Giáo án Môn Kể chuyện 2 - Trường TH Tân Phú 2

Giáo án Môn Kể chuyện 2 - Trường TH Tân Phú 2

KỂ CHUYỆN

Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM

I. Mục tiêu:

 - Dựa theo tranh v gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu truyện.

 - Trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện.

 *HS kh giỏi biết kể lại tồn bộ cu truyện.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh, SGK.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 60 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Kể chuyện 2 - Trường TH Tân Phú 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỂ CHUYỆN
Tiết 1: 	CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu truyện.
 - Trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện.
 *HS khá giỏi biết kể lại tồn bộ câu truyện.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh, SGK..
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
-Kiểm tra SGK, đồ dùng học tập
3. Bài mới :
Giới thiệu: 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện :
Hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý.
u Kể theo tranh 1.
Cậu bé đang làm gì? Cậu đọc sách ntn?
Vậy còn lúc tập viết thì ra sao?
 -Nhận xét, bổ sung.
u Kể theo tranh 2
Tranh vẽ bà cụ đang làm gì?
Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
Bà cụ trả lời thế nào?
Cậu bé có tin lời bà cụ nói không?
u Kể theo tranh 3
Bà cụ trả lời thế nào?
Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé làm gì?
u Kể theo tranh 4
Em hãy nói lại câu tục ngữ
Câu tục ngữ khuyên em điều gì?
Chốt: “Có công mài sắt có ngày nên kim” khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại.
v Hoạt động 2: Kể chuyện theo nhóm 
Cho HS kể theo từng nhóm
Theo dõi chung, giúp đỡ nhóm làm việc.
Tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
v Hoạt động 3: Kể chuyện trước lớp
Giúp HS nắm yêu cầu bài tập
Cần 3 người đóng vai: Người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ.
Mỗi vai kể với giọng riêng có kèm với động tác, điệu bộ.
- Nhận xét cách kể của từng nhóm
4. Củng cố – Dặn dò:
Động viên, khen những ưu điểm, nêu những điểm chưa tốt để điều chỉnh.
Về tập kể chuyện.
Chuẩn bị bài chính tả.
- Hát
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Kiên trì nhẫn nại sẽ thành công.
- Lúc tập viết cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi viết nguệch ngoạc cho xong chuyện.
- Lớp nhận xét về nội dung và cách diễn đạt.
- HS kể
- Lớp nhận xét.
- HS kể
- Hôm nay bà mài, ngày mai bà mài. Mỗi ngày cục sắt nhỏ lại 1 tí chắc chắn có ngày nó sẽ thành cái kim.
- Lớp nhận xét
- HS nêu 
- Làm việc kiên trì, nhẫn nại
- Lớp nhận xét.
- Hoạt động nhóm
- HS tự kể theo nhóm.
- Đại diện lên thi kể
- HS thực hành
à Lớp nhận xét.
- Cả lớp bình chọn HS, nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất.
Nhận xét:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 2: 	PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu	: Giúp học sinh
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý SGK kể lại được từng đoạn câu chuyện BT 1, 2, 3.
* Học sinh khá giỏi bước đầu kể lại được tồn bộ câu chuyện BT 4.
- Trao dồi hứng thú đọc và kể chuyện.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh
HS: SGK 
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1. Khởi động:
2. Bài cũ :Có công mài sắt có ngày nên kim
Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì?
Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
(HS làm việc gì dù khó đến đâu, cứ kiên trì, nhẫn nại nhất định sẽ thành công)
3 HS lên bảng, lần lượt từng em tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện.
Thầy nhận xét – cho điểm
3. Bài mới:
Giới thiệu: Nêu vấn đề
Phát triển các hoạt động:
Hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý.
+ Kể theo tranh 1
Thầy đặt câu hỏi
Na là 1 cô bé ntn?
Trong tranh này, Na đang làm gì?
Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn.
Na còn băn khoăn điều gì?
Chốt: Na tốt bụng giúp đỡ bạn bè.
Nhận xét
+ Kể theo tranh 2, 3
Cuối năm học các bạn bàn tán về chuyện gì? Na làm gì?
Trong tranh 2 các bạn Na đang thì thầm bàn nhau chuyện gì?
Tranh 3 kể chuyện gì?
Chốt: Các bạn có sáng kiến tặng Na 1 phần thưởng
Nhận xét
+ Kể theo tranh 4
Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra ntn?
Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
Khi Na được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng ntn?
Chốt: Na cảm động trước tình cảm của các bạn.
Nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tổ chức cho HS kể theo từng nhóm
Thầy nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò:
Về kể lại câu chuyện cho người thân.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- HS nêu
- HS kể
- ĐDDH: Tranh
- Tốt bụng
- Na đưa cho Minh nửa cục tẩy
- Na gọt bút chì giúp Lan, bẻ cho Minh nửa cục tẩy, chia bánh cho Hùng, nhiều lần trực nhật giúp các bạn bị mệt.
- Học chưa giỏi
- Lớp nhận xét 
- Cả lớp bàn tán về điểm và phần thưởng. Na chỉ lặng im nghe, vì biết mình chưa giỏi môn nào
- Các bạn HS đang tụ tập ở 1 góc sân bàn nhau đề nghị cô giáo tặng riên cho Na 1 phần thưởng vì lòng tốt.
- Cô giáo khen sáng kiến của các bạn rất tuyệt.
- Lớp nhận xét
- Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng
- Lớp nhận xét
- Hoạt động nhóm.
- HS kể theo nhóm, đại diện nhóm lên thi kể chuyện
Nhận xét:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 3: 	BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu:
Học sinh dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh nhắc lại được lời kể của Nai nhỏ về bạn mình BT 1.
Nhắc lại được lời kể của cha Nai nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn BT 2.
Biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ ở BT 1.
* Học sinh khá giỏi thực hiện được yêu cầu của BT 3, (dựng lại được câu chuyện theo vai).
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh, nội dung chuyện, vật dụng hóa trang
III. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1. Khởi động 
2. Bài cũ: Phần thưởng
- 3 HS kể tiếp nối 3 đoạn chuyện theo tranh gợi ý
Nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: Trực tiếp
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
-Bài 1: Dựa vào tranh, hãy nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn.
Nêu yêu cầu đề bài
Cho học sinh kể theo tranh
Bài 2: Nhắc lại lời kể của Nai cha sau mỗi lời kể của Nai Nhỏ.
Nêu yêu cầu bài.
Quan sát tranh và nhắc lại lời của Nai cha
Nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn kể lại toàn chuyện.
Cho HS đọc bài 3, nêu cầu bài
 Cho HS xung phong kể
v Hoạt động 3: Hướng dẫn dựng lại chuyện.
4. Củng cố – Dặn dò 
Tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị: Bài tập đọc
- Hát
-Lớp nghe – nhận xét
- HS nêu
- HS quan sát
- HS kể
- HS nêu
- Bạn con thật khoẻ nhưng cha vẫn còn lo
- Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn nhưng cha vẫn còn lo
- HS đọc
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS nhận vai và diễn đạt giọng nói diễn cảm
- Là người bạn “dám liều mình giúp người cứu người”
KỂ CHUYỆN
Tiết 4: 	BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục tiêu
Học sinh dựa theo tranh kể lại được đoạn 1 , đoạn 2 của câu chuyện BT 1.
Bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình BT 2.
Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
* Học sinh khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện BT 3.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
2 HS kể lại chuyện
Lớp nhận xét 
Thầy nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu bài: 
Phát triển các hoạt động
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện
Bài 1: Kể lại 1 đoạn trong câu chuyện dựa theo tranh.
 - Gợi ý
Tranh 1:
Hà có 2 bím tóc thế nào?
Tuấn đã trêu chọc Hà ntn?
Hành động của Tuấn khiến Hà ra sao?
Tranh 2:
Khi Hà ngã xuống đất, Tuấn làm gì?
Cuối cùng Hà thế nào?
Nhận xét.
Bài 2: Kể lại nội dung cuộc gặp gỡ giữa thầy và bạn Hà bằng lời của em.
Nhận xét 
v Hoạt động 2: Kể lại toàn câu chuyện
Theo dõi, giúp đỡ nhóm làm việc
Nhận xét.
v Hoạt động 3: Phân vai, dựng lại câu chuyện.
Cho HS xung phong nhận vai, người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo.
Thầy nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì? Bạn bè khi chơi với nhau phải nhẹ nhàng không được chơi những trò chơi như đánh nhau, chọc phá bạn khi bạn không bằng lòng.
- Hát
-Thực hiện
- Hoạt động nhóm nhỏ.
- HS trình bày dựa theo tranh
- Tết rất đẹp
- Nắm bím tóc Hà kéo làm Hà bị ngã
- Hà oà khóc và chạy đi mách thầy
- Tuấn vẫn cứ đùa dai, cứ cầm bím tóc mà kéo.
- Đi mách thầy
- Hoạt động lớp
- HS nêu.
- Hoat động nhóm
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên thi kể
- Lớp nhận xét.
-HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Không nên nghịch ác với các bạn cần đối xử tốt với các bạn gái.
Nhận xét:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ... n xét sau mỗi lần HS kể.
Chú ý: Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý.
Đoạn 1
Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì?
Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì?
Đoạn 2
Bức tranh vẽ cảnh gì?
Cảnh vật xung quanh ntn?
Tại sao cảnh vật lại như vậy?
Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
Đoạn 3
Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng?
Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí?
Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?
Những người nào được sinh ra từ quả bầu?
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
Yêu cầu 2 HS đọc phần mở đầu.
Phần mở đầu nêu lên điều gì?
Đây là cách mở đầu giúp các con hiểu câu chuyện hơn.
Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu.
Yêu cầu 2 HS nhận xét.
Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện.
Chuẩn bị: Bóp nát quả cam.
Hát
3 HS kể mỗi HS kể 1 đoạn.
1 HS kể toàn truyện.
Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể một đoạn truyện.
Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.
Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới được chui ra.
Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông.
Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.
Vì lụt lội, mọ người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biển nước.
Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng.
Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước.
Người vợ sinh ra một quả bầu.
Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.
Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu.
Người Khơ-nú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, 
Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây.
Đọc SGK.
Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
2 HS khá kể lại.
KỂ CHUYỆN
BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu
- Sắp xếp đúng thứ tự các tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2).
* HS khá, giỏi biết kể lại tồn bộ câu chuyện (BT3).
- Rèn kĩ năng kể chuyện.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK. Bảng ghi các câu hỏi gợi ý.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1. Khởi động 
2. Bài cũ Chuyện quả bầu
Gọi HS kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a) Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự truyện
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, SGK.
Dán 4 bức tranh lên bảng như SGK.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để sắp xếp lại các bức tranh trên theo thứ tự nội dung truyện.
Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự.
Gọi 1 HS nhận xét.
GV chốt lại lời giải đúng.
b) Kể lại từng đoạn câu chuyện
Bước 1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm, yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo tranh.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
Chú ý trong khi HS kể nếu còn lúng túng. GV có thể gợi ý.
 Đoạn 1
Bức tranh vẽ những ai?
Thái độ của Trần Quốc Toản ra sao?
Vì sao Trần Quốc Toản lại có thái độ như vậy?
 Đoạn 2
Vì sao Trần Quốc Toản lại giằng co với lính canh?
Quốc Toản gặp Vua để làm gì?
Khi bị quân lính vây kín Quốc Toản đã làm gì, nói gì? 
Đoạn 3
Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
Trần Quốc Toản nói gì với Vua?
Vua nói gì, làm gì với Trần Quốc Toản?
 Đoạn 4
Vì sao mọi người trong tranh lại tròn xoe mắt ngạc nhiên?
Lí do gì mà Quốc Toản đã bóp nát quả cam?
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể theo vai.
Gọi HS nhận xét bạn.
Gọi 2 HS kể toàn truyện.
Gọi HS nhận xét.
Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà tìm đọc truyện về các danh nhân, sự kiện lịch sử.
Chuẩn bị bài sau: Người làm đồ chơi.
Hát
3 HS tiếp nối nhau kể. Mỗi HS kể 1 đoạn.
1 HS kể toàn truyện.
HS đọc yêu cầu bài 1.
Quan sát tranh minh hoạ.
HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
Lên bảng gắn lại các bức tranh.
Nhận xét theo lời giải đúng.
2 – 1 – 4 – 3.
HS kể chuyện trong nhóm 4 HS. Khi 1 HS kể thì các HS khác phải theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Mỗi HS kể một đoạn do GV yêu cầu. HS kể tiếp nối thành câu chuyện.
Nhận xét.
Trần Quốc Toản và lính canh.
Rất giận dữ.
Vì chàng căm giận bọn giặc Nguyên giả vờ mượn đường để cướp nước ta.
Vì Trần Quốc Toản đợi từ sáng đến trưa mà vẫn không được gặp Vua.
Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.
Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Vua nói: 
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy còn trẻ mà đã biết lo việc nước ta có lời khen.
Vua ban cho cam quý.
Vì trong tay Quốc Toản quả cam còn trơ bã.
Chàng ấm ức vì Vua coi mình là trẻ con, không cho dự bàn việc nước và nghĩ đến lũ giặc lăm le đè đầu cưỡi cổ dân lành.
3 HS kể theo vai (người dẫn chuyện, Vua, Trần Quốc Toản).
Nhận xét.
2 HS kể.
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI 
I. Mục tiêu
Dựa vào nội dung tóm tắt kể lại từng đoạn câu chuyện.
* HS khá, giỏi kể lại tồn bộ câu chuyện (BT2).
Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ của bài tập đọc. Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý của từng đoạn.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
1. Khởi động 
2. Bài cũ Bóp nát quả cam.
Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Bóp nát quả cam.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm và yêu cầu HS kể lại từng đoạn dựa vào nội dung và gợi ý.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét từng bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Chú ý: Trong khi HS kể nếu còn lúng túng, GV ghi các câu hỏi gợi ý. Cụ thể: 
 + Đoạn 1
Bác Nhân làm nghề gì?
Vì sao trẻ con rất thích những đồ chơi của bác Nhân?
Cuộc sống của bác Nhân lúc đó ra sao?
Vì sao con biết?
 + Đoạn 2
Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
Bạn nhỏ đã an ủi bác Nhân ntn?
Thái độ của bác ra sao?
 + Đoạn 3
Bạn nhỏ đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
Thái độ của bác Nhân trong buổi chiều đó ntn?
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS nhận xét bạn.
Cho điểm HS.
Yêu cầu HS kể toàn truyện.
Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối HKII.
Hát
3 HS kể phân vai (người dẫn chuyện, Vua, Trần Quốc Toản).
1 HS kể toàn truyện.
HS kể chuyện trong nhóm. Khi 1 HS kể thì HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
Mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày, 1 HS kể 1 đoạn của câu chuyện.
Truyện được kể 3 đế 4 lần.
Nhận xét.
Bác Nhân là người làm đồ chơi bằng bột màu.
Vì bác nặn toàn những đồ chơi ngộ nghĩnh đủ màu sặc sỡ như: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con gà, con vịt
Cuộc sống của bác Nhân rất vui vẻ.
Vì chỗ nào có bác là trẻ con xúm lại, bác rất vui với công việc.
Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, hàng của bác bỗng bị ế.
Bạn sẽ rủ các bạn cùng mua hàng của bác và xin bác đừng về quê.
Bác rất cảm động.
Bạn đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền để các bạn cùng mua đồ chơi của bác.
Bác rất vui và nghĩ rằng vẫn còn nhiều trẻ con thích đồ chơi của bác.
Mỗi HS kể một đoạn. Mỗi lần 3 HS kể.
Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
1 đến 2 HS kể theo tranh minh họa.
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết 2: ÔN TẬP
I. Mục tiêu
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Tìm được vài từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ, đặt câu với 1 từ chỉ màu sắc tìm được (BT2, BT3).
-Đặt được câu hỏi cĩ cụm từ khi nào (2 trong số 4 câu ở BT4).
*Học sinh khá giỏi tìm đúng và tìm đủ các từ chỉ màu sắc (BT3), thực hiện đầy đủ BT4.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở BT2.
HS: vở BT
III. Các hoạt động
Hoạt động của gv
Hoạt động của HSø
1. Khởi động 
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Tiến hành tương tự tiết 1.
v Hoạt động 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Treo bảng phụ ghi sẵn BT2.
Gọi 2 HS khá đặt câu.
Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
v Hoạt động 3: 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4.
Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
3. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về ơn lại bài.
- Hát
-Bốc thăm, đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Đọc bảng phụ.
- Đọc bài: 
- Thực hiện yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu.
GV và các thư kí thu kết quả, 

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYEN LOP 2.doc