Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 18: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I

Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 18: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I

Tiết 18

ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với ông bà, cha mẹ; với các thầy giáo, cô giáo; với lao động

 2. Kĩ năng:

 - Hình thành kĩ năng, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học. Kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày

 3. Hành vi:

 - Yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng biết ơn thầy cô giáo

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ ghi các tình huống, các hành động

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 10238Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức 2 - Tiết 18: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 18	
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với ông bà, cha mẹ; với các thầy giáo, cô giáo; với lao động
	2. Kĩ năng: 
	- Hình thành kĩ năng, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học. Kĩ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hằng ngày
	3. Hành vi:
	- Yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng biết ơn thầy cô giáo
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ ghi các tình huống, các hành động
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
 2
 3
 4
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao mỗi chúng ta phải yêu lao động?
+ Thế nào là yêu lao động?
Giới thiệu bài: Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ ôn tập và thực hành kĩ năng qua các bài đã học
Ôn tập
- Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?
- Các em có biết câu thơ nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ không?
- Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
- Nêu những việc là thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.
- Tại sao mỗi chúng ta phải yêu lao động?
- Những biểu hiện yêu lao động là gì?
Thực hành kĩ năng
* GV cho HS làm việc cặp đôi
+ Treo bảng phụ ghi các tình huống
+ Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe lần lượt từng tình huống và bàn bạc xem cách ứng xử của bạn nhỏ trong tình huống đó là Đúng hay Sai
Tình huống 1: Mẹ Sinh bị mệt, bố đi làm mãi chưa về, chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật. Sinh buồn bực bỏ ra ngoài sân chơi
Tình huống 2: Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhẹn cất túi cho mẹ
Tình huống 3: Sau giờ học nhóm, Nhâm và Minh được chơi đùa vui vẻ. Chợt Nhâm nghe tiếng bà ho, em vội chạy vào chỗ bà lo lắng hỏi bà rồi lấy thuốc và nước cho bà uống
- GV kể cho HS nghe câu chuyện “Quạt nồng – ấp lạnh”
* Yêu cầu HS làm việc cặp đôi
- Đưa bảng phụ có ghi các hành động
+ Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học tốt, giờ học khác thì mặc kệ vì không phải cô giáo chủ nhiệm
+ Minh và Liên đến thăm cô giáo cũ nhân ngày nghỉ.
+ Gặp hai thầy giáo, Nam chỉ chào thầy giáo của mình
+ Nếu em là Nam, em làm thế nào?
* Hướng dẫn HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được về chủ đề yêu lao động
- GV kết luận: 
* Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
* Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. Chăm ngoan học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn
* lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Lao động giúp ta phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình. Lười lao động là đáng chê trách
+ Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối  Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập
- HS nhắc lại đề bài
- Với ông bà, cha mẹ , chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo. Vì ông bà, cha mẹ là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Vì thầy cô đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy các em cần phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo
- Biết chào hỏi lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn thầy cô khi cần thiết
- Lao động giúp ta phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
- Những biểu hiện yêu lao động là:
+ Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình
+ Tự làm lấy công việc của mình
+ Làm việc từ đầu đến cuối 
- HS làm việc cặp đôi
- HS làm việc cặp đôi
- Sai – Vì Sinh đã không biết chăm sóc mẹ khi mẹ đang ốm lại còn đòi đi chơi
- Đúng
- Đúng
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi, thảo luận nhận xét hành động đúng, sai và giải thích
+ Sai – Vì phải học tốt tất cả các giờ, kính trọng tất cả các thầy cô giáo dù là giáo viên chủ nhiệm hay không.
+ Đúng
+ Sai
+ Em sẽ chào cả hai thầy. Không nên chỉ chào thầy dạy lớp của mình
- HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được về chủ đề yêu lao động
- HS lắng nghe, ghi nhớ
5
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay chúng ta ôn tập và thực hành kĩ năng những bài học nào?
- GV nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 18.doc