TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : ĐỂ LÀM GÌ ?
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I.MỤC TIÊU :
-Nêu được một số từ ngữ về cây cối. (BT1)
-Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì ? (BT2) ; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
- Ham thích môn học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Bảng phụ.
Ngày soạn : Tuần : 28 Ngày dạy : Tiết : 28 TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : ĐỂ LÀM GÌ ? DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I.MỤC TIÊU : -Nêu được một số từ ngữ về cây cối. (BT1) -Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì ? (BT2) ; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3). - Ham thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -Bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1’ 4’ 1’ 30’ 2’ 1.Ổn định : 2.Bài cũ : 3.Bài mới : *Giới thiệu bài : với chủ đề về Cây cối tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các con được biết thêm về nhiều loại cây và ích lợi của chúng. Biết dùng cụm từ “Để làm gì ?”và làm bài tập về dùng dấu chấm, dấu phẩy. v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài MT: Nhận biết các loại cây, ích lợi của chúng. ± Bài 1: -Gọi 2 HS đọc y/c + GV đọc y/c -Cho HS xác định y/c + GV gạch chân. -Vậy có tất cả mấy nhóm ? (5nhóm). -Là những nhóm nào ? -GV giải thích : Cây lương thực, thực phẩm là cây dùng lá, thân, hạt, rễ làm thức ăn cho người và động vật. -Y/c HS nêu ví dụ : lúa -Ở bài tập này cô chia lớp thành 4 nhóm. Các em sẽ thảo luận và ghi kết quả vào giấy thời gian 5’ -Phát giấy và bút cho HS. -Gọi HS lên dán phần giấy của mình. -GV chữa. -Gọi HS đọc tên từng cây. -Có những loài cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả, vừa là cây lấy gỗ như cây: mít, nhãn ªNgoài các loại cây cô và các em vừa ghi nhận được, còn nhiều cây mà ta không ghi. Các em về tìm hiểu thêm. *Chuyển ý : Vậy những loại cây các em ghi được ở BT1 này có ích lợi như thế nào? Để có câu trả lời đúng cô và các em sang bài tập 2. ± Bài 2 : -GV gọi 2HS đọc y/c. -Cho HS xác định y/c + GV gạch dưới từ ngữ quan trọng. -Ở bài tập 1 chúng ta đã tìm được một số loại cây. Các con hãy chọn cho cô một cây ? -Với từ cam các con hãy đặt cho cô 1 câu hỏi có từ “để làm gì” ? + GV ghi bảng. -Nhận xét. -Vậy người ta trồng cây cam để làm gì ? GV ghi bảng. -Nhận xét. -GV gọi 2 HS hỏi – đáp lại bài mẫu. -Cô và các em vừa thực hiện mẫu. Vậy cô cho các em suy nghĩ 1’ chọn 1 loại cây ở bài tập 1 để đặt câu hỏi với từ “để làm gì” ? -Cho HS thực hành theo nhóm đôi. ± Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Cho 1 HS làm bài vào bảng phụ. HS cả lớp làm vào Vở bài tập. -Gọi HS nhận xét, chữa bài. -Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy? -Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai ? 4.Củng cố – Dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị : Từ ngữ về cây cối. - Hát - Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm. -1 HS kể. - HS thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết. - Đại diện 1 nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm lên bảng. - 1 HS đọc. -Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu sau. -Ví dụ : Cây cam. -Người ta trồng cây cam để làm gì? -Nhận xét. -Người ta trồng cây cam để ăn quả. -Nhận xét. -2 HS hỏi – đáp lại bài mẫu. -HS suy nghĩ 1’. -1 HS nêu câu hỏi + 1 HS trả lời. -10 cặp. - Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống. -1 HS làm bài vào bảng phụ. HS cả lớp làm vào Vở bài tập. “Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!” + Vì cụm từ đó chưa rõ nghĩa. + Vì cụm từ này đã rõ nghĩa và chữ đầu câu sau đã viết hoa. RÚT KINH NGHIỆM MÔN: LUYỆN TỪ Tiết:TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH: ĐỂ LÀM GÌ? I. Mục tiêu 1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ “Để làm gì?” 2Kỹ năng: Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bài tập 1 viết vào 4 tờ giấy to, bút dạ. Cây lương thực, thực phẩm. Cây ăn quả Cây lấy gỗ Cây bóng mát Cây hoa Bài tập 3 viết trên bảng lớp. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập giữa HK2. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Từ ngữ về Cây cối. Đặt và TLCH:Để làm gì? Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Bài 1 (Thảo luận nhóm) Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Phát giấy và bút cho HS. Gọi HS lên dán phần giấy của mình. GV chữa, chọn lấy bài đầy đủ tên các loài cây nhất giữ lại bảng. Gọi HS đọc tên từng cây. Có những loài cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả, vừa là cây lấy gỗ như cây: mít, nhãn Bài 2 (Thực hành) GV gọi HS đọc yêu cầu. Gọi HS lên làm mẫu. Gọi HS lên thực hành. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy? Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Từ ngữ về cây cối. Hát Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm. HS tự thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết. Đại diện các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm lên bảng. Cây lương thực, thực phẩm Cây ăn quả Cây lấy gỗ Cây bóng mát Cây hoa Lúa, ngô, sắn khoai lang, đỗ, lạc, vừng, rau muống, bắp cải, su hào, cà rốt, dưa chuột, dưa gang, bí đỏ, bí đao, rau rền Cam, quýt, xoài, dâu, táo, đào, ổi, na, mơ, mận, trứng gà, sầu riêng, thanh long Xoan, lim, sến, thông, tre, mít Bàng, phượng, vĩ, đa, si, bằng lăng, xà cừ, nhãn Cúc, đào, hồng, huệ, sen, súng, thược dược 1 HS đọc. HS 1: Người ta trồng cây bàng để làm gì? HS 2: Người ta trồng cây bàng để lấy bóng mát cho sân trường, đường phố, các khu công cộng. 10 cặp HS được thực hành. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống. 1 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. “Chiều qua Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!” Vì câu đó chưa thành câu. Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa. ÂM NHẠC CHÚ ẾCH CON ( GV PHỤ TRÁCH ) ------------------------------------ MÔN: TOÁN Tiết: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Biết so sánh các số tròn trăm. Nắm được thứ tự các số tròn trăm. 2Kỹ năng: Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số. 3Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV:10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Cá hình làm bằng bìa, gỗ, hoặc nhựa, có thể gắn lên bảng cho HS quan sát. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Đơn vị, chục, trăm, nghìn GV kiểm tra HS về đọc, viết các số tròn trăm. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học này, các em sẽ được học cách so sánh các số tròn trăm. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm. Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm, và hỏi: Có mấy trăm ô vuông? Yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn. Gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 1 trăm lên bảng cạnh 2 hình trước như phần bài học trong SGK và hỏi: Có mấy trăm ô vuông? Yêu cầu HS lên bảng viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn. 200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn? Vậy 200 và 300 số nào lớn hơn? 200 và 300 số nào bé hơn? Gọi HS lên bảng điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống của: 200 . . . 300 và 300 . . . 200 Tiến hành tương tự với số 300 và 400 Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: 200 và 400 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn? 300 và 500 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn? v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài. Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. Cho điểm từng HS. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Các số được điền phải đảm bảo yêu cầu gì? Yêu cầu HS đếm các số tròn trăm từ 100 đến 1000 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Yêu cầu HS tự làm bài. Chữa bài, sau đó vẽ 1 số tia số lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để điền các số tròn trăm còn thiếu trên tia số. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học, tuyên dương HS thực hành tốt, hiểu bài. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. Hát Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Có 200 1 HS lên bảng viết số: 200. Có 300 ô vuông. 1 HS lên bảng viết số 300. 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông. 300 lớn hơn 200. 200 bé hơn 300. 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con. 200 200 Thực hiện yêu cầu của GV và rút ra kết luận: 300 bé hơn 400, 400 lớn hơn 300. 300 300. 400 lớn hơn 200, 200 bé hơn 400. 400 > 200; 200 < 400. 500 lớn hơn 300, 300 bé hơn 500. 500 > 300; 300 < 500. Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tròn trăm với nhau và điền dấu thích hợp. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhận xét và chữa bài. Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống. Các số cần điền là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước. HS cả lớp cùng nhau đếm. 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Thực hiện theo yêu cầu của GV
Tài liệu đính kèm: