Giáo án môn học lớp 2 - Tuần số 28 - Trường tiểu học Lệ viễn

Giáo án môn học lớp 2 - Tuần số 28 - Trường tiểu học Lệ viễn

TOÁN

Tiết 136: Kiểm tra định kì giữa học kì II

*****************************************************

ĐẠO ĐỨC

Tiết 28:Giúp đỡ người khuyết tật(T1)

I. Mục tiêu

 - HS biết mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng ví người khuyết tật.

 - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

 - Có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường, . phù hợp với khả năng.

II. Tài liệu phương tiện

 Tranh minh hoạ bài tập 1.Vở bài tập

III. Hoạt động dạy học

1. Khởi động: lớp hát

 - Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần phải lịch sự khi đến nhà người khác?

 - HS trả lời, nhận xét. Gv nhận xét .

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 2 - Tuần số 28 - Trường tiểu học Lệ viễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Ngày soạn: 19 / 3 / 2010
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Sáng ( ĐC Ngô Thị Thuyết dạy)
********************************************************************
Chiều 
Toán
Tiết 136: Kiểm tra định kì giữa học kì II
*****************************************************
Đạo đức
Tiết 28:Giúp đỡ người khuyết tật(T1)
I. Mục tiêu
 - HS biết mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng ví người khuyết tật.
 - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường, ... phù hợp với khả năng.
II. Tài liệu phương tiện
 Tranh minh hoạ bài tập 1.Vở bài tập 
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: lớp hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần phải lịch sự khi đến nhà người khác?
 - HS trả lời, nhận xét. Gv nhận xét .
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu giờ học.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Phân tích tranh
 - Gv cho cả lớp quan sát sau đó thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
 Nội dung tranh: một số hs đang đẩy xe cho một bạn bị bại liệt đi học.
Hỏi:- Tranh vẽ gì ?
 - Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật ?
 - Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
 - Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung ý kiến ...
Gv kết luận: Chung ta cần giúp đỡ các bạn khuết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
* Hoạt động 2: Sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
 - HS thảo luận nhóm sau đó trình bày kết quả trước lớp.
 - Gv nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến 
 - HS đọc các ý kiến a,b,c,d.
 - Hs đồng tình hoặc không đồng tình với các ý kiến đó. Vì sao ?
 - GV kết luận
3. Củng cố dặn dò
 - Gv nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
******************************************************
Tự học toán
Ôn: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Củng cố lại một số phép tính nhân và chia trong bảng đã học
- Nhân nhẩm, chia nhẩm các phép tính tròn chục
- Giải toán có lời văn
II. Lên lớp: 
 1. Cho HS làm bài tập:
 *Bài 1: Số ?
 2 x 4 =
 3 x 5 =
 5 x 4 =
 4 x 1=
 8 : 2 =
 15 : 3 =
 20 : 4 =
 4 : 1 =
 8 : 4 =
 15 : 5 = 
 20 : 4 = 
 4 : 4 =
*Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu)
 a) Nhẩm: 20 x 2 = ?
 Hai chục x 2 = 4 chục	Tính: 20 x 2 = 40
 20 x 2 = 40
 Nhẩm: 40 : 2 =?	Tính 40 : 2 = 20
 4 chục : 2 = 2 chục
 40 : 2 = 20
 b) Tính:
 30 x 2 =	20 x 3 =	30 x 3 =
 40 x 2 = 	60 : 3 =	90 : 3 =
*Bài 3: Số?
1
x
10
=
10
:
1
=
20
:
2
=
30
:
3
=
40
:
4
=
50
:
5
=
2
x
10
=
3
x
10
=
4
x
10
=
5
x
10
=
- HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài và chữa bài
*Bài 4: Một cỗ xe tam mã có 3 ngựa kéo. Hỏi 5 xe tam mã có bao nhiêu ngựa kéo? 
- HS làm bài và chữa bài
 2. Củng cố – dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn HS về ôn bài
**********************************************************************
 Ngày soạn: 20 / 3 / 2010.
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Sáng Kể chuyện
Tiết 28: Kho báu
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. (BT 1)
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT 2)
II. Đồ dùng dạy và học: 
Bảng phụ ghi sẵn các câu gợi ý.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng mỗi em kể 1 đoạn nối tiếp đến hết câu chuyện: Tôm Càng và Cá Con.
 - Giáo viên nhận xét , ghi điểm , tuyên dương.
2. Bài mới: Giới thiệu bài .
a. Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn truyện .
*Bước 1: Kể trong nhóm.
 - Cho học sinh đọc thầm yêu cầu và các câu gợi ý trên bảng phụ.
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
*Bước 2: Kể trước lớp .
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể trước lớp.
- Tổ chức cho học sinh kể 2 vòng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.
- GV tuyên dương các nhóm có HS kể tốt.
- Nếu học sinh kể còn lúng túng giáo viên có thể gợi ý.
+Đoạn 1: 
- Nội dung đoạn 1 nói gì? 
- Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm như thế nào?
- Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay như thế nào?
- Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được ?
- Tương tự đoạn 2 và 3.
b. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Gọi 3 HS khá, giỏi xung phong lên kể lại c/c
- Tổ chức cho các nhóm thi kể. 
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt.
- Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 
3. Củng cố , dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 3 em lên bảng kể.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh đọc thầm .
- HS tập kể chuyện trong nhóm, mỗi học sinh kể một lần, các bạn khác nghe nhận xét và sửa cho bạn.
- Đại diện các nhóm lên kể. Mỗi học sinh kể 1 đoạn.
- 6 em lên tham gia kể.
- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- Học sinh trả lời .
- Mỗi học sinh kể một đoạn.
- 3 HS khá, giỏi kể cả chuyện.
- Mỗi nhóm 3 học sinh lên thi kể. Mỗi em kể 1 đoạn.
- Nhận xét bạn kể.
- 1 đến 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
*********************************************************
Toán
Tiết 137: Đơn vị, chục, trăm, nghìn
I. Mục tiêu: 
 - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
 - Nhận biết được số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
 - Làm được các BT 1, 2.
II. Đồ dùng dạy và học :
 - Bộ đồ dùng học toán có các hình vuông biểu diễn đơn vị , 1 chục, 100...
 - Mỗi học sinh chuẩn bị một bộ ô vuông biểu diễn số như trên, kích thước mỗi ô vuông là 1cm x 1cm.
III.Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên nhận xét bài kiểm tra định kỳ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài .
a. Hoạt động 1: Ôn tập về đơn vị, chục và trăm.
- Gắn lên bảng một ô vuông và hỏi: Có mấy đvị? 
- Tiếp tục gắn 2, 3,.... , 10 ô vuông như phần bài học trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh nêu số đơn vị tương tự như trên. 
b. Hoạt động 2: Giới thiệu 1 nghìn.
*Giới thiệu số tròn trăm.
- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm? 
- Gọi 1 em lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100 . 
- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi : Có mấy trăm? 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.
- Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400.
- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung? 
 *Giới thiệu số 1000:
- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm? 
- Giới thiệu : 10 trăm còn gọi là 1 nghìn.
- Viết lên bảng : 10 trăm = 1 nghìn.
GV: Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết là 1000.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết số 1000.
- 1 chục bằng mấy đơn vị? 
- 1 trăm bằng mấy chục? 
- 1 nghìn bằng mấy trăm? 
- Yêu cầu học sinh nêu lại quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
c. Hoạt động 3: Luyện tập , thực hành 
 *Đọc và viết số:
- Giáo viên gắn các hình vuông biểu diễn một số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi học sinh lên bảng đọc và viết số tương ứng.
3 .Củng cố , dặn dò :
 - Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương .
-Về nhà học thuộc các bảng nhân .
- Học sinh lắng nghe để rút kinh nghiệm.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
*Có 1 chục.
*Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 10 đơn vị.
*10 đơn vị còn gọi là 1chục.
*1 chục bằng 10 đơn vị.
*Nêu : 1 chục 10 ; 2 chục 20; .... 10 chục 100.
*Đọc: 10 chục bằng 1 trăm.
*Có 1 trăm.
*Viết số 100.
*Có 2 trăm. viết là 200.
*Cùng có chữ số 0 đứng cuối cùng.
* Những số này được gọi là số tròn trăm.
*Có 10 trăm.
*Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền sau.
*1 chục bằng 10 đơn vị.
*1 trăm bằng 10 chục
*1 nghìn bằng 10 trăm.
- Một vài em lên bảng làm 
lớp làm vào vở .
- Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
- 2 em lên thực hành.
- 2 HS lên bảng đọc và viết số
***************************************************
Chính tả( NV)
Tiết 55: Kho báu
I. Mục tiêu
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 - Làm được BT 2 ; BT 3 a/b.
II. Đồ dùng dạy và học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn chép và bài tập .
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nhận xét bài thi giữa kỳ II của học sinh 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả .
*Ghi nhớ nội dung đoạn viết .
- Giáo viên đọc bài viết 1 lần, 3 em đọc lại
- Nội dung đoạn văn là gì?
- Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù?
*Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh viết những từ : Cuốc bẫm, trở về, gà gáy, quanh năm, sương, lặn...
- Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa.
*Hướng dẫn cách trình bày :
*Viết bài :
- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh chép bài.
*Soát lỗi :
- Đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho học sinh soát lỗi.
*Chấm bài: Thu và chấm 1 số bài, nhận xét tuyên dương
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập .
 *Bài 2:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài .
*Bài 3 a: 
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- GV chép 2 bài lên bảng cho HS lên thi tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Nxét tiết học , tuyên dương 1 số em viết đẹp.
- Về viết lại lỗi chính tả .
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 2 học sinh đọc. Các em khác theo dõi .
*Nói về sự chăm chỉ làm lụng của 2 vợ chồng người nông dân.
*Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà. 
- Tìm và nêu các từ khó .
- 2 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con.
- Học sinh chép bài .
- Học sinh soát lỗi .
- 1 em đọc .
- 2 em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Học sinh nhận xét bài bạn 
- Học sinh nghe và ghi nhớ.
- 1 em đọc.
- 1 em đọc .
- Thi giữa 2 nhóm.
 Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 28: Giáo dục quyền trẻ em
I. Mục tiêu
 - Hs biết được quyền và bổn phận của trẻ em.
 - Có ý thức thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình trong gia đình, nhà trường.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động : lớp hát
2. Hớng dẫn tìm hiểu bài: Quyền và bổn phận  ... 1.
- Gọi 2 học sinh lên làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại lời của học sinh 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác.
- Yêu cầu nhiều em lên thực hành.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và TLCH
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Giáo viên đọc mẫu bài : Quả măng cụt.
- Cho HS xem tranh hoặc quả măng cụt thật.
- Cho HS thực hành hỏi đáp theo từng nội dung.
- Yêu cầu nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt.
- Nhận xét, cho điểm học sinh .
- Phần nói về ruột và mùi vị quả măng cụt. Tiến hành như phần a.
c. Hoạt động 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài 3.
- Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình.
- Gọi học sinh đọc bài viết của mình, giáo viên chú ý sửa sai câu cho từng học sinh .
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh . 
3. Củng cố , dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh luôn đáp lại các lời chia vui lịch sự , có văn hóa.
- Viết về một loại quả mà em thích nhất.
- 2 em lên bảng đọc đoạn văn của mình.
 - 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh mở sách giáo khoa và đọc lại yêu cầu của bài .
- Học sinh thực hành 2 em.
- Một số em nói theo suy nghĩ của mình .
- 5 cặp lên thực hành.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Học sinh nghe và 1 em đọc lại 
- Quan sát.
- Học sinh hoạt động theo cặp hỏi - đáp trước lớp.
- 3 đến 5 học sinh lên trình bày.
- 1 em đọc.
- Học sinh tự viết bài trong 7 đến 10 phút.
- Nhiều em đọc bài.
 ******************************************************
Toán
Tiết 140: Các số từ 101 đến 110
I. Mục tiêu : 
 - Nhận biết được các số từ 101 đến 110.
 - Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110.
 - Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110.
 - Biết thứ tự các số từ 101 đến 110.
 - Làm được BT 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy và học 
 - Các hình vuông , mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu thị đơn vị.
 - Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số như phần bài học.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới: Giới thiệu bài .
a. Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 110.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình vuông hỏ và hỏi : Có mấy chục và mấy đơn vị ?
- Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101.
- Giới thiệu 102 , 103 tương tự như giới thiệu số 101.
- Yêu cầu học sinh tự tìm cách đọc và viết số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110
- Yêu cầu cả lớp đọc các số từ 101 đến 110.
b. Hoạt động2 : Luyện tập thực hành .
*Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng . 
- Yêu cầu các em khác nhận xét bài làm của bạn 
- Giáo viên nhận xét tuyên dương .
*Bài 2:
- Vẽ lên bảng tia số như sách giáo khoa , sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh .
- Gọi học sinh đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
*Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 3.
- Để điền được dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- Viết lên bảng: 101....102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 101 và số 102. 
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 101 và số 102. 
- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 101 và số 102. 
- Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 
101 101.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh .
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh ôn lại cách đọc, viết và so sánh các số từ 101 đến 110.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh trả lời(Có 1 trăm), sau đó lên bảng viết số 1 vào cột trăm
- Học sinh trả lời(Có 0 chục và 1 đơn vị), sau đó lên bảng viết số 0 vào cột chục, số 1 vào cột đvị.
- Học sinh đọc và viết số 101.
- Học sinh thảo luận cặp đôi và viết số vào bảng .
- 2 học sinh lên bảng, 1 em đọc số, 1 em viết số, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh các số trong bảng.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài .
- 2 HS lên bảng 1 em đọc số 1 em viết số, cả lớp làm vào sách.
- Nhận xét.
- 1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
- 2, 3 học sinh đọc.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh so sánh .
*Chữ số hàng trăm cùng là 1.
*Chữ số hàng chục cùng là 0.
*1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1. 
- 2 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
**********************************************
Chính tả(NV)
Tiết 55: Kho báu
I. Mục tiêu
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 - Làm được BT 2 ; BT 3 a/.
 - GD các em tính cẩn thận trong khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy và học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn chép và bài tập .
III.Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả .
- Gv đọc bài viết 1 làn, 3 em đọc lại.
- Nội dung đoạn văn là gì?
- Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù?
*Hướng dẫn viết từ khó:
- Hãy tìm trong bài các chữ bắt đầu bởi âm s, ng, m...
- Yêu cầu học sinh viết những từ : Cuốc bẫm, trở về, gà gáy, quanh năm, sương, lặn...
*Hướng dẫn cách trình bày :
- Câu chuyện có mấy câu? 
- Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng? 
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa ? 
*Viết bài :
- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh chép bài.
*Soát lỗi :
- Đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho học sinh soát lỗi.
*Chấm bài: Thu và chấm 1 số bài, nhận xét tuyên dương
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập .
 *Bài 2:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét , nêu đáp án đúng:
 + Voi huơ vòi, mùa màng
 + thuở nhỏ, chanh chua
- Gọi học sinh đọc các từ vừa điền.
*Bài 3 a: 
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- GV chép 2 bài lên bảng cho HS lên thi tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nxét tiết học , tuyên dương 1 số em viết đẹp.
- Về viết lại lỗi chính tả .
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 3học sinh đọc. Các em khác theo dõi .
*Nói về sự chăm chỉ làm lụng của 2 vợ chồng người nông dân.
*Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà. 
- Tìm và nêu các từ khó .
- 2 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con.
*Có 3 câu
*Dấu chấm và dấu phẩy.
*Các chữ đứng đầu câu văn
- Học sinh chép bài .
- Học sinh soát lỗi .
- 1 em đọc .
- 2 em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Học sinh nhận xét bài bạn 
- Học sinh nghe và ghi nhớ.
- 1 em đọc.
- 1 em đọc .
- Thi giữa 2 nhóm.
***************************************************
Tự nhiên và xã hội
Tiết 28: Một số loài vật sống trên cạn
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống trên cạn đối với con người.
 - Kể được tên 1 số con vật sống hoang dã sống trên cạn và 1 số vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng dạy và học 
Các tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 58, 59.
Một số tranh ảnh con vật sống trên cạn.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên chỉ tranh và cho biết : Loài vật sống trên mặt đất, sống dưới nước, bay lượn trên không.
- Loài vật có thể sống ở đâu?
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi sau:
 + Chỉ và nói tên các con vật có trong hình?
 + Con nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã?
*Bước 2: Làm việc theo lớp.
- Giáo viên treo tranh phóng to lên bảng.
- Yêu cầu đại diện các nhóm học sinh lên chỉ tranh trình bày.
- Giáo viên nhận xét , tổng kết .
b. Hoạt động 2: Phân loại tranh ảnh sưu tầm.
- Yêu cầu học sinh trưng bày tranh ảnh các con vật sống trên cạn mà các em sưu tầm được.
- Yêu cầu các nhóm dán lên bảng.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ.
c. Hoạt động 3: Trò chơi : “ Đố bạn con gì ?”
- Phổ biến trò chơi 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi khoảng 5 phút.
- Giáo viên tổng kết cuộc chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
3. Củng cố , dạn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học 
-Về học bài và sưu tầm một số tranh ảnh về loài vật sống dưới nước.
- 2 em lên bảng 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh mở SGK quan sát tranh
- Học sinh thảo luận nhóm với hình thức xem tranh và trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát tranh trên bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác lắng nghe và nhận xét bổ sung .
- Học sinh đem tranh ảnh các con vật sống trên cạn mà các em sưu tầm được.
 - Học sinh làm việc theo nhóm như yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm lên dán tranh theo yêu cầu.
- HS nghe GV hướng dẫn trò chơi.
- Học sinh chơi cá nhân sau đó chia nhóm học sinh cùng chơi để nhiều em được tập đặt câu hỏi.
*****************************************************
Hoạt động tập thể
Tiết 28: Kiểm điểm hoạt động tuần 28 - Phương hướng hoạt động tuần 29.
I Mục tiêu
 - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua
 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
 - GD hs có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung
 1. Nhận xét chung ( ưu điểm, nhược điểm trong tuần )
 - Đạo đức, học tập, các hoạt động khác.
 - Nêu gương tốt cho các em học tập
 2. Phương hướng hoạt động tuần sau :
 Tiếp tục thi đua với chủ đề chào mừng ngày 8 / 3; 26 / 3.
 - Tiếp tục duy trì và thực hiện các mặt hoạt động tốt của lớp.
 - Nâng cao hơn ý thức, tính tự giác trong học tập.
 - Duy trì phong trào rèn chữ, giữ vở.
 - Bồi dưỡng Hs thi văn hay, chữ đẹp. Tham gia thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.
 - Thực hiện tốt nề nếp của lớp.
 - Vệ sinh chung và cá nhân sạch sẽ.
 - Các hoạt động khác: Tham gia vào các hoạt động do đoàn đội phát động: Làm báo ảnh. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian: Thi kéo co, nhẩy bao, ....
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông .
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 tuan 28 2 buoi CKTKN.doc