Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16; Thứ 5, 6 - Năm học 2009-2010

Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16; Thứ 5, 6 - Năm học 2009-2010

Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ CHỈ TÍNH CHẤT – CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?

I/ MỤC TIÊU:

 - Làm quen với một số cặp từ trái nghĩa.

 - Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt các câu đơn giản theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào?

 - Mở rộng vốn từ về vật nuôi.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Nội dung bài tập 1,2 viết sẵn trên bảng phụ.

 - Tranh minh hoạ bài tập 3.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.

2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút).

 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 tiết luyện từ và câu tuần 15.

 - GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 11 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học Lớp 2 - Tuần 16; Thứ 5, 6 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ TÍNH CHẤT – CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I/ MỤC TIÊU:
 - Làm quen với một số cặp từ trái nghĩa.
 - Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt các câu đơn giản theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
 - Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Nội dung bài tập 1,2 viết sẵn trên bảng phụ.
 - Tranh minh hoạ bài tập 3.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút). 
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 tiết luyện từ và câu tuần 15.
 - GV nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp. (1 phút).
*Hoạt động 1:Hướng dẫn làm bài tập: (27 phút).
 Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài, đọc cả mẫu.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận và làm bài theo cặp. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu caầu cả lớp nhận xét bài bạn trên bảng.
- Kết luận về đáp án sau đó yêu cầu HS làm bài.
 Bài 2:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu và làm bài mẫu.
? Trái nghĩa với ngoan là gì?
? Hoặc đặt câu với từ hư?
- Yêu cầu đọc cả 2 câu có tốt – xấu.
- GV nêu: Chúng ta có tất cả 6 cặp từ trái nghĩa. Các em chọn 1 trong các từ này và đặt 1 câu với mỗi từ trong cặp theo mẫu như chúng ta đã làm với cặp từ tốt – xấu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi:
? Những con vật này được nuôi ở đâu?
+ Bài tập này kiểm tra hiểu biết của các em về vật nuôi trong nhà. Hãy chú ý để đánh dấu cho đúng.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Thu kết quả bài làm của HS : GV đọc từng số con vật, HS cả lớp đọc đồng thanh tên con vật đó.
- Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò: ( 3 phút) - GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành bài tập đầy đủ.
- HS về nhà luyện tập đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) thế nào?
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Làm bài: tốt><đen ; 
cao><yếu
-Nhận xét đúng/ sai hoặc bổ sung thêm
- Đọc bài.
- Là hư (bướng bỉnh).
- Chú mèo ấy rất hư.
- Đọc bài.
- Làm bài vào VBTû, sau đó đọc bài trước lớp.
- Ở nhà.
- Làm bài cá nhân.
- Nêu tên con vật theo hiệu lệnh. 2 HS ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Tiết 2: TOÁN
THỰC HÀNH XEM LỊCH
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
 - Kỹ năng xem lịch tháng.
 - Biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tờ lịch tháng 1 và tháng 4 như SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
 ? Lịch tháng cho ta biết gì?
 - GV treo một tờ lịch có các tháng lên bảng và đặt câu hỏi cho HS trả lời, ví dụ:
 ? Ngày 1 tháng 11 là ngày thứ mấy? Tháng 11 có bao nhiêu ngày?
 - GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp :( 1 phút)
*Hoạt động 1: Thực hành xem lịch: (27 phút).
 Bài 1:
- GV chuẩn bị 3 tờ lịch như SGK.
- Chia lớp thành 3 đội thi đua.
- Yêu cầu các đội thi đua dùng bút để ghi tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
? Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
 Bài 2:
- Treo tờ lịch tháng 4 như SGK.
? Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là ngày nào?
? Thứ 3 tuần này là ngày 20/4 thứ 3 tuần trước là ngày mấy? Thứ 3 tuần sau là ngày mấy?
? Ngày 30/4 là ngày thứ mấy?
3.Củng cố – Dặn dò: (3 phút).
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập xem lịch.
- HS chia thành 3 tổ (3 dãy bàn).
- Sau 7 phút các tổ mang lịch của mình lên trình bày
- Có 31 ngày
-Là ngày 2,9,16,23,30.
-Ngày 13/4.
-Ngày 27/4
-Thứ 6
 ..... .
Tiết 3: TẬP VIẾT
Chữ hoa: O
I/ MỤC TIÊU:
 - Biết viết chữ O hoa .
 - Viết cụm từ ứng dụng đúng và đẹp : Ong bay bướm lượn.
 - Biết viết kiểu chữ, cỡ chữ, giãn đúng khoảng cách giữa các từ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng kẽ sẵn khung chữ. Chữ cái viết hoa O và chữ Ong đặt trong khung chữ.
 - Mẫu chữ cụm từ ứng dụng. Ong bay bướm lượn.
 - Vở tập viết tập 1.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 .Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 - Kiểm tra viết bảng chữ N , chữ nghĩ , cụm từ Nghĩ trước nghĩ sau.
 - GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS
- Nhận xét bài viết của HS.
2 .Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút).
*Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Quan sát và nhận xét :
- Treo mẫu chữ và yêu cầu HS quan sát về chiều cao, bề rộng số nét trong chữ O.
- Yêu cầu HS tìm điểm đặt bút của chữ O.
- Yêu cầu HS tìm điểm dừng bút của chữ O.
- Vừa viết mẫu vừa giảng lại quy trình viết chữ hoa O.
b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
- Yêu cầu HS viết chữ hoa O vào không trung, sau đó viết vào bảng con.
- Theo dõi nhận xét và chỉnh sửa lỗi.
c. Hướng dẫn cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- Yêu cầu HS mở vở đọc cụm từ ứng dụng. Và hỏi:
? Cụm từ ứng dụng tả cảnh gì?
- Yêu cầu HS quan sát chữ mẫu, nhận xét về số chữ có trong cụm từ, chiều cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ.
d. Viết bảng : 
-Yêu cầu HS viết chữ Ong vào bảng con.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.
*Hoạt động 2: HS viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết vào Vở tập viết.
- Yêu cầu viết 2 dòng chữ O, 1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ, 2 dòng chữ Ong một dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ. 2 dòng cụm tưừ ứng dụng cỡ nhỏ.
 - Thu vở, chấm bài.
- GV thu vở HS chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố – Dặn dò: (3 phút).
- GV nhận xét tiết học.
- HD chuẩn bị bài sau.
(15 phút)
- Chữ O hoa cao 5 li, rộng 4 li, được viết bởi một nét cong kín kết hợp một nét cong trái. 
- Điểm đặt bút nằm trên giao của đường kẻ 6 và đường dọc 4.
- Điểm dừng bút nằm trên đường dọc 5 ở giữa đường kẻ ngang 4 và đường kẻ ngang 5.
- HS quan sát.
- Thực hiện viết bảng.
- Đọc: Ong bay bướm lượn.
- Tả cảnh ong bướm bay lượn rất đẹp.
- Cụm từ có 4 chữ. Các chữ O,g,b,y,l cao 2,5li. Các chữ cái còn lại cao 1 li. Khi viết khoảng cách giữa các chữ là 1 đơn vị.
- HS viết vào bảng con.
 O Ong b ư ơm bay l ư ơn 
(15 phút).
- HS thực hành viết vào Vở tập viết.
Tiết 4: THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” VÀ “NHANH LÊN BẠN ƠI”
 I :MỤC TIÊU:
-Ôn 2 chơi trò chơi “ vòng tròn” và “nhanh lên ban ơi”Y/C biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II :ĐỊA ĐIẺM, PHƯƠNG TIỆN.
-Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập.
 -Phương tiện:Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi.
 III:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁ LÊN LỚP.
Nội dung
Định lượng
phương pháp và tổ chức 
1: Phần mở đầu:
-G/V nhận lớp phổ biến nội dung Y/C giờ học.
* Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Xoay các khớp (2x8 N)
-Ôn các động tác tay, chân,lườn, bụng, toàn thân.(2x8 N)
2:Phần cơ bản:
a:Chơi trò chơi “vòng tròn”
-G/V nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
-Cho H/S chơi thử trước khi chơi chính thức.
-Khi H/S chơi thuần thục G/V cử cán sự điều khiển.
b: Chơi trò chơi “nhanh lên bạn ơi”
G/V nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho H/Schơi thử trước khi chơi chính thức.
3: Phần kết thúc.
-H/Scúi người thả lỏng 5-10 lần.
-Cúi người lắc thả lỏng 5-10 lần.
-G/Vhệ thống bài.
-Nhận xét tiết học :T/D – PB.
-Về ôn bài thể dục.
6-10 phút
1 lần
1lần
18-22phút
8-10phút
8-10phút
4-6 Phút
 €€€€€€€€€
 €€€€€€€€€ 
 % & &
€ €
€ €
€ €
€ €
€ €
Đ3 € ¡ € Đ2
€ ¡¡ €
€ €
€ €
€ €
€ € € € € € € € € €
Đ1
€€€€€€€€€
€€€€€€€€€
% & &
 ---------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: CHÍNH TẢ
N-V: TRÂU ƠI !
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát .
 - Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/ au ; tr/ch ; thanh hỏi/ thanh ngã.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3. Phấn màu.
 - Vở bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 - GV gọi 2 HS lên viết bảng , cả lớp viết bảng con:núi cao, tàu thuỷ, túi vải, nguỵ trang, chăn, chiếu, võng, nhảy nhót, vẫy đuôi.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
*Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài một lượt.
? Hỏi: Đây là lời của ai nói với ai?
-Người nông dân nói gì với con trâu?
? Tình cảm của người nông dân đối với trâu như thế nào?
 Hướng dẫn trình bày:
? Bài ca dao viết theo thể thơ nào?
? Hãy nêu cách trình bày thể thơ này?
? Các chữ đầu câu thơ viết thế nào?
 Hướng dẫn viết từ khó.
- Đọc cho HS viết các từ khó và chỉnh sửa lỗi nếu các em mắc lỗi.
- Các từ có phụ âm đầu l/n.
- Các từ có dấu hỏi/ dấu ngã.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa đọc.
 Viết chính tả.
- GV đọc chậm từng câu, mỗi câu 3 lần.
- Soát lỗi.
- Thu và chấm bài.
*Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả:
 Bài tập 1:
- Tổ chức thi tìm tiếng giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều hơn là tổ thắng cuộc.
- Yêu cầu mỗi HS ghi 3 cặp từ vào Vở bài tập.
 Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài và đọc mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
- Kết luận về lời giải của bài tập sau đó cho điểm HS.
4. Củng cố- dặn dò: (3 phút).
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm lại bài tập chính tả, viết lại các từ viết sai.
(20 phút).
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc tha ... u HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu.
- Hỏi:Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao? ? ? Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Khi HS nói, GV ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các câu đúng đã ghi bảng.
 Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 số HS nêu tên con vật mình sẽ kể. Có thể có hoặc không có trong bức tranh minh hoạ.
- Gọi 1 HS kể mẫu: Có thể đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể. Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngoan không, có hay ăn chóng lớn không? Em có hay chơi với nó không? Em có quý mến nó không Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em thế nào?
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Gọi 1 số đại diện trình bày .
 Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS khác đọc lại thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
- Yêu cầu HS tự viết sau đó đọc cho cả lớp nghe. Theo dõi và nhận xét bài HS.
3.Củng cố – Dặn dò:(3 phút) . 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập lập thời gian biểu và quan sát và kể thêm về các vật nuôi trong nhà.
- Đọc bài.
- Đàn gà đẹp quá./ Đàn gà thật là đẹp!
- HS nêu trước lớp.
- Hoạt động theo cặp.
- Chú Cường khoẻ quá!/ Chú Cường mới khoẻ làm sao!/ Chú Cường thật là khoẻ!/
- Lớp mình hôm nay sạch quá!/ Lớp mình hôm nay thật là sạch !/ Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao!/ 
- Bạn Nam học giỏi thật!/ Bạn Nam học giỏi quá!/ Bạn Nam học mới giỏi làm sao!/
- HS đọc bài.
- Đọc đề bài.
- 5-7 em nêu tên con vật.
- 1 HS khá kể, ví dụ:
Nhà em nuôi một chú mèo tên là ngheo ngheo. Chú ở nhà em đã được 3 tháng rồi. Ngheo Ngheo rất ngoan và bắt chuột rất giỏi.Em rất quý Ngheo Ngheo và thường chơi với chú những lúc rảnh rỗi. Ngheo Ngheo cũng rất quý em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em.
- 3 HS lập thành 1 nhóm kể cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau.
- 5-7 HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc bài.
- Một số em đọc bài trước lớp.
 . .
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
 - Xem giờ đúng trên đồng hồ.
 - Xem lịch tháng, nhận biết ngày, tháng. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Mô hình đồng hồ.
 - Tờ lịch tháng 5 như SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - GV treo tờ lịch tháng 4 và hỏi:
 ? Các ngày thứ 5 trong tháng là ngày nào?
 ? Ngày 25 tháng 4 là ngày thứ mấy?
 - GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1phút).
*Hoạt động 1: HDHS Luyện tập: (27 phút).
 Bài 1: GV đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời:
? Em tưới cây lúc mấy giờ?
? Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều?
? Tại sao?
? Em đang học ở trường lúc mấy giờ?
? Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng?
? Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu, kim dài ở đâu?
? Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ?
? 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
? Đồng hồ nào chỉ 18 giờ?
? Em đi ngủ lúc mấy giờ?
? 21 giờ còn gọi là mấy giờ?
? Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối?
 Bài 2: 
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Nêu tiếp các ngày còn thiếu vào tờ lịch tháng 5.
- HDHS dựa vào tờ lịch tháng 5 đã cho để nhận xét.
? Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy?
? Liệt kê các ngày thứ 7 trong tháng 5?
- Cho HS xem các ngày ở cột thứ 4 rồi nhận xét.
 Bài 3: Thi quay kim đồng hồ.
- Chia lớp thành 3 đội thi đua với nhau.
- Phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ có thể quay các kim.
- GV đọc từng giờ, hai đội cùng quay kim đồng hồ đến giờ GV đọc.
- Đội nào xong trước được tính điểm.
- Kết thúc cuộc chơi, đội nào đúng, nhanh nhiều lần hơn là đội thắng cuộc.
3.Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Tiết học hôm nay chúng ta ôn tập những gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm. Xem trước bài ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Lúc 5 giờ chiều.
- Đồng hồ D.
- Vì 5 giờ chiều là 17 giờ.
- Lúc 8 giờ sáng.
- Đồng hồ A.
- Kim ngắn chỉ đến số 8, kim dài chỉ đến số 12.
- Lúc 6 giờ chiều.
- Là 18 giờ.
- Đồng hồ C.
- Em đi ngủ lúc 21 giờ.
- 21 giờ còn gọi là 9 giờ tối.
- Đồng hồ B chỉ 9 giờ tối.
- Điền số còn thiếu.
- Thứ bảy.
- Có 5 ngày thứ bảy, đó là:.
- HS trả lời
- HS thực hành quay kim đồng hồ.
 . .
Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
 - Nhận biết các thành viên trong nhà trường: Hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách..
 - Biết được công việc của từng thành viên và vai trò của họ đối với trường học.
 - Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình vẽ trong SGK tr.34,35.
 - Một số bộ bìa, mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường(hiệu trưởng,.)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). 
 - HS 1: Trường em học là trường gì? Nằm ở đường nào? Thuộc phường nào?
 - HS 2: Em hãy tả lại quang cảnh của trường em đang học?
 - GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng lớp : (1 phút).
*Hoạt động 1: Làm việc SGK. (9 phút).
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một bộ bìa.
- Cho HS quan sát các hình tr.34,35 .
 Bước 2: Làm việc với cả lớp.
? Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì?
? Bức tranh thứ 2 vẽ ai? Nêu vai trò, công việc của người đó?
? Tranh thứ 3 vẽ ai? Công việc, vai trò?
? Tranh thứ 4 vẽ ai? Công việc, vai trò?
? Tranh thứ 5 vẽ ai? Công việc, vai trò?
KẾT LUẬN: Trong trường Tiểu học gồm có các thành viên: Hiệu trưởng, hiệu phó, các thầy cô giáo, bác bảo vệ,.
*Hoạt động 2: Nói về thành viên và công việc của họ trong trường mình. (9 phút).
 Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận:
? Trong trường mình có những thành viên nào?
? Tình cảm và thái độ của em dành cho các thành viên đó?
? Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì?
 Bước 2: Gọi HS lên trình bày, cả lớp bổ sung.
KẾT LUẬN: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
*Hoạt động 3: Trò chơi đó là ai. (8 phút).
- Cách chơi: Gọi 1 HS A lên bảng đứng quay lưng về phía lớp, dán tấm bìa lên lưng® các HS nói thông tin ®HS A trả lời.
- Ví dụ:Tấm bìa viết “Bác lao công” 
- HS dưới lớp nói: Đó là người làm cho trường lớp luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt, thường dọn vệ sinh trước hoặc sau các buổi học.
- HS A phải đoán: Bác lao công.
3. Củng cố – Dặn dò: (3 phút).
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS nối tiếp kể tên các thành viên trong nhà trường.
- Về nhà xem lại bài và thực hiện nghiêm túc những điều đã học
- Các nhóm quan sát các hình tr 34, 35
+ Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
+ Nói về công việc của từng thành viên và vai trò của họ.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày.
- Tranh 1: Vẽ hình cô hiệu trưởng, cô là người quản lý, lãnh đao của trường.
- Tranh 2: Vẽ hình cô giáo đang dạy học. Cô là người truyền đạt kiến thức, trực tiếp dạy học.
- Vẽ bác bảo vệ có nhiệm vụ trông coi, giữ gìn trường lớp, HS,bảo đảm an ninh, và là người đánh tống của trường.
- Vẽ cô y tá. Cô khám bệnh cho các bạn, chăm lo sức khoẻ cho tất cả HS.
- Vẽ bác lao công. Bác có nhiệm vụ quét dọn, làm cho trường học luôn sạch đẹp.
- HS hỏi và trả lời trong nhóm .
- HS nêu.
- HS tự nói.
- Xưng hô lễ phép, chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học thật tốt,.
- 2®3 HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi, tìm hiểu cách chơi.
- HS thực hành chơi trò chơi.
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU:
-Nhận xét, ưu khuyết điểm trong tuần, có hướng khắc phục trong tuần tới.
-Học sinh biết phê và tự phê.
-Giáo dục học sinh có tinh thần làm chủ tập thể.
-Rèn thói quen mạnh dạn, hoạt bác trước đông người.
II. CHUẨN BỊ:
-Sổ ghi chép các hoạt động trong tuần.
-Phương hướng hoath động tuần 17.
III. NỘI DUNG:
1. Ổn định: HS hát
*Hoạt động 1:
-Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
-GV hướng dẫn.
-Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
+Học tập.
+Nền nếp
+Đạo đức tác phong.
+Các tổ báo cáo cụ thể tình hình hoạt động của tổ mình.
*Hoạt động 2: Tổng kết.
-GV nhận xét tình hình hoạt động trong tuần 16.
+Trong tuần qua các em chưa có nổ lực nhiều trong học tập, vẫn còn một số em làm bài chậm. 
+Nền nếp lớp chưa thể hiện các hoạt động rõ nét. Việc ra vào lớp chưa thật sự nghiêm túc. 
-HS theo dõi.
-Bình bầu tổ và cá nhân xuất sắc.
*Hoạt động 3: 
-Phổ biến phương hướng tuần 7.
-Phấn đấu thực hiện tốt nội quy của nhà trường (đạt 470 điểm) .
-Soạn vở và đồ dùng học tập đầy đủ.
-Khắc phục mọi nhược điểm ở tuần 16.
-HS nghe.
-Tự đánh giá và nhận xét bản thân của mình trong tuần qua.
*Hoạt động 4:
Sinh hoạt vui chơi
-Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt văn nghệ qua các hình thức.
-Thi kể chuyện.hát tập thể.
------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_hoc_lop_2_tuan_15_thu_5_6_nam_hoc_2.doc