Giáo án môn Kĩ năng sống - Chủ đề 2: Kĩ năng lắng nghe tích cực

Giáo án môn Kĩ năng sống - Chủ đề 2: Kĩ năng lắng nghe tích cực

CHỦ ĐỀ 2: KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC (T.11)

I. Mục tiêu:

- HS hiểu được lắng nghe tích cực là tập trung sẵn sàng lắng nghe người khác. Lắng nghe tích cực là điều không thể thiếu được trong cuộc sống.

- Tạo thói quen biết lắng nghe tích cực, sẵn sàng biết lắng nghe tích cực thể hiện sự tôn trong người khác.

- Có ý thức lắng nghe tích cực.

- K/n làm việc nhóm, k/n đàm phán, k/n giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học

 - Bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 2.

- Tranh, ảnh, một số đồ dùng để phục vụ cho thực hành một sô tình huống

 

doc 11 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 6611Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Kĩ năng sống - Chủ đề 2: Kĩ năng lắng nghe tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 2: kĩ năng lắng nghe tích cực (T.11)
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được lắng nghe tích cực là tập trung sẵn sàng lắng nghe người khác. Lắng nghe tích cực là điều không thể thiếu được trong cuộc sống.
- Tạo thói quen biết lắng nghe tích cực, sẵn sàng biết lắng nghe tích cực thể hiện sự tôn trong người khác. 
- Có ý thức lắng nghe tích cực.
- K/n làm việc nhóm, k/n đàm phán, k/n giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 2. 
- Tranh, ảnh, một số đồ dùng để phục vụ cho thực hành một sô tình huống
III. Các hoat động day học 
Tiết 7 - Tuần 7 
Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
TG
3’
25’
2’
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: Khi bị tai nạn thương tích em thấy thế nào? Em làm gì để lần sau không bị tai nạn thương tích.
2. Bài mới:BT1 tr 11
*HĐ1: Tìm hiểu kĩ năng lắng nghe tích cực:
- GV cho HS quan sát tranh 1 
? Các bạn trong tranh đang làm gì?
? Bạn nào đã lắng nghe tích cực? 
HS chỉ vào hình từng bạn biết lắng nghe tích cực
? Thế các bạn ây ngồi trong tư thế như thế nào?
 ( nét mặt, tai cái miệng).
? Thế nào gọi là lắng nghe tích cực?
- HS nối tiếp nhau nêu
- GV chốt ý đúng - nhiều HS nhắc lại.
Tranh 2 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Bạn nào biết lắng nghe? Bạn nào không biết lắng nghe? Vì sao?
- HS lên bảng chỉ 
?Lắng nghe tích cực bạn ngồi tư thế như thế nào?
? Lắng nghe tích cực có hiểu được bạn đang nói gì không? 
? Bạn trai đang làm gì? Bạn trai đã lắng nghe tích cực chưa? Vì sao em biết?
- Hai bạn trai đang tranh nhau quyển truyện và bạn gái đang ngồi nhìn ra ngoài. Bạn gái đó đã lắng nghe tích cực chưa? Bạn có hiểu bạn gái đang nói gì không?
- Tranh 3 Hai bạn nhỏ đã biết lắng nghe tích cực chưa?
?Bạn nào chưa biết lắng nghe tích cực? 
? Chưa biết lắng nghe tích cực bố mẹ có hiểu được con của mình nói gì không? 
- Tranh 4 Các bạn đã biết lắng nghe tích cực chưa? Vì sao em biết? 
GVKL: Lắng nghe tích cực là tập trung lắng nghe người khác. Thể hiện tư thế ngồi, nét mặt, thảo luận, giải quyết vấn đề được nêu ra. 
3. Tiểu kết: Lắng nghe tích cực không thể thiếu trong cuộc sống.
Lắng nghe tích cực hiểu người nói đang nói gi?
ND
1. Lắng nghe tích cực là tập trung sẵn sàng lắng nghe người khác
- Tập trung suy nghĩ nghe
- Hiểu được người nói đang nói gì?
- Suy nghĩ để giải quyết vấn đề.
Tiết 8 - Tuần 8
Ngày dạy: Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
TG
3’
17’
12’
3’
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: Lắng nghe cô giáo giảng bài em làm gì?
Em đã biết lắng nghe tích cực chưa?
2. Bài mới:
*HĐ1: Biết lắng nghe tích cực
 - HS đọc to câu hỏi
? Trong bài có mấy tình huống? (5 )
? Mỗi tình huống yêu cầu các em làm gì? 
- Chọn phương an thể hiện là người biết lắng nghe tích cực.
- HS thảo luận trong thời gian 5’ TL theo cặp đôi
- GV nêu từng tình huống. Đại diện các nhóm nêu câu trả lời.
- GV chốt ý giải thích, tại sao không chọn các phương án còn lại để HS có thể nêu ý tưởng của mình.
- HS khác bổ sung 
- Qua đó Gv chốt giúp HS hiểu lắng nghe tích cực là như thế nào?
- GVKL: Mỗi người đều phải biết lắng nghe tích cực.Lắng nghe tích cực thể hiện sự tôn trọng người nói.
*HĐ2: Thảo luận nhóm:
- Chia lớp làm 3 nhóm cho HS thảo luận trong 5p TLCH: Kể những việc em đã làm để thể hiện mình là người biết lắng nghe tích cực.
- HS nối tiếp nhau kể - HS khác NX
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến - NX.
- GVKL: Lắng nghe tích cực thể hiện tôn trong mình và tôn trọng người nói
3. Tiểu kết: Lắng nghe tích cực giúp mình mở rộng hiểu biết.
- Lắng nghe tích cực là người biết xử lí tình huống linh hoạt.
ND
Bài tập 2 tr13
 Em làm gì ..thể hiện là người biết lắng nghe tích cực 
TH1. c
TH2. a
TH3. a
Tiết 9 - Tuần 9
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
TG
3’
10’
20’
2’
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: Nêu một số việc làm của em thể hiện mình là người biết lắng nghe tích cực.
2. Bài mới:BT3 tr 14
*HĐ1: Hậu quả của việc không biết lắng nghe tích cực.
- GV đưa ra một số tình huống giúp HS nhận biết tác hại của việc không biết lắng nghe tích cực 
- TH1. Khi em đang kể với bạn một câu chuyện. Bạn không nghe, nói chuyện với người khác hoặc chạy đi chơi lúc đó em cảm thấy thế nào?
- HS nhiều em nêu cảm giác của mình khi đó.
 - TH2. Khi cô giáo giảng bài em mải nói chuyện? Em đã biết lắng nghe tích cực chưa? Em có hiểu bài không? Cô giáo thấy em mất trật tự như vậy có vui không? Như vậy em đã tôn trọng cô giáo chưa? 
- TH3. Em bé kể với chị điều gì đó muốn chị chia sẻ với em. Nhưng em quát em bé hoặc bỏ chạy đi chơi thì em bé có còn quý chị, muốn gần gũi với chị nữa không?
- HS nối tiếp nhau trả lời 
- HS khác nhận xét góp ý 
? Không biết lắng nghe tích cực dẫn đến hậu quả như thế nào?
- HS nối tiếp nhau nêu câu trả lời.
HĐ2. Làm bài tập 3
- HS thảo luận nhóm đôi TG 3 phút. 
- Đại diện một số nhóm TL câu hỏi.
- Có thể nêu VD thể hiện ý mình tán thành
VD: Mất thì giờ. 
- Không chú ý nghe giảng không hiểu bài không biết cô giáo nói gì yêu cầu cô giáo giảng lại làm mất thời gian, ảnh hưởng tới các bạn khác. 
- Các ý khác tương tự
- GVKL: Không biết lắng nghe tích cực là không biết tôn trọng chính bản thân mình.
3. Tiểu kết: Lắng nghe tích cực giúp mọi người yêu quý mình hơn.
ND
Bài tập 3 tr 14 
* Không biết lắng nghe tích cực có thể dẫn đến hậu quả: 
- Có thể hiểu sai, hiểu không đầy đủ về những điều người khác nói với mình.
- Có thể làm cho người nói với mình cảm thấy không vui, cảm thấy bị coi thường, bị xúc phạm.
- Có thể ảnh hưởng mối quan hệ giữa mình với người khác.
- Mất thời giờ
Tiết 10 - Tuần 10
Ngày dạy: Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
TG
3’
18’
12’
3’
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: Nêu VD về một tình huống không biết lắng nghe tích cực hiểu sai, hiểu không đúng những điều người khác nói với mình?
HS khác nhận xét-GV nhận xét
2. Bài mới:BT4 tr 15
*HĐ1: Những biểu hiện của việc biết lắng nghe tích cực :
- HD đọc yêu cầu BT 4
- HS thảo luận theo nhóm đôi TG 3’ 
- HS nối tiếp nhau nêu ý tưởng của mình 
- HS nhận xét - GV chốt ý đúng
? Thế ngồi dưới bắt trước giọng nói, điệu bộ, cử chỉ của người đang nói hoặc pha trò cho mọi người cười như vậy đã tôn trọng người nói chưa ? 
? Làm cho người đang nói có cảm giác gì? 
? Ngắt lời người đang nói hoặc tỏ ý sốt ruột, khó chụi, bực bội. Bạn đã tôn trọng người đang nói chưa? Người đang nói có vui không? Mình có phải là người biết kiên trì bình tĩnh, biết lắng nghe tích cực chưa?
? Nêu một số biểu hiện của người biết lắng nghe tích cực?
- Hs nối tiếp nhau nêu 
- HS khác nhận xét bổ sung
GV KL: 
*HĐ2: Thực hành
- HS đưa một số tình huống
? Thực hành những biểu hiện của người biết lắng nghe tích cực?
Mắt, tư thế ngồi, ..cách giải quyết vấn đề.
- HS dưới lớp nhận xét - góp ý 
- GVKL: Biết lắng nghe tích cực là hướng mắt về phía người nói. Tập trung chú ý lắng nghe. Không nói chuyện riêng, không làm việc riêng. Hỏi lại nếu có chỗ nghe chưa rõ, chưa hiểu. Biết vỗ tay gật đầu khen ngợi động viên người nói
3. Tiểu kết: Lắng nghe tích cực thể hiện tư thế ngồi, nét mặt cử chỉ điệu bộ.
- Thể hiện cách giải quyết vấn đề mà người nói đưa ra 
ND
Bài tập 4 tr 15 
Biết lắng nghe tích cực là hướng mắt về phía người nói. Tập trung chú ý lắng nghe. Không nói chuyện riêng, không làm việc riêng. hỏi lại nếu có chỗ nghe chưa rõ, chưa hiểu. Biết vỗ tay gật đầu khen ngợi động viên người nói
Tiết 11 - Tuần 11
Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
TG
3’
17’
13’
2’
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: Nêu những biểu hiện của người biết lắng nghe tích cực?
Hs trả lời - GV nhận xét
2. Bài mới:BT5 tr 15
*HĐ1: Tự đánh giá :
- HS thảo luận nhóm đôi kể cho bạn của mình nghe một số ví dụ thể hiện mình là người biết lắng nghe tích cực?
- Bạn lắng nghe góp ý cho bạn. Đồng thời cũng kể cho bạn nghe ví dụ của mình thể hiện biết lắng nghe tích cực.
- Đại diện các nhóm nêu VD trước lớp 
- Các bạn lắng nghe và góp ý cho bạn giúp bạn biết lắng nghe tích cực tốt hơn
*HĐ2: Thực hành:
- HS thực hành một số VD mà học sinh vừa nêu thể hiện biết lắng nghe tích cực.
HS nhận xét - GV NX
- GVKL: Biết lắng nghe tích cực là tôn trọng người nói và tôn trọng chính mình.
3. Tiểu kết: 
- Em cần có ý thức tạo cho mình một thói quen biết lắng nghe tích cực
ND
Bài tập 5 
1. Tự đánh giá mình đã biết lắng nghe tích cực chưa.
2. Thực hành lắng nghe tích cực
Tiết 12 - Tuần 12
Ngày dạy: Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2012
TG
3’
20’
7’
5’
HĐ của GV và HS
1. Bài cũ: Nêu một số VD thể hiện người biết lắng nghe tích cực?
Hs trả lời - GV nhận xét
2. Bài mới:BT6 tr 15
*HĐ1: Thực hành lắng nghe tích cực :
- GV đưa ra từng tình huống 
- HS thực hành.
- HS nhận xét - GV nhận xét
GVKL: Biết lắng nghe tích cực tạo cho mình sự tự tin. 
- Biết giải quyết vấn đề linh hoạt.
- Tạo được cảm tình của người nói với mình.
*HĐ2: Kết luận:
? Thế nào là biết lắng nghe tích cực?
? Không biết lắng nghe tích cực dẫn đến hậu quả gì?
? Nêu những biểu hiện của biết lắng nghe tích cực? 
- Nêu VD biết lắng nghe tích cực
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại ND bài.
- Các em cần luôn có ý thức lắng nghe tích cực.Lắng nghe tích cực chính là tôn trọng người nói và tôn trọng mình.
ND
Bài tập 6 tr15
Thực hành lắng nghe tích cực
1.Nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài.
2. Lắng nghe ý kiến của các bạn khi thảo luận.
3. Lắng nghe yêu cầu của em nhỏ trong gia đình.
4.Lắng nghe những lời dặn dò của ông bà cha mẹ.
Nhận xét của ban giám hiệu
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docKNSCD2 long.doc