Tuần 21:
Ngày soạn: 25/1/2012
Ngày giảng: 30/1/2012
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Hoạt động tập thể
TRÒ CHƠI HỌC TẬP TIẾNG VIỆT: THI TRỒNG CÂY
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng viết đúng một số tên cây cối có mở đầu bằng ch và tr.
-Luyện phản xạ nhanh và viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng mở đầu bằng ch hoặc tr.
II. Chuẩn bị
-Chia lớp thành 3 nhóm tham gia trò chơi.
-Cắt 21 thẻ từ bằng giấy màu xanh lá cây, thẻ có hình lá cây dài khoảng 15cm (đủ chỗ để ghi tên một loại cây). 3 bút dạ để viết thẻ từ hình lá.
-Vẽ 3 hình tròn trên bảng lớp tượng trưng cho 3 mảnh vườn trồng cây của 3 nhóm. Phía trên mỗi hình tròn có ghi tên của mỗi nhóm.
-GV làm trọng tài
Tuần 21: Ngày soạn: 25/1/2012 Ngày giảng: 30/1/2012 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012 Hoạt động tập thể Trò chơi học tập Tiếng Việt: Thi trồng cây I. Mục đích yêu cầu: - Rèn kĩ năng viết đúng một số tên cây cối có mở đầu bằng ch và tr. -Luyện phản xạ nhanh và viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng mở đầu bằng ch hoặc tr. II. Chuẩn bị -Chia lớp thành 3 nhóm tham gia trò chơi. -Cắt 21 thẻ từ bằng giấy màu xanh lá cây, thẻ có hình lá cây dài khoảng 15cm (đủ chỗ để ghi tên một loại cây). 3 bút dạ để viết thẻ từ hình lá. -Vẽ 3 hình tròn trên bảng lớp tượng trưng cho 3 mảnh vườn trồng cây của 3 nhóm. Phía trên mỗi hình tròn có ghi tên của mỗi nhóm. -GV làm trọng tài III. Cách tiến hành 1. Nêu cách chơi và tính điểm: -Trọng tài phát cho mỗi nhóm 7 thẻ từ hình lá. -Khi trọng tài hô hiệu lệnh “bắt đầu”, các nhóm trao đổi để tìm tên các cây mở đầu bằng ch và mở đầu bằng tr rồi viết vào thẻ từ, mỗi thẻ từ hình lá được ghi tên 1 loại cây; cần tìm cả tên cây mở đầu bằng ch và cả tên cây mở đầu bằng tr. -Sau 1 phút, trọng tài hô hiệu lệnh “kết thúc”, các nhóm phải tìm và viết xong tên cây vào thẻ từ; sau đó cử người lên bảng dán các thẻ từ của nhóm mình vào đúng vòng tròn “trồng cây” ở trên bảng. -Trọng tài cùng HS cả lớp lần lượt đọc tên cây của môic nhóm xem tên nào viết đúng thì cho 1 điểm, tên nào viết sai thì không tính điểm. Nếu tên các cây của nhóm nào chỉ gồm các từ mở đầu bằng ch hoặc chỉ gồm các từ mở đầu bằng tr thì nhóm đó bị trừ một điểm trong tổng số điểm của nhóm. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có tổng số điểm cao là nhóm đó thắng cuộc. 2.Thực hành chơi: -Sắp xếp cho 3 nhóm HS ngồi lên phía trên, gần bảng lớp để tiện tham gia chơi. -Khi hướng dẫn cách chơi, chú ý nhắc HS tìm tên các cây mở đầu bằng ch và cả tên các cây mở đầu bằng tr. -Sau khi các nhóm dán thẻ từ lên vòng tròn trên bảng, trọng tài cùng HS trong lớp đọc to tên của từng cây trong mỗi vòng tròn để xác nhận kết quả và ghi điểm cho từng nhóm. -Sau khi trao giải, HS cả lớp ghi tên các cây đã chép trên bảng vào vở. (Gợi ý một số tên cây có thể tìm: chanh, chuối, tre, trầu không, chôm chôm, tràm, trầm hương, trúc...) 3. Vui văn nghệ: HS hát theo nhóm, cá nhân. IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hướng dẫn học (T) Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 I. Mục tiêu:Giúp HS: -Biết cộng các số trong phạm vi 10 000. II. Chuẩn bị: Bảng nhóm III. Các hoạt động dạy - học: Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B. Hướng dẫn 1.GTB 2.Hướng dẫn Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 3. Củng cố - dặn dò: Tính: + + 6375 2416 + 4283 3546 + 5729 3760 8218 1730 Một cửa hàng xăng dầu buổi sáng bán được 648 l xăng. Buổi chiều bán được gấp hai lần buổi sáng. Hỏi cả ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít xăng? (Giải 2 cách). Một công ty buổi sáng xuất được 6429 kg hàng. Buổi chiều xuất bằng buổi sáng. Hỏi ngày hôm đó cửa háng đã xuất bao nhiêu ki lô gam hàng? (Giải 2 cách). Tính nhẩm: a. 4300+500=... 6700+2200=... b. 6300+700=... 5400+3600=... -Nhận xét tiết học -VN ôn bài -Theo dõi -Làm bài vào vở -4 HS lên bảng *Cách 1: Số lít xăng bán buổi chiều là: 648 x 2 = 1296 (l) Số lít xăng bán trong ngày hôm đó là: 648 + 1296 = 1944 (l) Đáp số: 1944 l * Cách 2: Số lít xăng bán trong ngày hôm đó là: 648 + 648 x 2 = 1944 (l) Đáp số: 1944 l *cách 1: Số hàng xuất buổi chiều là: 6429 : 3 = 2143 (kg) Số hàng xuất ngày hôm đó là: 6429 + 2143 = 8572 (kg) Đáp số: 8572 kg *Cách 2: Số hàng xuất ngày hôm đó là: 6429 + 6429 : 3 = 8572 (kg) Đáp số: 8572kg -HS làm - chữa IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 26/1/2012 Ngày giảng: 31/1/2012 Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012 Hoạt động tập thể Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp I. Mục tiêu - Học sinh làm sạch, đẹp được lớp mình đang học và khu vực hành lang, cầu thang gần lớp. - GD học sinh có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh luôn sạch sẽ. II. Chuẩn bị: - Chổi, chậu, III. Các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1. GTB 2. Hướng dẫn 3.Củng cố dặn dò: -Chia lớp thành 3 tổ, yêu cầu các tổ trường điều khiển tổ mình. - GV giao nhiệm vụ: + Tổ 1: quét lớp + Tổ 2: Lau bàn ghế, tủ đồ dùng + Tổ 3: Quét hành lang. (Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh ) -Tuyên dương những tổ làm tốt. -Cho học sinh đi vệ sinh: rửa chân tay. -Muốn giữ trường lớp sạch đẹp chúng ta cần làm gì? -Nhận xét giờ học. -Về nhà vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. - Theo dõi - Tổ trường điều khiển tổ mình. - Theo dõi, nhận nhiệm vụ. - HS thực hiện -Theo dõi -Đi rửa chân tay. -Không vứt giác bừa bãi, không vẽ lên tường, lên bàn ghế, -Theo dõi. IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hướng dẫn học (T) Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 I. Mục tiêu: Giúp HS : Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1.GTB 2.Hướng dẫn Bài 1: - Bài 2: Bài 3: Bài 4: 3.Củng cố - dặn dò: Bài 1: Tính: - 6927 4385 - 7216 4207 - 8493 6546 9877 8983 Bài 2: Tính nhẩm: a. 6900-800=... 4500-2200=.. b. 7900-900=... 9800-1000=.. Bài 3: Đoạn đường trong khu tập thể nhà em dài 90m. Các hộ đổ đường bê tông từ hai đầu vào và đã đổ được hai đầu dài 20m và 19m. Hỏi còn bao nhiêu mét chưa đổ bê tông? (Giải 2 cách). Bài 4: Một cửa hàng có 9398kg gạo. Buổi sáng bán 2700kg gạo, buổi chiều bán 3678kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kilôgam gạo? (Giải 2 cách) -Nhận xét tiết học -VN ôn bài Bài 1: -HS làm bài -4 HS lên chữa Bài 2: -HS làm bài -2 HS lên chữa Bài 3: *Cách 1: Tổng chiều dài 2 đầu đường đã đổ bê tông là: 20 + 19 = 39 (m) Chiều dài quãng đường chưa đổ bê tông là: 90 - 39 = 51 (m) Đáp số: 51 m *Cách 2: Chiều dài quãng đường chưa đổ bê tông là: 90 - (20 + 19) = 51 (m) Đáp số: 51m Bài 4: *Cách 1: Số gạo cửa hàng bán trong ngày là: 2700 + 3678 = 6378 (kg) Số gạo còn lại là: 9398 - 6378 = 3020 (kg) Đáp số: 3020kg *Cách 2: Số gạo còn lại là: 9398 - ( 2700 + 3678) =3020 (kg) Đáp số: 3020 kg IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 27/1/2012 Ngày giảng: 1/2/2012 Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012 Mĩ thuật Tập Vẽ tranh: Đề tài ngày Tết hoặc lễ hội I.Mục tiêu: -HS biết tìm, chọn nội dung đề tài ngày Tết hoặc ngày lễ hội của dân tộc, của quê hương. -Hoàn thiện được tranh về ngày Tết hay lễ hội ở quê hương. -HS yêu quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị: -Sưu tầm tranh -Hình gợi ý cách vẽ -Bút chì, màu vẽ, tẩy. III. Các hoạt động dạy - học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A.Kiểm tra B. Bài mới 1 Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn *HĐ1:Tìm, chọn nội dung đề tài *HĐ2:Cách vẽ tranh *HĐ3: Thực hành *HĐ4:Nhận xét, đánh giá 3. Dặn dò: -Cho HS quan sát tranh, ảnh và hỏi: +Không khí của ngày Tết và lễ hội nh thế nào? +Ngày Tết và lễ hội thường có những hoạt động nào? +Trang trí trong ngày Tết và lễ hội có gì đẹp? -Yêu cầu HS kể về ngày Tết và lễ hội ở quê mình. -GV gợi ý HS chọn một nội dung về ngày tết hay lễ hội -Giúp HS tìm thêm các hình ảnh phù hợp với mỗi hoạt động như: sân đình, quảng trường, đường làng, bờ sông, công viên hoặc đường phố... -Có thể đặt câu hỏi cho HS tìm cách vẽ tranh: +Vẽ về hoạt động nào? +Trong hoạt động đó hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? +Trong tranh nên sử dụng màu như thế nào? -Yêu cầu HS thực hành -Theo dõi và gợi ý cho từng HS trong quá trình làm bài. -GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài -VN hoàn thành bài vẽ -HS quan sát và trả lời: +Không khí tng bừng, náo nhiệt +rớc lễ, các trò chơi +cờ, hoa, quần áo nhiều màu rực rỡ, tươi vui. -HS kể -Vẽ một hoạt động hoặc nhiều hoạt động -Tươi sáng, rực rỡ -HS thực hành tập vẽ tranh -HS tìm ra các bài vẽ đẹp mà mình thích. IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hướng dẫn học (LT - C) Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu? I. Mục đích yêu cầu: - Tiếp tục học về nhân hoá: nắm được 3 cách nhân hoá - Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu ? II. Chuẩn bị: Bảng phụ III.Các hoạt động dạy - học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A.Kiểm tra B. Bài mới 1.GTB 2.Hướng dẫn Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 3.Củng cố - dặn dò: - Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa Bài 1: Đọc bài thơ sau: Trận bóng trên không Ông trời ngoi lên mặt biển Tròn như quả bóng em chơi Bóng được thủ môn sóng sút Lên sân vận động - bầu trời. Hậu vệ gió thường thận trọng ý đồ trong mỗi đường chuyền Ngay phút đầuđã chủ động Kèm người thật chặt trên sân. Mưa là trung phong đội bạn Đoạt banh dốc xuống ào ào Sóng truy cản đầy quyết liệt Gió chồm phá bóng trên cao... Trương Nam Hương a.Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? b. Dựa vào đâu mà em biết những sự vật ấy được nhân hoá? c. Biện pháp nhân hoá đã góp phần diễn tả ... sĩ đang khám bệnh cho mọi người. c) Cha tôi là một kiến trúc sư Để có được những bản thiết kế mẫu nhà ưng ý, ông đã phải thức trắng rất nhiều đêm. d) Công việc bề bộn khiến anh phải thường xuyên ngồi hàng giờ bên chiếc máy tính. Anh là một chuyên gia máy tính hàng đầu của đất nước. Bài 3: a.Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới vớt cá. b. Những con chim pít báo hiệu mùa màng từ miền xa lại bay về. Ngoài nương rẫy, lúa đã chín vàng rực. ở đây, mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, tháng mười một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm. c) Từ chiếc tổ nhỏ được lót rơm êm như nệm, đôi chim non xinh xắn bay ra. d. Giữa đám lá xanh to bản, một búp xanh vươn lên. e. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu đang lững thững từng bước nặng nề trở về làng. Bài 4: Có lần em của em hỏi: “ Tri thức là người làm ra công việc gì ? Họ có những đóng góp gì cho xã hội chúng ta?” Em hãy tìm một bài viết giới thiệu về tri thức, về vai trò, những đóp góp của người tri thức trong xã hội mới. Dựa vào bài viết đó, em hãy nói lại cho em của mình hiểu về người tri thức. IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 4/2/2012 Ngày giảng: 9/2/2012 Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012 Âm nhạc Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng I.Mục tiêu: -Hướng dẫn HS ôn tập để trình bày thuần thục bài Cùng múa hát dưới trăng. -Thể hiện bài hát kết hợp gõ đệmvà cách hát hoà giọng, đối đáp, hát kết hợp vận động phụ hoạ. -HS làm quen với khuông nhạc và khoá son. II. Chuẩn bị: -Nhạc cụ -Tranh ảnh minh hoạ III. Các hoạt động dạy học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B Bài mới. 1.GTB 2.Hướng dẫn *Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng *Giới thiệu khuông nhạc và khoá son 3.Củng cố - dặn dò: -Cho HS nghe bài hát -GV hướng dẫn HS: +Ôn tập: Cả lớp trình bày bài hát 2 lần Tập hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, một dãy hát câu 1 - 3, dãy kia hát câu 2 - 4, câu 5 cả hai dãy cùng hát. GV yêu cầu 2 HS tập trình bày theo cách này, mời một vài cặp lên trình bày trước lớp +Hát kết hợp vận động: GV hướng dẫn HS hát và bước chân theo nhịp 3 GV hướng dẫn HS hát và múa. GV chỉ định một nhóm 4 - 5 em lên trình bày. -Giới thiệu về khuông nhạc -Giới thiệu về khoá son -Nhận biết tên các nốt trên khuông: GV viết các nốt: Đô- Rê - Mi - Pha - Son - La - Si lên khuông nhạc. GV chỉ vào từng nốt để HS tập đọc tên, sau đó xoá tên nốt để HS tự nhớ vị trí các nốt . -Nhận xét tiết học -VN ôn bài -Theo dõi -HS nghe bài hát -HS thực hiện -HS trình bày -HS hát và vận động -HS trình bày -HS theo dõi, tập kẻ khuông nhạc, tập đọc tên các dòng và khe. -HS theo dõi, tập viết khoá son -Nhận biết tên nốt nhạc IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hướng dẫn học Luyện phát âm và viết đúng hai phụ âm đầu l - n I. Mục đích, yêu cầu: - Sau bài học tiếp tục giúp học sinh: - Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n. - Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp. - Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n. II. Đồ dùng: GV: Phấn màu, bảng phụ HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học: Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn - Tìm các từ, câu có phụ âm đầu l – n? - HS nêu, viết bảng a. Luyện đọc - GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt - Đọc mẫu toàn bài - Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n. - Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l? + GV ghi bảng + Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào? + HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l. - HS lắng nghe - 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n - HS nêu - Lớp nhận xét, bổ sung - Khi đọc uốn cong lưỡi. - HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm. - Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n? +GV ghi bảng + Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào? - Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n. - HS nêu - Lớp nhận xét, bổ sung. - Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên - HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm. * Lưu ý: Nếu HS đọc sai, GV cho HS dừng lại và sửa luôn. Khuyến khích cho HS nhận xét và sửa cho bạn. *Luyện đọc từ, cụm từ, câu - Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n - Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu. - GV nhận xét - HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ - HS đọc nối tiếp * Luyện đọc cả bài - Gọi 1 HS đọc toàn bài - Đoạn văn tả cảnh gì? - Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì? - GV nhận xét, chốt cách đọc - Gọi HS đọc bài - 1 HS đọc cả bài - HSTL - 2 HS đọc bài b. Luyện viết GV đưa nội dung bài tập: Điền l hay n vào chỗ chấm: - Tối ửa tắt đèn - Thắt ưng buộc bụng - Đậu ành - Điều ành - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - Bài tập yêu cầu gì? - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức. - Chữa bài – Tổng kết trò chơi. - GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở - 1 HS đọc - HSTL - 3 tổ tham gia trò chơi - HS viết bài - Tối lửa tắt đèn - Thắt lưng buộc bụng - Đậu nành - Điều lành c. Luyện nghe, nói: - GV hướng dẫn HS nói câu: Lá lành đùm lá rách. + Hướng dẫn HS nói câu + Luyện nói câu trong nhóm 2 + Cho HS nói trước lớp - HS quan sát - HS luyện nói cá nhân - Luyện nói trong nhóm - Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại nội dung - VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n. + Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng cứa âm đầu l-n để luyện tập cho giờ sau. IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 5/2/2012 Ngày giảng: 10/2/2012 Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012 Thể dục Ôn nhảy dây. Trò chơi: “Lò cò tiếp sức” I. Mục tiêu: - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Y/c thực hiện được động tác ở mức độ tương đối đúng. - Chơi trò chơi "Lò cò tiếp sức". Y/c biết cách chơi. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: Còi, dây để nhảy. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Tập bài thể dục phát triển chung - Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập - Chơi trò chơi: “Chim bay cò bay " 1 - 2' 2 - 3phút 2' 1' K K K K K K K K K K K K K K K K C/S K K K K K K K K V(GV) C/S >(GV) 2. Phần cơ bản: a) Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân - Các tổ tập theo khu vực được phân công, từng đôi thay nhau nhảy và đếm số lần (có thể nhảy có hoặc không có bước đệm), GV quan sát nhắc nhở . * Thi xem ai nhảy dây được nhiều lần nhất 12 - 14' 1 lần b) Trò chơi: "Lò cò tiếp sức” - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi . - GV điều khiển lớp chơi thử. - Cán sự điều khiển lớp chơi thật, GV quan sát nhắc nhở. 6 - 8' 1 - 2(lần) K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K GV 3. Phần kết thúc: - Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà: Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 1- 2' 1 - 2' . C/S >(GV) IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hướng dẫn học (T) Nhân số có Bốn chữ số với số có một chữ số. I. Mục tiêu: - Giúp HS thực hiện phép nhân có 4 chữ số với số có 1chữ số( có nhớ 1 lần) - Vận dụng làm tính, giải toán. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học Nội dung HĐ của GV HĐ của HS A. Kiểm tra B. Bài mới 1.GTB 2.Hướng dẫn Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5: 3.Củng cố - dặn dò: Bài 1: Tính: 1243 x 2 3210 x 3 1021 x 4 1010 x 5 1218 x 4 3250 x 3 1311 x 6 1203 x 7 Bài 2: Tính nhẩm: 3000 x 2 4000 x 2 5000 x 2 20 x 5 200 x 5 2000 x 5 10 x 10 100 x 10 1000 x 10 Bài 3: Tính chu vi hình vuông có cạnh là 1326cm. Bài 4: Tính chu vi hình chữ nhật có cạnh dài là 1327cm, cạnh ngắn là 969cm. (Tính 2 cách) Bài 5: Tùng mua 6 con tem, mỗi con tem giá 800 đồng. Tùng đưa cô bán hàng tờ giấy bạc loại 5000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại Tùng bao nhiêu tiền? (Giải 2 cách). -Nhận xét tiết học -VN ôn bài -Theo dõi Bài 1: -HS làm bài -4 HS lên bảng Bài 2: -HS làm bài -3 HS lên bảng Bài 3: Chu vi hình vuông là: 1326 x 4 = 5304 (cm) Đáp số: 5304cm Bài 4: *Cách 1: Nửa chu vi hình chữ nhật: 1327 + 969 = 2296 (cm) Chu vi hình chữ nhật đó là: 2296 x 2 = 4592 (cm) Đáp số: 4592cm *Cách 2: Chu vi hình chữ nhật đó là: (1327 + 969) x 2 = 4592(cm) Đáp số: 4592 cm Bài 5: *Cách 1: Số tiền mua 6 con tem: 800 x 6 = 4800 (đồng) Số tiền nhà hàng phải trả lại là: 5000 - 4800 = 200 (đồng) *Cách 2: Số tiền nhà hàng phải trả lại là: 5000 - 800 = 200 (đồng) Đáp số: 200 đồng IV. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: