Giáo án Mĩ thuật 2 - Trường tiểu học Thị Trấn 2

Giáo án Mĩ thuật 2 - Trường tiểu học Thị Trấn 2

I. Mục tiêu

- Hs nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, đậm nhạt.

- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh

II. Chuẩn bị:

 GV HS

- Sưu tầm 1 số tranh, ảnh, bài vẽ trang - Vở tập vẽ 2

 trí có các độ đậm, độ nhạt - Bút chì, tẩy, màu vẽ

- Hình minh hoạ 3 sắc độ: đậm, đậm

 vừa, nhạt

- Phấn màu

- Một số bài của hs vẽ

III. Các hoạt động dạy- học:

 -Ổn định

 - Kiểm tra đồ dùng học tập

 

doc 58 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Trường tiểu học Thị Trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN
TUẦN 1
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 1: Vẽ trang trí : VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
I. Mục tiêu
- Hs nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, đậm nhạt.
- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Sưu tầm 1 số tranh, ảnh, bài vẽ trang - Vở tập vẽ 2 
 trí có các độ đậm, độ nhạt - Bút chì, tẩy, màu vẽ
- Hình minh hoạ 3 sắc độ: đậm, đậm 
 vừa, nhạt
- Phấn màu
- Một số bài của hs vẽ 
III. Các hoạt động dạy- học:
 -Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp
1-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu tranh, ảnh và đặt câu hỏi:
 + Trong các hình vẽ này, hình nào có độ đậm nhất, độ đậm vừa, độ nhạt ?
- GV tóm tắt:
 + Trong tranh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau nhưng đều có 3 sắc độ chính: đậm, đậm vừa và nhạt .
 + Ba độ đậm nhạt trên làm cho hình vẽ sinh động hơn.
 + Ngoài 3 độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt
- Gv yêu cầu hs mở vở tập vẽ 2, hình 5:
 + Hình 5 vẽ gì ?
 + Các bông hoa đó như thế nào ?
 + Các em cần phải làm gì ?
- Chọn 3 màu tự chọn để vẽ hoa, nhuỵ, lá. Mỗi bông hoa có độ đậm nhạt theo thứ tự: đậm, đậm vừa, nhạt.
-GV hướng dẫn cách vẽ trên bảng:
 + Vẽ đậm: đưa nét mạnh, đan dày.
 + Vẽ nhạt: đưa nét nhẹ tay hơn, đan thưa
Có thể vẽ bằng màu hoặc chì đen 
- Gv cho hs xem một số bài hs năm trước vẽ
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- GV quan sát, gợi ý để hs làm bài
- GV động viên để hs hoàn thành bài.
4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV chọn một số bài để hs cùng xem và nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương một số bài
Qua bài học này các em sẽ biết cách vẽ đậm nhạt trong các bài vẽ tranh của mình để cho bức tranh của mình thêm sinh động, đẹp.
Hs lắng nghe
- Hs quan sát hình trên bảng và tìm ra câu trả lời.
- Hs lắng nghe
- Hình 5 vẽ 3 bông hoa giống nhau 
- Các bông hoa chưa được vẽ màu 
-Chọn màu để vẽ theo 3 sắc độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
Hs quan sát
Hs quan sát
- Hs chọn màu theo ý thích ( có thể là chì đen )
- Hs nhận xét về:
 + Các độ đạm nhạt 
 + Màu vẽ
 + Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh, ảnh in trên sách, báo và tìm ra chỗ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau.
- Sưu tầm tranh thiếu nhi để chuẩn bị bài sau: Xem tranh thiếu nhi
 + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.
BÀI SOẠN
TUẦN 2
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 2: Thường thức mĩ thuật: XEM TRANH THIẾU NHI
I- Mục tiêu:
- Biết mô tả các hình ảnh các hoạt động và màu sắc trên tranh
- Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của tranh 
II- Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh in trong vở tập vẽ 2 - Vở tập vẽ 2
- Sưu tầm một vài bức tranh của thiếu - Sưu tầm một vài tranh của thiếu nhi Việt Nam và tranh của thiếu nhi quốc nhi trong nước và quốc tế (nếu có) tế.
III- Các hoạt động dạy - học:
- Ổn định
- Kiểm tra tranh hs sưu tầm được 
- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Giới thiệu bài :Thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi quốc tế rất thích vẽ tranh và vẽ được những tranh đẹp. Hôm nay chúng ta cùng xem tranh của các bạn vẽ như thế nào nhé.
1- Hoạt động 1: Xem tranh:
- GV giới thiệu tranh “Đôi bạn”( tranh sáp màu và bút dạ của bạn Phương Liên ) và nêu câu hỏi để hs quan sát và suy nghĩ trả lời:
 + Trong tranh vẽ gì ?
 + Hai bạn trong tranh đang làm gì ?
 + Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh ?
 + Trong tranh có màu đậm, màu nhạt không ?
+Hình ảnh chính trong tranh là gì ?
 + Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?
+ Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
* GV giới thiệu tranh “ Hai bạn han-sen và Gờ-re-ten”. Tranh màu bột của các bạn thiếu nhi cộng hoà liên bang Đức và đặt câu hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì ?
+ Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh ?
+ Em thấy trong tranh có gì nổi bật ?
+ Em có thích bức tranh này không ? Vì sao ?
* Hai bức tranh các em vừa xem là hai bức tranh đẹp. Bức tranh nói lên tình cảm bạn bè giúp đõ nhau cùng nhau học tập 
2- Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét:
 + Tinh thần học tập, thái độ học tập của cả lớp
 + Khen ngợi những hs cóphát biểu xây dựng bài
Hs lắng nghe
Hs quan sát và trả lời
 + Tranh vẽ hai bạn và cảnh vật xung quanh: cây, cỏ, những con bướm.
 + Hai bạn đang ngồi trên bãi cỏ và đọc sách.
 + Trong tranh bạn đã sử dụng các màu : màu xanh của cỏ, cây,.., màu vàng của mũ, quần,, màu đỏ của áo
 + Màu sắc trong tranh có màu đậm, màu nhạt ( hs chỉ ở tranh ).
 + Hình ảnh chính trong tranh là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa của tranh .
 + Hình ảnh phụ là cảnh vật xung quanh là: cây, cỏ, bướm và hai chú gà con làm cho bức tranh sinh động và hấp dẫn hơn.
 + Hs trả lời 
Hs quan sát
- Tranh vẽ hai bạn và cảnh vật xung quanh có: cây, nhà, hoa
- Màu sắc trong này trông rực rỡ và sinh động như: Màu xanh của áo, nhà, màu đà của đát, da có màu vàng, trông thật là vui tươi.
- Hình ảnh hai bạn được vẽ to, rõ ràng ở phần chính giữa của tranh
- Hs trả lời 
- Hs cả lớp tuyên dương các bạn có ý kiến phát biểu xây dựng bài
IV-Dặn dò:
- Sưu tầm tranh tập nhận xét
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cây
BÀI SOẠN
TUẦN 3
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 3: Vẽ theo mẫu: VẼ LÁ CÂY
I. Mục tiêu :
- Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
- Biết cách vẽ lá cây
- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh một vài loại lá cây - Vở tập vẽ 2 
- Một vài loại lá cây thật - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
- Một số bài của hs năm trước vẽ - Một vài lá thật để làm mẫu vẽ
- Hình minh hoạ cách vẽ 
III. Các hoạt động dạy- học:
 - Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập: Kiểm tra lá cây hs mang theo
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung
1-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu tranh, ảnh một vài loại lá cây và đặt câu hỏi:
 + Đây là những lá gì ? 
+ Hình dáng và màu sắc của các loại lá cây này như thế nào ?
- Có rất nhiều lá cây với các hình dáng và màu sắc khác nhau
 + Em hãy kể một số loại lá cây khác mà em biết ?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá:
- Quan sát cái lá để ước lượng khung hình chung
Vd: + Lá trầu có hình dáng chung là gì?
- Vẽ hình dáng chung trước
- Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết 
- Vẽ màu theo ý thích.
 + Em thích vẽ lá có màu gì ?
- GV cho hs xem một số bài hs năm trước 
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- GV quan sát theo dõi , gợi ý để hs làm bài
4- Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV chọn một số bài để hs cùng xem và nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương
- Hs quan sát, trả lời :
- Hs trả lời
-Hs kể một số loại cây
- Hình dáng chung của cái lá trầu là hình tam giác.
Hs trả lời
-Hs quan sát
- Hs đặt mẫu cái lá đã chuẩn bị ở trước mặt
- Hs nhận xét về: 
 + Hình dáng 
 + Cách sắp xếp
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
IV. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng và màu sắc một vài loại cây 
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài vườn cây
 + Mang theo đầy đủ dụng cụ học tập
BÀI SOẠN
TUẦN 4
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 4: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
I. Mục tiêu :
- Hs nhận biết hình dáng, màu sắc, vẽ đẹp một số loại cây trong vườn
- Biết cách vẽ lá cây
- Vẽ được tranh một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh một vài loại cây - Vở tập vẽ 2 
- Hình hướng dẫn cách vẽ - Bút chì, tẩy, màu
- Một số bài của hs năm trước 
III. Các hoạt động dạy- học:
 -Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập:
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung
1-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu tranh, ảnh về vườn cây và đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Trong vườn cây có những loại cây gì ?
+ Các loại này có hình dáng và màu sắc như thế nào?
+ Cây có các bộ phận nào ?
+ Em hãy kể một số loại cây khác mà em biết ?
* GV tóm tắt :
 + Vườn có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây ( dừa hoặc na, mít xoài)
 + Loại cây có hoa, có quả
2- Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau
- Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây sinh động như: Hoa, quả, thúng, sọt đựng quả, người hái, con vật
- Vẽ màu theo ý thích
- Gv có thể vẽ phác hình một số loại cây lên bảng
3- Hoạt động 3: Thực hành:
- GV cho hs xem một số bài hs năm trước vẽ.
- GV quan sát theo dõi , gợi ý để hs làm bài
4- Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá:
- GV chọn một số bài để hs cùng xem:
 + Các em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương
* Cây dem đến cho con người chúng ta bóng mát, không khí để thở, cho quả các em phải biết chăm sóc cây như: trồng cây, tưới cây, không được bẻ cành cây, nhổ cây ở nhà, ở trường cũng như ở nơi công cộng. 
- Hs quan sát và trả lời :
-Hs lắng nghe
-Hs quan sát Gv hướng dẫn cách vẽ
-Hs quan sát
- Hs vẽ vườn cây và vẽ màu theo ý thích
- Hs nhận xét về: 
 + Hình vẽ
 + Cách sắp xếp
 + Màu sắc
 + Chọn bài mình thích
-Hs lắng nghe
IV. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng và màu sắc một số con vật
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ con vật
 + Mang theo đầy đủ dụng cụ học tập
BÀI SOẠN
TUẦN 5
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 5: VẼ CON VẬT 
I. Mục tiêu :
- Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẽ đẹp một số con vật
- Biết cách nặn, sé dán hoặc vẽ con vật mà em thích
- Nặn, sé dán hoặc vẽ con vật mà em thích
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc - Vở tập vẽ 2 
- Một số bài của hs năm trước - Bút chì, tẩy, màu vẽ  
III. Các hoạt động dạy- học
 -Ổn định 
 - Kiểm tra đồ dùng học tập:
 - Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Giới thiệu:Gv lựa chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung
1-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu tranh, ảnh về các con vật và đặt câu hỏi:
 +Trong tranh vẽ những con vật gì ?
 + Các con vật này có hình dáng và đặc điểm màu sắc như thế nào?
 + Các con vật đều có những phần chính nào?
 + Em hãy kể một số con vật khác mà em biết ?
* ... t chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Bài mới.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
 - GV treo 1 bài trang trí hình vuông.
 + Trong hình vuông vẽ gì?
 - Những bông hoa, lá trang trí trong hình vuông gọi là hoạ tiết.
 + Các em thấy các hoạ tiết trong hình vuông này có đẹp không?
* Vậy hôm nay chúng ta sẽ học bài: vẽ hoạ tiết trang trí dạng hình vuông, hình tròn.
 - GV ghi bảng.
 - GV treo 1 số hoạ tiết.
 + Đây là hoạ tiết gì? 
 + Hoạ tiết này như thế nào?
 + Màu của các hoạ tiết này như thế nào?
 + Hai hoạ tiết này có dạng hình gì?
 + Hai hoạ tiết này khác nhau chỗ nào?
 - GV treo 1 số hoạ tiết khác.
 + Đây là hoạ tiết gì?
 + Cách vẽ hoạ tiết và màu sắc như thế nào?
 + Hoạ tiết này có dạng hình gì?
* Hoạ tiết trang trí rất phong phú về hình dáng, màu sắc:
 + Các hoạ tiết này có dạng hình gì?
 + Các hoạ tiết này được áp dụng trang trí rất nhiều đồ vật trong cuộc sông như: đĩa, ly, chén, bát
 + GV cho hs xem vật thật.
 + Em còn biết các hoạ tiết này được trang trí ở đâu?
 + Để vẽ hoạ tiết đẹp các em chú ý cách vẽ.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
 - Vẽ hình vuông, hình tròn.
 - Kẻ các đường trục chia hình ra thành nhiều phần bằng nhau để vẽ hoạ tiết cho đều.
 - Vẽ hoạ tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn.
 - Hoạ tiết giống nhau thì vẽ như thế nào?
 - Vẽ màu theo ý thích (hạn chế nhiều màu, từ 3 đến 4 màu).
 - GV cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
3- Hoạt động 3: Thực hành
 - GV quan sát, gợi ý cho hs cách vẽ:
 + Tìm hoạ tiết.
 + Cách vẽ.
 + Vẽ màu.
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - GV chọn 1 số bài để hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Các em đã biết vẽ các hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn để có thể áp dụng để học các bài về trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Các em có thể dùng để trang trí vào góc học tập của mình thêm đẹp hơn.
- Vẽ bông hoa, lá
- Hs trả lời
- Hoạ tiết hoa.
- Các cánh hoa vẽ bằng nhau.
- Màu giống nhau và xen kẽ ở 1 hoạ tiết.
- Hình vuông
- Khác nhau về hình và màu.
- Cũng là hoạ tiết hoa.
- Các cánh hoa cũng vẽ bằng nhau và màu thì xen kẽ nhau
- Hình tròn.
- Hình tam giác.
- Hình bầu dục.
- Quần áo, túi xách, khăn, váy
- Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng 1 màu và cùng độ đậm nhạt, bằng nhau.
- Có thể vẽ hai màu xen kẽ ở một hoạ tiết.
- Hs chọn hoạ tiết hình tròn vẽ vào túi xách và vẽ màu theo ý thích, vẽ cả màu của túi.
- Vẽ hoạ tiết hình vuông và vẽ màu tuỳ thích.
- Hs nhận xét về:
 + Hoạ tiết.
 + Cách vẽ, màu sắc.
- Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Vẽ tiếp hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn (khác với bài ở lớp).
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài con vật.
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Quan sát các con vật nuôi ở nhà.
BÀI SOẠN
TUẦN 26
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 26: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ đựơc con vật đơn giản theo ý thích
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh các con vật quen thuộc.	- Vở tập vẽ 2.
- Một vài bài của hs vẽ.	- Bút chì, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Bài mới.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
* GV treo tranh 1:
 - Tranh vẽ gì?
 - Hình ảnh con vật như thế nào?
 - Hình ảnh chính là gì?
 - Ngoài ra còn có gì?
 - Đây là hình ảnh gì?
 - Em thấy con voi có những đặc điểm gì?
 - Màu sắc trong tranh như thế nào?
* GV treo tranh 2:
 - Tranh vẽ gì?
 - Hình ảnh con mèo như thế nào?
 - Đặc điểm con mèo như thế nào?
 - Màu sắc như thế nào?
* Có rất nhiều con vật quen thuộc em hãy chọn 1 con vật để vẽ.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
 - Chọn con vật định vẽ.
 - Vẽ hình các bộ phận lớn trước là gì?
 - Vẽ gì sau?
 - Tạo dáng cho con vật đi, đứng, chạy cho tranh sinh động.
 - Ngoài ra còn vẽ thêm những gì?
 - Vẽ màu theo ý thích.
 - Vẽ màu có đậm, có nhạt, vẽ đều màu.
3- Hoạt động 3: Thực hành
 - GV cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
 - GV quan sát, gợi ý cho hs cách vẽ hình, vẽ màu.
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - GV chọn 1 số bài để hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Các con vật quen thuộc đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích, các em phải biết yêu thương, chăm sóc và bảo vệ nó.
- Tranh vẽ đàn voi.
- Trong tranh hình ảnh 2 con voi được vẽ to, rõ ràng ở giữa tranh.
- Hai con voi.
- Ngoài ra còn có cây, cỏ, hoa, mặt trời.
- Đây là hình ảnh phụ.
- Con voi có thân mình to, 4 chân nó cũng cao to, đặc biệt nó có vòi, có 2 ngà, 2 lỗ tai cũng to bè
- Tranh có màu đậm, màu nhạt làm cho hình ảnh chính nổi bật.
- Mẹ con nhà mèo.
- Mèo mẹ và mèo con đang đùa giỡn nhau trong sân.
- Con mèo có mình thon dài, 4 chân đi nhẹ nhàng, có đuôi dài, tai ngắn, có râu
- Con mèo có màu vàng và trắng, màu tươi vui
- Mình, đầu, chân, đuôi
- Vẽ các bộ phận chi tiết sau: mắt, mũi, miệng
- Quần áo, túi xách, khăn, váy
- Có thể vẽ thêm 1 vài con vật khác.
- Vẽ thêm cảnh: cây, nhà, núi, sông
- Hs chọn con vật để vẽ.
- Vẽ vừa với phần giấy ở vở tập vẽ.
- Tìm các dáng khác nhau để vẽ.
- Vẽ thêm hình ảnh khác.
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ. (Cách sắp xếp)
 + Màu sắc.
- Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Quan sát các con vật (chú ý đặc điểm của chúng).
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ cái cặp xách.
- Quan sát cái cặp xách học sinh.
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ.	
BÀI SOẠN
TUẦN 27
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 27: Vẽ theo mẫu : VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH 
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết cấu tạo, hình dáng của một số cái cặp sách
- Biết cách vẽ cái cặp sách
- Vẽ được cái cặp sách theo mẫu
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Một vài cái cặp có hình dáng và trang trí khác	- Vở tập vẽ 2.
nhau 	- Bút chì, màu vẽ..
- Một vài bài của hs vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định.
- Kiểm tra đồ dùng.
- Bài mới.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
* GV giới thiệu một vài cái cặp và hỏi:
 - Các cặp xách này có hình dáng như thế nào?
 - Các cặp gồm các bộ phận nào?
 - Màu sắc và cách trang trí như thế nào?
 - Em hãy giới thiệu cặp xách của mình cho các bạn cùng xem.
2- Hoạt động 2: Cách vẽ
 - GV giới thiệu mẫu và hướng dẫn.
 + Vẽ hình cái cặp (chiều dài, chiều cao) vừa với phần giấy. 
 + Tìm phần nắp, quai
 + Vẽ các nét chi tiết cho giống.
 + Vẽ hoạ tiết trang trí và vẽ màu theo ý thích.
3- Hoạt động 3: Thực hành
 - GV cho hs xem 1 số bài của hs năm trước vẽ.
 - GV quan sát, gợi ý cho hs cách vẽ.
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - GV chọn 1 số bài để hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Có nhiều loại cặp xách, có cặp có hình chữ nhật nằm ngang, có cặp có hình chữ nhật đứng
- Thân, nắp, quai, dây đeo
- Các cặp xách được trang trí khác nhau về hoạ tiết, màu sắc. Hoạ tiết là hoa, lá, con vật.
- Hs trả lời.
- Cả lớp thực hành
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ. (Cách sắp xếp)
 + Màu sắc.
- Chọn bài mình thích.
IV. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ thêm vào hình có sẵn và vẽ màu.
- Mang theo đầy đủ dụng cụ học tập.
BÀI SOẠN
TUẦN 28
Thứ .. ngày  tháng . Năm 20 .
Tiết dạy: .
Tiết học: .
Bài 28: Vẽ trang trí: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU
I. Mục tiêu:
- Hs vẽ thêm được hình và vẽ màu vào hình các hình có sẵn của bài trang trí
- Vẽ được hình và vẽ màu theo yêu cầu của bài
II. Chuẩn bị:
 GV HS
- Tranh, ảnh về các loại gà	- Vở tập vẽ 2.
- Một vài bài có cách vẽ màu.	- Bút chì, màu vẽ
- Một vài bài của hs vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định.
- Kiểm tra đồ dùng và kiểm tra bài cũ
- Bài mới.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
 - GV treo tranh vẽ gà có màu và chưa có màu:
 + Em thấy bức tranh nào đẹp hơn? Vì sao?
 + Tranh số 2 chưa hoàn chỉnh về hình và màu. Vậy hôm nay cô trò ta cùng vẽ tiếp hình và vẽ màu
 - GV treo tranh:
 + Tranh vẽ gì?
 + Trong tranh có những loại gà gì?
 + Ngoài ra còn có gì?
 + Màu sắc trong tranh như thế nào?
 - GV treo tranh 2 (bài tập ở vở tập vẽ 2 phóng to).
 + Tranh vẽ gì?
 + Em thấy bức tranh này đã đẹp chưa? Vì sao? 
 + Để bức tranh đẹp thì theo em, em định vẽ thêm những gì?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ hình, vẽ màu:
 - Caác vẽ hình:
 + Tìm hình định vẽ (gà, nhà, cây)
 + Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh. 
 - Cách vẽ màu:
 + Cách vẽ màu như thế nào?
 + Vẽ nhiều màu khác nhau cho tranh sinh động.
3- Hoạt động 3: Thực hành
 - GV cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
 - Hs có thể dùng bút màu vẽ.
- GV quan sát, gợi ý cho hs cách vẽ.
4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - GV chọn 1 số bài để hs cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
* Con gà nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích.
 - Em hãy kể những lợi ích của các con gà.
 - Em làm những công việc đối với con gà?
* GV chốt ý.
- Tranh số 1 đẹp hơn vì đã có màu hoàn chỉnh.
- Tranh có màu đậm, màu nhạt làm cho hình ảnh chính nổi bật.
- Tranh vẽ đàn gà.
- Gà trống, gà mái và những con gà com.
- Ngoài ra còn có hàng rào, bụi chuối, mặt trời, cỏ
- Tranh có rất nhiều màu, màu tươi sáng, rực rỡ, con gà ttrống thì nhiều màu, gà mái, gà con ít màu hơn
- Tranh vẽ hình 1 con gà trống, 2 con gà con tranh mồi.
- Chưa đẹp vì bức tranh này còn trống nhiều chỗ ta có thể vẽ thêm các hình ảnh khác và vẽ màu.
- Vẽ thêm gà mái, gà trống, gà con vào những chỗ trống.
- Vẽ thêm 1 vài hình ảnh khác như: nhà, cây, cỏ, hoa, mặt trời, mây.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Vẽ màu có đậm, có nhạt.
- Vẽ hình thêm vào tranh cho hợp lý và đẹp.
- Vẽ màu.
- Hs nhận xét về:
 + Hình vẽ.
 + Cách sắp xếp.
 + Màu sắc.
- Chọn bài mình thích.
- Con gà cho chúng ta trứng, thịt, gáy báo mặt trời lên
- Yêu thương, chăm sóc con gà như: cho ăn,
IV. Dặn dò:
- Hoàn thành ở nhà (nếu chưa xong).
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ con vật.
 + Quan sát các con vật quen thuộc.
 + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docMi THUAT 2 T 1 den 28.doc