Giáo án minh họa Chuyên đề môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài: Ăn uống đầy đủ - Năm học 2018-2019 - Mấu Thị Nhiên

Giáo án minh họa Chuyên đề môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài: Ăn uống đầy đủ - Năm học 2018-2019 - Mấu Thị Nhiên

I. Mục tiêu:

- Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.

- Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa ăn. –

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì trong việc ăn uống hằng ngày.

- Quản lý thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lý.

- Kỹ năng làm chủ bản thân: có trách nhiệm với bản thân để đảm bảo ăn đủ 3 bữa và uống đủ nước

III. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:

-Động não

-Thảo luận nhóm

-Trò chơi

-Tự nói với bản thân

VI. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 16, 17.

- Sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.

V. Tiến trình dạy học:

*Khởi động: Trưởng ban Văn nghệ lên điều khiển lớp chơi trò chơi

1. Bài cũ : (4’)

- Nêu sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.

- An chậm nhai kỹ có tác dụng gì ?

2. Bài mới:

a. Khám phá: Nêu vấn đề (3’)

Gv hỏi: + Việc ăn uống hằng ngày có quan trọng không?

 + Vì sao?

Giới thiệu: Bài học hôm nay giúp chúng ta biết cách ăn uống đầy đủ và lợi ích mà việc ăn uống đầy đủ đem lại.

- Gv viết tên bài học – Hs nhắc lại

 

doc 3 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án minh họa Chuyên đề môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài: Ăn uống đầy đủ - Năm học 2018-2019 - Mấu Thị Nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Sơn Tân Ngày dạy: 18/10/2018
Lớp 2A Giáo viên: Mấu Thị Nhiên
GIÁO ÁN MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ
Môn: Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Bài: ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
I. MỤC TIÊU:
- Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh.
- Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì trong việc ăn uống hằng ngày.
Quản lý thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lý.
Kỹ năng làm chủ bản thân: có trách nhiệm với bản thân để đảm bảo ăn đủ 3 bữa và uống đủ nước
III. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
-Động não
-Thảo luận nhóm
-Trò chơi 
-Tự nói với bản thân
VI. Phương tiện dạy học:
Tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 16, 17.
Sưu tầm tranh ảnh hoặc các con giống về thức ăn, nước uống thường dùng.
V. Tiến trình dạy học:
*Khởi động: Trưởng ban Văn nghệ lên điều khiển lớp chơi trò chơi
Bài cũ : (4’)
Nêu sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
An chậm nhai kỹ có tác dụng gì ?
Bài mới:	
a. Khám phá: Nêu vấn đề (3’)
Gv hỏi: + Việc ăn uống hằng ngày có quan trọng không?
 + Vì sao?
Giới thiệu: Bài học hôm nay giúp chúng ta biết cách ăn uống đầy đủ và lợi ích mà việc ăn uống đầy đủ đem lại.
- Gv viết tên bài học – Hs nhắc lại
b. Kết nối:	
TG
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
9’
8’
8’
5’
Họat động 1 : Các bữa ăn và thức ăn hàng ngày.
Mục tiêu : Biết về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường ăn uống hàng ngày.
- Hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ.
Cách tiến hành:
- Treo lần lượt từng bức tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK. Mỗi lần treo đặt câu hỏi cho Hs: 
+ Bạn Hoa đang làm gì?
+ Bạn ăn thức ăn gì?
- Gv hỏi: 
+ Vậy một ngày Hoa ăn mấy bữa và ăn những gì?
+ Ngoài ăn bạn Hoa còn làm gì?
- Gv: Ăn uống như bạn Hoa là đầy đủ. Vậy thế nào là ăn uống đầy đủ?
Kết luận: Ăn uống đầy đủ được hiểu là chúng ta cần phải ăn đủ cả về số lượng (ăn đủ no) và đủ cả về chất lượng (ăn đủ chất)
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế bản thân
Mục tiêu: HS kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường ăn uống hàng ngày.
Cách tiến hành:
Bước 1: Yêu cầu Hs kể với bạn bên cạnh về các bữa ăn hằng ngày của mình theo gợi ý:
+ Một ngày bạn ăn mấy bữa?
+ Mỗi bữa bạn ăn những gì và ăn bao nhiêu?
+ Ngoài ra các bạn có ăn uống thêm gì không?
Bước 2: Yêu cầu Hs kể trước lớp về bữa ăn của mình
- Yêu cầu cả lớp nhận xét về bữa ăn của từng bạn
- Gv nhận xét, khen ngợi
Gv hỏi:
+ Trước và sau bữa ăn chúng ta nên làm gì?
+ Ai đã thường xuyên thực hiện các việc kể trên?
Họat động 3: Thảo luận nhóm về lợi ích của việc ăn uống đầy đủ.
Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GV gợi ý cho học sinh cả lớp nhớ lại những gì các em đã được học bài “Tiêu hoá thức ăn” bằng câu hỏi.
- GV đưa một số câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước?
+ Nếu ta thường xuyên bị đói, khát thì điều gì sẽ xảy ra?
Bước 2: Thảo luận trong nhóm các câu hỏi trên. 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Gv chốt ý chính: Chúng ta cần ăn đủ các loại thức ăn và ăn đủ lượng thức ăn, uống đủ nước để chúng biến thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, làm cơ thể khỏe mạnh, chóng lớnNếu cơ thể bị đói, khát ta sẽ bị bệnh, mệt mỏi, gầy yếu, làm việc và học tập kém,
c. Thực hành:
Họat động 4 : Trò chơi đi chợ
Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
Bước 2: Học sinh bắt đầu chơi.
Bước 3: Từng học sinh nêu trước lớp thức ăn đồ uống của gia đình mình.
- Học sinh nhắc lại đề.
- Quan sát tranh và trả lời theo nội dung từng tranh:
+ Tranh 1: Bạn Hoa đang ăn sang. Ăn bánh mì, uống sữa,
+ Tranh 2 : Bạn Hoa đang ăn trưa. Bạn ăn cơm, rau, thịt,
+ Tranh 4 : Bạn Hoa đang ăn tối cùng gia đình. Bạn ăn cơm, rau, trứng,
+ Tranh 3 : Bạn Hoa đang uống nước.
+ Một ngày Hoa ăn 3 bữa. Ăn bánh mì, uống sữa, cơm, rau, thịt, trứng,
+ Uống đủ nước
- Ăn 3 bữa, ăn đủ thịt, trứng, cá, cơm, canh, rau, hoa quả và uống đủ nước.
Hs nhắc lại
Hs làm việc theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi
- Hs tự kể về bữa ăn của mình trước lớp.
- Nhận xét bạn
+ Rửa tay trước khi ăn. Không ăn đồ ngọt trước bữa ăn.
+ Hs trả lời
- Học sinh thảo luận nhóm 4
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh nhắc lại kết luận.
- Học sinh theo dõi GV hướng dẫn.
- Học sinh chơi.
d. Vận dụng (3’)
Vì sao phải ăn uống đầy đủ?
Dặn học sinh nên ăn đủ, uống đủ và ăn thêm hoa quả.
Chuẩn bị: Ăn uống sạch sẽ
Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_minh_hoa_chuyen_de_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai.doc