Giáo án môn Khoa, Sử, Địa lớp 4 - Tuần 1

Giáo án môn Khoa, Sử, Địa lớp 4 - Tuần 1

TUẦN 1

Lịch sử :

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:

- Biết môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

 - Biết môn Lịch sử và Địa lý góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.

II.Đồ dùng:

- Bản đồ tự nhiên và hành chính Việt Nam.

 - Hình ảnh sinh hoạt của môt số dân tộc.

III.Hoạt động dạy - học :

1. Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp

- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và dân cư mỗi vùng.

- HS : Trình bày và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam : Vị trí tỉnh Quảng Trị

2. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm

- GV phát mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc.

-Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.

-GV kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng, song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.

3. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.

- GV đặt vấn đề : Để tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào kể 1 sự kiện chứng minh điều đó ?

- HS kể sự kiện.- GV kết luận.

4. Củng cố - dặn dò :

- GV hướng dẫn cách học môn địa lý.

- Chuẩn bị bài tiết sau.

 

doc 17 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa, Sử, Địa lớp 4 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Lịch sử :	
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Biết môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
	- Biết môn Lịch sử và Địa lý góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II.Đồ dùng: 	
- Bản đồ tự nhiên và hành chính Việt Nam.
	- Hình ảnh sinh hoạt của môt số dân tộc.
III.Hoạt động dạy - học :
1. Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và dân cư mỗi vùng.
- HS : Trình bày và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam : Vị trí tỉnh Quảng Trị 
2. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
- GV phát mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của 1 dân tộc.
-Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.
-GV kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng, song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
3. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
- GV đặt vấn đề : Để tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào kể 1 sự kiện chứng minh điều đó ?
- HS kể sự kiện.- GV kết luận.
4. Củng cố - dặn dò :
- GV hướng dẫn cách học môn địa lý.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
ĐẠO ĐỨC: 
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. Mục đích: 
-Nêu được 1 số biểu hiện của trung thực trong học tập.
	-Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
	-Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS
	-Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. 
II.Tài liệu và phương tiên :
SGK đạo đức 4
Các mẫu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III.Các hoạt động :
1.Hoạt động 1:
HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
HS liệt kê các cách giải quyết.
GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính:
+Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
+Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
+Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tập nộp sau.
GV hỏi: Nếu em là Long, em chọn cách nào ? 
GV chọn và chia theo nhóm HS giơ tay. Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày. Lớp trao đổi bổ sung.
GV kết luận: Cách giải quyết c là phù hợp.
2. HS đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân ( bài 1 SGK )
GV nêu yêu cầu: HS làm việc cá nhân, HS trình bày ý kiến, bổ sung.
GV kết luận:+ Cái việc (c) là trung thực trong học tập.
+ Cái việc a,b,d là thiếu trung thực.
4.Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( bài tập 2 SGK )
- GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi HS tự lực chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí : tán thành, phân vân, không tán thành.
- Các nhóm thảo luận, giải thích lý do lựa chọn của mình.
- Cả lớp bổ sung.
- GV kết luận b,c là đúng.
5.Hoạt động nối tiếp: 
- HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- Tự liên hệ ( Bài 6 SGK )
- Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm ( Bài tập 5 SGK )
KHOA HỌC:
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. Mục tiêu: 	Sau bài học, học sinh nêu được:
	Con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống
II.Đồ dùng: 
- Các hình minh hoạ trong trang 4,5 SGK.
	- Các phiếu học tập theo nhóm.
III.Hoạt động dạy - học :
1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu chương trình học.
- HS mở mục lục đọc tên các chủ đề.
2. Dạy -học bài mới :
* Hoạt động 1: Con người cần gì để sống ?
- GV chia nhóm - giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm 6 để trả lời câu hỏi: Con người cần những gì để duy trì sự sống?
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- Lớp thảo luận kết quả của các nhóm.
- GV yêu cầu HS tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian nhịn nín thở ít nhất và nhiều nhất.
? Em có cảm giác như thế nào ? Có thể nhịn nín thở lâu hơn được nữa không?
? Nếu nhịn ăn hoặn nhịn uống em cảm thấy thế nào ?
? Vậy để sống và phát triển con người cần gì ?
* Hoạt động 2 : Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần.
- GV phát phiếu học tập.
- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khách nhận xét.
- Gv hỏi :
? Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống?
? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần những gì?
* Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.
- GV giới thiệu trò chơi sau đó phổ biến cách chơi.
+ Phát phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu : Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nhgĩ xem mình nên mang theo những gì, hày viết những gì cần mang vào túi.
+ Chia lớp thành 6 nhóm.
- Các nhóm tiến hành trong 5 phút.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
3.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học bài	-
KHOA HỌC:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
-Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xy, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
-Hoàn thành hồ sơ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. 
II. Đồ dùng: 	
Tranh vẽ trang 6,7 SGK
III.Hoạt động dạy - học :
1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
* Mục tiêu : Như SGV.
* Cách tiến hành :
- HS thảo luận theo cặp.
? Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6.
? Những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người.
? Những yếu tố cần thiết cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ ( không khí )
? Cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
+ HS thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi 1-2 HS đọc đoạn đầu trong mục “ Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi:
? Trao đổi chất là gì ?
? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật, động vật.
Kết luận : SGV.
2. Hoạt động 2 :
Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
* Mục tiêu SGV
* Cách tiến hành :
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- GV giúp HS hiểu sơ đồ trao đổi chất ở H2.
( Vẽ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh) 
HS làm việc cá nhân.
Chọn 3 bạn vẽ nhanh nhất lên trình bày.
Các HS khác có thể nghe hoặc nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Con người lấy vào cơ thể những chất gì và thải ra những chất gì?
ĐỊA LÝ :	
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I.Mục tiêu : HS biết :
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, ký hiệu bản đồ.
- HS khá, giỏi biết tỷ lệ bản đồ. 
II.Đồ dùng :
- Một số loại bản đồ cơ bản : Thế giới, Châu lục, Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học :
1. Bản đồ :
* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
Bước 1 :- GV : Treo các loại bản đồ lên bàng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ ( Thế giới, Châu lục , Việt Nam )
- HS : Đọc tên, nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện.
Bước 2 :GV : Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ mặt trái đất theo một tỷ lệ nhất định.
* Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân 
Bước 1 :
HS quan sát H1 và H2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Muốn vẽ bản đồ chúng ta thường phải làm thế nào?
+ Tại sao cũng vẽ về Việt Nam nhưng lại có loại bản đồ to, loại bản đồ nhỏ ?
Bước 2:
HS : Đại diện trả lời => Kết luận.
2. Một số yếu tố của bản đồ: 
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
- B1: GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận theo gợi ý của GV.
- B2: Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của mình .
* Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số ký hiệu bản đồ.
- HS : Làm việc cá nhân, quan sát bản chú giải ở H3 và một số bản đồ khác.
Vẽ ký hiệu một số đối tượng địa lý như: Đường biên giới, núi sông, thủ đô, thành phố.
-Hướng dẫn HS K,G biết thêm về tỷ lệ bản đồ.
3.Củng cố , dặn dò:
GV : Tổng kết bài, dặn các em chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________
TUẦN 2
Thứ 2 Ngày dạy: 13/9/2010
Lịch sử: 
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ ( tiếp theo )
I.Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : 
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem báng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: Nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dượa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
- Giáo dục H tính chính xác.
II.Đồ dùng dạy- học : 
GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 Bản đồ hành chính Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy- học :
A.Bài cũ:
? Bản đồ là gì ?
? Nêu một số yếu tố của bản đồ ?
B. Bài mới:
1.Cách sử dụng bản đồ:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 - Bước 1 : HS dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời câu hỏi :
	+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
	+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 ( bài 2 ), đọc các ký hiệu của một số đối tượng địa lý.
	+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng và giải thích vì sao biết đó là biên giới quốc gia ?
Bước 2 : Đại diện HS trả lời các câu hỏi trên.
Bước 3 : Giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ.
2.Bài tập :
* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm.
- Bước 1: HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b ( SGK ).
- Bước 2:	+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Các nhóm khác sửa chữa, bổ sung.
+ GV hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
- 1 HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông,Tây trên bản đồ.
- 1 HS chỉ vị trí của tỉnh mình đang sống.
- 1 HS nêu tên những tỉnh, thành phố giáp với tỉnh mình.
3.Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện cách sử dụng bản đồ.
ĐẠO ĐỨC: 
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- HS luyện tập thực hành theo nội dung bài học ở tiết 1 
- Biết trung thực trong học tập 
- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập 
II. Đồ dùng dạy học : 
Các mẩu chuyện về sự trung thực trong học tập 
II.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A.Bài cũ :
- Thế nào là trung thực trong học tập?
- Vì sao phải trung thực trong học tập?
B.Thực hành - luyện  ... 	+ Điền các thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt?
	 Gọi HS đọc lại bảng vừa viết. GV nhận xét ghi điểm cho từng nhóm.
	+ Dựa vào bảng thống kê hãy mô tả một vài nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của mình. 
 - Một số HS trình bày.
* Hoạt động 4. Phong tục của người Lạc Việt.
	- Một HS đọc phần 4.
	+ Địa phương em còn giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt? .VD: Bánh chưng...
	- Gọi HS trả lời, GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
	GV nêu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ. HS nêu ý kiến.
GV nhận xét giờ học. Học thuộc ghi nhớ. Xem bài sau.
_____________________________________________________________________
Thứ 3 Ngày dạy: 14/9/2010
Đạo đức :	
 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP.( tiết 1)
I.Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng: 
 - Nêu ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
 - Có ý thức vươn lên trong học tập.
 - Yêu mến, noi gương HS nghèo vượt khó.
II. Đồ dùng: 	 HS:- Sách đạo đức lớp 4
	- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
	 GV - Giấy A4 cho các nhóm thảo luận. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Bài cũ. 
 - HS đọc phần ghi nhớ
 - Hỏi: Trung thực trong học tập có lợi gì
2. Bài mới.
*.Hoạt động 1: Kể chuyện: Một HS nghèo vượt khó (SGV) 
 - GV kể toàn bộ câu chuyện 1 lần 
 - Mời 1,2 em kể lại câu chuyện 
*.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 với 2 câu hỏi:
 - Thảo gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày
 - Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
Gọi đại diện các nhóm trả lời, lớp bổ sung, giáo viên kết luận(SGV)
*.Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân, làm BT1
 - HS nêu yêu cầu bài tập, tiến hành làm bài tập 
 - HS nêu ý kiến của mình và giải thích lí do 
 - GV kết luận: a,b,d là đáp áp đúng
3.Củng cố dặn dò:
 - Qua bài học hôm nay, chúng ta rút ra được điều gì?
 - HS trả lời, hai HS đọc lại ghi nhớ ở SGK
 - Dặn: Chuẩn bị theo nội dung bài tập 3,4 ở SGK
_____________________________________________________________________
 Thứ 4 Ngày dạy:15/9/2010
Khoa học: 
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I.Mục tiêu : Sau bài học HS có thể : 
 - Kể tên 1 số thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng,tôm, cua...) và 1 số thức ăn chứa nhiều chất béo (mữ, dầu, bơ...) 
 - Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể:
 + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
 + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D,E, K.
 - Giáo dục H sử dụng đầy đủ chất đạm và chất béo để cơ thể phát triển tốt.
II.Đồ dùng: 
 - Các hình minh họa trang 12, 13 SGK.
 - Chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, trứng...
 - HS bút màu.
III.Các hoạt động dạy - học:
 1.Kiểm tra: 2 HS.
GV hỏi: +Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn? đó là những cách nào?
	 +Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì?
 2.Bài mới:
*Họat động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo:
 B1: Làm việc theo cặp: Trao đổi với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo trang 12, 13 SGK. Tìm hiểu vai trò các chất trên.
 B2: Làm việc cả lớp:
HS: Trả lời câu hỏi:
	+Nêu tên những thức ăn giàu chất đạm hình 12 SGK.
	+Kể tên các thức ăn chứa chất đạm các em thích và ăn hàng ngày.
	+Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
	+Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình ở trang 13 SGK.
	+Kể tên thức ăn chứa chất béo?
	+Nêu vào trò thức ăn chứa chất béo?
	GV: Nhận xét - kết luận ( SGK).
*Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các nhóm thức ăn nhiều chất đạm và chất béo.
 B1: GV phát phiếu học tập.
HS: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm, cá nhân.
	+.Hoàn thành bảng thức ăn chứa đạm.
	+.Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo. 
 B2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả - các nhóm khác bổ sung. 
GV: Đánh giá nhận xét đi đến kết luận (SGK).
3.Củng cố -dặn dò: 
 - Nếu cơ thể thiếu chất đạm và chất béo thì như thế nào ?
GV: Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
 - Tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có chứa vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ.
_____________________________________________________________________ 
 Thứ 5 Ngày dạy: 16/9/2010
Khoa học: 	
VAI TRÒ CỦA VI -TA - MIN,
CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ.
I.Mục tiêu : Sau bài học , HS có thể : 
 - Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng gà, các loại rau...); chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có màu lá xanh thẫm...) và chất xơ (các loại rau).
 - Nêu được vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi- ta - min, khóáng chất và chất xơ đối với cơ thể. 
 + Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
 + Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
 + Chất xơ không có giá trị về dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa. 
 - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống 
II.Đồ dùng:
 - Hình 14, 15 SGK phóng to.
 - Giấy A4, bút viết cho các nhóm.
III.Các hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ:
 +Hãy cho biết những loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng?
 +Chất béo có vai trò gì?
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới : 
*Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi -ta -min, chất khoáng và chất xơ.
- Chia lớp thành nhóm 6, mỗi nhóm đều có giấy A4 + Quan sát tranh trang 14 và hoàn thiện bảng dưới đây trong thời gian 8 phút.
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chưa vi -ta - min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
Cua
................
X
...............
X
...............
X
X
...............
X
X
...............
X
X
................
- Các nhóm thực hiện sau đó cử đại diện dán và trình bày.
- Nhóm nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào cột tương ứng là thắng cuộc.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của Vi - ta -min, chất khoáng, chất xơ và nước.
 Bước 1: Thảo luận về vai trò của Vi -ta -min: Chia lớp thành 6 nhóm.
Nhóm 1 + 2: Thảo luận vai trò của Vi - ta - min.
GV nêu câu hỏi:
+ Kể tên một số Vi -ta -min mà em biết. Nêu vai trò của Vi -ta- min đó?
Ví dụ: Vi - ta - min A, B, C, D...
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa Vi - ta -min đối với cơ thể?
- Gọi đại diện nhóm 1, 2 trả lời , các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Vi - ta -min là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể ( chất đạm ) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể họat động. Nhưng chúng rất cần cho họat động sống của cơ thể. Nếu thiếu Vi -ta -min cơ thể sẽ mắc một số bệnh như: Khô mắt, quáng gà, còi xương, chảy máu chân răng....
Nhóm 3 +4: Thảo luận vai trò của chất khoáng.
GV nêu câu hỏi:
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể?
- Gọi đại diện nhóm 3+4 trả lời, các nhóm khác bổ sung.
GV nêu kết luận ( SGV 45 ).
Nhóm 5 + 6: Thảo luận về vai trò chất xơ và nước.
Câu hỏi: 
+Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chất xơ?
+Hàng ngày chúng ta cần uống bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
- Gọi đại diện nhóm 5 + 6 trả lời, các nhóm khác bổ sung.
GV nêu kết luận : ( SGV 45 ).
3.Củng cố , dặn dò:
+ Các thức ăn chứa nhiều chất khoáng, Vi -ta -min và chất xơ có nguồn gốc từ đâu? ( Động vật, thực vật ).
- HS đọc mục " Bạn cần biết". 
- Dặn HS ăn đủ chất .
- Xem trước bài 7.
 _______________________________________
Địa lý: 
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : 
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Lên Sơn : Thái, Mông,Dao...
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi có cư dân thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
 + trang phục:mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phuch của các dân tộc được may , thêu trang trí rất coong phu và thường có màu sắc sặc sở...
 + Nhà sàn được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
- Tôn trọng truyền thống văn hoá các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam( loại khổ lớn).
- Tranh ảnh về trang phục, lể hội, nhà sàn sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra bài củ: 
-Trình bày đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn
- Một HS trả lời câu hỏi: Tại sao nói Phan- Xi- Păng là nóc nhà của Tổ quốc?
- Nhận xét- ghi điểm.
 2. Dạy bài mới:
a. Hoàng Liên Sơn- nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: HS trả lời câu hỏi:
 + Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
 + Xếp thứ tự các dân tộc( Dao, Mông, Thái) theo địa bàn dân cư từ nơi cao đến nơi thấp?
 + Người dân ở nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì?
Bước 2:
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
b. Bản làng với nhà sàn:
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm:
Bước 1: HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm 6.
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản có nhiều nhà hay ít nhà? Vì sao?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
+ Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
Bước 2:
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
c. Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Dựa vào tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục thảo luận các câu hỏi:
+ Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
+ Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ?
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
+ Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5 và 6?
Bước 2: 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV tóm lại những nét tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn 	
- Về học lại bài và xem trước bài 3. 	
_____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa su dia lop 4.doc