Giáo án môn Âm nhạc lớp 2 - Tiết 1 đến tiết 10

Giáo án môn Âm nhạc lớp 2 - Tiết 1 đến tiết 10

I.MỤC TIÊU:

v Gây không khí hào hứng học âm nhạc.

v Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1.

v Hát đúng, hát đều, hoà giọng.

v Giáo dục thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca.

II. CHUẨN BỊ :

 Băng nhạc, máy.

 Đàn, nhạc cu gõ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 15 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2157Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc lớp 2 - Tiết 1 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1	 Thứ ngày tháng năm 
ÂM NHẠC
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1. NGHE QUỐC CA.
I.MỤC TIÊU:
Gây không khí hào hứng học âm nhạc.
Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1.
Hát đúng, hát đều, hoà giọng.
Giáo dục thái độ nghiêm trang khi chào cờ, nghe Quốc ca.
II. CHUẨN BỊ : 
Băng nhạc, máy.
Đàn, nhạc cu ïgõ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Ôn các bài hát lớp 1
2 Nghe 
Quốc
ca
A- BÀI CŨ:
- Gọi HS nêu tên các bài hát đã học ở lớp 1.
- Nhận xét bài cũ.
B- BÀI MỚI:
a- Giới thiệu bài:
- Ôn tập các bài hát lớp 1. Nghe Quốc ca.
b- Ôn hát:
- Cho HS nghe nhạc của từng bài hát, YC học sinh đoán tên bài hát.
- Cho HS hát và chơi trò chơi, hoặc hát đối đáp
- Gọi HS lên biểu diễn.
- Cho HS nghe băng nhạc , trình bày bài Quốc ca.
- Quốc ca được hát khi nào?
- Khi chào cờ các em phải đứng như thế nào?
- Lần lượt nhiều em nêu tên 12 bài hát đã học ở lớp 1.
- Đoán tên bài hát khi nghe giai điệu, sau đó hát đồng thanh. Vừa hát vừa gõ đệm theo phách , theo nhịp, theo tiết tấu lời ca bằng các nhạc cụ gõ.
- Bài : Tập tầm vông với trò chơi “ có- không.”
- Bài “ Quả.” Hát đối đáp.
-Biểu diễn một số bài hát đã ôn vơí nhiều hình thức: đơn ca, tốp ca, múa phụ hoạ.
- Lắng nghe.
- Khi chào cờ.
-Đứng trang nghiêm không cười đùa.
 C - CỦNG CỐ:
Trò chơi:
- GV cho HS nghe giai điệu, ai nhanh giơ tay trước sẽ trả lời, đúng được khen.
- HS chơi trò chơi, sau đó hát đồng thanh 2, 3 bài.
- GV cho HS đúng hô “ nghiêm.”
- HS đứng nghiêm, lắng nghe Quốc ca.
D- DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại các bài hát đã học, tập hát cho hay.
- Đọc trước bài: Thật là hay.
Nhận xét tiết học.
Tuần 2 Tiết 2	 Thứ ngày tháng năm 
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BÀI THẬT LÀ HAY.
 Nhạc và lời: Hoàng Lân.
I.MỤC TIÊU:
Hát đúng giai điệu và lời ca.
Hát đều, giọng hát êm ái, nhẹ nhàng.
Biết bài hát Thật là hay là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Nhạc cụ gõ, đàn.
HS: Nhạc cụ gõ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tập 
Hát
2 Hát
kết 
hợp
Gõ
Đệm
A- BÀI CŨ:
- Gọi HS biểu diễn một vài bài hát đã học ở lớp 1.
- Nhận xét.
B- BÀI MỚI:
a- Giới thiệu bài:
Học hát bài Thật là hay.
b- Giảng bài:
- Hát mẫu.
- Đọc lời ca.
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát .
- Dạy cho HS hát từng câu.
- Nhắc nhở HS ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn, phát âm rõ ràng, không ê,a, giọng hát êm, nhẹ.
- Hát mẫu, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS hát vừa gõ đệm.
- Cho HS luyện tập theo tổ.
- Hát, gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS hát vừa gõ đệm.
- Hướng dẫn HS luyện tập theo tổ.
- 4 em lên biểu diễn.
- Lắng nghe.
- Đọc theo, chú ý những chỗ ngắt.
Nghe véo von / trong vòm cây / hoạ mi với chim oanh / .
-Nghe đàn.
- Ngồi học đúng tư thế, tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
-Lắng nghe.
- Tập hát.
- 2 tổ lần lượt hát.
- Nghe.
- Tập hát.
Nghe véo von trong vòm cây
 x x x x
1 tổ hát, 1 tổ gõ đệm.
C- CỦNG CỐ:
 -Chia nhóm, mỗi nhóm hát kết hợp gõ đệm theo một kiểu như đã học.
D- DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại bài hát đã học, tập hát cho hay.
 Nhận xét tiết học.
Tuần 3 Tiết 3	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
ÔN BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY.
I.MỤC TIÊU:
Hát thuộc, diễn cảm và làm động tác phụ hoạ theo nội dung của bài.	
Trò chơi: “ Dùng nhạc đệm” với một số nhạc cụ gõ. Tập biểu diễn.
II. CHUẨN BỊ :
GV: - Đàn, nhạc cụ gõ.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Ôn tập bài hát: Thật là
Hay.
2. 
Tập đánh nhịp
3.Trò 
Chơi:
Dùng nhạc đệm
A- BÀI CŨ:
- Gọi HS hát lại bài: Thật là hay.
Gõ đệm theo phách, theo tiết tấu.
- Nhận xét.
B- BÀI MỚI:
 a- Giới thiệu bài:
Ôn tập bài hát thật là hay.
b- Ôn hát:
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
+ Bắt giọng cho HS hát
- Cho HS hát đối đáp.
- Hướng dẫn
-Tập cho HS thực hiện động tác cơ bản.
- Bắt giọng cho HS vừa hát vừa đánh nhịp.
- Gọi HS lên điều khiển
- Cho HS hát, gõ đệm theo tiết tấu.
- Cho từng nhóm 4 HS sử dụng nhạc cụ gõ, gõ đệm theo tiết tấu của bài hát.
4 em hát.
-Nghe đàn.
- Hát 2, 3 lần, gõ đệm theo phách, theo tiết tấu. Lần đầu tốc độ vừa phải. Lần 2 tốc độ nhanh hơn.
3 tổ :
+ Tổ 1hát: Nghe véo von chim oanh.
+ Tổ 2 hát: Hai chú chim vang lừng.
+ Tổ 3 hát: Vui rất vui hót theo.
+ Cả 3 tổ hát tiếp đến hết bài.
-Chú ý theo dõi.
-Thực hiện vừa đếm 1, 2 ; 1,2; ...
-Thực hiện 2, 3 lần.
- Cả lớp hát. 2 đến 4 HS đánh nhịp
-Thực hiện
-Thực hiện theo hướng dẫn: 
+ Em thứ nhất : song loan. 
+ Em thứ 2: trống con. + Em thứ 3: thanh phách. + Em thứ 4 : mõ.
C- CỦNG CỐ: 
Cho HS hát lại bài hát vừa gõ đệm theo tiết tấu.
D- DẶN DÒ:
- Về nhà tập hát. 
- Đọc bài : Xoè hoa.”
Nhận xét tiết học.
Tuần 4 Tiết 4	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
HỌC HÁT :BÀI XOÈ HOA
	Dân ca Thái 
I.MỤC TIÊU:
Biết xoè hoa là một bài dân ca của đồng bào Thái ở tây Bắc 
Hát đúng giai điệu và lời ca
HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu bài ca
II. CHUẨN BỊ:
GV: Đàn , nhạc cụ gõ. Tranh ảnh về dân tộc Thái 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Dạy 
Bài hát: xòe hoa.
2. Hát 
kết 
hợp gõ 
đệm.
A.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi HS hát , phụ hoạ động tác đơn giản, gõ tiết tấu bài Thật là hay.
- Nhận xét 
B.BÀI MỚI :
Dạy bài hát “ xoè hoa” :
a/ Giới thiệu :Dân tộc Thái có nhiều bài hát hay . Bài xoè hoa là một bài dân ca hay đã được Phạm Duy đặt lời mới với nét nhạc vui tươi . Cho HS xem tranh 
- Hát mẫu 
b/ Tập hát 
- Cho HS đọc lời ca
- Chia bài hát thành 4 câu tập cho HS hát.
- Cho HS luyện tập theo tổ 
-Hát mẫu , gõ theo phách 
- Tập cho HS hát , gõ đệm theo phách 
-Hát – gõ đệm theo nhịp 
- Tập cho HS hát – gõ đệm 
- Tập cho HS hát – gõ đệm theo tiết tấu lời ca
-3-4 HS thực hiện.
- Lắng nghe 
- Cả lớp đồng thanh 1 – 2 lần 
-Tập hát theo hướng dẫn của GV.
- Từng tổ luân phiên hát 
- Nghe 
- Tập hát hợp gõ đệm.
Bùng bong bính bong ngân nga
 x x x x
tiếng cồng vang vang 
 x x x
- Tập hát 
Bùng bong bính bong 
 x x 
- Thực hiện 
- Cho HS luyện tập – thi đua theo tổ 
- Gọi HS hát – gõ đệm 
- Nhận xét 
Bùng bong bính bong ngân nga
 x x x x x x
tiếng cồng vang vang
 x x x x
- Mỗi tổ hát vừa gõ đệm theo 1 trong 3 kiểu gõ trên 
- Cá nhân 
C.CỦNG CỐ :
- Bắt nhịp cho HS hát 
- Gọi HS biểu diễn: Nhóm hát , 4 HS gõ đệm 
Xoè hoa là một điệu múa đẹp của dân tộc Thái . Người ta thường hát múa trong các buổi sinhhoạt , lễ hội. Đây là 1 nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc Việt Nam 
D.DẶN DÒ :
- Về nhà ôn lại bài hát , tập và hát cho hay 
Nhận xét tiết học 
Tuần 5 Tiết 5	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
ÔN BÀI HÁT: XOÈ HOA.
I.MỤC TIÊU:
Hát đúng giai điệu và lời ca
Tập biểu diễn bài hát .
II. CHUẨN BỊ :
GV: - Đàn, nhạc cụ gõ.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Oân 
bài 
hát 
xòe hoa.
2. Trò 
chơi.
A- BÀI CŨ:
- Gọi HS hát lại bài: Xoè hoa.
- Gõ đệm theo phách, theo tiết tấu, theo nhịp.
B- BÀI MỚI: 
a- Giới thiệu bài:
Ôn tập bài hát Xoè hoa .
b- Ôn hát.
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
+ Bắt giọng cho HS hát
-Hát mẫu , kết hợp vài động tác phụ hoạ 
- Tập cho HS hát – múa phụ hoạ 
- Cho HS luyện tập theo tổ 
- Gọi HS biểu diễn 
Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát 
- Gõ tiết tấu 
- Hát giai điệu của bài bằng các nguyên âm o , a, u , i
 Quy định kí hiệu các nguyên âm đó bằng tay. Sau đó cho HS xem kí hiệu để hát theo bài Xoè hoa 
4 em hát.
-Nghe đàn.
- Từng nhóm luân phiên hát ( 3 nhóm ) vừa gõ đệm theo phách, theo tiết tấu, theo nhịp 
-Nghe , quan sát 
- Tập từng câu theo huớng dẫn của GV
- 3 tổ lần lượt luyện tập 
- Cá nhân, tốp ca hát , 4 HS đệm nhạc cụ gõ
- Chú ý nghe.
- Nghe , đoán 
- Đây là âm hình tiết tấu của 3 câu hát 2, 3, 4 trong bài Xoè hoa 
- Chú ý quan sát , sau đó chơi trò chơi: xem kí hiệu của GV và tự hát bằng các nguyện âm quy định. 
Bùng bong bính bong ngân nga 
 ò	 o ó o o o 
tiếng cồng vang vang 
 ó ò o o
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng
 a á a a à à à
Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng 
 u ú ù u ú u ù 
Tay nắm tay ta cùng xoè hoa 
 i í i i ì ì i 
C.CỦNG CỐ :
- Cho HS hát lại theo tổ 
*Tổng kết.
D.DẶN DÒ :
-Về nhà tập hát để có giọng hát hay . Đọc bài múa vui 
Nhận xét tiết học.
Tuần 6 Tiết 6	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BÀI MÚA VUI.
 Nhạc và lời: Lưu HữuPhước.
I.MỤC TIÊU:
Hát đúng giai điệu và lời ca.
Biết bài hát Múa vui là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân.
II. CHUẨN BỊ :
Nhạc cụ gõ, đàn.
III. LÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tập hát
2 hát
Kết 
hợp
vận 
động
A- BÀI CŨ:
- Gọi HS hát bài : Xoè hoa, có động tác phụ hoạ.
- Nhận xét.
B- BÀI MỚI: a- Giới thiệu bài: Giới thiệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
b- Giảng bài:
-Hát mẫu.
-Đọc lời ca.
- Nhắc nhở HS ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn, phát âm rõ ràng, không ê,a, giọng hát êm, nhẹ.
- Dạy cho HS hát từng câu.
- Chia nhóm cho HS luyện tập.
-Hát mẫu, gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS hát vừa gõ đệm theo phách.
- Cho các nhóm lần lượt hát, kết hợp gõ đệm.
- Nhận xét.
Cho HS đứng hát, nhún chân nhịp nhàng.
- 4 em lên biểu diễn.
-Lắng nghe.
-Đọc theotheo tốc độ vừa phải, chú ý ngắt đúng chỗ:
Cùng nhau múa xung quanh / vòng
-Ngồi học đúng tư thế, tập hát 
-Nghe đàn, hát từng câu theo hướng dẫn.
- 4 nhóm lần lượt hát.
-Lắng nghe. 
-Tập hát.
Cùng nhau múa xung quanh vòng
 x x x x
-Thực hiện.
-Hát nhún chân theo nhịp.
- Gọi HS biểu diễn.
- Nhận xét tuyên dương.
- Cá nhân, nhóm hát.
C- CỦNG CỐ:
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo nhóm.
* Tổng kết.
D- DẶN DÒ:
- Về tập hát cho thuộc và hay. 
Nhận xét tiết học.
Tuần 7 Tiết 7	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
ÔN BÀI HÁT MÚA VUI
I.MỤC TIÊU:
Thuộc bài hát, kết hợp hát. Múa với động tác đơn giản.
Tập biễu diễn bài hát.
II. CHUẨN BỊ : 
Đàn, nhạc cụ gõ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Ôn 
bài hát
2. Hát 
với 2 vận tốc
khác nhau.
 3.Hát múa phụ họa.
A- BÀI CŨ:
-Gọi HS hát bài Múa vui. Gõ đệm theo phách. Hát vận động phụ hoạ
- Nhận xét.
B- BÀI MỚI:
a- Giới thiệu bài:
Ôn bài hát Múa vui.
b- Giảng bài:
-Cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
- Bắt giọng cho HS hát.
- Nội dung bài hát nói gì?
- Cho HS ôn tập theo nhóm.
- Tập cho HS hát, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS luyện tập theo tổ
- Lần đầu: Hướng dẫn HS hát với tốc độ vừa phải.
- Lần 2: YC học sinh hát với tốc độ nhanh hơn.
-Cho HS đứng thành vòng tròn GV hướng dẫn động tác , sau dó tập cho HS thực hành.
 8 em hát.
- Nghe đàn.
- Cả lớp hát 2 lần.
- Niềm vui của các bạn nhỏ khi cùng nắm tay múa hát.
-Từng nhóm lần lượt hát, gõ đệm theo phách. 
-Tập hát vừa gõ đệm.
Cùng nhau múa xung quanh vòng.
 x x x x x x
- 1 tổ hát, 1 tổ gõ đệm.
-Hát 1, 2 lần.
-Hát 2 lần.
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV. Quan sát làm mẫu và thực hiện.
- Gọi HS biểu diễn.
- Nhận xét , tuyên dương.
- Câu 1: Nắm tay vòng tròn đi và đá chân trái ở tiếng cuối cùng.
- Câu 2: Đi ngược lại và đá chân phải nhẹ ở tiếng cuối.
- Câu 3: 2 bạn dứng đối diện bắt tay nhau chân đá lên nhẹ.
- Câu 4: Đứng tại chỗ hai tay đưa lên cao xoay vòng tròn.
- Mỗi nhóm 4, 5 em ra giữa vòng tròn biểu diễn. Các em còn lại ngồi tại chỗ xem.
C- CỦNG CỐ:
- Cho HS hát lại bài, gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
D – DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại bài hát. Tập hát lại các bài hát đã học: Thật là hay, Xoè hoa.
Nhận xét tiết học.
Tuần 8 Tiết 8	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY, XOÈ HOA, MÚA VUI.
PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO- THẤP; DÀI- NGẮN.
I.MỤC TIÊU:
Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ .
Biết phân biệt âm thanh cao- thấp; dài- ngắn.
II. CHUẨN BỊ :
Đàn, nhạc cụ gõ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 
Hướng
dẫn
ôân tập
A- BÀI CŨ: 
- Gọi HS hát, vận động phụ hoạ, gõ đệmtheo phách, theo tiết tấu bài Múa vui.
- Nhận xét.
B- BÀI MỚI:
a- Giới thiệu bài:
- Ôn tập 3 bài hát đã học.
b- Giảngbài:
a- Ôn tập bài hát: Thật là hay.
- Cho HS nghe giai điệu.
- Bắt giọng cho HS hát.
- Gọi HS hát, múa phụ hoạ.
- Nhận xét.
- Cho cả lớp đứng hát, múa
-Gọi HS hát , gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
- Nhận xét, cho cả lớp thực hiện
- Gọi HS biểu diễn.
- Nhận xét, tuyên dương.
b- Ôn tập bài hát: Xoè hoa.
- Cho HS nghe giai điệu.
- Bắt giọng cho HS hát.
- Gọi HS hát, múa phụ hoạ.
-Gọi HS biểu diễn.
c- Ôn tập bài hát : Múa vui.
- Cho HS nghe lại bài hát.
- 8 em hát.
- Nghe đàn.
-Lớp hát đồng thanh 2, 3 lần.
- 4 em.
-Thực hiện.
-Cá nhân sau đó cả lớp hát, gõ đệm theo các kiểu.
- Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.
-Cá nhân, tam ca hát, nhóm gõ đệm. –
-Nghe đàn.
-Cả lớp hát 2, 3 lần.
-1, 2 em thực hiện, sau đó cả lớp cùng hát- múa phụ hoạ.
- Cá nhân hát, nhóm gõ đệm.
-Nghe đàn.
2. Phân biệt âm thanh cao thấp
- Bắt giọng cho HS hát.
- Gọi HS hát, múa phụ hoạ.
-Gõ tiết tấu theo lời ca của bài hát và đố HS nhận ra đó là câu nào trong bài.
-Dùng đàn thể hiện các âm cao- thấp; dài- ngắn cho HS phân biệt.
- Lớp hát 2, 3 lần- gõ đệm theo phách.
- 1, 2 em thực hiện sau đó cả lớp cùng hát, múa phụ hoạ.
- Tiết tấu 2 câu đầu.
- Tiết tấu 2 câu sau.
- HS nghe, nhận xét âm nào cao hơn, âm nào thấp hơn, âm nào dài hơn, âm nào ngắn hơn.
C- CỦNG CỐ:
- Bắt giọng cho HS hát lại 3 bài hát đã ôn.
D – DẶN DÒ:
- Về nhà tập hát các bài hát đã học. Đọc trước bài: Chúc mừng sinh nhật.
Nhận xét tiết học.
Tuần 9 Tiết 9	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
HỌC HÁT: BÀI CHÚC MỪNG SINH NHẬT.	 
 Nhạc Anh.
I.MỤC TIÊU:
Hát đúng giai điệu và lời ca, đặc biệt chú ý những chỗ nửa cung trong bài.
Biết hát một bài hát của nước Anh.
II. CHUẨN BỊ :
Đàn, nhạc cụ gõ. Bản đồ thế giới.
III. LÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Tập 
Hát
A- BÀI CŨ:
- Gọi HS biểu diễn 1 trong 3 bài hát đã ôn ở tiết trước.
- Nhận xét.
B- BÀI MỚI:
 a- Giới thiệu bài:
Mỗi người đều có một ngày sinh. Đó là một ngày vui đầy ý nghĩa. Có một bài hát để chúng ta cùng hát chúc mừng nhau.
b- Giảng bài:
- Hát mẫu.
- Cho HS đọc lời ca.
- Tập cho HS hát từng câu
- Cho HS luyện tập theo tổ.
-Hát, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Tập cho HS hát, gõ đệm.
-Hát, gõ đệm theo phách.
- Tập cho HS hát, gõ đệm theo phách.
- Chia 2 dãy bàn luyện tập
- Gọi cá nhân hát.
Nhận xét, tuyên dương.
-8 em lên hát.
-Nghe.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS tập hát theo giai điệu đàn. Phát âm gọn gàng, thể hiện tính chất vui tươi.
- Từng tổ luân phiên hát.
-Nghe.
 Mừng ngày sinh một đoá hoa
 x x x x x x
- Từng nhóm lần lượt thực hiện
-Lắng nghe.
 Mừng ngày sinh một đoá hoa
 x x x x xx
- Một dãy hát và một dãy gõ đệm theo phách và ngược lại.
- 3 đến 5 em.
2- Hát
 kết 
 hợp
 gõ đệm
C- CỦNG CỐ:
- Bắt giọng cho HS hát lại bài
- Cho HS xem bản đồ. Chỉ vị trí của nước Anh.
D – DẶN DÒ:
- Về nhà tập hát cho thuộc
Nhận xét tiết học.
Tuần	10	Tiết	10	Thứ ngày tháng năm
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT “CHÚC MỪNG SINH NHẬT”
I. MỤC TIÊU:
Học thuộc bài hát, tập hát diễn cảm.	 
Biết gõ đệm theo nhịp.
II. CHUẨN BỊ: * Nhạc cụ gõ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Ôn bài hát “Chúc mừng sinh nhật”
2 . Tập biểu diễn bài hát
3. Trò chơi đố vui 
A. BÀI CŨ:
- Gọi HS hát, vỗ tay theo phách bài “Chúc mừng sinh nhật”.
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI: 
a. Giới thiệu bài:
Ôn tập bài hát “Chúc mừng sinh nhật”.
b. Giảng bài:
- Bắt giọng cho HS hát.
- Chia lớp thành 4 nhóm hát đối đáp.
-Làm mẫu: Hát gõ đệm theo nhịp 3.
- Tập cho HS vừa hát vừa gõ đệm.
- Chia 2 dãy luyện tập.
- Gọi HS lên hát, kết hợp vận động phụ hoạ theo nhịp 3.
-Hát bài “ Đếm sao” ( ở nhịp 3), bài “ Múa vui”( ở nhịp 2).
-Bài hát nào là nhịp 2?
-Bài hát nào là nhịp 3?
- Hát 2 bài khác và đố HS tương tự: bài “ Bụi phấn”, “ Bài ca đi học”.
- Tuyên dương những em có câu trả lời đúng.
- 8 em.
- Lớp hát 1, 2 lần, gõ theo phách.
- Mỗi nhóm hát một câu.
-Nghe, quan sát.
- Tập hát vừa gõ đệm.
 Mừng ngày sinh một đoá hoa. 
 x x
 Mừng ngày sinh một khúc ca...
 x x
- Một dãy hát, một dãy đệm theo nhịp.
- Đơn ca, tốp ca biểu diễn. Có thể nhún hoặc làm một vài động tác đơn giản phụ hoạ cho bài hát.
-Lắng nghe.
-Trả lời.
-Bài : “ Bài ca đi học” nhịp 2.
- Bài “ Bụi phấn” nhịp 3. 
C. CỦNG CỐ:
- Bắt giọng cho HS hát lại bài “Chúc mừng sinh nhật”.
-Bài hát này ở nhịp mấy?
D. DẶN DÒ:
- Về nhà ôn lại bài hát.
- Đọc trước bài “Cộc cách tùng cheng”.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docam nhac2 (1-10).doc