Giáo án Luyện từ và câu Tiết 26: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển Dấu phẩy

Giáo án Luyện từ và câu Tiết 26: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển Dấu phẩy

BÀI SOẠN

Môn: Luyện từ và câu

Tiết 26: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển

Dấu phẩy

I.Mục đích – yêu cầu:

 1. Chuẩn kiến thức:

 -Nhận biết một số loài cá nước ngọt, nước mặn (BT1); kể tên một số con vật sống dưới nước (BT2).

 -Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.

 2.Kĩ năng:

 -Nắm bắt, hiểu biết về các loài vật sống dưới nước để vận dụng vào cuộc sống.

 -Hình thành kĩ năng tư duy, biết đặt dấu câu đúng chỗ, hợp lí.

3.Thái độ:

 -Hiểu tầm quan trọng của các loài động vật sống dưới nước -> Hình thành ý thức bảo vệ môi trường.

 -Học tập và xây dựng bài tích cực.

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 15982Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Tiết 26: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển Dấu phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 26: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển
Dấu phẩy
I.Mục đích – yêu cầu:
	1. Chuẩn kiến thức:
 -Nhận biết một số loài cá nước ngọt, nước mặn (BT1); kể tên một số con vật sống dưới nước (BT2).
 -Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.
	2.Kĩ năng:
 -Nắm bắt, hiểu biết về các loài vật sống dưới nước để vận dụng vào cuộc sống.
 -Hình thành kĩ năng tư duy, biết đặt dấu câu đúng chỗ, hợp lí.
3.Thái độ:
 -Hiểu tầm quan trọng của các loài động vật sống dưới nước -> Hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
 -Học tập và xây dựng bài tích cực.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: 
 -Giáo án trình chiếu điện tử, bảng thông minh cho HĐ1, băng giấy cho BT3, hoa điểm thưởng, 
2.Học sinh:
 -Sách giáo khoa, 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Thời gian, PP
*Ổn định: Hát bài “Bé yêu biển lắm”.
1. Kiểm tra bài cũ.
-GV chọn 1 dãy bàn (hàng dọc) cho HS đứng dậy nối tiếp nhau nói ra các từ có chứa tiếng biển. HS nào tới lượt mà không nói được sẽ thua cuộc.
-GV dựa vào bài chính tả “Vì sao cá không biết được?” đặt câu hỏi:
 * Theo người anh, vì sao cá không biết được? 
-GV nhận xét câu trả lời của HS -> chốt lại ý đúng -> vào bài mới.
2. Bài mới.
 2.1/ Giới thiệu bài:
-Ở tiết học trước, thầy trò chúng ta đã cùng tìm hiểu về sông, biển. Còn trong tiết học này, chúng ta sẽ khám phá về thế giới động vạt dưới nước nha.
-Và ở BT 3, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học về dấu phẩy để điền vào đoạn văn thật chính xác.
 2.2/ HĐ 1: Giải BT 1 : Xếp các loài cá theo nhóm.
*Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được các loài cá nước mặn và nước ngọt quen thuộc trong cuộc sống.
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
-GV cho HS quan sát tranh trên màn hình và đọc tên các loài cá.
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, phân biệt các loài cá nước ngọt và nước mặn theo 2 cột rồi gắn vào bảng thông minh.
*Cá nước mặn *Cá nước ngọt
 Cá thu Cá mè
 Cá chim Cá chép
 Cá chuồn Cá trê
 Cá nục Cá chuối
-Nhóm nào nhanh nhất sẽ dán lên bảng, các nhóm còn lại sẽ để ở vị trí của nhóm mình.
*Nhóm nào làm xong có thể tìm thêm các loài cá nước ngọt và nước mặn mà các em biết.
-GV và HS cùng sửa bài dựa trên đáp án của nhóm dán bảng trước.
-GV yêu cầu HS nêu thêm tên các loài cá nước ngọt và nước mặn.
-GV nhận xét và qua BT 2.
 2.3/ HĐ 3. Giải BT 2:Kể tên các con vật sống dưới nước.
*Mục tiêu: HS vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết của mình nêu tên các con vật sống dưới nước.
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
-Cho HS làm bài cá nhân.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức để sửa bài. GV chia bảng lớp thành 3 phần, 1 em viết xong chuyền phấn cho em kia viết trong thời gian 2 phút...
-Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung.
*GV có thể hỏi thêm các HS khá giỏi về các loài vật mà các em đã nêu (hình dạng, cách sống,)
-GV tuyên dương nhóm chiến thắng là nhóm viết đúng, nhanh và nhiều tên các loài vật nhất.
-GV chốt ý chính và chuyển sang BT 3.
 2.4/ Giải BT 3: Điền dấu phẩy.
*Mục tiêu: Củng cố và hoàn thiện kĩ năng sử dụng dấu câu (dấu phẩy) cho HS.
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Khi nào ta sử dụng dấu phẩy?
-GV kết hợp trình chiếu và hướng dẫn: Trong đoạn văn trên, chỉ có câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy. Các em phải đọc kĩ 2 câu đó, đặt thêm dấu phẩy vào chỗ cần thiết để tách các ý của câu văn.
-Yêu cầu HS làm bài vào SGK, chọn 1 em làm bài trên băng giấy mà GV chuẩn bị.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lởi giải đúng:
+Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều... Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, vàng dần, càng nhẹ dần...
 3- Củng cố, dặn dò.
-Trò chơi “Tôi là ai?”
-GV cho HS sắm vai làm các con vật dưới nước, nói lên hình dáng, đặc điểm của con vật đó.
-GV nhận xét, tuyên dương -> giáo dục ý thức bảo vệ các loài vật. 
-GV dặn dò cho bài mới.
-HS tham gia theo hướng dẫn của GV.
-HS xung phong trả lời:
 * Theo người anh, cá không nói được vì miệng cá ngậm đầy nước.
- 2 HS đọc yêu cầu bài .
- HS quan sát tranh và trả lời.
-HS làm theo nhóm.
-HS đọc lại.
-HS nêu: +Cá nước mặn như cá đuối, cá mập, cá kiếm,  +Cá nước ngọt như cá hồng, cá tra, cá rô, cá kèo, 
- 2 HS đọc yêu cầu bài .
-HS tự suy nghĩ và làm vào SGK.
-Đại diện 3 nhóm lên tham gia chơi.
*VD các đáp án của HS: cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, ốc, tôm, cua, hến, ba ba, rắn nước, cá sấu, sư tử, hải cẩu, sao biển, sứa, hải sâm,
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Để ngăn cách các từ cùng loại hay các từ chỉ thời gian và nơi chốn.
-HS tự làm bài, HS được chọn làm rồi dán kết quả lên bảng -> trình bày kết quả.
-1 HS đọc lại.
-Hs xung phong tham gia.
1 phút
4 phút
PP hỏi – đáp.
25 phút
PP thuyết trình
PP trực quan, thảo luận nhóm, hỏi – đáp, cá thể hóa
PP trò chơi học tập, cá thể hóa
PP hỏi - đáp
5 phút
PP đóng vai.

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau.doc