Giáo án Mĩ thuật 5 năm 2008

Giáo án Mĩ thuật 5 năm 2008

Bài 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

 XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

- Học sinh nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.

- Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Sưu tầm tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.

- Tranh lễ hội, tranh tết, tranh cắm trại của các hoạ sĩ.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, sách học sinh.

- Sưu tầm các loại tranh để tập nhận xét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.

1. Ổn định lớp.

- Cho học sinh hát.

2. kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

3. bài mới.

 

doc 111 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 5 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/8/2008
Thứ ba Ngày dạy: 11/8/2008
Bài 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
	XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh tiếp xúc làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Học sinh nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Sưu tầm tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Tranh lễ hội, tranh tết, tranh cắm trại của các hoạ sĩ.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách học sinh.
- Sưu tầm các loại tranh để tập nhận xét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát.
2. kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
3. bài mới.
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một tác giả nổi tiếng trong nền Mỹ thuật Việt Nam.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm.
+ Cho học sinh đọc muc1 trong sách giáo khoa
H. Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
H. Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
H. Hoạ sĩ được nhà nước phong tăng bằng khen gì?
H. Tác giả thường dùng nhửng chất liệu gì để vẽ tranh?
- Giáo viên dựa vào học sinh trả lời để cũng cố thêm.
+ Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài năng có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiệ đai Việt Nam. Ông tốt nghiệp khoá hai (1926 – 1931) trường mĩ thuật Đông Đương, sau đó trở thành giảng viên của trường. Ông thường vẽ bằng sơn dầu.
+ Những tác phẩm nổi bật của Ông ở giai đoạn này là: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944), đây là những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật sơn dầu Việt Nam trức cách mạng tháng tám.
+ Sau cách mạng tháng tám Ông làm hiệu trưởng trường đại học Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Ở giai đoạn này ông vẽ nhiều tranh về Bác Hồ, chân dung Hồ Chủ Tịch, Chạy giặc trong rừng, Nghĩ chân bên đồi, Đi học đêm, Cô gái Thái,Ông còn là nhà quả lý, nhà nghiên cứu mĩ thuật có uy tín. Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 khi tài năng đang nở rộ. Năm 1996, Ông đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
*Mục tiêu: Giúp HS tập làm quen và biết cách nhận xét về những bức tranh khác nhau.
- Học sinh quan sát tranh và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm vê những nội dung sau:
H. Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
H. Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
H. Bức tranh còn đực vẽ những hình ảnh nào nữa?
H. Màu sắc của bức tranh như thế nào?
H. Tranh vẽ bằng những chất liệu gì?
H. Em có thích bức tranh này không?
- GV bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức.
+ Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Với bố cục đơn giản , cô đọng; hình ảnh chính là một thếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa.
+ Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: Màu trắng, màu xanh, màu hồng chiếm phần lớn diện tích bức tranh, các mau đứng cạnh nhau tao nên bức tranh đầy hoà sắc nhẹ nhàng, tươi sáng. Ánh sáng lan toả trên toàn bộ bức tranh làm nổi bật hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết. Đây là tác phẩm đẹp, có sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu, nhưng dãn dị tinh tế gần gủi với người xem.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.
*Mục tiêu: GV hệ thống lại kiến thức vừa học Cho học sinh dần hình dung được các hoạt động tự nhận xét của mình sau tiết học xem tranh
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi các nhóm tích cực phát biểu bài, cá nhân tích cự phát biểu bài.
- Tìm hiểu về họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Một học sinh đọc phần một trong sách giáo khoa.
- HS cử đại diện nhóm lên nêu ý kiến của cả nhóm.
- Thiếu nữ bên hoa huệ,tranh Học nhóm, Thiếu nữ bên hoa sen, Chân dung Hồ Chủ Tịch,
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
- Tác giả dùng sơn dầu để vẽ tranh.
- Học sinh nghe giảng.
- Tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- Những tác phẩm nổi tiếng.
- Sự nghiệp của Ông.
- Từng nhóm lên lần lượt trả lời câu hỏi của nhóm mình.
- Thiếu nữ mặc áo dài trắng.
- Hình ảnh chính chiếm phần lớn trong bức tranh.
- Bình hoa đặt trên bàn.
- Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng; hoà sắc nhẹ nhàng.
- Sơn dầu.
- Nêu cảm nhận riêng.
- Học sinh nghe giảng.
- Học sinh nghe giảng.
- Học sinh nghe.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh và tập nhận xét. 
- Quan sát màu sắc trong thiên nhiên và tập nhận xét.
Ngày soan 16/8/2008
Thứ ba Ngày dạy:18/8/2008
Bài 2: VẼ TRANG TRÍ
MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh.
- Học sinh hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
- Học sinh biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
- Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của màu sắc trong trang trí.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số bài trang trí hình cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật; có bài đẹp, bài chưa đẹp).
- Hộp màu bột, màu nước.
- Bộ đồ dùng dạy học.
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở thực hành.
- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC CHỦ YÊU:
1. Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
H. Em hãy nêu tên tác giả bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ?
H. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
H. Tác giả còn có nhửng tác phẩm nào nữa?
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài. Ghi đề bài.
- Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật có hình trang trí đẹp.
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
*Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các màu sắc trong trang trí úng dung. 
- Học sinh quan sát nàu sắc trong các bài vẽ trang trí và GV đặt câu hỏi gợi ý học sinh tìm hiểu.
H. Trong bài này có những màu nào?
H. Các màu được vẽ ở hình nào?
H. Em thấy màu hoạ tiết và màu nền có gì giống và khác nhau?
H. Độ đậm trong tranh như thế nào?
H. Vẽ màu trong bài trang trí màu như thế nào là đẹp?
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu màu sắc qua tranh, ảnh có màu đẹp và màu chư đẹp.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu.
*Mục tiêu: Giúp HS biêt được các bước tô màu trong trang trí.
- Hướng dẫn học sinh pha màu, dùng màu đậm màu nhạt bằng màu bột cho học sinh quan sát.
- Lấy màu đã pha vẽ vào một vài hoạ tiết cho học sinh quan sát.
- Giáo viên cho học sinh đọc mục 2 trang 7 cách vẽ màu trong sách.
- Muốn vẽ được màu đẹp cần lưu ý:
+ Chon màu phù hợp với khả năng và với bài vẽ.
+ Pha trộn các màu với nhau.
+ Dùng ít màu trong bài trang trí.
+ Chọn màu phù hợp, hài hòa các hoạ tiết.
+ Nhửng hoạt tiết giống nhau tô cùng một màu và ngược lại.
+ Vẽ màu đều, theo quy luật xen kẻ hoặc nhắc lại của hoạ tiết.
+ Màu nền và màu hoạ tiết khác nhau.
Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: Giúp HS làm được bài trang trí hoàn chỉnh.
- Cho học sinh làm bài thực hành trên vở vẽ. 
- Tìm khuôn khổ đường diềm phù hợp với tờ giấy, tìm hoạ tiết.
- Nhắc học sinh tìm hoạ tiết phù hợp với hình vẽ.
+ Chú ý tìm màu phù hợp, có độ đậm nhạt xen kẻ nhau.
- Tô màu đều, gọn trong hình vẽ; không dùng quá nhiều màu trong bài trang trí. 
- Quan sát lớp hướng cho học sinh yếu tìm được hình căn bản.
- Nhắc nhở học sinh khá giỏi tìm màu nổi bật, hoạ tiết phong phú.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
*Mục tiêu: Giúp HS có thể đánh giá và nhận xét được bài đẹp và bài chưa đẹp ở những điểm nào.
- Cho học sinh nhận xét bài vẽ hoàn chỉnh.
H. Em nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H. Bạn dùng những màu nào để vẽ hình?
H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Dựa trên bài của học sinh nhận xét thên và xếp loại từng bài khuyến khích học sinh.
- Khen ngơi một số ban vẽ tiến bộ, khuyến khích học sinh tự chon hình để vẽ.
- Học sinh quan sát hình và tìm hiểu bài.
- Màu vàng, màu xanh lá cây, màu cam.
- Lá được tô màu xanh, hoa màu vàng,
- Khác nhau.
- Độ đậm nhạt thay đổi khác nhau.
- Có màu đậm và màu nhạt xen kẻ.
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ.
- Tìm hiểu về màu.
- Một học sinh đọc bài trong sách học sinh.
- Sử dụng sáp màu hoặc màu nước, bút chì màu để vẽ bài.
- Mỗi loại màu có cách pha khác nhau.
- Dùng từ ba đến bốn màu trong một bài.
- Quan sát giáo viên vẽ bài.
- Tìm màu nóng và màu lạnh.
- Hoạ tiết giống nhau tô cùng màu.
- Học sinh vẽ bài vào vở vẽ.
- Học sinh vẽ màu.
- Học sinh nhận xét bài của các bạn.
- Hình vẽ cân đối, đều, rõ hoạ tiết.
- Màu xanh, đỏ, tím, vàng,
- Chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh nghe giảng.
* Dặn dò: 
- Sưu tầm bài trang trí đẹp. Học sinh về chuẩn bị.
- Quan  ...  nghĩa của trại thiếu nhi.
	- HS biết cách trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích.
	- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số các hình ảnh có cổng trại, lều trại khác nhau.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
- Hình gợi ý cách vẽ.
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa.Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước.
 - Kiểm tra 4 HS
 H. Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu?
 - GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài.
- Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
*Mục tiêu: giúp HS
- Giáo viên giới thiệu một số hình trại và gợi ý cho học sinh thấy chúng có sự giống và khác nhau của các lều trại.
H. Hội trại thường được trang trí vào những dịp nào?
H. Trại thường được cắm ở đâu?
H. Trại gồm có những phần chính nào?
H. Những vật liệu nào thường được dùng để dựng trại?
- Dựa trên cơ sở học sinh trả lời giáo viên uốn nắn thêm.
- Trại thường được cắm vào những dịp lễ, tết hay những kì nghĩ hè, các trường tổ chức hội trại ở những nơi có cảnh đẹp như sân trường, công viên, bãi biển,... đây là một hình thức vui chơi bổ ích
- Trại gồm có hai phần cơ bản.
+ Cổng trại: Cổng là bộ phận của trại, có thể được tạo bằng nhiều kiểu dáng khác nhau,...
+ Lều trại: Là trung tâm của trại, nơi tổ chức các sinh hoạt chung.
- Khu vực ở phía ngoài trại cũng được bố trí hài hoà, phù hợp với không gian của trại. Vật liệu dùng để dụng trại như tre, nứa, lá, vãi,...
Hoạt động 2: Cách trang trí trại.
*Mục tiêu: giúp HS
- Giáo viên vẽ hoạ tiết mẫu trên bảng để học sinh nhận ra các bước trang trí trại.
* Trang trí cổng trại.
- Vẽ hình cổng, hàng rào.
- Vẽ hình trang trí theo ý thích.
* Trang trí lều trại:
- Vẽ hình lều trại cân đối với tờ giấy.
- Trang trí lều trại theo ý thích.
* Học sinh lưu ý: Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh trang trí khác nhau, nên chọn các hình ảnh hài hoà, có nội dung.
- Giáo viên hướng cho học sinh nhớ lại các lều trại và tìm hình.
- Giáo viên cho học sinh xem hình gợi ý.
H. Màu nền là màu xanh thì màu hoạ tiết phải sử dụng màu gì?
- Chọn màu trong sáng rõ nội dung, hài hoà. Có thể chọn trang trí lều trại hoặc cổng trại để trang trí nhưng chúng phải sắp xếp hài hoà có khoảng cách cân đối trên giấu vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: giúp HS
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự chọn trang trí lều trại hay cổng trại theo ý thích.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ hình cách vẽ trang trí trại.
- Tìm hình phù hợp để vẽ bài.
- Vẽ theo các bước vẽ trang trí trại.
- Không nên sử dụng quá nhiều màu trong một bài. Giáo viên theo dõi khuyến khích học sinh làm bài.
- Định hướng cho học sinh tìm đúng hình. Hướng cho học sinh yếu tìm được hình đơn giản phù hợp với khả năng của học sinh, học sinh khá tìm hình và tìm màu đa dạng hoàn chỉnh hình vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
*Mục tiêu: giúp HS
- Giáo viên chọn một số bài vẽ nhanh cho học sinh nhận xét.
H. Bạn sắp xếp bố cục trên hình như thế nào?
H. Em có nhận xét gì về hình của bạn?
H. Bạn đã sử dụng những màu nào để vẽ trang trí trại?
H. Trong các bài này em thích bài nào nhất?
- Giáo viên dựa trên bài của học sinh, giáo viên nhận xét thêm để củng cố bài và cho điểm.
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi động viên một số học sinh cố gắng và có bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát và nghe giảng.
- Các ngày lễ trong năm.
- Trại được cắm vào những nơi thoáng mát.
- Phần trại và cổng trại.
- Tre, nứa, vải, giấy màu,...
- Học sinh nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tìm hiểu cách vẽ.
- Cổng trại
- Lều trại.
- Màu sáng hơn như màu đỏ, màu vàng, màu hồng.
- Học sinh vẽ bài vào vở vẽ.
- Tìm hình.
-Học sinh nhận xét bài vẽ.
- Hoạ tiết cân đối nổi rõ hình ảnh chính phụ.
- Hình cân đối, đều,...
- Các màu nóng và màu lạnh xen kẽ nhau như màu xanh, màu đỏ, màu tím,...
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh nghe.
* Dặn dò: 
- Quan sát các đồ vật có trang trí đầu báo tường.
- Sưu tầm tranh ảnh về nhiều đề tài khác nhau.
Ngày soạn: 19/2/2007
 Thứ tư Ngày dạy: 21/2/2007
Bài 34: VẼ TRANH 
	ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I.MỤC TIÊU
 - Học sinh biết cách tìm, chọn nội dung đề tài. 
 - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình theo ý thích.
- Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau của các hoạ sĩ.
2. Học sinh:
 - Sách giáo khoa, vở tập vẽ.
 - Bút chì màu, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định lớp.
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Kiểm tra bài vẽ của một số học sinh tuần trước chưa làm xong.
H. Chữ như thế nào gọi là chữ nét thanh, nét đậm?
H. Nét nào là nét thanh, nét nào là nét đậm?
3. Bài mới.
 - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
*Mục tiêu: giúp HS
- Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau, gợi ý cho học sinh nhận thấy.
H. Các bức tranh đó vẽ những đề tài gì?
H. Trong tranh có những hình ảnh nào?
H. Em hãy kể một số tranh?
H. Không khí của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân diễn ra như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình, ảnh về các hoạt động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Giáo viên gợi ý thêm: - Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân rất phong phú, có thể vẽ tranh phong cảnh; vẽ tranh chợ Tết; vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình mình đón xuân; vẽ các hoạt động vui chơi, giải trí ở khu công viên,...
- Cảnh diễn ra dưới khung cảnh tươi vui, nhộn nhịp.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
*Mục tiêu: giúp HS
- Giáo viên gợi ý thêm một số nội dung để vẽ tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Cảnh vườn hoa, công viên hay cảnh chợ hoa ngày Tết.
+ Những hình ảnh chuẩn bị cho ngày Tết: Trang trí nhà cửa, gói bánh chưng,...hay những hoạt động trong ngày tết như: đi chúc ông bà, đi công viên, đi lễ chùa,...các trò chơi trong ngày lễ như: chọi gà, đấu vật hay kéo co,...
- Tìm chọn nội dung phù hợp.
- Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung có nhiều hình ảnh sinh động của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính, hình ảnh nhà cửa, cây cối,...
 - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng
 màu sắc theo ý thích, màu sắc tươi sáng thể hiện được nội dung của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Giáo viên cho học sinh tham khảo
 một số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát, tham khảo thêm
Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: giúp HS
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở.
- Tìm hình chính cho bức tranh, có các hoạt động diễn ra của ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Tìm hình phụ, cần chú ý không sử dụng nhiều chi tiết nhỏ.
- Vẽ hình rõ các hình dáng người khác nhau.
- Chú ý đến hình dáng chung của hình chính. 
- Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài.
+ Tô màu kín hình đều và đẹp, màu sắc sinh động làm rõ nội dung.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
*Mục tiêu: giúp HS
- Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét.
H. Bạn vẽ hình ảnh gì, cảnh đó diễn ra ở đâu?
H. Em có nhận xét gì về hình vẽ của bạn?
H. Màu của bạn tô đã đều và rõ nội dung chưa?
H. Trong tranh này em thích bài nào nhất?
- Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh.
- Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
- Học sinh tìm hiểu nội dung.
- Tết trung thu, Tết âm lịch, ngày noel,...
- Diễn ra rất sôi nổi và nhộn nhịp.
- Đi mua sắm, vui chơi giải trí hay về thăm ông bà,...
- Sửa sang nhà cửa, chơi các trò chơi truyền thống như chơi đua thuyền, chọi gà, kéo co,...
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nghe.
- Học sinh tìm hiểu các hoạt động.
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ.
- Chọn nội dung phù hợp với khả năng.
- Học sinh tìm hình.
- Tìm hình cân đối.
- Học sinh tìm màu.
- Học sinh quan sát. 
- Học sinh nhớ lại hình ảnh ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, chọn nội dung vẽ bài.
- Tìm hình.
- Hình dáng chung.
- Tìm màu.
- Học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Cảnh diễn ra trong gia đình, ở công viên, cảnh chợ,...
- Hình ảnh trong tranh sinh động, hài hoà và rõ nội dung. 
- Màu đều và đẹp
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài.
* Dặn dò: 
- Chọn các bài vẽ đẹp trong năm để trưng bày bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docMỹ thuât lop 5.doc