Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 25, 26

Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 25, 26

Tuần 25:

Ngày soạn: 1/3/2012

Ngày giảng: 5/3/2012

Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012

Hoạt động tập thể

HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP

I. Mục tiêu

- Học sinh làm sạch, đẹp được lớp mình đang học và khu vực hành lang, cầu thang gần lớp.

 - GD học sinh có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.

II. Chuẩn bị:

- Chổi, chậu,

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25:
Ngày soạn: 1/3/2012
Ngày giảng: 5/3/2012
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012
Hoạt động tập thể
Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục tiêu
- Học sinh làm sạch, đẹp được lớp mình đang học và khu vực hành lang, cầu thang gần lớp.
 - GD học sinh có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Chổi, chậu,
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2. Hướng dẫn
3.Củng cố dặn dò: 
-Chia lớp thành 3 tổ, yêu cầu các tổ trường điều khiển tổ mình.
- GV giao nhiệm vụ:
+ Tổ 1: quét lớp
+ Tổ 2: Lau bàn ghế, tủ đồ dùng
+ Tổ 3: Quét hành lang.
(Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh ) 
-Tuyên dương những tổ làm tốt.
-Cho học sinh đi vệ sinh: rửa chân tay.
-Muốn giữ trường lớp sạch đẹp chúng ta cần làm gì?
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Theo dõi
- Tổ trường điều khiển tổ mình.
- Theo dõi, nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện
-Theo dõi
-Đi rửa chân tay.
-Không vứt giác bừa bãi, không vẽ lên tường, lên bàn ghế,
-Theo dõi.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (T)
Nhân, chia số có bốn chữ số với số có 
một chữ số
I. Mục tiêu:
-Biết thực hiện nhân, chia số có bốn cữ số với số có một chữ số.
-áp dụng vào việc giải toán có lời văn.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1: Tìm x biết:
Bài 2
Bài 3
3.Củng cố - dặn dò
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm
Bài 1:
a) X + X + X = 9753
b) 2 x X + 1999 = 3005
c) 5924 : 2 : X =2
d) 5 x X : 2 = 2005
Bài 2:
Hai kho gạo có 2800 kg nếu chuyển 240 kg từ kho thứ nhất sang kho thứ hai thì số gạo của hai kho bằng nhau. Hỏi mỗi kho có bao nhiêu kilôgam gạo?
Bài 3:
Muốn chở hết 1129 chú bộ đội qua sông mà dùng thuyền nhỏ mỗi thuyền chỉ chở được 10 người, kể cả người lái thì phải cần ít nhất bao nhiêu chiếc thuyền?
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-HS làm bài - chữa
Bài 1:
a) X + X + X = 9753
 3 x X = 9753
 X = 9753 : 3 
 X = 3245
b) 2 x X + 1999 = 3005
 2 x X = 3005 - 1999
 2 x X = 1006
 X = 1006 : 2
 X = 503
c) 5924 : 2 : X =2
 2962 : X = 2
 X = 2962 : 2
 X = 1481
d) 5 x X : 2 = 2005
 5 x X =2005 x 2
 5 x X = 4010
 5 x X = 4010 : 5
 X = 802
Bài 2:
Ta có sơ đồ: 240kg
Kho 1: 2800 kg
Kho 2:
Theo sơ đồ hai lần số gạo của kho thứ hai là:
2800 - 2 x 240 = 2320 (kg)
Số gạo của kho thứ hai:
2320 : 2 = 1160 (kg)
Số gạo của kho thứ nhất là:
 2800 - 1160 = 1640 (kg)
Bài 3:
 Số bộ đội chở được trong một thuyền là:
10 - 1 = 9 (bộ đội)
Ta có: 1129 : 9 = 125 (dư 4)
Vậy muốn chở hết số bộ đội qua sông phải cần ít nhất 126 thuyền
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 1/3/2012
Ngày giảng: 6/3/2012
Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
Hướng dẫn học (T)
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I Mục tiêu:
- Giúp HS biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị
- Giáo dục HS có ý thức học tốt
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4
3.Củng cố - dặn dò:
-Nêu bài toán, hướng dẫn ,yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:
Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 bình. Hỏi mỗi bình có mấy lít mật ong?
Bài 2:
Bình mua 5 mớ rau hết 2500 đồng. Hoà mua 3 mớ rau cùng loại. Hỏi Hoà phải trả bao nhiêu đồng? (Giải 2 cách)
Bài 3:
May 4 bộ quần áo hết 16m vải. Chị nhận may 7 bộ quần áo thì phải nhận về bao nhiêu mét vải? (Giải 2 cách)
Bài 4: Một người đi bộ 10km hết 2 giờ. Hỏi nếu người đó đi bộ trong 5 giờ thì đi được bao nhiêu kilômét? (Giải 2 cách)
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc bài, phân tích , tóm tắt và trình bày bài giải
Bài 1:
Số mật ong ở mỗi bình là:
35 : 7 = 5 (l)
Đáp số: 5 l
Bài 2:
*Cách 1:
Giá tiền 1 mớ rau là:
2500 : 5 = 500 (đồng)
Số tiền Hoà phải trả là:
500 x 3 = 1500 (đồng)
*Cách 2:
Số tiền Hoà phải trả là:
2500:5x 3 = 1500 (đồng)
Đáp số: 1500 đồng
Bài 3:
* Cách 1:
Số vải may 1 bộ quần áo là:
16 : 4 = 4 (m)
Số mét vải phải nhận về là:
4 x 7 = 28 (m)
*Cách 2:
Số mét vải may 7 bộ quần áo:
16 : 4 x 7 = 28 (m)
Đáp số: 28m
Bài 4:
*Cách 1:
Quãng đường người đó đi bộ 1 giờ:
10 : 2 = 5 (km)
Quãng đường người đó đi bộ 5 giờ là:
5 x 5 = 25 (km)
*Cách 2:
Quãng đường người đó đi bộ 5 giờ là:
10 : 2 x 5 = 25 (km)
Đáp số: 25km
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 2/3/2012
Ngày giảng: 7/3/2012
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012
Mĩ thuật
Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào
 hình chữ nhật
I.Mục tiêu:
-HS nhận biết thêm về hoạ tiết trang trí.
-Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật.
-Thấy được vẻ đẹp của trang trí hình chữ nhật.
II.Chuẩn bị:
-Phóng to hình vẽ mẫu trong vở tập vẽ.
-Một số bài vẽ của HS.
-Vở tập vẽ.
III.Các hoạt động dạy – học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
*HĐ1:Quan sát, nhận xét
*HĐ2:Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
*HĐ3: Thực hành
*HĐ4: Nhận xét
3.Dặn dò:
-Yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật đã trang trí
-GV gợi ý HS quan sát bài tập thực hành ở vở tập vẽ để các em thấy:
+Hoạ tiết vẽ chưa xong.
+Cần nhìn mẫu để vẽ: các hoạ tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.
-Yêu cầu HS xem hình vẽ tiếp ở vở tập vẽ 3, đặt câu hỏi gợi ý để các em nhận biết:
+Hoạ tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?
+Bông hoa có bao nhiêu cánh? 
Hình của bông hoa như thế nào?
+Hoạ tiết trang trí các góc có dạng hình gì?
-GV có thể vẽ trên bảng (hoặc chuẩn bị trước trên giấy), sau đó nhấn mạnh:
+Cần vẽ tiếp hoạ tiết cho hoàn chỉnh.
+Hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau.
+Vẽ màu theo ý thích:
.Hoạ tiết giống nhau cần vẽ cùng màu.
.Hoạ tiết chính (bông hoa) có thể vẽ lớp cánh truớc một màu, lớp cánh sau là màu khác.
.Nếu hoạ tiết chính vẽ màu sáng thì nền màu đậm hoặc ngược lại.
.Có thể chuyển màu của hoạ tiết chính ra hoạ tiết ở góc.
-Yêu cầu HS thực hành
-GV quan sát, nhắc nhở thêm.
-Yêu cầu HS chọn ra một số bài mình thích và nhân xét về:
+Vẽ hoạ tiết
+Màu sắc
-Nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
-VN sưu tầm các hình chữ nhật có trang trí trong sách, báo.
-Quan sát con vật quen thuộc.
-Chuẩn bị đất nặn hoặc giấy màu.
-Theo dõi
-Quan sát để nhận biết:
+Hoạ tiết chính, to đặt ở giữa.
+Hoạ tiết phụ ở xung quanh và các góc.
+Hoạ tiết và màu sắc sắp xếp cân đối theo trục.
-Bông hoa
-Có 8 cánh, 4 cánh lớp trước và 4 cánh lớp sau, các cánh hoa đối xứng nhau theo từng cặp.
-Dạng hình tam giác
-HS làm bài
-Chọn một số bài để nhận xét.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (LT- C)
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời
 câu hỏi: Vì sao?
I. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: Nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay, cái đẹp của những hình ảnh nhân hoá 
- Ôn luyện về câu hỏi: Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi Vì sao ?
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
3.Củng cố - dặn dò:
Bài 1:
Đọc đoạn thơ sau:
 Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
 Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
 Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
 Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
 Nguyễn Duy
a) Những từ ngữ nào trong đoạn thơcho biết tre được nhân hoá?
b) Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam?
Bài 2:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào“ Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây! „
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“ậm ò „ tìm gọi mãi.
(Phạm Hổ)
Tại sao lại nói đây là một chú bò rất đáng yêu, ngây thơ?
....................................................
Vì sao nói chú bò này rất mong muốn có bạn?
.....................................................
Bài 3:
Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
a. Thỏ đã thua Rùa trong một cuộc chạy đua vì mải chơi và coi thường đối thủ.
b. Cậu bé rất vui vì nhờ con tàu, cậu có thể trở về đất liền.
c. Họ bị tỉnh giấc bởi một trận mưa xối xả.
d. Nhờ chăm chỉ học hành, Linh đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
e. Vì thương con cá, ông lão quyết định thả nó trở về biển.
-GV nhận xét , cho điểm
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc bài tập, làm bài
Bài 1
a)
Sự vật được nhân hoá
Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá
Tre
-vươn mình; đu, hát ru
-yêu nhiều, không đứng khuất
-thân bọc lấy thân; tay ôm, tay níu
-thương nhau, không ở riêng
Bài 2:
Chú bò ở đây rất đáng yêu vì ngây thơ như một cậu bé. Nói chú bò này rất ham có bạn vì ngỡ là có một chú bò khác chú nhanh nhảu chào, tươi cười, và khi trông thấy bạn thì tìm gọi mãi.
Bài 3:
a. Thỏ đã thua Rùa trong một cuộc chạy đua vì mải chơi và coi thường đối thủ.
b. Cậu bé rất vui vì nhờ con tàu, cậu có thể trở về đất liền.
c. Họ bị tỉnh giấc bởi một trận mưa xối xả.
d. Nhờ chăm chỉ học hành, Linh đã đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
e. Vì thương con cá, ông lão quyết định thả nó trở về biển.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 3/3/2012
Ngày giảng: 8/3/2012
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2012
Âm nhạc
Hát bài tự chọn
I. Mục tiêu: 
- Hs ôn lại các bài hát đã được học trong chương trình
- Rèn cho HS tính bạo dạn, tự tin trước đông người
- Luyện cho hs giọng hát hay, yêu thích văn nghệ.
II. Đồ dùng:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
*HĐ1: Hát tập thể 
* HĐ2: Hát cá nhân:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nêu yêu cầu tiết học
- Hãy kể tên các bài hát đã học
- GV cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Cho HS hát cá nhân: lấy tinh thần xung phong lên hát trước. Khi hát xong GV cho HS đó có quyền chỉ định bạn khác hát.
Sau mỗi tiết mục GV cùng cả lớp vỗ tay động viên
- Khen ... dặn dò:
-Nêu bài tập
-Yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:
Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm: trẩy hội, hội làng, đại hội, hội nghị, dạ hội, vũ hội, hội đàm, hội thảo.
Nhóm
Từ ngữ
1.Chỉ dịp vui tổ chức định kì
M: dạ hội
2.Chỉ cuộc họp
M: hội nghị
Bài 2:
Chọn từ ngữ thích hợp (trong các từ ngữ : lễ chào cờ, lễ đài, lễ độ, lễ nghi) để điền vào chỗ trống:
a) Đoàn người diễu hành đi qua...
b) Đối với người lớn tuổi cần giữ...
c) Đám tang tổ chức theo ... đơn giản.
d) Thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức...
Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong từng câu dưới đây để có thể sử dụng thêm một dấu phẩy:
a) Hà Nội, ...là những thành phố lớn ở nước ta.
b) Trong vườn, hoa hồng, ...đua nhau nở rộ.
c) Dọc theo bờ sông, những vườn cam,... xum xuê trĩu quả.
Bài 4:Em hãy thêm vào bộ phận chỉ nguyên nhân thích hợp cho mỗi sự kiện dưới đây rồi viết lại thành câu:
a) Bố mẹ Nam rất vui...
b) Cậu bé khóc nức nở...
c) Anh đã giành được giải nhất trong cuộc thi...
d) Cô bé xem ti vi rất chăm chú...
e) Bé An đã làm vỡ lọ hoa của mẹ...
g) Dân làng hết sức lo lắng...
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Đọc bài tập
-Làm bài - chữa
Bài 1
Nhóm
Từ ngữ
1.Chỉ dịp vui tổ chức định kì
dạ hội, vũ hội, trẩy hội, hội làng
2.Chỉ cuộc họp
hội nghị, đại hội, hội đàm, hội thảo
Bài 2:
a) Đoàn người diễu hành đi qua lễ đài.
b) Đối với người lớn tuổi cần giữ lễ độ.
c) Đám tang tổ chức theo lễ nghi đơn giản.
d) Thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức lễ chào cờ.
Bài 3:
a) Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hait Phòng là những thành phố lớn ở nước ta.
b) Trong vườn, hoa hồng,ồha cúc, hoa lay ơn đua nhau nở rộ.
c) Dọc theo bờ sông, những vườn cam, vườn ổi, vườn hồng xum xuê trĩu quả.
Bài 4:
a) Bố mẹ Nam rất vui vì cậu học rất tiến bộ.
b) Cậu bé khóc nức nở vì bị ngã.
c) Anh đã giành được giải nhất trong cuộc thi nhờ sự nỗ lực của bản thân.
d) Cô bé xem ti vi rất chăm chú vì đây là tiết mục xiếc mà cô yêu thích.
e) Bé An đã làm vỡ lọ hoa của mẹ vì không cẩn thận.
g) Dân làng hết sức lo lắng vì sắp có cơn bão.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 10/3/2012
Ngày giảng: 15/3/2012
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2012
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé
I.Mục tiêu:
-Hát đúng giai điệu, thuộc lời 2 của bài hát.
-Biết hát kết hợp vận động phụ họa
II.Chuẩn bị:
-Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, ...
III.Các hoạt động dạy - học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
*HĐ1: Ôn tập bài hát Chị Ong Nâu và em bé 
*HĐ2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
3.Củng cố - dặn dò
-Cho HS ôn lại lời bài hát
+Chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời 1, đồng thời nửa kia hát lời 2.
+GV chỉ định 1 - 2 HS hát 
GV nhận xét và hướng dẫn những chỗ cần thiết.
-Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo nhịp 2.
-GV gợi ý:
+Hát câu 1 và câu 2: Giang hai tay ra hai bên làm động tác chim vỗ cách bay, hai chân nhún nhịp nhàng.
+Hát câu 3:Đưa hai tay lên miệng làm động tác gà gáy.
+Hát câu 4 và 5: Đưa hai tay lên cao qua đầu mở rộng vòng tay rồi hạ dần chuyển sang động tác chim vỗ cánh bay.
+Hát câu 6 và 7: Tay trái chống hông, tay phải chỉ sang bên trái và nhược lại, đầu nghiêng theo.
+Hát câu 8 và 9: Động tác như câu 1 và 2.
+Hát câu 10 và 11: Tay bắt chéo trước ngực, hai chân nhún nhịp nhàng, đầu nghiêng sang trái, sang phải.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Hát cả bài
-HS tập hát
-HS hát 
-HS trình bày
-HS thực hiện
Hát kết hợp vận động phụ hoạ theo hướng dẫn của GV.
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng:
GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu 
l - n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hớng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn viết về nội dung gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
-To như ...úi, nhẹ như bông
Chẳng thả trên sông, cũng trôi ...ờ ...ững
- Sông Thao ...ước đục ...ờ ...ờ
Có hai thằng bé đánh cờ giữa sông.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
-To như núi, nhẹ như bông
Chẳng thả trên sông, cũng trôi lờ lững
Sông Thao nước đục lờ lờ
Có hai thằng bé đánh cờ giữa sông.
c. Luyện nghe, nói:
- GV hướng dẫn HS nói câu:
Nếu núi lầm lẫn lần này thỡ lại núi lại. Nếu lầm lẫn lần nữa thỡ lại núi lại. Núi cho đến lỳc luụn luụn lưu loỏt hết lầm lẫn mới thụi.
+ Hướng dẫn HS luyện nói.
+ Luyện nói câu trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng chứa âm đầu l-n.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/3/2012
Ngày giảng: 16/3/2012
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Thể dục
Nhảy dây 
Trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến"
I. Mục tiêu:
- Ôn bài TD phát triển chung với hoa hoặc cờ. Y/c thuộc bài và thực hiện động tác tương đối đúng.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Y/c thực hiện đợc động tác ở mức tương đối chính xác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi "Hoàng Anh - Hoàng Yến". Y/c biết cách chơi và biết tham gia chơi .
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, 2 em 1 dây để nhảy, mỗi em 1 bông hoa hoặc cờ
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. Vừa đi vừa đa tay từ thấp lên cao rồi dang ngang và theo chiều ngược lại sau đó dừng lại quay mặt vào trong mỗi em cách nhau 1 cánh tay
- Chơi trò chơi: "Kết bạn ", GV điều khiển.
6 - 10'
1 - 2'
8 - 10 lần
2'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
 C/S K K K K K K K K
V(GV)
	C/S	>(GV)
2. Phần cơ bản: 
a) Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ:
- GV thực hiện mẫu 1 số động tác với hoa hoặc cờ. Sau đó yêu cầu HS tập 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp (Lần1: GV chỉ huy. Lần 2: cán sự hô)
- GV chú ý sửa cho HS các động tác: lườn, bụng, toàn thân.
b) Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- Các tổ tập theo khu vực được phân công, từng đôi thay nhau nhảy và đếm số lần, chú ý tăng dần tốc độ nhảy hoặc nhảy làm sao cho được nhiều lần.
6 - 8'
6 - 8'
K K K K K K K K
 K K K K K K K K
 K K K K K K K K
.
C/S
c)Chơi trò chơi: "Hoàng Anh - Hoàng Yến"
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi 
- GV điều khiển lớp chơi thử.
- Cán sự điều khiển lớp chơi thật, GV quan sát nhắc nhở.
6 - 8'
1 - 2(lần)
GH
K K K K K K K K
Hoàng Yến
 Hoàng Anh
K K K K K K K K
GH 
GV
3. Phần kết thúc: 
- Đi chậm theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà: ôn bài TD và nhảy dây kiểu chụm 2 chân 
1- 2'
1 - 2'
1- 2'
	 .
	C/S	>(GV)
IV. Rút kinh nghiệm:
Hướng dẫn học (TLV)
Kể về lễ hội, ngày hội
I. Mục đích yêu cầu
- Rèn kỹ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý, lời kể rõ ràng, tự
nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
-Rèn kỹ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Các hoạt đông dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
*Đề 1:
*Đề 2:
3.Củng cố - dặn dò:
*Hãy nói về một cảnh Trung tru mà em đã từng tham gia.
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Bài tập yêu cầu gì?
-Yêu cầu 1 HS nêu mẫu
-Yêu cầu HS kể trong nhóm
-Gọi đại diện một số em lên kể.
-Nhận xét, sửa chữa
*Hãy viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
-Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS viết bài
-Gọi HS đọc bài viết của mình.
-GV cùng HS nhận xét, uốn sửa
-Cho HS học tập đoạn văn hay.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc yêu cầu
-Trả lời
-1 HS nêu
-Kể chuyện trong nhóm
-Đại diện một số HS lên kể
-Nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn
-Đọc yêu cầu
-Viết bài
-Đọc bài viết của mình
-Học tập đoạn văn hay.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 BUOI CHIEU TUAN 25+26.doc