Thực hành
+ Tập vẽ cá nhân: vẽ vào vở hoặc giấy 
H/s thực hiện 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp. Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp
+ sưu tầm tranh ảnh lễ hội, chuẩn bị đất nặn cho bài học sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc